Quảng Trị: Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 20/07/2023 21:37
Việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, tỉnh Quảng Trị phấn đấu đến 2025, kinh tế số đóng góp khoảng 10% GRDP của ngành nông nghiệp địa phương
Quảng Trị thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Quảng Trị thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
       Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh Quảng Trị, hiện toàn tỉnh có 63/101 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm tỷ lệ 62,4%), số tiêu chí đạt bình quân là 16,1 tiêu chí/xã, đã có 01 huyện đạt chuẩn (huyện Cam Lộ), không còn huyện trắng xã đạt chuẩn nông thôn mới. Triển khai chuyển đổi số trong nông thôn, ở giai đoạn 2020 - 2021, tỉnh Quảng Trị có xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (là xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) được Bộ Thông tin và Truyền thông chọn làm thí điểm chuyển đổi số xã thông minh cùng với 6 xã khác trên toàn quốc; quá trình thực hiện thí điểm đã có sự chuyển biến về nhận thức của dân, việc trao đổi thông tin giữa các nhóm cộng đồng trực tuyến được tăng cường, người dân đã tiếp cận quảng bá và đưa sản phẩm lên sàn Postmart, sử dụng app Medice để thực hiện cuộc gọi tư vấn với bác sĩ,..
      Triển khai thực hiện Quyết định 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, Nghị quyết số 02 NQ/TU ngày 04/10/2021 của Tỉnh ủy Quảng Trị về chuyển đổi số; UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch số 234/KH-UBND ngày 30/12/2022 về kế hoạch triển khai Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, tiến hành thí điểm cho 5 xã triển khai mô hình chính quyền số và 1 xã triển khai mô hình chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch, thí điểm mô hình thôn nông thôn mới thông minh tại 22 thôn và thí điểm mô hình xã thương mại điện tử tại 14 xã. Đồng thời đưa vào kế hoạch vốn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn đầu tư phát triển ngân sách trung ương của chương trình nông thôn mới để triển khai chương trình chuyên đề chuyển đổi số. Trong đó, lựa chọn và triển khai một số mô hình thí điểm về xã/thôn nông thôn mới thông minh gắn với lĩnh vực nổi trội ở các địa phương. Hàng năm từ nguồn vốn chương trình sự nghiệp, kinh phí nghiên cứu khoa học, nguồn Nông thôn mới, các chương trình dự án… các đơn vị, địa phương đã nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Nhờ đó, trên địa bàn tỉnh bước đầu đã ứng dụng công nghệ vào sản xuất, tạo ra các sản phẩm chất lượng, sạch để cung cấp cho thị trường.
       Đến nay, trong 234 cơ sở sơ chế, chế biến nông sản đã có 14 cơ sở tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử như Shoppe, Vỏ sò,...; có 16 cơ sở có trang thông tin thương mại điện tử, có 32 cơ sở kinh doanh online, facebook; có 20 cơ sơ ứng dụng mã QRCode để truy xuất thông tin nguồn gốc các sản phẩm nhất là các sản phẩm OCOP trên địa bàn Quảng Trị, từ đó, hàng hóa kết nối dễ dàng với các sàn giao dịch thương mại điện tử. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số khó khăn tồn tại trong chuyển đổi số nông thôn mới. Theo đó, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, của tỉnh về nông nghiệp và nông thôn mới còn thiếu và chưa đồng bộ dẫn đến khó khăn trong kết nối, liên thông, chia sẻ, khai thác hiệu quả.
      Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn chủ yếu theo phương thức sản xuất truyền thống, việc ứng dụng các công nghệ thông minh, công nghệ 4.0, sản xuất theo hướng có liên kết, theo quy trình hữu cơ, sạch, có chứng nhận, sản xuất theo chuỗi giá trị... chưa nhiều. Số lượng các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉn còn ít, chưa có doanh nghiệp, tập đoàn lớn tham gia đầu tư các dự án nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; mới chỉ có hơn 5% HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa thực hiện chặt chẽ và sâu rộng, hợp tác xã nông nghiệp chậm đổi mới, chỉ 10% HTX, THT tham gia chuỗi liên kết sản xuất….
     Việc ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp và nông thôn ở Quảng Trị trong thời gian qua mới manh nha bước đầu, việc ứng dụng công nghệ số vào trong sản xuất nông nghiệp còn ở mức thấp, ứng dụng từng khâu… nên đóng góp của kinh tế số vào GRDP ngành nông nghiệp rất thấp (ước khoảng 1-2%).
     Dự kiến trong thời gian tới, việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số vào nông nghiệp một cách toàn diện sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, phấn đấu đến 2025, kinh tế số đóng góp khoảng 10% GRDP của ngành nông nghiệp. Trong thời gian tới để triển khai chương trình chuyển đối số trong xây dựng nông thôn mới có hiệu quả, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh Quảng Trị đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu quốc gia trực tuyến về xây dựng nông thôn mới, tập trung vào các bộ tiêu chí nông thôn mới, hệ thống kiểm tra, giám sát, lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về xây dựng nông thôn mới qua ứng dụng số; các dịch vụ công trực tuyến về xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, sớm ban hành bộ tiêu chí thôn/xã nông thôn mới thông minh để các địa phương có định hướng, kế hoạch triển khai ở giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời, ưu tiên hỗ trợ mỗi tỉnh một mô hình điểm về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới; phổ biến, nhân rộng các mô hình triển khai có hiệu quả để các địa phương tham khảo thực hiện….

Nguồn tin: Nguyễn Hạnh - Báo Công Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay6,812
  • Tháng hiện tại199,408
  • Tổng lượt truy cập8,399,705
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây