Vai trò của công tác tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 04/12/2015 02:36
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Những năm qua công tác tuyên truyền được xem là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu trong việc tổ chức, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới từ Trung ương đến địa phương. Qua 5 năm triển khai thực hiện, bộ mặt nông thôn Quảng Trị đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Đồng chí Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen của UBND tỉnh cho cán bộ và nhân dân xã Triệu Thành vì đã có thành tích tiêu biểu trong phong trào xây dựng NTM
Đồng chí Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen của UBND tỉnh cho cán bộ và nhân dân xã Triệu Thành vì đã có thành tích tiêu biểu trong phong trào xây dựng NTM
        Công tác tuyên truyền, vận động được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, luôn được các cấp uỷ đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội các cấp tổ chức thực hiện. Mặt trận, các đoàn thể các sở ban ngành, các cơ quan thông tin đại chúng đã thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, hướng về cơ sở nhằm huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng cư dân nông thôn. Trong 5 năm,  đã có hàng ngàn ngàn tin, bài, ảnh, phóng sự đăng tải, phát sóng, hàng chục ngàn tờ rơi, sổ tay xây dựng nông thôn mới; trang thông tin điện tử với hàng trăm lượt người truy cập hằng ngày; tổ chức nhiều cuộc đối thoại, hội thảo, hội thi, sân chơi về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
         Song song với đó, toàn tỉnh đã triển khai các cuộc vận động “ Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới ; tổ chức các hội thi, các phong trào như: “Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Mở rộng đường giao thông nông thôn”, “Thắp sáng đường quê’, “ Ngày chủ nhật xanh”, tuần lễ “Chỉnh trang nông thôn”; hội thi “Làng xanh- sạch – đẹp”, “Văn hóa nông thôn mới”, Gameshow “Vui cùng nhà nông”…
       Chính nhờ công tác tuyên truyền nhận thức của cán bộ, Đảng viên và nhân dân được nâng lên, từ chổ hiểu “xây dựng nông thôn mới là một dự án của nhà nước” đến nhận thức “xây dựng nông thôn mới bằng nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực trong dân là chủ yếu”, cốt lõi của xây dựng nông thôn mới chính là thực hiện đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân, xóa bỏ tư duy trông chờ, ỷ lại. Vì vậy trong 5 năm triển khai thực hiện, tổng nguồn lực đóng góp của nhân dân quy ra tiền là 1.153.700 triệu đồng, trong đó bằng tiền mặt là 1.008,9 triệu đồng, 279.687 ngày công, 291.651m2 đất, giá trị hiến cơ sở vật chất như tường rào, công trình là 12.851 triệu đồng.
       Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua còn một số tồn tại, hạn chế. Công tác tuyên truyền tuy sớm được triển khai nhưng chưa thực sự có chiều sâu và điểm nhấn. Nội dung tuyên truyền còn dừng lại ở việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, các tác phẩm mang tính phản biện, nghiện cứu chuyên sâu, đưa ra các giải pháp tháo gỡ cho chương trình còn hạn chế. Thông tin tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa nhiều, chưa được liên tục, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các tầng lớp Nhân dân.
       Để tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền xây dựng nông thôn mới với nhiều hình thức đa dạng, phong phú hơn trong thời gian tới yêu cầu:
       Thứ nhất: Các ngành, các cấp, địa phương cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới” trong đó tập trung tuyên truyền các chủ đề trọng tâm như huy động các nguồn lực thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, dịch vụ, nông nghiệp, nông thôn nhất là vùng khó khăn để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập và những phần việc cơ sở, người dân phải thực hiện;
      Thứ hai:Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực các cấp, chủ yếu là ở cấp xã để cán bộ nhận thức cơ bản, cốt lõi của xây dựng nông thôn mới chính là thực hiện đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống người dân. Từ đó có thể thực hiện nhanh chóng và bền vững các tiêu chí nông thôn mới theo quy định;
       Thứ ba: Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, ngoài tuyên truyền trên Đài Phát thanh - Truyền hình, các sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp cần tăng cường tổ chức tuyên truyền trong toàn thể hội viên và thông qua hội viên tuyên truyền rộng rãi đến quần chúng Nhân dân. Báo chí cần phải tạo ra diễn đàn để bạn đọc, các nhà quản lý, nhà chuyên môn, người nông dân chia sẻ nhau những quan điểm suy nghĩ, ý kiến, kinh nghiệm… trong xây dựng nông thôn mới;
      Thứ tư: Tăng cường thời lượng phản ánh tin, bài viết về hoạt động tham gia xây dựng nông thôn mới của các tổ chức, đặc biệt là những bài nêu cách làm hay, mới, sáng tạo, hiệu quả vừa đẩy mạnh, vừa tạo sự lan tỏa sâu rộng các mô hình tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Đồng thời biên soạn tài liệu hỏi và đáp, sổ tay với nội dung xoay quanh chương trình xây dựng nông thôn mới một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhằm phổ biến rộng rãi đến người dân và làm cho mỗi hộ gia đình biết rõ phải làm gì, khóm, ấp mình làm công trình nào trong năm nay, đóng góp bao nhiêu, bằng hình thức gì...;
      Thứ năm: Ban Chỉ đạo nông thôn mới thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng kết, rút kinh nghiệm để chỉ đạo nhân rộng. Kịp thời tổng kết biểu dương, khen thưởng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa với việc biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh./.

Tác giả bài viết: Lê Thị Vân, Chi cục Phát triển nông thôn Quảng trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay11,175
  • Tháng hiện tại203,771
  • Tổng lượt truy cập8,404,068
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây