Ngành Chăn nuôi hướng đến phát triển bền vững góp phần xây dựng nông thôn mới

Thứ bảy - 10/12/2022 00:16
Năm 2022, mặc dù có nhiều khó khăn do giá con giống, thức ăn, vật tư tăng cao, giá sản phẩm đầu ra có nhiều biến động nhưng lĩnh vực chăn nuôi tỉnh Quảng Trị vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá, phát triển theo hướng bền vững, đóng góp quan trọng vào giá trị tăng trưởng của ngành nông nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Trang trại nuôi bò vổ béo tại xã Hải Lệ
Trang trại nuôi bò vổ béo tại xã Hải Lệ
Theo số liệu thống kê, năm 2022 đàn trâu có 20.520 con; đàn bò có 55.980 con, giảm 1,52% so với năm 2021. Mặc dù số lượng đàn gia súc giảm so với năm 2021, tuy nhiên chất lượng đàn không ngừng tăng lên nhờ áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học về giống (lợn lai, ngoại, bò lai Zebu, bò BBB theo hướng chuyên thịt,…), quy trình chăm sóc (chuồng kín, chuồng lạnh, đệm lót sinh học...); tỷ lệ bò lai Zebu đạt 69,68%, tăng 6,68% so với năm 2021. Công tác phục hồi, tái đàn lợn, phát triển đàn gia cầm được triển khai có hiệu quả, dự ước đàn lợn có 204.500 con, tăng 19,75% so với năm 2021; đàn gia cầm 3.858.400 con, tăng 7,47% so với năm 2021.

Cơ cấu hình thức chăn nuôi đang chuyển dần sang chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghệ cao và an toàn sinh học, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn. Tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 629 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, tăng 230 trang trại so với năm 2021. Trong đó chăn nuôi quy mô lớn có 22 trang trại, tăng 10 trang trại; chăn nuôi quy mô vừa có 167 trang trại, tăng 21 trang trại; chăn nuôi quy mô nhỏ có 440 trang trại, tăng 199 trang trại. Phân theo loại hình chăn nuôi có: 428 trang trại chăn nuôi lợn, tăng 161 trang trại; 128 trang trại chăn nuôi bò, tăng 80 trang trại; 73 trang trại chăn nuôi gia cầm, tăng 3 trang trại. Đặc biệt, toàn tỉnh hiện có 60 trang trại chăn nuôi có liên kết, ứng dụng công nghệ cao với các doanh nghiệp. Chăn nuôi bò thịt vỗ béo quy mô trang trại có xu hướng phát triển, toàn tỉnh hiện có 128 trang trại chăn nuôi bò, tăng 80 trang trại so với năm 2021.

Công tác huy động các dự án chăn nuôi công nghệ cao, quy mô lớn, liên kết trong lĩnh vực chăn nuôi đạc được nhiều kết quả tích cực. Trong năm, đã có 15 dự án của các tổ chức, cá nhân đề nghị cấp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí cam kết đầu tư trên 2.000 tỷ đồng với tổng đàn 210.000 lợn thịt, 24.000 lợn nái, 3.000 con bò. Trong đó, có 02 dự án đã đi vào hoạt động gồm Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (liên kết với Công ty Golden Star - quy mô 7.000 con thả); Trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp tại Vĩnh Hà (liên kết với Công ty CP - quy mô 6.000 con). Ngoài ra, có 02  dự án quy mô lớn đang khởi công, dự kiến hoàn thành đi vào hoạt động trong năm 2023, điển hình như Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao Hướng Linh - Hướng Hóa với quy mô 7.500 con lợn nái, 72.000 con lợn thịt, 1.000 con bò. Các dự án này đi vào hoạt động, đây chính là dư địa để ngành chăn nuôi tiếp tục đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Với những giải pháp chỉ đạo có hiệu quả trong năm qua, giá trị tăng thêm của ngành chăn nuôi tăng lên rõ rệt. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2022 ước đạt 56.306 tấn, đạt 114,91% kế hoạch, tăng 17,25% so với năm 2021, đạt mức tăng trưởng cao, vượt kế hoạch đề ra tại Kết luận số 168-KL/TU ngày 14/11/2021 của Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Mặc dù, ngành chăn nuôi đang phát triển đúng hướng và giá trị tăng cao, tuy nhiên hiện nay quy mô chăn nuôi nhỏ lẽ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tiềm ẩn nhiều rũi ro về dịch bệnh, ảnh hưởng đến môi trường nông thôn. Do vậy, thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh huy động nguồn lực, kêu gọi đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng liên kết, chăn nuôi tập trung, công nghệ cao, an toàn sinh học gắn với liên kết chế biến và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chăn nuôi của tỉnh; ứng dụng mạnh mẽ các tiến  bộ khoa học kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi; thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm soát giết mổ đảm bản an toàn thực phẩm; đây sẽ là động lực, dư địa giữ vững đà tăng trưởng chăn nuôi tỉnh Quảng Trị trong năm 2023 và những năm tiếp theo, góp phần hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Nguồn tin: Lê Oanh, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay11,655
  • Tháng hiện tại205,187
  • Tổng lượt truy cập8,405,484
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây