Quảng Trị triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Thứ tư - 09/12/2015 11:30
Ngày 9/6/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, được áp dụng thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Trang trại nuôi lợn
Trang trại nuôi lợn
Để chính sách được thực hiện có hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 4581/UBND-TM ngày 23/11/2015 về việc triển khai thực hiện nội dung trên. Theo đó, yêu cầu các cấp, các ngành phải tổ chức quán triệt nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước số 10/2015/TT-NHNN đến các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân; xây dựng kế hoạch triển khai một cách đồng bộ các nội dung và giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến tích cực sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới.
Phân công trách nhiệm cụ thể của NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Trị, các sở, ngành có liên quan, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức tín dụng để thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Quảng Trị phải chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn, ưu tiên cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Có thể thấy rằng, chính sách này được triển khai thực hiện là một trong các giải pháp đột phá, tạo “cú hích” đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gia tăng sức cạnh tranh góp phần phát triển bền vững ngành nông nghiệp, qua đó cải thiện và nâng cao điều kiện sống của cư dân vùng nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Những điểm mới của Nghị định 55/2015/NĐ-CP so với Nghị định 41/2010/NĐ-CP
Thứ nhất, bổ sung đối tượng được vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình ngoài địa bàn nông thôn nhưng tham gia sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thứ hai, đã nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, chủ trang trại, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã… lên từ 1,5 đến 2 lần so với quy định tại Nghị định 41 và được quy định thành nhiều mức khác nhau. Ngoài ra còn quy định mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với một số lĩnh vực đặc thù có nhu cầu vốn lớn trong sản xuất nông nghiệp.
Thứ ba, có quy định riêng về chính sách tín dụng khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, mô hình ứng dụng công nghệ cao. Đây là nội dung mới, nhằm cụ thể hoá Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 của Chính phủ và phục vụ đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng phê duyệt.
Thứ tư, Nghị định 55 đã đưa ra phương thức cho vay mới (phương thức cho vay lưu vụ), đối với phương thức cho vay này với đối tượng mở rộng là cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm.
Thứ năm, có cơ chế khuyến khích khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm đối với đối tượng sản xuất nông nghiệp hình thành từ vốn vay thông qua việc quy định tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay với mức tối thiểu 0,2%/năm so với lãi suất của các khoản cho vay cùng loại và có thời hạn tương ứng.
Thứ sáu, quy định cụ thể hơn về nguyên tắc, quy trình xử lý các khoản nợ vay gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng hoặc do nguyên nhân khách quan bất khả kháng đối với khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Thứ bảy, khuyến khích các tổ chức tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua quy định về trích lập dự phòng rủi ro, hỗ trợ nguồn vốn và các công cụ điều hành chính sách tiền tệ khác.
Thứ tám, bổ sung thêm quy định cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng không phải nộp lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản tại cơ quan thực hiện chứng thực hợp đồng.

Tác giả bài viết: Lê Oanh - Văn phòng nông thôn mới Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay23,915
  • Tháng hiện tại51,794
  • Tổng lượt truy cập8,461,436
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây