Cơ giới hóa nông nghiệp ở Gio Quang.

Thứ ba - 01/12/2015 19:40
Muốn xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững thì yêu cầu trước tiên phải hiện đại hóa sản xuất. Xác định rõ điều này, từ khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Gio Quang, huyện Gio Linh đã thực hiện dồn điền đổi thửa và tuyên truyền, vận động, hỗ trợ cho người dân mua sắm các loại máy móc, phương tiện, thực hiện cơ giới hóa các khâu sản xuất.
Nhân dân Gio Quang thu hoạch lúa bằng máy gặt
Nhân dân Gio Quang thu hoạch lúa bằng máy gặt
Gio Quang là 1 trong những địa phương sớm thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi ruộng đất để tạo điều kiện cho người dân có điều kiện canh tác, thâm canh, tăng năng suất, sản lượng. Bên cạnh đó xã đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng như bê tông hóa đường liên thôn, liên xóm, mở đường giao thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mương thủy lợi. Khi thấy ruộng đất của gia đình mình không còn manh mún như trước và điều kiện vận chuyển thuận lợi, các hộ gia đình đã mạnh dạn vay vốn, mua sắn các loại máy móc, phương tiện, phục vụ cho các khâu trong sản xuất. Toàn xã hiện có 490 chiếc máy nông nghiệp các loại, trong đó có 80 chiếc máy Kubuta hiện đại, công suất lớn, 5 máy gặt rải hàng, 15 máy gặt đập liên hợp, máy tuốt lúa, bơm nước, vận chuyển nông sản. Ngoài ra còn có thêm 8 máy xay xát có công suất lớn làm dịch vụ chế biến và tiêu thụ nông sản cho người nông dân. Đây là 1 trong những địa phương dẫn đầu ở tỉnh Quảng Trị về áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp. Chị Nguyễn Thị Thuận, người dân ở xã Gio Quang nói: Trước đây ruộng đồng của xã Gio Quang manh mún, phân tán, 1 gia đình có 5 đến 7 thửa nhưng bây giờ chỉ có 2 đến 3 thửa nên rất thuận lợi trong các khâu sản xuất. Bên cạnh đó được sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, nhất là cho vay vốn và mở các lớp tập huấn kỹ thuật sửa chữa máy nông nghiệp nên nhiều hộ đã mạnh dạn mua các loại máy đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp để thay thế lao động thủ công, giải quyết khâu lao động nặng nhọc, đảm bảo được thời vụ, giảm tổn thất trong nông nghiệp. Chỉ tính riêng việc áp dụng máy gặt đập liên hợp đã giảm từ 400 đến 500 ngàn đồng/ha so với cắt tay, và giảm từ 2 - 3% hao hụt so với thu hoạch nhiều giai đoạn.
Chính nhờ thực hiện cơ giới hóa, những năm trở lại đây tất cả các khâu sản xuất đều rất thuận lợi, nhất là khâu làm đất và thu hoạch. Điều đáng nói là xã không chủ trương phát triển rầm rộ máy nông nghiệp theo kiểu nhà nào cũng có máy mà chỉ ổn định 1 số lượng phù hợp với nhu cầu thực tế. Đồng thời các HTX có sự quản lý, điều phối các máy hoạt động đảm bảo cho các chủ máy đều có nguồ thu nhập tương đương nhau. Với cách làm này người thuê dịch vụ giảm được chi phí sản xuất và có thời gian để làm các công việc khác như trồng màu, chăn nuôi, người làm dịch vụ thì tăng thêm thu nhập và điều quan trọng là đảm bảo được thời vụ, tạo điều kiện để áp dụng đồng bộ các biện pháp khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nhất là thâm canh, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Theo báo cáo của UBND xã Gio Quang, nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt cơ giới hóa nên năng suất, sản lượng cây trồng mấy năm trở lại đây đều tăng. Riêng trong năm 2015, vụ Đông Xuân toàn xã gieo cấy 433 ha lúa, năng suất đạt 61 tạ/ha, hơn vụ Đông xuân năm trước 3,7 tạ/ha. Ông Nguyễn Ngọc Sáng, Phó chủ tịch UBND xã Gio Quang cho biết: Việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp không chỉ giảm chi phí đầu vào, tăng chất lượng sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận khoảng 30% so với không áp dụng cơ giới hóa. Mặt khác giải quyết được tình trạng thiếu lao động nông nghiệp chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp. Tuy nhiên do diện tích ruộng đất của Gio Quang không lớn nên xã khuyến cáo với số lượng máy như hiện tại là phù hợp, ngoài làm đất, thu hoạch, người dân nên sử dụng vào các công việc khác để có thêm thu nhập và khấu hao.
Rõ ràng việc cơ giới hóa máy móc kết hợp chặt chẽ với dịch vụ sản xuất nông nghiệp là một hướng phát triển đúng đắn, đưa nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Tuy nhiên, để đẩy nhanh tốc độ cơ giới hóa, nông dân cần hơn nữa sự hỗ trợ từ phía nhà nước, chính quyền địa phương và các HTX cần chú trọng hơn nữa công tác quản lý, điều hành.

Tác giả bài viết: Bá Thuần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập54
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm53
  • Hôm nay15,137
  • Tháng hiện tại109,388
  • Tổng lượt truy cập8,519,030
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây