Theo đó, UBND huyện sẽ hoàn thiện hệ thống bộ máy tổ chức triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” từ cấp huyện đến xã. Đồng thời xác định, hoàn thiện, nâng cấp và tiêu chuẩn hóa các sản phẩm thế mạnh trong nông nghiệp và dịch vụ du lịch nông thôn hiện có của các địa phương. Củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa các hộ sản xuất với HTX, doanh nghiệp; có tối thiểu 3 tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, HTX) tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Đào tạo, tập huấn kiến thức cho 100% cán bộ quản lí, điều hành chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” huyện, xã, thị trấn và 100% lãnh đạo doanh nghiệp, HTX, chủ hộ sản xuất có đăng kí tham gia chương trình…
Để thực hiện hiệu quả chương trình này, huyện Triệu Phong thành lập hệ thống quản lí, tổ chức triển khai chương trình từ huyện đến xã nhằm hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất các sản phẩm chủ lực, đặc trưng trong huyện phát triển và thương mại hoá sản phẩm truyền thống. Ban chỉ đạo chương trình cấp huyện, xã cũng là Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở mỗi cấp nhưng có bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ cho phù hợp. Triển khai đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lí nhà nước các cấp, lãnh đạo các tổ chức doanh nghiệp, HTX, chủ hộ sản xuất, trưởng các làng nghề tham gia chương trình về chuyên môn quản lí, kinh doanh, chiến lược phát triển sản phẩm.
Đối với phát triển sản phẩm, dịch vụ, trên cơ sở 5 nhóm sản phẩm chủ lực mang tính đặc sản, đặc trưng dựa theo các tiêu chí như có tính độc đáo của địa phương, có khả năng trở thành sản phẩm hàng hóa mang đặc trưng riêng của Triệu Phong, sản phẩm có quy mô sản xuất lớn, có tiềm năng thị trường tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu. Theo đó, đối với nhóm thực phẩm gồm gạo sạch của HTX Nông sản Triệu Phong (Triệu Tài), nem chả (Triệu Thành), ruốc đặc Hà Tây (Triệu An), bún làng nghề Thượng Trạch, Linh Chiểu và bún Vạn Linh (Triệu Sơn), cá hấp của các cơ sở chế biến (Triệu An), đậu đen xanh lòng (Triệu Vân), dưa hấu Long Quang (Triệu Trạch), dưa lê (Triệu Độ), bưởi thanh trà (Triệu Thượng), nước mắm của các cơ sở sản xuất nước mắm làng nghề Gia Đẳng (Triệu Lăng), kẹo mè xững Ngọc Thắng (Triệu Trung), bánh kẹo Trường Giang (Triệu Thành), bánh giầy (Triệu Trung), rau câu và gạo huyết rồng (Triệu Phước); nhóm thảo dược tinh dầu sả Biền Gai (Triệu Thuận); hàng lưu niệm, nội thất, trang trí là nón lá làng nghề nón lá Bố Liêu (Triệu Hòa); nhóm sản phẩm, dịch vụ du lịch nông thôn là dịch vụ du lịch sinh thái (Triệu Ái), dịch vụ du lịch biển Nhật Tân (Triệu Lăng). Trong đó huyện tập trung lựa chọn 3 sản phẩm có khả năng phát triển thành sản phẩm chủ lực trong chương trình gồm 1 sản phẩm chủ lực đạt tiêu chí sản phẩm quốc gia là gạo sạch Triệu Phong, 2 sản phẩm chủ lực đạt tiêu chí sản phẩm cấp tỉnh là bún Vạn Linh, đậu đen xanh lòng Triệu Vân. Ngoài các sản phẩm trên, huyện Triệu Phong khuyến khích các xã, thị trấn tạo điều kiện lựa chọn các sản phẩm tiềm năng, đặc trưng, đặc sản của địa phương, các sản phẩm truyền thống có nguy cơ bị thất truyền tại các địa phương, tập trung hỗ trợ phát triển, khôi phục các sản phẩm, phấn đấu xây dựng thành các sản phẩm tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Khi tham gia chương trình này, các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ xúc tiến và quảng bá các sản phẩm đến với người tiêu dùng thông qua nhiều hình thức khác nhau.
Nguồn vốn thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” chủ yếu từ nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, quỹ hỗ trợ phát triển HTX, nguồn hỗ trợ của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và các nguồn tài trợ khác. Nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ một phần, bao gồm ngân sách hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020 (nguồn sự nghiệp của trung ương và nguồn ngân sách của tỉnh theo Nghị quyết số 30 ngày 14/12/2017 của HĐND tỉnh về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020), vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ, khuyến công, khuyến nông, xúc tiến thương mại, hỗ trợ phát triển cây trồng, con nuôi chủ lực có lợi thế cạnh tranh, vốn hỗ trợ khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, vốn hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, nguồn ngân sách cấp huyện và các nguồn vốn lồng ghép khác.
Ngoài các nguồn của tỉnh, hằng năm huyện Triệu Phong tiến hành hỗ trợ chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” từ nguồn của các đề án trên địa bàn huyện như Đề án số 2061 ngày 7/9/2017 của UBND huyện về hỗ trợ phát triển một số mô hình sản xuất, cây trồng, con nuôi giai đoạn 2017- 2020, Đề án số 858 ngày 16/4/2018 về phát triển du lịch huyện Triệu Phong đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Đề án số 829 ngày 13/4/2018 về một số chính sách hỗ trợ phát triển CN-TTCN, thương mại- dịch vụ giai đoạn 2018-2021. Dự kiến kinh phí thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2019- 2020 là 1.200 triệu đồng.
Nguồn tin: Báo Quảng Trị
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn