Những thách thức trong công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Thứ sáu - 11/11/2022 03:03
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Một lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Một lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Trong giai 2010-2020, thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, tỉnh Quảng Trị đã kịp thời ban hành các chủ trương, cơ chế chính sách và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh. Tỉnh ủy Quảng Trị đã ban hành 01 Chỉ thị, 01 Chương trình hành động; HĐND tỉnh đã ban hành 01 Nghị quyết, UBND tỉnh sớm thành lập BCĐ, ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, đề án, văn bản chỉ đạo triển khai về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, điều này chứng tỏ công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh được sự quan tâm, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở trong chỉ đạo triển khai thực hiện. Công tác tuyên truyền về đào tạo nghề được chú trọng hơn; công tác rà soát đối tượng, đánh giá nhu cầu học nghề từng bước được chỉ đạo thực hiện phù hợp với đối tượng, nhu cầu học, thực tế phát triển sản xuất ở địa phương và nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường; kịp thời chỉ đạo rà soát, cập nhập bổ sung nghề mới vào danh mục nghề; chỉ đạo thực hiện tốt huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho công tác dạy nghề; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề được tăng cường về số lượng và thường xuyên được đào tạo nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ; chương trình, giáo trình dạy nghề từng bước được cải tiến và hoàn thiện.

Thông qua công tác đào tạo nghề nông thôn đã giúp người dân tiếp cận được những kiến thức cơ bản về kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất để tăng năng suất lao động, tăng giá trị hàng hoá trên một đơn vị diện tích thay cho thực trạng trước đây, người nông dân chỉ biết chăn nuôi, trồng trọt... theo kinh nghiệm truyền thống. Nhiều hộ gia đình đã xây dựng được những mô hình sản xuất hiệu quả, có năng suất và thu nhập cao như mô hình trồng cây rau màu, gia vị trên vùng đất cát bạc màu ven biển (cho giá trị tăng thêm từ 2-3 lần so với ban đầu); mô hình trồng cây cà phê hữu cơ theo nhu cầu của hội nhập ở vùng đồng bào dân tộc huyện Hướng Hóa; mô hình chăn nuôi (gà, vịt, lợn, dê) theo hướng sạch an toàn cho giá trị kinh tế cao.... Đặc biệt là đào tạo theo hướng an toàn sinh học, hữu cơ, công nghệ cao, theo nhu cầu của thị trường trong những năm trở lại đây được tỉnh chú trọng ưu tiên trong công tác đào tạo.. Đến nay, chất lượng lao động ở các vùng nông thôn ngày càng tăng, thúc đẩy phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Quảng Trị xác định 5 thách thức trong công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn tới đó là:

Thứ nhất, Tư duy, nhận thức của một bộ phận người học nghề còn hạn chế, chậm đổi mới; một bộ phận người học chưa tiếp cận và áp dụng triệt để kiến thức đã học vào sản xuất ....(nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số, người yếu thế trong sản xuất) họ vẫn quay lại sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống; Nhiều người còn có tư tưởng học nghề chỉ để tranh thủ được hưởng chế độ của nhà nước, học theo phong trào; chưa ý thức được mục đích học nghề là để nâng cao trình độ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, giá trị hàng hóa.

Thứ hai, Tuổi đời, trình độ học vấn của lao động nông thôn hiện nay cũng là một thách thức đối với những nghề đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu, kỹ thuật khó, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh, biến đổi khí hậu, tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và yêu cầu của tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang hướng đến nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng, nông nghiệp công nghệ cao. Người trẻ, có trình độ học vấn thì rời quê lên thành thị kiếm việc làm, còn lại người lớn tuổi, khả năng tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới rất hạn chế.

Thứ ba, Công tác rà soát nhu cầu, tư vấn học nghề, chọn nghề, định hướng phát triển nghề và giải quyết việc làm sau đào tạo nghề vẫn còn nhiều bất cập;  việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư, tham gia vào lĩnh vực dạy nghề còn hạn chế, một số cơ sở đào tạo quan tâm nhiều hơn đến tuyển sinh đầu vào; thiếu liên kết, đồng hành với doanh nghiệp trong đào tạo nghề nhằm giải quyết đầu ra cho lao động.

Thứ tư, Cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn còn có một số bật cập và còn thiếu sự đồng bộ với chính sách hỗ trợ sau đào tạo nghề như hỗ trợ về tín dụng, đất đai, khởi nghiệp nông nghiệp, khuyến nông, hỗ trợ học viên sau học nghề; Thiếu sự phối hợp với triển khai hợp phần phát triển sản xuất của các chương trình mục tiêu quốc gia, mô hình khuyến nông, khuyến công; mô hình trình diễn; chưa có chính sách đặc thù riêng cho đào tạo nghề nông nghiệp để thu hút các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi tham gia truyền nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là đào tạo nghề cho các làng nghề. Chính sách đào tạo nghề quy định mỗi người chỉ được hưởng 01 lần của chính sách đào tạo nghề, không phù hợp trong bối cảnh người dân đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, liên tục chuyển đổi ngành sản xuất và đáp ứng nhu cầu học nghề phù hợp với tình hình mới như  một người học cần tiếp cận nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật khác nhau như  kiến thức phòng trừ, dịch bệnh, kiến thức về nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chuyển đổi số….. do đó hạn chế nhu cầu của người học; Chủ trương chính sách chậm được đổi mới, linh hoạt như bổ sung nghề đào tạo về lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất hữu cơ, chuyển đổi số....để đáp ứng nhu cầu học nghề phù hợp với tình hình mới.

Thứ năm, Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học, đặc biệt là đối với những nghề mới, những nghề cần địa điểm để thực hành như nuôi tôm 3 giai đoạn; trồng hoa, rau màu công nghệ cao....Do đó, hạn chế trong mở các lớp đào tạo tại địa phương.

Nguồn tin: Trần Hoa Lệ, Chi cục Phát triển nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay1,599
  • Tháng hiện tại43,219
  • Tổng lượt truy cập9,592,804
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây