Vĩnh Linh - Quảng Trị dẫn đầu toàn tỉnh về xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 16/12/2014 03:27
Những năm trở lại đây, bộ mặt nông thôn ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị thay đổi từng ngày. Nhất là vào những tháng thời tiết thuận lợi, nhiều thôn, bản trở thành những công trường lớn với những công trình bê tông hóa đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương nội đồng, dồn điền đổi thửa… nên không khí lao động của người dân nơi đây trở nên nhộn nhịp và khẩn trương hơn bao giờ hết.
Vĩnh Linh - Quảng Trị dẫn đầu toàn tỉnh về xây dựng nông thôn mới

Từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, huyện Vĩnh Linh đã xác định hướng đi rất rõ, đó là lấy phát triển kinh tế làm khâu đột phá từ đó làm nền tảng cho việc thực hiện các tiêu chí khác. Theo đó, các địa phương trên địa bàn huyện đã ưu tiên phát triển ngành, nghề, cây trồng, vật nuôi có thế mạnh nhất của địa phương, đồng thời chú trọng dồn điển đổi thửa, xóa bỏ tập quán canh tác manh mún, phát triển kinh doanh thương mại, đào tạo nghề cho người dân. Đặc biệt, huyện đã xây dựng Đề án Phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững cho các bản có tỷ lệ hộ nghèo cao, như xã Vĩnh Hà, Vĩnh Khê và Vĩnh Ô giai đoạn 2011- 2015.

Theo ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, nhiệm vụ của Đề án tập trung chủ yếu vào việc làm chuyển đổi căn bản về nhận thức của người dân và đội ngũ cán bộ trong việc sản xuất nông - lâm nghiệp bền vững, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Thông qua việc hỗ trợ nguồn lực, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, các địa phương xây dựng mô hình trình diễn giúp nhân dân trong vùng học tập và làm theo. Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm thu hút kêu gọi các nguồn lực để thực hiện mục tiêu Đề án. Đề án đưa ra các tiêu chí thực hiện rõ ràng, thời gian thực hiện và nguồn lực đầu tư cụ thể. Dự kiến đến cuối năm 2015, huyện sẽ tổng kết xem xét tiếp tục đầu tư hay kết thúc Đề án. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các mục tiêu Đề án đưa ra cơ bản thực hiện có hiệu quả, làm thay đổi diện mạo của các xã khó khăn này. Phấn đấu đến cuối năm 2014, 3 xã: Vĩnh Ô, Vĩnh Khê và Vĩnh Hà sẽ đạt 5-10 tiêu chí (trước lúc chưa thực hiện xây dựng nông thôn mới, các xã này chỉ đạt 1-2 tiêu chí).

Theo thống kê của Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đến nay toàn huyện Vĩnh Linh đã huy động hơn 400 tỷ đồng, trong đó vốn trực tiếp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới từ ngân sách các cấp gần 50 tỷ; vốn lồng ghép gần 215 tỷ đồng; vốn tín dụng hơn 32 tỷ; vốn doanh nghiệp, HTX trên 57 tỷ đồng; vốn nhân dân đóng góp (kể cả vật chất quy ra tiền) hơn 45 tỷ đồng, còn lại là vốn khác. Công tác đào tạo nghề cho người dân, nhất là lao động trẻ được cấp ủy, chính quyền và người dân quan tâm đúng mức. Nhờ đó, các địa phương đã khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, tăng khoảng 2,5 lần so với trước khi chưa thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới nên đã có khoảng 60% diện tích đồng đất đạt 50 triệu đồng/ha trở lên. Thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2013 đạt 24 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 8,5%. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới, Vĩnh Linh tăng cường công tác trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng đạt tỷ lệ che phủ 55%...

Từ những kết quả đạt được, đến nay, Vĩnh Linh đã có 4 xã đạt 17 tiêu chí trở lên; 1 xã đạt 15 tiêu chí; 9 xã đạt 10-13 tiêu chí; 2 xã đạt 5-9 tiêu chí và 3 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Các tiêu chí đạt cao như quy hoạch, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, điện, thu nhập; các tiêu chí đạt thấp như giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất về văn hóa. Phấn đấu đến cuối năm 2014, có 3 xã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới là Vĩnh Thủy, Vĩnh Kim và Vĩnh Thạch; 5 xã hoàn thành từ 15-18 tiêu chí; 8 xã hoàn thành 11-14 tiêu chí; đặc biệt 3 xã có số tiêu chí đạt thấp là Vĩnh Ô, Vĩnh Khê và Vĩnh Hà sẽ đạt 5-10 tiêu chí. Hiện huyện đang dẫn đầu toàn tỉnh Quảng Trị về xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu được công nhận huyện nông thôn mới trước năm 2020.

Nguyên nhân kết quả đạt được thì có nhiều, trong đó phải kể đến các cấp, ngành ở địa phương hưởng ứng tích cực, người dân ở nông thôn đã xác định được vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng nông thôn mới. Quá trình đầu tư và lựa chọn đầu tư phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Điều đó cho thấy, sau gần 4 năm thực hiện Chương trình này, trên địa bàn huyện không có ai thắc mắc, khiếu nại liên quan đến quá trình xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, nhu cầu vốn xây dựng của các địa phương rất lớn, trong khi đó vốn từ Trung ương phân bổ hàng năm còn quá ít; nguồn ngân sách của tỉnh, huyện phân bổ cho các xã không đáng kể, chỉ mới tập trung cho các xã điểm của tỉnh và huyện. Việc huy động từ doanh nghiệp tham gia xây dựng nông thôn mới còn khó khăn. Bởi các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn… Đời sống của nhân dân tuy cải thiện nhiều nhưng vấn còn khó khăn. Do đó, trong thời gian tới, huyện tiếp tục bám sát Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, cơ chế chính sách của tỉnh và tình hình thực tế của địa phương để khai thác nội lực, thu hút ngoại lực, chung tay xây dựng thành công Chương trình này.

Nguồn tin: www.baoxaydung.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập125
  • Hôm nay27,307
  • Tháng hiện tại185,523
  • Tổng lượt truy cập8,385,820
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây