Hiệu quả từ các mô hình phát triển sản xuất trên địa bàn huyện nghèo

Thứ hai - 12/12/2022 07:29
Là một huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Đakrông được nhiều chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ cho việc phát triển sản xuất, nâng cao sinh kế và cải thiện thu nhập của người dân trên địa bàn huyện, đồng hành cùng với hai chương trình lớn đó là Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG xây dựng NTM. Nhờ đó đã tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế của huyện. Đặc biệt, là các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn và trực tiếp là những hộ hưởng lợi. Năng lực của cán bộ khuyến nông thôn bản và trình độ sản xuất của người dân được nâng lên, người dân đã được tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao kiến thức trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng máy móc công cụ. Những giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất và chất lượng cao được hỗ trợ kịp thời để đưa vào sản xuất, góp phần làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện. Nhìn chung đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao, thu hẹp dần khoảng cách giữa miền núi với đồng bằng.
Mô hình chăn nuôi dê ở xã Đakrông
Mô hình chăn nuôi dê ở xã Đakrông
Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã góp phần vào cải thiện đời sống và sản xuất cho người dân các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn và trực tiếp là những hộ hưởng lợi. Năng lực của cán bộ khuyến nông thôn bản và trình độ sản xuất của người dân được nâng lên, người dân đã được tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc nâng cao kiến thức trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng máy móc công cụ (thông qua những chuyến tham quan học tập kinh nghiệm, những lớp tập huấn nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật). Những giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất và chất lượng cao được hỗ trợ kịp thời để đưa vào sản xuất, góp phần làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện. Trồng rừng sản xuất góp phần tăng độ che phủ và cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn. Nhiều hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện đã thoát nghèo, kinh tế phát triển mạnh nhờ vào trồng rừng sản xuất. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, việc trồng rừng còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ được nguồn nước trong mùa khô; chống xói mòn, cố định đạm trong đất, tăng tỷ lệ độ che phủ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

Tổng số hộ hưởng lợi giai đoạn 2016-2020 là 2.695 hộ, trong đó: Hộ nghèo, cận nghèo 2.623 hộ. Tổng số hộ thực hiện có hiệu quả dự án hỗ trợ PTSX và xây dựng mô hình là 2.446 hộ/2.695 hộ, chiếm 91%.

Các hạng mục hỗ trợ mang lại hiệu quả cho người dân chủ yếu tập trung vào hỗ trợ máy móc, dụng cụ sản xuất như máy bóc tách hạt ngô, máy tuốt lúa, máy phát cỏ, máy sạ hàng, máy cày, ống dẫn nước tưới ruộng ... Việc hỗ trợ các loại máy móc đã cho người dân thấy được hiệu quả trong sản xuất, ứng dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất, giải phóng được sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Hỗ trợ các loại giống cây trồng và phân bón cũng được người dân chú trọng phát triển và đem lại hiệu quả khá cao như giống lạc, giống chuối lùn, giống cây lâm nghiệp bời lời, keo lai. Với những giống cây trồng đạt chất lượng đã đem lại năng suất, sản lượng cao đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định cuộc sống và tăng thu nhập cho người dân. Hỗ trợ gia súc, gia cầm đã tạo điều kiện và khuyến khích hộ dân tiếp nhận và chăm sóc đạt hiệu quả cao như bò cái vàng, bò lai, dê giống, ngan giống ... Các hộ được hỗ trợ con giống đã làm thực hiện chuồng trại đảm bảo, tuân thủ các quy định về tiêm phòng, chủ động được nguồn thức ăn cho gia súc trong mùa mưa rét.

Nhiều mô hình sản xuất mới được triển khai và đem lại hiệu quả cao như:

Mô hình trồng lúa nếp than: Thực hiện trên các chân ruộng nước cao thiếu nước vụ Hè thu 2019 tại xã Tà Long từ nguồn vốn hỗ trợ chương trình 135, gồm 11 hộ nghèo tham gia. Dự án đã mang lại hiệu quả cao (năng suất lúa đạt 38-39 tạ/ha) và hiện nay đang được người dân duy trì, mở rộng diện tích. Vụ Hè thu năm 2021 trên địa bàn xã A Ngo đã làm thí điểm 0,25 ha giống lúa nếp than tại công trình thủy lợi Kỳ Xay, năng suất đạt 40 tạ/ha sau khi trừ các chi phí lợi nhuận mang lại khoảng 100-120 triệu đồng/ha. Với chi phí đầu tư ban đầu thấp khoảng 25-30 triệu đồng/ha, gieo sạ được trên những chân ruộng cao, thiếu nước tưới, kỹ thuật canh tác đơn giản và thu nhập mang lại cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa nước.

Mô hình trồng Ngô theo tổ hợp tác và thâm canh lạc tại xã Mò Ó: Qua mô hình đã giúp người dân thay đổi nhận thức và biết ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loại giống cây trồng đảm bảo chất lượng vào sản xuất, thâm canh nhằm tăng năng suất, sản lượng và giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích so với phương thức canh tác truyền thống, lạc hậu. Đối với mô hình thâm canh cây lạc năng suất đạt trung bình từ 25-27 tạ/ha cao hơn năng suất trung bình toàn huyện 1- 4 tạ/ha; Đối với mô hình trồng ngô năng suất đạt 22,5 tạ/ha cao hơn năng suất trunh bình toàn xã 7,5 tạ/ha. Hiện nay mô hình được người dân duy trì và tiếp tục nhân rộng cho các hộ dân trên địa bàn xã.

Mô hình trồng chuối lùn bản địa tại các xã A Vao, A Ngo và Tà Rụt: Thông qua hỗ trợ của các chương trình dự án đã giúp người dân khôi phục và phát triển diện tích trồng chuối lùn bản địa theo hướng thâm canh, trồng tập trung và trở thành loại cây trồng hàng hóa, tạo việc làm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Với chi phí đầu tư thấp khoảng 60-80 triệu đồng/ha, phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của địa phương, sau khoảng 12-14 tháng cho thu hoạch và duy trì nguồn thu nhập ổn định từ 3-4 năm. Lợi nhuận mang lại từ 80-85 triệu đồng/ha/năm sau khi trừ các chi phí. Đây được xem là định hướng phát triển cho nền nông nghiệp của toàn huyện theo hướng tập trung, tạo vùng nguyên liệu có liên kết và tiêu thụ sản phẩm nhằm đưa sản phẩm chuối lùn bản địa trở thành sản phẩm OCOP của huyện.

Các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi cũng đã mang lại hiệu quả cao như mô hình nuôi lợn Vân Pa, mô hình chăn nuôi lợn thịt thực hiện tại xã Triệu Nguyên, mô hình chăn nuôi dê tại 04 xã là Ba Nang, A Bung, Húc Nghì và A Vao với 48 hộ hưởng lợi và rất nhiều mô hình chăn nuôi khác được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện đã có những tác động tích cực đối với người dân, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, mang lại giá trị kinh tế cao.

Từ thành công của các mô hình, đã được bà con học tập, trao đổi kinh nghiệm và nhân rộng vào thực tiễn sản xuất, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và đã tận dụng được các lợi thế của địa phương như mô hình trồng lúa nếp than đã mang lại hiệu quả cao, hiện nay được người dân duy trì và mở rộng diện tích nhằm đưa sản phẩm lúa nếp than trở thành sản phẩm OCOP của huyện; mô hình trồng chuối lùn bản địa phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và đã mang lại thù nhập ổn định cho người dân, hện nay mô hình đang được người dân nhân rộng theo hướng tập trung và trở thành loại cây trồng hàng hóa; mô hình chăn nuôi bò phát triển khá mạnh trên địa bàn huyện góp phần tăng thu nhập cho người dân ngoài các chương trình dự án hỗ trợ, các hộ gia đình tự đầu tư thêm để tăng quy mô đàn có chuồng trại ổn định và trồng cỏ bổ sung thức ăn, công tác phòng trừ dịch bệnh, kỹ thuật chăn nuôi áp dụng tốt; mô hình chăn nuôi lợn đã bảo tồn được nguồn gen lợn Vân Pa và tạo tiền đề hình thành cơ sở cung cấp con giống cho người dân trên địa bàn; mô hình chăn nuôi dê bước đầu đã tạo được một số hộ chăn nuôi có quy mô, tạo tiền đề hình thành cơ sở vừa cung cấp con giống vừa cung cấp thịt đảm bảo chất lượng cho người dân trên địa bàn; mô hình chăn nuôi kết hợp nhiều loại vật nuôi và trồng rừng với lợi thế về đồng cỏ, thức ăn tự nhiên và đất đai rộng lớn, một số hộ gia đình đã phát triển theo hướng cơ sở chăn nuôi tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định.

         

Nguồn tin: Hoa Lệ, Chi cục Phát triển nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay6,795
  • Tháng hiện tại199,391
  • Tổng lượt truy cập8,399,688
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây