Hội nông dân Quảng Trị với nhiều hoạt động thiết thực trong phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 28/11/2023 08:19
Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 04/11/2021 của Tỉnh ủy Quảng Trị về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 1872/QĐ-UBND ngày 15/7/2022 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 119/KH-MTTQ-BTT ngày 19/10/2022 của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về tổ chức phát động phong trào “Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội đã vận động nông dân tích cực tham gia thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (NTM); vận động, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên, nông dân tích cực tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM và công tác đỡ đầu đối với xã khó khăn trong xây dựng NTM.
Mô hình thu gom bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng do Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ tại xã Gio Quang, huyện Gio Linh
Mô hình thu gom bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng do Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ tại xã Gio Quang, huyện Gio Linh
            Hội nông dân tỉnh đã chỉ đạo mỗi cấp Hội có những chương trình, việc làm cụ thể, thiết thực, gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư", phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc", hàng năm các cơ sở Hội lựa chọn, đăng ký thực hiện một số việc trọng tâm như: chỉnh trang nông thôn mới, vệ sinh môi trường. Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả được nhân rộng mang lại thu nhập, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân; nông dân tích cực góp công, góp kinh phí hiến đất, đóng góp tiền, ngày công lao động để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Phát động ra quân tình nguyện “Ngày thứ 7 vì nông thôn mới”, Hội Nông dân phụ trách công trình “Con đường tự quản”; xây dựng “con đường kiểu mẫu”, xây dựng vườn mẫu”, “đường hoa nông dân” ,“đoạn đường nông dân tự quản”, “tuyến đường, góc phố nông dân tự chăm”, “thu gom bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng”. vận động cán bộ, hội viên, nông dân hiến đất, góp công, tài sản tham gia xây dựng NTM, nhận các công trình nạo vét kênh mương, san lấp đường nội đồng để bổ sung quỹ hoạt động. Trong năm 2023, các cấp Hội đã vận động hội viên nông dân tự nguyện hiến 56.235 m2 đất, góp 12.523 triệu đồng, 21.570 ngày công làm mới, sửa chữa 9.650km đường giao thông nông thôn. Năm 2023, từ nguồn Ngân sách Chương trình MTQG xây dựng NTM là 150 triệu, Hội đã triển khai tổ chức hoàn thành 10 lớp tập huấn về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đảm bảo theo nội dung, kế hoạch phê duyệt cho 600 cán bộ, hội viên nông dân  tại 7 đơn vị Hội Nông dân các huyện trong toàn tỉnh.
             Chỉ đạo các cấp Hội đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; tổng số hộ nông dân đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp bình quân hàng năm của giai đoạn 2021 - 2023 đạt 26.926 hộ/năm. Chất lượng hộ sản xuất, kinh doanh giỏi được nâng lên và bền vững hơn. Tổ chức ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất, kinh donah giỏi” tỉnh Quảng Trị gồm 50 thành viên, tạo môi trường, diễn đàn cho các thành viên giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, liên kết cùng nhau hợp tác phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh 
             Thực hiện Nghị quyết số 10- NQ/HNDTW của BCH Trung ương Hội NDVN về Hội NDVN tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2020- 2025; các cấp Hội trực tiếp tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thành lập mới 04 Hợp tác xã có 42 người; 18 tổ hợp tác với 203 người tham gia, phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác, qua đó đã hỗ trợ phát triển kinh tế thành viên thông qua việc cung ứng giống, vật tư đầu vào, hỗ trợ tiêu thụ, giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và mở rộng quy mô hoạt động của kinh tế thành viên, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và ổn định đời sống cho nông dân.
           Các cấp Hội đã tổ chức vận động, hướng dẫn cán bộ, hội viên nông dân tham gia cải tạo cảnh quan, bảo vệ tài nguyên, môi trường nông thôn, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, duy trì 148 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu; tổ chức các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa, tích cực vận động nông dân xây dựng gia đình văn hóa; tham gia xây dựng thôn, ấp, bản, làng văn hóa; thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần người dân nông thôn. Chỉ đạo các cấp Hội tích cực tuyên truyền, vận động nông dân xây dựng gia đình văn hóa; tham gia xây dựng thôn NTM, làng văn hóa; thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội, bảo vệ môi trường nông thôn, phòng, chống các tệ nạn xã hội. Hướng dẫn tổ chức đăng ký và xét danh hiệu gia đình văn hóa, kết quả năm 2023 có 80.881 hộ hội viên đạt gia đình văn hóa; đã vận động được 84.000 hội viên tham gia BHYT.
           Thực hiện Đề án số 524/QĐ- TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021- 2025”. Các cấp Hội đã triển khai trồng hơn 5.000 cây bóng mát các tuyến đường do Hội Nông dân đảm nhận, trong đó phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT chương trình hỗ trợ các loại cây gỗ quý, trồng với mục đích lâu dài, không khai thác phân bổ 2.000 cây xanh cho 6 đơn vị là Hội Nông dân các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh, Gio Linh và Hướng Hóa.
           Tiếp tục triển khai thực hiện Thỏa thuận hợp tác về việc “Hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa giai đoạn 2021-2025” với Bưu điện tỉnh: Hiện duy trì hoạt động của 10 cửa hàng nông sản an toàn tại 9 huyện, thị thành phố nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản an toàn cho bà con nông dân, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn. 
           Hưởng ứng “Tổ chức các hoạt động Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng ngày môi trường thế giới và Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2023”; chỉ đạo các cấp Hội tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của hội viên nông dân và cộng đồng dân cư nông thôn tham gia các hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn phát sinh trong quá trình sinh hoạt và sản xuất; tiến hành các hoạt động xử lý chất thải nhựa và nilon theo quy định; vận động 80.881 hộ hội viên nông dân đăng ký cam kết “sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn”.
          Thực hiện Quyết định số 1625/QĐ-UBND ngày 22/6/2022 của UBND tỉnh về việc phân công địa bàn đỡ đầu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022 – 2025; trong đó, Hội Nông dân tỉnh được phân công đỡ đầu xã Hướng Lộc (Hướng Hóa). Năm 2023, đã chỉ đạo Hội Nông dân huyện Hướng Hóa, Hội Nông dân xã Hướng Lộc tuyên truyền vận động nông dân tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chủ động tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án, hướng dẫn, hỗ trợ cho các địa phương với nhiều phần việc thiết thực, góp phần xây dựng nông thôn mới; cụ thể Hội Nông dân xã tín chấp qua Ngân hàng Chính sách xã hội, đến nay dư nợ là 12.359 triệu đồng cho 225 hộ vay để phát triển kinh tế, cho con em đi học, hệ thống nước sạch..., Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ 100 cây giống xà cừ từ Chương trình 1 tỷ cây xanh trồng cây bóng  mát trên tuyến đường các thôn. Hội Nông dân xã phối hợp với Nhà máy tinh bột sắn huyện Hướng Hóa hỗ trợ xây dựng mô hình thử nghiệm trồng sắn với diện tích 2ha, trong đó Công ty hỗ trợ 100% phân bón, máy cày đất và tập huấn kỹ thuật; nông dân đối ứng giống sắn và công chăm sóc, dự kiến tháng 1/2024 sẽ thu hoạch. Phối hợp với Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 tại huyện Hướng hóa hỗ trợ 30 con bò giống cho 30 hộ nông dân khó khăn để phát triển kinh tế hộ gia đình. 
           Đối với công tác kiểm tra, giám sát, các cấp Hội đã xây dựng kế hoạch kiểm tra của từng năm, từng thời điểm gắn với việc thực hiện các phong trào thi đua của Hội và của địa phương. Với hình thức kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra lồng ghép, kiểm tra theo tiêu chí. Qua kiểm tra để nắm được những đề xuất, kiến nghị của các cấp Hội và hội viên  nông dân trong việc thực hiện các tiêu chí, để có giải pháp kịp thời tháo gỡ, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả theo kế hoạch mục tiêu thực hiện các tiêu chí Hội đảm nhận.
         Quá trình tổ chức triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2023 Hội nông dân tỉnh đã giúp cán bộ, hội viên nông dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện có hiệu quả cuộc vận động và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “ Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần quan trọng trong việc thực hiện sự nghiệp nông nghiệp, nông thôn, nông dân của tỉnh.

 

Nguồn tin: Trần Trọng Tuấn - Văn phòng điều phối NTM Quảng Trị:::

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập96
  • Hôm nay10,056
  • Tháng hiện tại37,785
  • Tổng lượt truy cập8,447,427
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây