Nông thôn mới Quảng Trị 2021-2025, tập trung xây dựng 04 huyện nông thôn mới,01 huyện nâng cao, kiểu mẫu, giảm dần khoảng cách các xã miền núi khó khăn.

Thứ sáu - 17/12/2021 03:20
Xây dựng nông thôn mới: Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng, huy động, lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
Phong trào xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu xã Vĩnh Giang
Phong trào xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu xã Vĩnh Giang
Ngày 22/10/2021, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 04/11/2021 về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, so với các chỉ tiêu, định hướng chương trình đã thực hiện giai đoạn 2021-2020 thì giai đoạn tới thì tỉnh Quảng Trị chỉ đạo theo phương châm “Nông thôn mới là nền tảng, tái cơ cấu nông nghiệp là căn bản, Nhân dân là chủ thể”; "nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng, huy động, lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới". Trong đó nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng 4 huyện nông thôn mới, 01 huyện nâng cao, kiểu mẫu và giảm dần khoảng cách các xã miền núi khó khăn.

Các địa phương có điều kiện thuận lợi cơ bản đã và đang về đích, nhưng không duy trì được sẽ thu hồi quyết định công nhận.

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng, đến nay toàn tỉnh đã có 57/101 xã được công nhận đạt chuẩn NTM (chiếm tỷ lệ 56,4%), tiêu chí bình quân là 16,05 tiêu chí/xã, có  01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, cơ bản không còn xã đồng bằng đạt dưới 16 tiêu chí, xã miền núi dưới 8 tiêu chí; diện mạo khu vực nông thôn ngày càng khởi sắc, khang trang hơn; thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 03 lần so với năm 2010. Tuy vậy, những xã hiện đã đạt chuẩn là những xã có điều kiện thuận lợi, trong đó có các xã đồng bằng và trung du đều đã đạt chuẩt. Đối với khu vực đồng bằng và trung du hiện chỉ có 6 xã chưa đạt, gồm Gio Châu, Hải Thái, Gio Hải của huyện Gio Linh; xã Hải Chánh, Hải Định huyện Hải Lăng và xã  Triệu Long huyện Triệu Phong (riêng xã Hải Định và Triệu Long dự kiến sẽ đạt năm 2021, các xã còn lại theo đăng ký đạt chuẩn vào năm 2022).

Tuy vậy, trong thời gian qua một số địa phương có biểu hiện hài lòng với kết quả đạt được, tỉnh cũng sẽ kiên quyết thu hồi quyết định công nhận đối với các địa phương không duy trì chất lượng nông thôn mới, bắt nhịp theo bộ tiêu chí xã đạt chuẩn giai đoạn tới gắn với trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị. Ngoài ra, xã đã đạt chuẩn cần tiến đến xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu theo mục tiêu của tỉnh là đến năm 2025 có 25% xã nâng cao và kiểu mẫu, trong đó huyện đạt chuẩn cần phải có tối thiểu 2 xã nâng cao theo quy định.

Tập trung ưu tiên các xã miền núi khó khăn theo phương châm "có nhiều thôn đạt chuẩn để có xã đạt chuẩn", giảm dần khoảng cách vùng, miền

Tỉnh có 9 xã bãi ngang ven biển hiện nay đã đạt từ 16-19 tiêu chí và cơ bản sẽ đạt chuẩn trước 2023 (các xã Gio Việt, Gio Mai, Trung Giang, Triệu Độ dự kiến đạt vào năm 2021, các xã  Triệu An, Triệu Lăng, Triệu Vân, Hải An, Hải Khê dự kiến đạt 2022-2023). Riêng đối với các xã khu vực miền núi hiện nay mới có 6 xã đạt chuẩn (xã Triệu Nguyên của huyện Đakrông, các xã Tân Hợp, Tân Liên, Tân Long, Hướng Lập và Tân Thành của huyện Hướng Hóa). Các xã chưa đạt chuẩn còn lại là những xã thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn, tiêu chí hiện đạt rất thấp, xã cao nhất mới đạt 12 tiêu chí, các tiêu chí khó đạt là thu nhập, hộ nghèo, nhà ở dân cư, môi trường và an toàn thực phẩm.

Với mục tiêu giảm dần khoảng cách giữa các vùng miền, tỉnh đã đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025 có thêm 09 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đạt chuẩn (hiện có các xã đăng ký gồm: Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà của huyện Vĩnh Linh, xã Linh Trường của huyện Gio Linh, xã Mò Ó, Ba Lòng của Huyện Đakrông, xã Hướng Phùng, Thuận, Hướng Tân của huyện Hướng Hóa). Để các xã trên đạt chuẩn cần thực hiện theo chủ trương tập trung xây dựng thôn/ bản nông thôn mới theo bộ tiêu chí riêng theo phương châm "có nhiều thôn/bản đạt chuẩn sẽ có xã đạt chuẩn", đồng thời cần có sự lồng ghép có hiệu quả 2 chương trình MTQG là Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, hiện nay Sở Nông nghiệp và PTNT đang rà soát và đề xuất UBND tỉnh chọn 9 xã trên là xã chỉ đạo điểm của tỉnh về xây dựng nông thôn mới và đề xuất các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp đỡ đầu để huy động tối đa nguồn lực cho các địa phương.

Cũng với phương châm "có nhiều thôn/bản đạt chuẩn sẽ có xã đạt chuẩn", các xã khó khăn hơn cần ưu tiên thực hiện tiêu chí thôn/ bản để phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025 không còn xã dưới 13 tiêu chí và có 40% thôn bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn (toàn tỉnh hiện có 27 xã đạt dưới 13 tiêu chí và 178 thôn thuộc các xã đặc biệt khó khăn).

Phấn đấu có 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và 1 huyện đạt nâng cao, kiểu mẫu

Trên cơ sở thành công và kinh nghiệm xây dựng huyện Cam Lộ đã được Trung ương công nhận đạt chuẩn năm 2019, cần tập trung xây dựng 4 huyện đạt chuẩn là Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng,hiện nay các huyện đang quyết tâm nỗ lực và đã  xây dựng kế hoạch, đề án và đã đưa chỉ tiêu huyện nông thôn mới vào Nghị quyết Đảng bộ huyện giai đoạn 2020-2025. Để đạt huyện đạt chuẩn nông thôn mới trước mắt cần tập trung hoàn thành 100% xã đạt chuẩn, trong đó khó khăn nhất có 3 xã Vĩnh Ô, Vĩnh Khê của huyện Vĩnh Linh, xã Linh Trường của huyện Gio Linh, đồng thời tập trung hoàn thiện 9 tiêu chí cấp huyện theo quy định (hiện nay các huyện đã đạt 4-5/9 tiêu chí).

UBND tỉnh đã chỉ đạo ưu tiên các nguồn lực và phát huy nội lực của các địa phương để hoàn thành mục tiêu huyện nông thôn mới theo lộ trình kế hoạch như sau: huyện Triệu Phong đạt chuẩn cuối năm 2023, huyện Hải Lăng và Vĩnh Linh đạt chuẩn cuối năm 2024 và huyện Gio Linh đạt chuẩn vào năm 2025. Riêng với huyện Cam Lộ tỉnh cũng đã chỉ đạo tập trung xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao vào năm 2023 và tiến đến xây dựng huyện kiểu mẫu vào năm 2025 theo tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Với phương châm xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị xã hội và của người dân nông thôn-chủ thể xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở những mục tiêu, định hướng, lộ trình và cách làm mới, xây dựng nông thôn mới Quảng Trị sẽ có những bước đột phá về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo hướng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn văn minh và nông dân hiện đại".

Nguồn tin: Trần Trong Tuấn - VPĐP NTM Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập128
  • Hôm nay16,182
  • Tháng hiện tại162,962
  • Tổng lượt truy cập8,363,259
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây