Xây dựng chứng chỉ rừng trồng cho nhóm hộ nông dân trồng rừng, giải pháp tích cực nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân trên địa bàn Tỉnh
Thứ ba - 15/10/2013 23:20
Chứng chỉ rừng (Forest Certification) là sự xác nhận bằng văn bản (giấy chứng nhận) cho một đơn vị quản lý rừng đã đạt được những tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững do tổ chức cấp chứng chỉ hoặc ủy quyền được cấp chứng chỉ quy định. Nói cách khác, chứng chỉ rừng là quá trình đánh giá về quản lý rừng để xác nhận chủ rừng đã đạt các tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững hay chưa làm cơ sở cho việc xác định tính hợp pháp, giá trị của nguồn gỗ cung ứng trên thị trường.
Quá trình đánh giá cấp chứng chỉ rừng thường do một số tổ chức quốc tế có uy tín tổ chức thực hiện. Việc đánh giá cấp chứng chỉ cho nhóm hộ gia đình dựa trên sự tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chí quản lý rừng bền vững được quốc tế thừa nhận (10 nguyên tắc và 54 tiêu chí). Chứng chỉ có giá trị trong 5 năm, hàng năm cơ quan cấp chứng chỉ tiến hành kiểm tra đơn vị được cấp chứng chỉ về sự tuân thủ các tiêu chí rừng bền vững. Trong trường hợp tổ chức được cấp chứng chỉ không tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn quy định về quản lý rừng bền vững thi chứng chỉ sẽ bị thu hồi.
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 5/2/2997 đó đưa ra mục tiêu là đến năm 2020 trên địa bàn cả nước phải có 30% diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ rừng quản lý rừng bền vững. Trong quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng của Tỉnh giai đoạn 2011 - 2020 đó được Hội đồng nhân dân Tỉnh thông qua tại kỳ họp thứ 5 HĐND Tỉnh khóa VI đã xác định đến năm 2020 trên địa bàn Tỉnh có 42.000 ha rừng được cấp chứng chỉ. Hơn thế nữa trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay việc quản lý bền vững nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên thiên nhiên đang là một trong những giải pháp ưu tiên nhằm giảm thiểu các tác hại do biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường gây ra. Những đòi hỏi về nguồn gốc/ xuất xứ của gỗ, tính hợp pháp của gỗ ngày càng được các quốc gia trên thế giới quan tâm hơn thông qua việc mua bán các sản phẩm được sản xuất có nguổn gốc từ gỗ.
Việc quản lý rừng bền vững - cấp chứng chỉ rừng được thực hiện trên địa bàn Tỉnh trong thời gian qua là bước đi cần thiết nhằm đáp ứng được yêu cầu trong quá trình hội nhập, phát triển kinh tế của đất nước, mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân.
Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn Tỉnh có 330.334 ha đất lâm nghiệp chiến khoảng 70% diện tích đất tự nhiên toàn Tỉnh (473.982ha). Trong diện tích đất lâm nghiệp, diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng sản xuất chiếm 35%. Đây là cơ sở là lợi thế để đẩy nhanh phát triển trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và giải quyết nhu cầu gỗ, củi phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân. Đến năm 2013, toàn Tỉnh có trên 90.000 ha rừng trồng các loại, trong đó rừng trồng sản xuất khoảng trên 60.000 ha (chủ yếu rừng trồng Keo và Thông nhựa). Lượng gỗ khai thác hàng năm khoảng 300.000 - 400.000 m3. Diện tích rừng trồng do hộ gia đình nông dân quản lý khoảng 25.000 ha. Hàng năm lượng gỗ khai thác từ rừng trồng của các hộ gia đình chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số nguồn gỗ bán cho Nhà máy MDF và gỗ cho các nhà máy gỗ dăm trong khu vực..
Diện tích rừng trồng của các hộ gia đỡnh hầu hết cú quy mô nhỏ khoảng từ 1-3 ha, được đầu tư bằng nguồn vốn của các Chương trỡnh hỗ trợ đầu tư phát triển trồng rừng của Nhà nước và các tổ chức Quốc tế như Chương trình trồng rừng PAM, Chương trình trồng rừng Việt Đức và gần đây Chương trình hỗ trợ phát triển trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Những năm trước đây, việc trồng rừng được thực hiện theo hình thức tự phát, quảng canh, không được đầu tư, chăm bón đúng mức. Rừng trồng với mục tiêu chủ yếu là phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giá trị kinh tế do rừng đem lại thấp không đáp ứng được nhu cầu tái đầu tư phát triển sản xuất, người dân bị chèn ép giá khi tiêu thụ sản phẩm từ rừng trồng.
Trong những năm gần đây trước những nhu cầu của thị trường về hàng hóa lâm sản, các sản phẩm gỗ từ rừng trồng đó được các nhà sản xuất, cung ứng nguyên liệu quan tâm, chú trọng thu mua, chế biến, tiêu thụ. Giá gỗ rừng trồng nguyên liệu tăng đáng kể, đi kèm theo sự phát triển của công nghiệp chế biến gỗ ở địa phương và khu vực. Trong hoạt động trồng rừng, người nông dân đó cú bước chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, trong kỹ thuật, công nghệ về giống cây trồng, chăm sóc, vv... Hoạt động trồng rừng đó chuyển sang phương thức đầu tư thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế. Các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng rừng đó được chú trọng triển khai, phổ biến rộng rói. Nhiều giống cây trồng mới được ứng dụng trên rộng rãi tạo nên các khu rừng có năng suất và chất lượng cao từ 100 - 150 m3 /ha sau khi trồng khoảng 6 - 7 năm.
Từ năm 2007, với sự giúp đỡ của Tổng cục lâm nghiệp, tổ chức WWF Việt Nam, Chi cục lâm nghiệp Quảng Trị đã tiến hành hỗ trợ xây dựng chứng chỉ rừng cho nhóm hộ gia đình nông dân trồng rừng tại xã Trung Sơn huyện Gio Linh và xã Vĩnh Thủy huyện Vĩnh Linh. Quá trình triển khai, dự án đã hỗ trợ thực hiện một số nội dung công việc như tổ chức các cuộc hội thảo nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý rừng bền vừng để cấp chứng chỉ FSC, lựa chọn, đăng ký danh sách hộ gia đình tham gia, tổ chức các lớp tập huần về kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác rừng, vv ... theo tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững, hướng dẫn cách thức lưu trữ hồ sơ tài liệu liên quan phục vụ cho công tác tổ chức đánh giá rừng, xây dựng bản đồ quản lý rừng, hỗ trợ trồng bổ sung cây bản địa trong vùng đệm, liên kết khách hàng tiềm năng thu mua gỗ cho nhóm hộ gia đnh. Năm 2010, đã tiến hành đánh giá lần đầu và cấp chứng chỉ FSC cho 118 hộ gia đỡnh với diện tích 316 ha. Với kinh nghiệm có được, trong các năm 2011, 2012, 2013, thông qua công tác tuyên truyền, vận động nhiều hộ gia đình nông dân ở các địa phương đó hăng hái tham gia mô hình quản lý rừng bền vững cấp chứng chỉ rừng FSC. Đến năm 2013, trên địa bàn Tỉnh diện tích rừng được cấp chứng chỉ cho các hộ gia đình tại 8 xã thuộc 5 huyện: Vĩnh Linh; Gio Linh; Cam Lộ: Triệu Phong; Hải Lăng với tổng diện tích là 861 ha của 334 hộ gia đình tham gia.
Từ năm 2010 - 2013, đó cú 23 hộ gia đình ở Trung Sơn huyện Gio Linh khai thác với diện tích 60,4 ha rừng có chứng chỉ FSC. Các nhà thu mua gỗ rừng trồng có chứng chỉ FSC là các Công ty sản xuất hàng mộc xuất khẩu. Giá bán gỗ có chứng chỉ cao hơn so với giá bán gỗ thông thường tại cùng thời điểm từ 20 - 30%. Bình quân lợi nhuận thu được khi bán 1 ha rừng khai thác khoảng 100 triệu - 120 triệu đồng. Với giá bán trên, người trồng rừng thu lợi cao hơn trồng rừng bán gỗ thông thường, người dân chủ động hoàn toàn trong việc ký kết hợp đồng mua bán, không có tình trạng mua bán qua trung gian bị chèn ép giá.
Với mục tiêu hỗ trợ cho người nông dân yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất, nâng cao lợi ích kinh tế từ trồng rừng gắn với việc bảo vệ và ổn định môi sinh, môi trường. Hoạt động xây dựng chứng chỉ rừng cho hộ gia đình nông dân là công việc hết sức cần thiết trong điều kiện thực tiễn hiện nay. Cần thiết phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp chính quyền, của cơ quan lâm nghiệp các địa phương tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận phương thức quản lý, kinh doanh mới phù hợp với xu thế chung của qúa trình phát triển và hội nhập.
Từ những kinh nghiệm thu được trong quá trình xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững trên địa bàn Tỉnh, tôi tin chắc rằng Hội làm vườn, thông qua các tổ chức, hội viên cơ sở sẽ tăng cường công tác tuyên truyền vận động hội viên tham gia xây dựng chừng chỉ quản lý rừng bền vững nhằm đưa phong trào trồng cây, trồng rừng có bước phát triển mới trong tương lai, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tác giả bài viết: Hoàng Đức Doanh- Chi cục Lâm nghiệp Quảng Trị