Đakrông đồng sức đồng lòng

Thứ ba - 29/10/2013 04:31

Đầu tư nguồn lực con người luôn được huyện Đakrông ưu tiên hàng đầu

Đầu tư nguồn lực con người luôn được huyện Đakrông ưu tiên hàng đầu
Đakrông là huyện miền núi đang gặp nhiều khó khăn so với các huyện, thị khác của tỉnh Quảng Trị trong công cuộc xây dựng NTM. Tuy nhiên, sự đoàn kết và đồng sức đồng lòng đang đưa huyện Đakrông đạt được không ít kết quả sau 3 năm thực hiện.
Phát triển giáo dục, văn hóa
Huyện Đakrông có hơn 3,8 vạn dân, trong đó người Vân Kiều, Pa Cô chiếm hơn 75% dân số, hộ nghèo chiếm tỷ lệ 35%. Đặc điểm kinh tế của huyện là nông - lâm kết hợp và chăn nuôi với ba khu vực các xã dọc đường 9, các xã dọc đường Hồ Chí Minh và vùng chiến khu xưa Ba Lòng.
Ông Hoàng Nam, Chủ tịch UBND huyện Đakrông cho biết với đặc điểm văn hoá - kinh tế - xã hội của huyện như vậy nên mục tiêu hàng đầu của huyện là phát triển giáo dục - văn hóa - xã hội một cách đồng bộ, tổ chức sản xuất tốt góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho nông dân và bảo đảm an sinh, xã hội...
Đúng là giáo dục Đakrông đang có nhiều niềm vui. Tháng 9, mùa tựu trường bắt đầu. Học sinh từ trên các bản làng rẻo cao giữa đại ngàn Trường Sơn xuống núi học chữ. Được sự giúp đỡ của các tổ chức kinh tế và nỗ lực của huyện, nhiều khu nhà bán trú dân nuôi mọc lên ở các xã Tà Rụt, Ba Nang, Tà Long... để đón nhận con em dân bản đến trường ăn học.
Khát vọng được học hành để đổi đời của con em người Vân Kiều, Pa Cô cùng với sự quan tâm đầu tư của chính quyền huyện đã tạo ra sự cộng hưởng lớn, làm cho cuộc vận động xây dựng NTM ở đây càng thêm nhiều ý nghĩa. Người dân tin tưởng hơn nữa vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng bản làng ngày càng sạch đẹp, văn minh.
Nhờ được học cái chữ đã giúp dân bản có suy nghĩ tích cực, tiến bộ, từng bước xa rời tập tục cổ hủ, lạc hậu để hướng cuộc sống đến với văn minh. Trong sản xuất nông nghiệp bà con chuyển dần từ cách sản xuất truyền thống, du canh, sang áp dụng tiến bộ KHKT, tạo ra sản phẩm có giá trị trao đổi, buôn bán.
Nhờ có bước đi phù hợp với tình hình thực tế địa phương, ở Đakrông đến nay việc lập quy hoạch xây dựng NTM đã xong, đề án xây dựng NTM của các xã gửi lên đã được huyện phê duyệt. Bức tranh NTM ở Đakrông bắt đầu được gép lại bằng nhưng gam màu xanh tươi. Toàn huyện có một xã là xã điểm NTM của tỉnh là Mò Ó, hai xã Hướng Hiệp và A Ngo là điểm của huyện. Đakrông chưa có xã nào đạt từ 10 đến 19 tiêu chí nhưng đã có 7/13 xã đạt 5 đến 9 tiêu chí, 6 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Về tiêu chí chợ nông thôn, ở Đakrông quy đã hoạch xây dựng 5 chợ ở địa bàn 5 xã Hướng Hiệp, Ba Lòng, Đakrông, Tà Long và Tà Rụt. Có 8 xã không quy hoạch xây dựng chợ nên trong đánh giá thực hiện tiêu chí về chợ, Đakrông được xem như đã.
Bà Ly Kiều Vân, Bí thư Huyện uỷ Đakrông, cho biết, người Vân Kiều, Pa Cô ở Đakrông luôn mang ơn Đảng và Bác Hồ. Bà con lấy họ của Bác Hồ làm họ Hồ của dân tộc mình. Hơn ai hết, bà con ở huyện miền núi này luôn thấu hiểu được rằng, chỉ có đoàn kết, đồng sức đồng lòng với những việc làm cụ thể, phù hợp lợi ích của bản làng, quê hương, đất nước thì cuộc vận động mới có kết quả.
Lồng ghép các chương trình
Sau 3 năm xây dựng NTM, huyện Đakông đã huy động nguồn lực và lồng ghép các chương trình, dự án nhằm đầu tư một cách có hiệu quả các công trình thuỷ lợi, đường giao thông nông thôn, phát triển nông-lâm nghiệp-chăn nuôi, từng bước tổ chức sản xuất, nâng cao đời sống người dân. Tổng kinh phí các nguồn đầu tư xây dựng NTM gần 90 tỷ đồng, trong đó phát triển giáo dục hơn 17 tỷ đồng.
Bản làng ở Đakrông ngày càng sạch sẽ, tươi đẹp



Ông Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch huyện cho biết Đakrông, có điểm xuất phát thấp nên xây dựng NTM gặp nhiều khó khăn. Theo ông Hùng, mỗi năm huyện cần có một nguồn vốn đầu tư đến 200 tỷ đồng thì đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống bằng mức trung bình của tỉnh Quảng Trị. Song huy động hết các nguồn vốn của toàn xã hội, riêng vốn xoá đói giảm nghèo những năm qua chỉ được đầu tư xấp xỉ 50 tỷ đồng, bằng 25% nhu cầu.
Để xoá đói giảm nghèo bền vững cũng như cuộc vận động xây dựng NTM ở huyện miền núi Đakrông có kết quả, ông Hùng đề nghị ngoài vốn 30a huyện được hưởng theo chương trình của Chính phủ, đề nghị tỉnh tạo điều kiện bố trí lồng ghép vốn các chương trình, các dự án có mục tiêu khác của Trung ương giúp thêm cho huyện, nhất là các nguồn vốn ODA. Ông Hùng chia sẻ khi chưa có Chương trình 30a, huyện nhận được nhiều chương trình dự án, nhiều nguồn vốn lồng ghép đầu tư lớn hơn rất nhiều so với bây giờ.
 

Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập132
  • Hôm nay22,330
  • Tháng hiện tại96,309
  • Tổng lượt truy cập8,189,845
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây