Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Gio Sơn

Chủ nhật - 03/07/2016 16:10
Mặc dù không phải là xã điểm chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011- 2015 của huyện, tỉnh, nhưng xã Gio Sơn là đơn vị đầu tiên của huyện Gio Linh (Quảng Trị) hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM và được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2015. Với cách làm sáng tạo, hiệu quả trong xây dựng NTM, Gio Sơn được nhiều dịa phương khác đến tham quan, học tập kinh nghiệm.
Thu hoạch tiêu ở miền tây Gio Linh
Thu hoạch tiêu ở miền tây Gio Linh
Ngay sau khi phát động xây dựng NTM, cán bộ và nhân dân Gio Sơn đã tích cực tham gia phong trào tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất, đóng góp tiền, ngày công lao động để từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn. Xã đã huy động hơn 30 tỷ đồng từ nhiều kênh khác nhau để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang nông thôn. Đến nay đã hoàn thành 100% đường bê tông nông thôn. Ngoài ra, kiên cố hóa thêm nhiều tuyến kênh mương cùng các công trình quan trọng khác. 

Trong xây dựng NTM ở nhiều nơi, tiêu chí thu nhập và môi trường khó thực hiện đạt chuẩn. Ông Đỗ An Chung, Chủ tịch UBND xã Gio Sơn cho biết: “Để đạt được tiêu chí thu nhập trong xây dựng NTM, xã vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kết hợp với huyện triển khai hỗ trợ các giống rau màu, cây ăn trái, nhằm phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, mở các lớp tập huấn, lớp ngắn hạn đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng lao động, cải thiện thu nhập. Nếu năm 2011 tổng thu nhập toàn xã 36,2 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 11,9 triệu đồng, thì năm 2015 tổng thu nhập toàn xã là trên 50 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 24,2 triệu đồng. Tỷ tệ hộ nghèo giảm hàng năm từ 2 - 2,5%”. 

Đặc biệt tiêu chí môi trường được chú trọng thực hiện, luôn đảm bảo 100% hộ dân sử dụng nước sạch. Các thôn đã xây dựng được các hố thu gom rác tập trung. Chi hội phụ nữ các thôn đã thành lập tổ hợp tác dịch vụ thu gom rác và hoạt động hiệu quả. Hàng tuần tổ chức thu gom rác, mỗi năm thu được gần 100 triệu đồng, đến nay số quỹ của các tổ có trên 300 triệu đồng. Các hộ gia đình luôn có bao chứa rác, bỏ đúng nơi quy định để đội vệ sinh mang đi xử lý tập trung. Nước thải và phân trong chăn nuôi được xử lý bằng cách xây hầm biogas, phân được ủ trước khi sử dụng, không thải trực tiếp nước, phân và chất thải ra môi trường. Trong sản xuất nông nghiệp đã hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thu vỏ chai, lọ, vỏ bao đựng đến nơi quy định để xử lý. Ban nông nghiệp xã luôn khuyến khích người dân tăng cường sử dụng phân xanh, phân hữu cơ tại chỗ kết hợp với phân hoá học, không dùng phân tươi bón trực tiếp cho rau xanh, hoa màu để phát tán ra môi trường. 

Ông Đỗ An Chung cho biết thêm: “Qua 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM ở Gio Sơn bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực và tạo được sự tin tưởng phấn khởi trong nhân dân. Qua đó chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM... để cả hệ thống chính trị ở cơ sở và người dân hiểu rõ. Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể và toàn thể nhân dân trên dưới đoàn kết một lòng, cùng chung tay, chung sức thì sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quá trình tổ chức thực hiện. Phải đặt ra mục tiêu cụ thể, phát huy sức mạnh tổng hợp để huy động nguồn lực như sức dân, vốn HTX, từ đất đai, tài nguyên, con em xa quê. Lồng ghép các dự án, các nguồn vốn khác để xây dựng NTM. Xây dựng NTM là một nhiệm vụ lâu dài, trên tất cả mọi lĩnh vực và chưa có tiền lệ nên phải lựa chọn nhiệm vụ nào, công việc nào dễ thì triển khai thực hiện làm trước, khó thì tìm cách tháo gỡ làm dần qua các năm. Những nhiệm vụ không cần kinh phí mà vẫn có thể thực hiện được, thì vận động toàn dân tích cực tham gia trên cơ sở phát huy nguồn lực và lợi thế của địa phương với phương châm mọi nhà, mọi người chung tay xây dựng NTM”. 

Hôm nay, bộ mặt nông thôn xã Gio Sơn đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, phấn đấu để “cán đích” NTM đúng lộ trình đã khó, để duy trì xã đạt chuẩn NTM lại càng khó hơn. Bởi một số tiêu chí sẽ bị biến động như: thu nhập, hộ nghèo, môi trường, văn hóa, an ninh trật tự xã hội. Thế nên cán bộ và nhân dân Gio Sơn tiếp tục phấn đấu nâng cao tiêu chí đạt được. Trong đó, tiêu chí nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người được cấp ủy, chính quyền xã đặc biệt quan tâm. Xã phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt mức 35 triệu đồng/người/năm. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã nhằm tạo điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội, tăng mức độ hưởng thụ trực tiếp cho cư dân nông thôn. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nâng cao chất lượng hệ thống tổ chức chính trị xã hội và năng lực cán bộ, công chức xã. Giữ vững an ninh, trật tự 

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập132
  • Hôm nay1,068
  • Tháng hiện tại31,617
  • Tổng lượt truy cập9,581,202
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây