Phát triển nuôi tôm theo công nghệ cao.

Thứ năm - 08/08/2019 22:16
Ngay sau khi có Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Nghị quyết 03 của HĐND tỉnh về việc hỗ trợ phát triển một số cây trồng, con nuôi, tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh
Mô hình nuôi tôm theo tiêu chuẩn Vietgap
Mô hình nuôi tôm theo tiêu chuẩn Vietgap
      Sở NN&PTNT Quảng Trị đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai nhiều hoạt động thiết thực, chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức khảo sát, đánh giá thực tế, trên cơ sở đó, từ đầu năm 2018 đã mở các lớp tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ kinh phí, xây dựng được 1 số mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Bước đầu cho thấy, các mô hình đều cho kết quả khả quan, mang lại hiệu ích về nhiều mặt và khẳng định đây là bước đi thích hợp, phát triển nuôi tôm theo hướng bền vững. Dẫn chúng tôi đi thăm hồ tôm vừa thả vụ mới, ông Nguyễn Văn Phương ở xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh cho hay: Cũng như nhiều hộ gia đình trên địa bàn, lâu nay ông nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức lót bạt cao triều, sản lượng thấp và tỷ lệ rủi ro cao. Sau khi tìm hiểu qua sách báo cũng như đi học hỏi ở nhiều nơi, cộng với tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật và được hỗ trợ 100% giống, 30% thức ăn và men vi sinh, với tổng giá trị 328 triệu đồng, từ tháng 6 năm 2018, ông đã chuyển qua nuôi theo hướng đạt tiêu chuẩn Viet Gap. Trên diện tích 3 ha, ông dành 1 ha làm ao lắng để xử lý môi trường, còn lại 2 ha để nuôi. Nhờ tuân thủ đúng quy trình nuôi, từ việc chọn giống cho đến chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, sau thời gian 3 tháng, tháng 9 vừa rồi thu hoạch cho thấy tôm có trọng lượng cao, bình quân 1 kg đạt 47 con, sản lượng đạt 7,5 tấn, cao hơn so với trước đây. Điều đáng nói hơn là trong quá trình nuôi, ông đều có ghi nhật ký theo dõi từng ngày, không sử dụng hóa chất và kháng sinh nên tạo ra sản phẩm sạch, có truy xuất nguồn gốc, tôm bán được giá, lợi nhuận tăng lên nhiều so với nuôi truyền thống. Còn ông Nguyễn Xuân Công ở Thị trấn Cửa Tùng cho biết: Từ năm 2010, nhận thấy ở vùng đất đỏ ba zan tại xã Vĩnh Thạch bỏ hoang hoặc trồng 1 số loại cây không có giá trị, ông đã thuê 20 năm, đầu tư nuôi tôm. Ông đã bỏ ra bao công sức, thiết kế hệ thống ao hồ, làm đường bê tông chạy vòng quanh hồ nuôi. Trên diện tích 4 ha, lâu nay ông nuôi theo kiểu lót bạt, đưa nước biển vào nuôi nhưng chưa chú trọng đến các yếu tố kỹ thuật nên sản lượng thấp. Được Chi cục thủy sản hỗ trợ kinh phí và tập huấn kỹ thuật, vụ vừa rồi ông đã chuyển sang nuôi theo hình thức thâm canh, sử dụng chế phẩm sinh học. Khác với  trước đây, khi mua tôm giống về, ông thả ngay ra 2 hồ, mỗi hồ rộng 2 ha, nay ông thiết kế lại thành 4 hồ, mỗi hồ 1 ha và thả con giống vào 2 hồ, sau 1 thời gian kiểm tra thấy trọng lượng đảm bảo thì san ra 2 hồ còn lại. Làm theo cách này cũng sử dụng phương pháp nuôi theo 2 giai đoạn và dùng các loại men vi sinh xử lý nên môi trường đảm bảo và dễ kiểm soát dịch bệnh, trường hợp có dịch bệnh cũng dễ khống chế và ngăn chặn. Vụ tôm mới đây ông thu hoạch cho thấy sản lượng cao hơn nhiều so với nuôi truyền thống, 1 ha bình quân đạt 35 tấn. 

    Những năm gần đây, phong trào nuôi tôm phát triển mạnh ở các xã vùng ven biển và toàn tỉnh Quảng Trị hiện có hơn 1.100 ha, trong đó tôm thẻ chân trắng hơn 650 ha. Tuy nhiên người dân chủ yếu nuôi theo hình thức quảng canh và bán thâm canh, chưa chú ý đến chất lượng tôm giống và kỹ thuật nuôi còn hạn chế nên 1 số nơi đã xảy ra dịch bệnh, gây không ít thiệt hại. Trước thực trạng đó, trên cơ sở khảo sát thực tế, Sở đã chỉ đạo Chi cục thủy sản, Trung tâm khuyến nông cùng với tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ kinh phí xây dựng 1 số mô hình như nuôi theo 2 giai đoạn, nuôi theo quy trình VietGap, ứng dụng công nghệ nuôi tôm thương phẩm theo hình thức thâm canh, sử dụng chế phẩm sinh học, đảm bảo an toàn dịch bệnh, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái. Tuy mới triển khai trong 1 vụ nhưng kết quả bước đầu cho thấy, trong lúc trong năm 2018, dịch bệnh xảy ra ở các hộ nuôi theo truyền thống với tổng diện tích 101 ha, gây nhiều thiệt hại thì nuôi tôm theo công nghệ tiên tiến không bị dịch bệnh, sản lượng cao hơn và sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, mang lại lợi nhuận lớn hơn cho người dân. 

    Hiện nay, người nuôi tôm ở tỉnh Quảng Trị đang bước vào vụ nuôi chính của năm 2019. Điều rất phấn khởi là nhận thấy nuôi tôm theo công nghệ cao mang lại hiệu ích về nhiều mặt, trong vụ này, nhiều hộ, nhóm hộ gia đình ở nhiều nơi đã học tập, làm theo. Ông Võ Thiên ở xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong cho hay: Lâu nay nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát theo phương pháp truyền thống, sản lượng thấp và thường hay bị dịch bệnh, có năm thiệt hại rất lớn. Sau khi tìm hiểu qua sách báo và đi khảo sát, học tập ở nhiều nơi ở các tỉnh miền Nam, ông quyết định trong vụ nuôi mới năm 2019 này chuyển sang nuôi tôm theo công nghệ cao, nuôi trong nhà lưới. Trên diện tích đất thuê của xã trong 10 năm, với 5 ha, ông sẽ đầu tư khoảng 4 tỷ rưỡi đồng, xây dựng hệ thống hạ tầng, cải tạo ao hồ, chia thành 10 ao, mỗi ao 500 mét vuông, có mái che để hạn chế tác động mưa nắng từ bên ngoài, lắp đặt hệ thống điện, sục khí, lọc nước tuần hoàn. Đồng thời chọn giống có chất lượng và áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến để nuôi, ông dự định ngày 20 tháng 4 sẽ thả 6 triệu tôm giống. Ông Nguyễn Hoài Nam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, Sở NN&PTNT Quảng Trị cho biết: Hiện nay, tôm là 1 trong những loại con nuôi được tỉnh Quảng Trị lựa chọn là sản phẩm chủ lực để ưu tiên phát triển trong quá trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng và nhân các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao sản lượng và đảm bảo an toàn dịch bệnh, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái cũng như tăng thu nhập cho người dân, phấn đấu đến năm 2020 giá trị ngành nuôi tôm đạt khoảng 1.000 tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2018. Vấn đề đặt ra là nuôi tôm theo hướng này mức đầu tư khá lớn nên các ngành chức năng không chỉ tuyên truyền, vận động cho người dân thay đổi cách nuôi mà quan tâm đến việc hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện vay vốn ưu đãi. Bên cạnh đó, hỗ trợ và khuyến khích hình thành các Tổ hợp tác, nuôi tôm cộng đồng, liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất, có như thế mới phát triển nghề nuôi tôm theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
 

Tác giả bài viết: Bá Thuần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập480
  • Hôm nay1,416
  • Tháng hiện tại31,965
  • Tổng lượt truy cập9,581,550
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây