Điểm sáng trong phát triển sản xuất để xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 12/12/2019 20:54
Công tác hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài, xuyên suốt và có tính quyết định trong việc thực hiện thành công Chương trình Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính
Trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ từ ngân sách thực hiện chương trình, trong gần 10 năm qua, UBND tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới và các địa phương triển khai thực hiện với tổng kinh phí là 36.167 triệu đồng với 157 dự án đã được triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để nhìn nhận lại hiệu quả từ việc triển khai thực hiện các dự án thì có lẽ từ giữa cuối năm 2016, cách thức triển khai thực hiện được đổi mới cũng như sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền, sự đồng lòng quyết tâm cao của người dân, doanh nghiệp mới bắt đầu tạo ra được sự bứt phá nổi bật trong phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà.
Trong bối cảnh người tiêu dùng đang ngày một hoang mang với thực phẩm bẩn, sản phẩn nông nghiệp có quá nhiều dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thì việc ứng dụng và phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ đang là niềm hy vọng cho việc xây dựng chất lượng nông sản sạch và bền vững cho tương lai nông nghiệp tỉnh nhà. Nhận thấy được sự cấp bách đó, vào đầu năm 2017, Phó Chủ tịch UBND tỉnh- Phó Trưởng Ban Chỉ đạo CTMTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh- Hà Sỹ Đồng đã tổ chức đoàn đi học tập kinh nghiệm tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng với mong muốn học hỏi được những kinh nghiệm quý báu từ tỉnh bạn, một địa điểm khá thành công trong việc xây dựng và phát triển nông nghiệp sạch. Với công tác chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, đến nay trên toàn tỉnh đã có nhiều dự án áp dụng công nghệ cao cơ bản đạt được những thành công ban đầu như mô hình trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh và trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao của  HTX Nguyên Khang Garden, huyện Hải Lăng. Việc ứng dụng các kỹ thuật canh tác cao bằng hệ thống thủy canh hồi lưu, năng lực sản xuất rau có thể đạt 30-40kg/ngày (đối với rau cải, xà lách các loại); trồng dưa lưới với hệ thống tưới nhỏ giọt Isarel trong nhà màng mang lại sản lượng 3 tấn/vụ, với mỗi năm thì có thể sản xuất 3-4 vụ/năm. Đến nay, sản phẩm dưa lưới của huyện Hải Lăng đã tạo thành 1 điểm đến lý tưởng của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; mang lại những ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Một điểm sáng nổi bật trong quá trình tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đẩy lùi việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, đó chính là quá trình sản xuất gạo hữu cơ mang thương hiệu Quảng Trị. Lãnh đạo tỉnh đã tìm ra hướng đi đúng đắn; liên kết với công ty Đại Nam xây dựng cánh đồng hữu cơ trên ruộng đồng bạc màu, đem phân bón hữu cơ xây dựng cánh đồng hữu cơ. Quy mô làm từ hộ gia đình đến hợp tác xã, sau đó lan tỏa đến xã, đến huyện với các chính sách đi kèm. Điều đáng mừng là, sản phẩm gạo hữu cơ Quảng Trị sau khi kiểm nghiệm đều đạt chất lượng tốt. Theo phân tích của Trường Đại học Hiroshima (Nhật Bản), bên cạnh việc đạt 545 chỉ tiêu chất lượng, gạo hữu cơ Quảng Trị còn có 2 hợp chất có tác dụng chống tiểu đường, béo phì, gút, đó là Momilactone A và Momilactone B. Sản phẩm gạo hữu cơ Quảng Trị đã xây dựng chỉ dẫn địa lý, mã vạch truy xuất nguồn gốc với quan điểm có vấn đề gì về chất lượng sản phẩm thì từng đơn vị liên đới chịu trách nhiệm. Hiện nay, diện tích nông sản hữu cơ của tỉnh đã tăng lên 1.000ha.
Trên cơ sở đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh với bộ cây - con chủ lực được thực hiện theo Quyết định số 23/201/QĐ-UBND ngày 07/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất một số cây trồng, con nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025 thì con tôm đang được xem là con nuôi tạo ra giá trị kinh tế cao và nuôi tôm công nghệ cao là một trong những  mô hình đem đến thành công cao, kiểm soát dịch bệnh tốt, hạn chế ô nhiễm môi trường so với các loại mô hình nuôi tôm khác. Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên nuôi tôm thẻ ngày càng diễn biến phức tạp, diện tích vùng nuôi càng ngày bỏ hoang càng nhiều, năng suất nuôi ngày càng thấp.Ngoài yếu tố về sản lượng thì chất lương tôm thương phẩm là vấn đề rất được người tiêu dùng chú trọng, cụ thể là vấn đề tồn dư kháng sinh trong tôm. Chính vì vậy dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà kính được lựa chọn thực hiện và đạt được những thành công nhất định tại các huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Vĩnh Linh…Điển hình là dự án nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính của Doanh nghiệp tư nhân Thảo Linh. Được sự hỗ trợ đầu tư của tỉnh cùng với sự quyết tâm cao của doanh nghiệp trong việc đối ứng nguồn vốn cũng như  mong muốn tiếp thu khoa học kỹ thuật và sẵn sàng cam kết thực hiện đã tạo nên dự án quy mô lớn trên địa bàn tỉnh.
Để có thể áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính doanh nghiệp đã phải đầu tư xây dựng ao nuôi có diện tích phù hợp có sử dụng nhà lưới, lót bạt đáy ao, trang bị máy vận hành xử lý nước và cho ăn tự động. Ngoài ra, phải xây dựng khung sắt, phủ màn, xây tường xung quanh ao nuôi, hệ thống ao phụ trợ như các loại ao lắng, ao xử lý, ao sẵn sàng,… có thể giúp việc quản lý môi trường ao nuôi thuận lợi đồng thời chủ động kiểm soát được dịch bệnh trong suốt quá trình nuôi. Mật độ nuôi có thể 500/m2, tôm thành phẩm có trọng lượng từ 60 con/kg trong thời gian thu hoạch là khoảng 110 ngày. Dự kiến thu hoạch vào tháng 12, sản lượng dự kiến thu hoạch: 35 tấn/6.000 m2 với kích cỡ tôm thương phẩm 60 con/kg, năng suất trung bình đạt 58 tấn/ha, doanh thu ước đạt 7 tỷ đồng/ha/vụ.
Mô hình thành công đã tạo ra công ăn việc làm với mức thu nhập ổn định cho khoảng 10 lao động đồng thời tạo điều kiện cho các hộ nuôi thủy sản học tập kinh nghiệm và nhân rộng ra trên toàn tỉnh, tạo ra sản phẩm tôm có chất lượng cao và xuất khẩu; tạo nên một bộ mặt hoàn toàn mới cho nông thôn ngày nay.
Để có niềm tin, để có thể làm giàu, phát triển sản xuất nâng cao thu nhập thì trước hết người dân phải sẵn sàng hợp tác, đội ngũ cán bộ từ tỉnh xuống cơ sở phải thực sự vào cuộc để hỗ trợ nhân dân. Hy vọng vào một ngày không xa, những hình ảnh về nông thôn mới Quảng Trị gắn liền với hình ảnh những cánh đồng lúa hữu cơ thẳng cánh cò bay, những vườn cây cam, chanh leo, dứa bạt ngàn và những khu nhà kính, nhà lưới nuôi tôm phủ đầy miền đất hứa…
 

Nguồn tin: Thùy Vân, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại209,345
  • Tổng lượt truy cập8,409,753
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây