Phát huy hiệu quả trong công tác phụ trách, đỡ đầu xây dựng nông thôn mới và phân công đỡ đầu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Thứ tư - 29/06/2022 20:52
Ngày 14/7/2020 của UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1841/QĐ-UBND về việc phân công địa bàn phụ trách, đỡ đầu xây dựng nông thôn mới; Trong thời gian qua, các Sở, ban, ngành đã ban hành kế hoạch thực hiện của đơn vị, đã chủ động tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án, hướng dẫn, hỗ trợ cho các địa phương với nhiều phần việc thiết thực, góp phần xây dựng dựng nông thôn mới (NTM).
Ảnh: Công An tỉnh hỗ trợ xây dựng nhà ở tại xã Hướng Linh
Ảnh: Công An tỉnh hỗ trợ xây dựng nhà ở tại xã Hướng Linh
Trên cơ sở đó, các Sở, ban ngành đoàn thể đã ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện và triển khai các phần việc hỗ trợ, đỡ đầu các xã xây dựng nông thôn mới như:tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể và mỗi người dân; đặc biệt là tuyên truyền cho mỗi người dân khu vực nông thôn nhận thức rõ vai trò chủ thể, hiểu được lợi ích và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, để Nhân dân hiểu rằng “Xây dựng nông thôn mới trước hết phải bằng nội lực của chính mình”. Song song với đó, các sở, ban ngành đã hướng dẫn, hỗ trợ các xã hoàn thiện các tiêu chí thuộc lĩnh vực quản lý giúp các xã đạt chuẩn, đồng thời nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt để đảm bảo tính bền vững. Năm 2021, có 06 xã về đích nông thôn mới nâng số xã đạt chuẩn lên 63/101 xã.

Các đơn vị đã tích cực, chủ động triển khai trong công tác tham mưu và trực tiếp thực hiện hỗ trợ theo chức năng, nhiệm vụ được giao; hướng dẫn, huy động lồng ghép các nguồn lực, phối hợp thường xuyên và kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc liên quan đến lĩnh vực phụ trách đối với các xã được phân công đỡ đầu, phụ trách. Qua công tác đỡ đầu, nhiều hoạt động thiết thực,cách làm, mô hình hỗ trợ của các sở, ban, ngành cho các địa phương trong xây dựng NTM; đơn cử một số đơn vị đã thực hiện tốt công tác đầu như sau:

Ủy ban MTTQVN tỉnh đã hỗ trợ 05 nhà đại đoàn kết trị giá 260 triệu đồng, 20 xe đạp cho học sinh vượt khó trị giá 20 triệu đồng;    Ngân hàng Nhà nước đã tặng 300 ghế nhựa, 200 chăn ấm mùa đông; 02 thư viện sách với 540 đầu sách cho 2 điểm trường Khe Ngài và Chân Rò thuộc trưởng Tiểu học số 01 Đakrông.   Công an tỉnh đã xây dựng hoàn thành 06 nhà ở tổng trị giá 500 triệu đồng tặng cho các hộ gia đình đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã Hướng Linh; triển khai thi công 500m đường giao thông kèm hệ thống bồn hoa, cây cảnh trị giá 500 triệu đồng tại thôn Hoong Mới thuộc xã Hướng Linh; hỗ trợ xây dựng công trình sân chơi cho trẻ em, 02 sân cầu lông ngoài trời, 100 đầu sách truyện và 200 bộ quần áo trị giá 600 triệu đồng.

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã Tổ chức xây tặng 01 ngôi nhà “thắm tình quân dân” cho gia đình học sinh ngèo vượt khó trị giá 70 triệu đồng; tặng 02 mô hình “ Sân chơi cho em và vườn rau sạch”; sơn sữa, làm mới mô hình sinh hoạt, học tập, vui chơi cho trường mầm non xã; tu sữa bồn hoa cho UBND xã Avao (với tổng kinh phí 15 triệu đồng).Đã huy động được hơn 8.500 lượt ngày công của bộ đội thường trực và dân quân tự vệ chung tay xây dựng nông thôn mới, nạo vét được 15 km kênh mương, phát quang, làm nền đường giao thông nông thôn với chiều dài khoảng 13km.
          
Ban Dân tộc tỉnh đã được đầu tư 01 công trình đường giao thông tại thôn Tân Linh, xã Hướng Tân với trị giá 1 tỷ đồng thuộc nguồn vốn viện trợ của Chính phủ AiLen.
          
Hội phụ nữ tỉnh hỗ trợ xây dựng mô hình “làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em”, hỗ trợ mô hình sinh kế như chăn nuôi dê, chăn nuôi bò.. tại xã Lìa (Hướng Hóa), Vĩnh Thủy, Vĩnh Chấp (Vĩnh Linh), Cam Thủy (Cam Lộ); phối hợp với Tổ chức Cây Hòa Bình hỗ trợ xây dựng 01 cái giếng khoan cộng đồng cho xã Lìa; hỗ trợ thành lập mô hình xử lý rác thải cho xã Vĩnh Thủy, hỗ trợ thành lập mô hình xử lý rác thải cho xã Vĩnh Thủy.
hoi phu nu tinh phoi hop voi to chuc cay hoa binh ho tro xay dung 01 cai gieng khoan cong dong cho xa lia
Ảnh: Hội phụ nữ tỉnh phối hợp với Tổ chức Cây Hòa Bình hỗ trợ xây dựng 01 cái giếng khoan cộng đồng cho xã Lìa
          
Sở Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ xây dựng mô hình phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình bằng chế phẩm sinh học cho 150 hộ trên địa bàn xã Hải Thái, xây dựng Nhiệm vụ dự án Xây dựng lò đốt chất thải rắn sinh hoạt khu vực Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn và vùng lân cận;  hỗ trợ xử lý ô nhiễm làng nghề chế biến hải sản ở xã Gio Việt, xây dựng kế hoạch hỗ trợ trồng cây xanh và cơ sở vật chất cho Khu trung tâm văn hóa xã Gio Việt .

Hội nông dân tỉnh hỗ trợ 10 hộ hội viên nông dân xã Triệu Độ cho vay 300 triệu đồng dự án chăn nuôi bò lai sinh sản bảo vệ môi trường;Hỗ trợ 16 nhà vệ sinh tự hoại đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn cho hội viên nông dân xã Hướng Lộc (Hướng Hoá) trị giá 100 triệu đồng; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT từ chương trình “1 tỷ cây xanh” đã phân bổ 200 cây giống sao đen cho hai đơn vị đỡ đầu và giao cho Hội Nông dân 2 xã Hướng Lộc, xã Triệu Độ chịu trách nhiệm chăm sóc, trồng trên các tuyến đường do nông dân tự quản với mục đích lâu dài, không khai thác.
          
Sở Nông nghiệp và PTNT đã hỗ trợ máy móc, thiết bị cho các HTX nông nghiệp để xây dựng sản phẩm và hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP , năm 2021 có 01 sản phẩm đạt 04 sao (trà đậu đen xanh lòng xã Triệu Nguyên); tổ chức kiểm tra về tình hình triển khai xây dựng nông thôn mới tại xã Ba Lòng, tháo gỡ những khó khăn cho xã trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình;  hướng dẫn, chỉ đạo việc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu cho các xã Triệu Nguyên, Kim Thạch và Tân Hợp; hỗ trợ, hướng dẫn hoàn thành tiêu chí thuỷ lợi, đào tạo nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai; thường xuyên phối hợp tổ chức tuần tra, kiểm tra tình hình phá rừng, lấn chiếm rừng trái phép; tăng cường tuyên truyền công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng với nhiều hình thức như họp thôn 6 đợt, tuyên truyền lưu động và qua loa phát thanh trên 150 lượt...Phối hợp các địa phương tổ chức tập huấn 08 lớp (02 lớp  an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và 06 lớp sản xuất, kinh doanh, chế biến nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP); xây dựng, lắp đặt pa nô tuyên truyền 03 cái (01 BTTV, 02 an toàn thực phẩm) và 04 băng rôn áp phích tuyên truyền chăn nuôi, phát hành 1.000 tờ rơi ATTP, tuyên truyền trên loa phát thanh 10 lượt/xã về sản xuất, chế biến, lựa chọn thực phẩm an toàn); hỗ trợ xây dựng mô hình: chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng an toàn sinh học quy mô 600 con cho xã Ba Lòng; đã cấp cho xã Ba Lòng 1.500 cây giống Giáng hương, Gỏ đỏ từ kế hoạch “Chương trình một tỷ cây xanh” và hướng dẫn cho người dân về kỹ thuật trồng cây Lâm nghiệp (tổ chức 01 lớp tập huấn trồng rừng gỗ lớn cho 30 hộ).
so nn
Ảnh: Sở Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ lắp đặt pa nô tuyên truyềntại xã Ba Lòng
         
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnhtổ chức triển khai xây dựng hạ tầng, cảnh quan và bảo vệ môi trường như: tham gia làm mới, tu sửa, phát quang 10km đường giao thông nông thôn; khai thông 01 km hệ thống kênh mương nội đồng; xây dựng 05 công trình “sân chơi cho em”; triển khai hiệu quả đề án công trình thanh niên “Ánh sáng đường quê”, “ánh sáng vùng biên”, “ánh sáng đô thị”; đăng ký xây dựng 04 “Con đường thanh niên xây dựng nông thôn mới kiểm mẫu”; trồng mới 5.000 cây.
          
Hội Cựu chiến binh tỉnh tập trung làm tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ nắm vững các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; đề xuất cho các hội viên nghèo, cận nghèo được vay tối đa vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, xây dựng công trình nước sạch. Phối hợp tổ chức ra mắt các mô hình điểm trong thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới mà Hội CCB có thế mạnh, như “Đoạn đường tự quản”, “Câu lạc bộ vệ sinh nước sạch, an toàn thực phẩm”, mô hình, tổ hợp tác sản xuất tập trung… từ đó nhân rộng ra toàn xã.

Hiệu quả của việc đỡ đầu trong xây dựng nông thôn mới là rất tích cực, đặc biệt là các địa phương còn khó khăn, tuy vậy qua đánh giá, các phần việc chỉ mới dừng lại hỗ trợ, hướng dẫn, tư vấn… chưa huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ trực tiếp trong xây dựng nông thôn mới; các xã thuộc địa bàn miền núi khó khăn, đời sống không ổn định, thường xuyên xảy ra thiên tai nên dễ bị giảm tiêu chí; các mô hình triển khai ở miền núi, điều kiện kinh tế của các hộ dân còn thấp nên việc đối ứng thực hiện các mô hình phát triển sản xuất còn khó thực hiện; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí khó đạt trong cả giai đoạn; nguồn lực đầu tư cho các xã chưa đáp ứng nhu cầu, nguồn huy động phải dựa vào nguồn xã hội hoá, huy động từ nhân dân và các tổ chức nên việc hỗ trợ cơ sở vật chất, hạ tầng nông thôn quy mô còn nhỏ, hiệu quả chưa cao. Do đó, việc đỡ đầu cũng chưa thực sự hiệu quả, do phân công một đơn vị đỡ đầu 02 xã miền núi và theo dõi 02 xã khu vực đồng bằng nên rất khó tập trung nguồn lực và chỉ đạo. 

Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 04/11/2021 của Tỉnh ủy về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 09 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; không còn xã đạt dưới 13 tiêu chí; có ít nhất 40% số thôn thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó ưu tiên công tác chỉ đạo điểm, đỡ đầu các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhằm nâng dần mức sống, điều kiện thụ hưởng, dịch vụ xã hội của người dân, khép dần khoảng cách chênh lệch vùng miền của tỉnh.

Theo đó, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1625/QĐ-UBND ngày 22/6/2022 về việc phân công đỡ đầu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022-2025, phân công 34 đơn vị là các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị Trung ương, doanh nghiệp đóng trên địa bàn đỡđầu tập trung vào các xã miền núi khó khăn và bãi ngangtrong đó:Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các thành viên Ban chỉ đạo Các Chương trình MTQG tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với các xã khó khăn được phân công đỡ đầu; huy động có hiệu quả các nguồn lực để hỗ trợcác thôn/bản và xã được đỡ đầu để hoàn thànhmục tiêu thôn/xã đạt chuẩn nông thôn mới theo lộ trình của tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các Sở ban ngành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện của địa phương.Các Doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh đồng hành, chung sức, huy động các nguồn lực để hỗ trợ các địa phương trong phong trào cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới.

Hy vọng rằng, với kết quả tích cực trong công tác phụ trách, đỡ đầu giai đoạn  trước và việc phân công đỡ đầu giai đoạn mới sẽ phát huy hiệu quả, giúp các xã miền núi, khó khăn, bãi ngang sớm về đích nông thôn mới./.

Nguồn tin: Bích Đào, Chi cục Phát triển nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay2,308
  • Tháng hiện tại37,010
  • Tổng lượt truy cập9,586,595
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây