Giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa để phát triển bền vững

Thứ năm - 03/10/2013 22:48
Những năm qua, việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vốn có trong đời sống nông thôn đang được quan tâm, tạo điều kiện athực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt kết quả cao. Để thực hiện nhiệm vụ này, những năm qua, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở” đã được triển mạnh mẽ trong toàn xã hội và đã đạt được những kết quả nhất định.
Ngày hội đại đoàn kết ở vùng cao
Ngày hội đại đoàn kết ở vùng cao
Tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 3 địa phương điển hình văn hóa là các huyện Vĩnh Linh, Hải Lăng và thị xã Quảng Trị. Hai huyện Hướng Hóa, Triệu Phong đang thực hiện đề án xây dựng huyện điển hình văn hóa. Toàn tỉnh có 907/1.144 làng, bản, khu phố được công nhận khu dân cư văn hóa, đạt tỷ lệ 79,3%; 811/878 cơ quan, đơn vị, trường học đạt danh hiệu văn hóa, chiếm tỷ lệ 92,3% và 129.403/151.150 gia đình được công nhận gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 85,6%, riêng năm 2012 có 5.075 gia đình được công nhận gia đình văn hóa.  Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa ở nông thôn tiếp tục được đầu tư, các lễ hội văn hóa, các trò chơi dân gian, các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng từ miền núi đến đồng bằng, miền biển tiếp tục được bảo tồn và phát huy. Mặt khác, công tác vận động nhân dân giữ gìn kỷ cương, sống và làm việc theo pháp luật, theo quy ước, hương ước của cộng đồng; phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, xã hội, an toàn giao thông được chú trọng. Toàn tỉnh hiện có 1.080/1.144 khu dân cư đã xây dựng hương ước, quy ước; có 1.021 tổ hoà giải và 913 khu dân cư không phát sinh tội phạm.
 
Những phong tục, tập quán tốt đẹp trong việc cưới, việc tang được duy trì và các hủ tục lạc hậu dần được xóa bỏ. Đã xây dựng 14 loại mô hình được triển khai ở 299 khu dân cư, trong đó có nhiều mô hình đã duy trì và phát huy tốt như: “Khu dân cư không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Xứ, họ đạo bình yên”, “Bản làng an toàn”, “Niệm Phật đường kiểu mẫu” gắn với các phong trào thi đua “Sản xuất, kinh doanh giỏi, xoáđói giảm nghèo”, “Đoàn kết, tương trợ xây dựng nông thôn mới”. Ngoài ra, các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, chăm sóc các gia đình chính sách, người có công; công tác nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, người bị nhiễm chất độc da cam, người già yếu đình văn hóa”; 60% làng giữ vững và phát huy danh hiệu “Làng văn hóa”; 80% nông dân được phổ biến pháp luật và các quy định về văn hóa; 90% cán bộ văn hóa, thể thao ở nông thôn được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ. Vùng núi, hải đảo, biên giới có khoảng 30% người dân ở nông thôn tham gia thường xuyên vào các hoạt động văn hóa, thể thao; 50% nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt chuẩn theo quy  Ngày hội đại đoàn kết dân tộc ở vùng cao không nơi nương tựa, người có hoàn cảnhkhó khăn được cộng đồng chung tay thực hiện.
    Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 22/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”. Đề án nêu rõ, phát triển văn hóa nông thôn trên cơ sở kế thừa những kết quả, thành tựu đã đạt được trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nông thôn; việc xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại phải bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp từng vùng, miền, từng dân tộc... Mục tiêu của đề án định hướng đến năm 2015: Vùng đồng bằng có 50% người dân nông thôn tham gia thường xuyên các hoạt động văn hóa, thể thao; 70% nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 70% gia đình giữ vững và phát huy danh hiệu “Gia định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 60% gia đình giữ vững và phát huy danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 50% làng giữ vững và phát huy danh hiệu “Làng văn hóa”; 70% nông dân được phổ biến pháp luật và các quy định về văn hóa; 80% cán bộ văn hóa, thể thao ở nông thôn được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ. Định hướng đến giai đoạn năm 2020: Phấn đấu 100% thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.     Để thực hiện có hiệu quả đề án, cần có sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và người dân trong việc thu hút các nguồn lực, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các thiết chế văn hóa để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa mang đậm nét văn hóa nông thôn Việt Nam trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập117
  • Hôm nay11,925
  • Tháng hiện tại85,904
  • Tổng lượt truy cập8,179,440
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây