Hải Lăng đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật - 26/11/2023 02:13
Là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, những năm qua, Hải Lăng triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) với nhiều cách làm hay, hiệu quả, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy KT-XH của huyện phát triển bền vững.
Đưa cơ giới hóa vào thu hoạch lúa ở Hải Lăng
Đưa cơ giới hóa vào thu hoạch lúa ở Hải Lăng

       Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn liên quan của các cấp, các ngành, Huyện ủy, UBND huyện Hải Lăng đã chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt cho cán bộ, đảng viên và hội viên các đoàn thể từ huyện đến cơ sở thông qua các buổi học nghị quyết, sinh hoạt chi bộ nông thôn, hội nghị tổng kết sản xuất nông nghiệp hằng năm, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong việc xây dựng, phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương. Đồng thời, ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất theo hướng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học tạo sản phẩm an toàn theo hướng hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Trong đó, lưu ý phát triển sản xuất phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên, cân bằng sinh thái, mang tính bền vững. Bám sát chủ đề của Huyện ủy “Trách nhiệm, kỷ cương, huy động nguồn lực về đích NTM”, UBND huyện tập trung chỉ đạo quyết liệt triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp đề ra; ban hành chương trình công tác trọng tâm với 28 nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện, phấn đấu hoàn thành 15/15 xã đạt chuẩn NTM và 9/9 tiêu chí huyện NTM trong năm 2023.
         Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết 19-NQ/ TW, huyện bám sát lợi thế địa phương và nhu cầu thị trường để chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng phù hợp thích ứng với BĐKH, hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh như: cam K4, ném, mướp đắng vùng cát tại Hải Dương, Hải Ba, Hải Định; sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại các đơn vị có điều kiện như: Long Hưng, Kim Long, Lương Điền, Văn Quỹ... Đẩy mạnh áp dụng công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến, giảm sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học; khuyến khích sử dụng phân bón, thuốc BVTV hữu cơ; sử dụng máy cấy, máy bay không người lái phun thuốc BVTV. Nhờ vậy, tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm của huyện được 17.190,5 ha. Trong đó, diện tích gieo cấy lúa cả năm 13.652 ha, đạt 101,5% kế hoạch; tổng sản lượng lương thực có hạt 89.745,6 tấn, đạt 106,8%; tỉ lệ diện tích lúa chất lượng cao đạt 63,7% tổng diện tích gieo cấy (kế hoạch trên 60%); xây dựng cánh đồng lớn thực hiện đến nay được 1.577,6 ha. Huyện cũng đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa với doanh nghiệp, năm 2023 đã thực hiện liên kết tiêu thụ lúa 300,6 ha. Năm 2023, sản xuất lúa hữu cơ 58,8 ha và theo hướng hữu cơ 94,6 ha.
        Huyện chú trọng phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo hướng hữu cơ; hỗ trợ chăn nuôi trang trại, gia trại thân thiện với môi trường. Kiên quyết di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư tập trung. Phát triển các giống đặc sản, chăn nuôi hữu cơ tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, lợi thế cạnh tranh. Bố trí quỹ đất phù hợp cho phát triển chăn nuôi. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 5.887,61 tấn, đạt 76% kế hoạch; đàn bò 3.971 con, đạt 83,7% kế hoạch, trong đó đàn bò lai 3.191 con, đạt 83,1% tổng đàn. Sản phẩm chăn nuôi trang trại, công nghệ cao đạt 67%. Huyện tích cực chỉ đạo nuôi cá thâm canh, bán thâm canh; phát triển nuôi cá lồng ở các sông và ở một số hồ đập chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Diện tích đã thả nuôi trong năm 2023 là 470 ha, tăng 10 ha so với cùng kỳ năm trước, ổn định số lượng 160 lồng cá các loại, trong đó có 61 lồng cá chình. Sản lượng nuôi cá nước ngọt đến nay ước đạt 709 tấn, tăng 429 tấn so với cùng kỳ năm trước.
       Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn tiếp tục phát triển, hiện có 10 mô hình đưa vào nuôi, diện tích 9,3 ha... Hoạt động đánh bắt, khai thác hải sản cơ bản được ổn định, hầu hết ngư dân đã đầu sửa chữa, nâng cấp, làm mới ghe thuyền và ngư lưới cụ để khai thác. Đến nay, tổng số tàu thuyền là 689 chiếc, tăng 81 chiếc so cùng kỳ năm trước, tổng công suất 9.534 CV, tăng 1.134 CV so cùng kỳ năm trước. Sản lượng khai thác ước tính đạt 4.297,2 tấn, tăng 238,91 tấn; trong đó hải sản có giá trị xuất khẩu 1. 202,9 tấn, tăng 55 tấn so cùng kỳ năm trước. Huyện quan tâm chỉ đạo tập trung trồng lại rừng kịp thời sau khai thác. Tuyên truyền, vận động người dân tham gia trồng rừng gỗ lớn, trồng rừng nguyên liệu chất lượng cao; diện tích rừng gỗ lớn FSC ổn định 432,7 ha. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được tăng cường chỉ đạo. Chất lượng hoạt động của HTX ngày càng nâng lên, tổng doanh thu các dịch vụ năm 2022 của các HTX là 100,4 tỉ đồng, lãi 9 tỉ đồng. Tập trung chỉ đạo thực hiện công tác “Chỉnh trang nông thôn”, “Ngày nông thôn mới”, “Ngày Thứ 7 tình nguyện” vì NTM và xây dựng tuyến đường kiểu mẫu. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thực hiện tốt. Huyện tập trung chỉ đạo rà soát, đánh giá toàn diện Bộ tiêu chí huyện NTM, xã NTM, xã NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025. Chỉ đạo xã Hải Chánh, Hải Khê tổ chức phát động và đẩy mạnh xây dựng xã đạt chuẩn NTM.
      Thời gian tới, huyện Hải Lăng tập trung chỉ đạo cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tạo bước đột phá trong nông nghiệp, gắn nông nghiệp với phát triển thương mại dịch vụ, du lịch và chủ động ứng phó với BĐKH. Thực hiện nhiều giải pháp từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao, theo hướng hàng hóa hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường, cảnh quan, không gian nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, thôn NTM kiểu mẫu, vườn mẫu NTM.

Nguồn tin: Tin và ảnh Ngọc Trang báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay14,696
  • Tháng hiện tại67,863
  • Tổng lượt truy cập8,477,505
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây