Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành

Thứ hai - 18/04/2016 22:22

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì cuộc làm việc

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì cuộc làm việc
Sáng 13/4, Đoàn giám sát của UBTV Quốc hội đã có cuộc làm việc với Chính phủ và các bộ, ngành về thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2015 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Cả nước mới có 23 huyện đạt chuẩn
NTM Nông thôn mới đã hiện hữu
      Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM, cho biết, sau 5 năm triển khai thực hiện, chương trình đã làm thay đổi nhận thức của đa số người dân, lôi cuốn người dân tham gia xây dựng NTM.
      Từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước đã chuyển sang chủ động, tự tin tham gia tích cực vào xây dựng NTM. Xây dựng NTM đã trở thành phong trào sôi động khắp cả nước.
     Đội ngũ cán bộ vận hành chương trình, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở, đã có tiến bộ rõ rệt, nhận thức đầy đủ hơn và chỉ đạo chương trình có hiệu quả hơn, nhất là trong việc xây dựng dự án, vận động quần chúng và tổ chức, thực hiện dự án.
    “Nhiều địa phương đã cụ thể hóa các chính sách của Trung ương, chủ động ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương. Hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn. Điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần của số lượng lớn dân cư nông thôn được nâng cao rõ rệt”, Bộ trưởng cho hay.
     SX nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, góp phần tích cực nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn. Vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở nhiều nơi được phát huy, dân chủ ở nông thôn được nâng lên về chất.
    Tính đến hết tháng 3/2016, cả nước có 1.761 xã (19,7%) được công nhận đạt chuẩn NTM; số tiêu chí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí (tăng 8,2 tiêu chí so với 2010); số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí, nay đã đạt được 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã.
Ở cấp huyện, đến tháng 4/2016, cả nước đã có 23 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM là: Huyện Xuân Lộc, Thống Nhất, TX Long Khánh, Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè (TP.HCM), Hòa Vang (Đà Nẵng), Đông Triều, Cô Tô (Quảng Ninh), Hải Hậu (Nam Định), Đơn Dương (Lâm Đồng), Đan Phượng (Hà Nội), thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang), Yên Lạc (Vĩnh Phúc), Lâm Thao (Phú Thọ), Hưng Hà (Thái Bình), TX Thái Hòa (Nghệ An), Phú Ninh, Điện Bàn (Quảng Nam), Phong Điền (Cần Thơ), Yên Định (Thanh Hóa).
    Mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đã đạt 24,4 triệu đồng/năm, tức tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010.
   Về tái cơ cấu ngành, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, 5 năm qua, nông nghiệp đã duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực.
  “Trong giai đoạn 2013 - 2015, mặc dù gặp nhiều thiên tai và biến động bất lợi của thị trường, song tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp vẫn đạt 2,83%, giá trị SX tăng 3,41%. Tổng kim ngạch XK tăng mạnh, đạt hơn 88 tỷ USD (gần 29,5 tỷ USD/năm). Tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị SX của ngành đã tăng từ 64% năm 2013 lên 68% năm 2015. Những kết quả trên đã góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân”, Bộ trưởng nói. Ngoài ra, theo Bộ trưởng, Thủ tướng và Bộ NN-PTNT đã phê duyệt và chỉ đạo thực hiện 30 quy hoạch, làm căn cứ để đầu tư phát triển các nông sản chủ lực, lợi thế. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức SX, dịch vụ, phát triển hàng nghìn mô hình hợp tác, liên kết SX với hơn 600 nghìn ha lúa được SX theo các mô hình này.
Nhiều bài học quý
     Từ thực tế chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình trong 5 năm qua, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, nhiều bài học kinh nghiệm quý đã được rút ra, như: Xây dựng nông thôn thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do đó, phải gắn xây dựng NTM với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương.
    “Phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu. Làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định thành công trong xây dựng NTM”, Bộ trưởng khẳng định.
     Ngoài ra, theo Bộ trưởng, phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể.
    Có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông qua lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách. Có phương thức huy động các nguồn lực phù hợp. Phải có hệ thống chỉ đạo, đồng bộ, hiệu quả; có bộ máy giúp việc đủ năng lực, chuyên nghiệp, sát thực tế sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho công tác chỉ đạo có hiệu quả.
    Lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước và các nguồn lực đa dạng; việc huy động, đóng góp của người dân phải được thực hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ, không gượng ép quá sức dân

Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay2,739
  • Tháng hiện tại209,115
  • Tổng lượt truy cập8,409,412
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây