Thạc sĩ 8X “chuyển đổi nghề cho ngư dân”

Thứ hai - 08/08/2016 04:01
(QT) - Những ngày qua, ngư dân thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) phiêu bạt làm thuê nhiều nơi khác kéo nhau trở về quê. Họ vui mừng nói: “Đi mô cho ngái, cho xa, quê mình bây giờ thạc sĩ Lê Quang Hiếu, thôn An Đức 3, đang chiêu mộ ngư dân làm đầu lân đem lại thu nhập khá, ổn định”. Câu chuyện thạc sĩ 8x về quê tạo sinh kế, chuyển đổi nghề cho ngư dân bắt đầu như thế.
Lê Quang Hiếu đang hoàn chỉnh chiếc đầu lân
Lê Quang Hiếu đang hoàn chỉnh chiếc đầu lân
         Lê Quang Hiếu đưa chúng tôi đến cơ ở sản xuất đầu lân ngay trong thôn. Nói là cơ sở cho có vẻ chỉnh chu, nhưng thực ra Hiếu trưng dụng căn phòng của mình, che rộng thêm mấy tấm bạt che nắng. Thế mà ngư dân ngồi học việc đông đúc. Họ vừa làm vừa học nâng cao tay nghề. Hiếu hóm hỉnh: “Đây là chiếc nôi đào tạo hạt giống cho làng nghề truyền thống sau này. Ngồi đây là ngư dân, nhưng bước ra khỏi lán thành thợ thủ công lành nghề”. Lê Quang Hiếu đưa chúng tôi đến cơ ở sản xuất đầu lân ngay trong thôn. Nói là cơ sở cho có vẻ chỉnh chu, nhưng thực ra Hiếu trưng dụng căn phòng của mình, che rộng thêm mấy tấm bạt che nắng. Thế mà ngư dân ngồi học việc đông đúc. Họ vừa làm vừa học nâng cao tay nghề. Hiếu hóm hỉnh: “Đây là chiếc nôi đào tạo hạt giống cho làng nghề truyền thống sau này. Ngồi đây là ngư dân, nhưng bước ra khỏi lán thành thợ thủ công lành nghề”.
        Lớp hiện tại có khoảng 30 người dân trong vùng đến học nghề. Họ chăm chú nghe Hiếu giảng dạy về các công đoạn hoàn chỉnh một đầu lân sao cho đẹp mắt, bền chắc. Nhiều ngư dân chưa quen nghề nên chân tay lóng ngóng làm hỏng nhiều chi tiết của đầu lân, hoặc đầu lân trở thành biểu tượng con thú khác. Hiếu nhắc nhở, chỉ dạy ân cần từng người, lựa chọn ưu điểm từng người để bố trí công đoạn thích hợp. Một ngư dân cho biết: “Chúng tôi đang lặn thuê cho một chủ tàu ở tỉnh Khánh Hòa thì Hiếu gọi về làm đầu lân. Nghề thợ lặn nguy hiểm quá, chúng tôi chưa quen địa hình nên nguy hiểm gấp bội phần. Mấy tháng trước đây đã có thợ lặn bị tử nạn do vỡ ống dưỡng khí. Nhiều trường hợp khác chân tay co rút phải mang thương tật vĩnh viễn do áp suất nước quá lớn. Thú thật, bước đường cùng mới tha phương làm ăn chứ nếu ở quê tạo sinh kế như anh Hiếu thì ngư dân chúng tôi trở về hết. Bởi trước sau gì chúng tôi sẽ quay lại bám biển, giữ vững ngư trường của mình”. 

        Đây là khóa thứ 6 được Hiếu đào tạo tại “lò” này, người lành nghề nhận vật liệu về nhà tự làm, đến ngày giao nộp thành phẩm. Tính sơ sơ thì Hiếu đã giải quyết được gần 100 lao động tại chỗ, thu nhập bình quân 3,5 triệu đến 4 triệu đồng/tháng/ người. Lê Quang Hiếu cho biết: “Trước đây tôi đã học nghề gia truyền làm đầu lân tại Huế và nung nấu ý định về quê mở xưởng làm đầu lân. Nhưng ngày tháng qua đi vẫn chưa thực hiện được vì kinh tế khó khăn. Thế nhưng gần đây, nạn cá chết hàng loạt khiến ngư dân rơi vào tình cảnh bế tắc. Cuộc sống của người dân liên quan đến biển dã cực kỳ khó khăn. Họ rời quê hương đi làm thuê ở các tỉnh phía Nam. Rồi năm học mới đến gần mà lượng học sinh đứng trước nguy cơ thôi học rất lớn, tỷ lệ thất học sẽ cao lên. Trước tình hình này khiến tôi không thể chờ lâu hơn được nữa nên huy động vốn từ bạn bè, người thân để đầu mở xưởng làm đầu lân. Mấu chốt là đầu ra sản phẩm. Tôi ra các tỉnh phía Bắc thuyết phục các doanh nghiệp ký đơn đặt hàng. Đáng mừng là dù họ chưa biết, chưa kinh doanh sản phẩm của tôi, nhưng khi đề cập đến vấn đề tạo sinh kế “cứu” ngư dân Quảng Trị thì họ đồng ý ngay. Sau vài loạt sản phẩm xuất ra thị trường được đánh giá cao, đơn đặt hàng càng nhiều khiến tôi phải từ chối một số đơn vị để giữ thương hiệu sản phẩm. Mới rồi tôi vừa ký hợp đồng nhận làm hơn 40 nghìn đầu lân các loại”. 

          Lê Quang Hiếu luôn tiên phong thực hiện mẫu các công đoạn làm đầu lân. Hiếu giải thích: “Để làm một đầu lân, trước hết phải chuẩn bị một số nguyên vật liệu như: mây, khung tre, dây buộc, dao, kềm và lên khung sương cho lân. Đây là công đoạn rất quan trọng quyết định hình dáng của đầu lân. Sau khi khung sườn của đầu lân đã được hình thành, kế tiếp làm thêm các phần còn lại của đầu lân như mắt, hàm, má, sừng. Hoàn thành khung sườn con lân, bắt đầu công đoạn dán giấy cho đầu lân. Tuỳ thuộc vào độ bền mà quyết định dán giấy hay vải trước. Nếu dán vải thì đầu lân rất bền chắc nhưng lại rất khó tái sử dụng lại sườn lân khi đầu lân đã cũ. Cuối cùng vẽ hoa văn, dán lông vào cho đầu lân. Một bí quyết của người xưa truyền lại, tre, mây nếu được ngâm trong bùn thì độ bền rất cao, chịu nhiệt tốt, cất giữ không bị mối mọt”. 

        “Thế là Hiếu trở thành ông chủ cơ sở đầu lân rồi còn gì ?”, nghe chúng tôi nói, giọng Hiếu bỗng chùng xuống: “Mấy đêm nay, tôi vẫn không ngủ được trước thực trạng rất nhiều ngư dân khó khăn do thất nghiệp. Mỗi khi buộc phải từ chối đơn đặt hàng mà lòng đau như cắt anh ạ. Đầu ra sản phẩm không hạn chế. Nếu mình có điều kiện kinh tế, mở rộng công xưởng, thu mua thêm nguyên vật liệu, đầu tư ứng trước cho bà con, thì sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người khác. Ngư dân yên tâm bám trụ trên quê hương để quay lại với ngư trường quen thuộc”. 

          Ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Tùng cho biết: “Bây giờ có người tạo sinh kế cho ngư dân như Lê Quang Hiếu là rất quý. Chúng tôi thường động viên Hiếu vượt qua khó khăn ban đầu, mở rộng quy mô sản xuất để tạo thêm việc làm cho nhiều ngư dân. Rồi đây UBND thị trấn sẽ đề nghị cấp trên vận dụng nguồn vốn ưu đãi để cơ sở làm đầu lân của Hiếu phát triển sản xuất”. 

            Chúng tôi cũng cho Hiếu biết, UBND tỉnh hết sức quan tâm việc tạo sinh kế cho người dân vùng ven biển. Các đồng chí lãnh đạo cam kết tạo mọi điều kiện tốt nhất để người dân vùng ven biển có thu nhập ổn định cuộc sống. Đặc biệt vinh danh những cá nhân, tổ chức đóng góp lớn trong công tác này. Hiếu có nhiều đóng góp và hoài bão lớn như thế, chắc chắn sẽ được UBND tỉnh quan tâm tạo mọi điều kiện để thêm nhiều ngư dân hưởng lợi. 

           Gia đình Lê Quang Hiếu gồm 5 anh chị em, trong đó 3 người có bằng thạc sĩ. Hiếu có bằng cử nhân ngành quản lý dự án, thuộc Đại học Quy Nhơn, tiếp tục lấy bằng thạc sĩ Luật. Hiếu cho biết: “ Tôi từng làm việc ở Đài Truyền hình Bình Dương. Sau đó được mời làm trưởng phòng nhân sự Công ty may Bình Dương, rồi làm chuyên viên tư pháp quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Tuy đã vào biên chế nhà nước, nhưng tôi từ bỏ tất cả để về lại quê hương cùng bà con ngư dân vượt qua khó khăn này”. 

           Định hướng của chàng thạc sĩ này là đào tạo, chuyển đổi ngư dân thành thợ thủ công để từng bước hình thành nghề làm đầu lân trên vùng cát trắng, tạo thêm sinh kế cho ngư dân vùng biển. Nhiều ngư dân nói: “ Biết đâu được mấy năm sau, quê chúng tôi xuất hiện làng nghề làm đầu lân nổi tiếng ấy chứ”.
           Câu nói giọng biển dã nghe chắc nịch.

Tác giả bài viết: Bài, ảnh: MINH TUẤN

Nguồn tin: baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập131
  • Hôm nay27,307
  • Tháng hiện tại179,301
  • Tổng lượt truy cập8,379,598
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây