Tín hiệu vui trên vùng đất bị bồi lấp sau bão lũ

Chủ nhật - 03/10/2021 22:04
Thực hiện chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp cho các tỉnh bị ảnh hưởng bảo lũ năn 2020 phục hồi sản xuất. Để tạo sinh kế ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân. Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, vụ Hè Thu 2021 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã xây dựng mô hình trồng đậu xanh trên đất bị bồi lắng sau bão lũ tại xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông, đến nay sau hơn 2 tháng triển khai mô hình đã cho những kết quả rất khả quan.
Mô hình đậu xanh trên đất bồi lắng sau lũ ở xã Triệu Nguyên
Mô hình đậu xanh trên đất bồi lắng sau lũ ở xã Triệu Nguyên
Vùng đất màu của xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông với diện tích hơn 108 ha  là một trong những nơi bị thiệt hại nặng nền trong các trận bão lũ cuối năm 2020. Tưởng chừng như phải bỏ hoang, không thể sản xuất được, nhưng được sự hỗ trợ và tư vấn của các cơ quan chuyên môn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Ngành nông nghiệp.Với nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã thực hiện mô hình trồng đậu xanh thương phẩm ĐX-208 tại xã Triệu Nguyên trên diện tích 15 ha, gồm 80 hộ dân tham gia. Trong quá trình tham gia thực hiện mô hình các hộ dân được hỗ trợ 70% chi phí giống và vật tư phân bón. Cùng với đó cán bộ kỷ thuật của Trung tâm Khuyến nông đã bám sát chỉ đạo mô hình, hướng dẫn kỹ thuật để các hộ tham gia thực hiện đúng quy trình kỷ thuật. Đến nay, trên cánh đồng bị lũ bồi lấp này đã có sự hồi sinh trở lại.
Trao đổi với chúng tôi ông Trần Cẩn - Giám Đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị cho biết: “Qua quá trình điều tra khảo sát cho thấy vùng đất màu tại xã Triệu Nguyên bị cát và phù sa bồi lấp từ 0,5 đến 1 mét. Chúng tôi đã khuyến cáo địa phương nên dọn sạch bề mặt, san nhẹ, bổ sung nhiều phân hữu cơ, cày sâu để cải tạo tính chất vật lý tầng mặt và chuyển đổi sang trồng màu. Và để thực hiện mô hình trồng đậu xanh,chúng tôi đã triển khai tập huấn, hỗ trợ giống và vật tư cho người dân. Qua quá trình triển khai cho thấy năng suất thu được cao hơn 20-30% so với sản xuất truyền thống. Trên cơ sở này, chúng tôi khuyến cáo, sang năm 2022 địa phương nên tiếp tục thực hiện và xây dựng thương hiệu đậu xanh để tiệu thụ thuận lợi hơn”.
Trên những vùng đất màu của xã Triệu Nguyên cuối năm 2020 vẫn còn ngổn ngang bùn lầy, đất đá do hậu quả của liên tiếp các đợt lũ lớn, nay những ruộngđậu xanh đã lên xanh tốt, cho sản phẩm. Hiện người dân đang tập trung ra đồng thu hái, đậu xanh được mùa sẽ bù đắp phần nào mất mát, thiệt hại sau nhiều trận lũ lớn tràn qua.Đứng giữa ruộng đậu xanh trĩu hạt chị Nguyễn Thị Huệ - thôn Xuân Lâm, xã Triệu Nguyên một hộ dân tham gia thực hiện mô hình vui vẽ tâm sự:“trước đây sau mưa lũ tôi nhìn vùng đất này nghĩ là vứt bỏ rồi. Nhờ sự hỗ trợ của chính quyền, cán bộ khuyến nông, chúng tôi đã tích cực cải tạothực hiện trồng đậu xanh, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, nên cây đậu  phát triển tốt, hạt to, hạt nhiều và đồng đều. Đây đúng là cây trồng phù hợp nhất cho vùng đất này sau lũ”.
Đến nay, sau hơn 2 tháng triển khai gieo trồng, mô hình đã cho kết quả, năng suất thu được 1,5 đến 1,6 tấn/ha. Với giá bán 26.000đ/kg đã mang về cho các hộ dân một nguồn thu nhập ổn định trên 25 triệu đồng/ha. Đang thu hoạch đậu xanh anh Đào Huy Cường- thôn Na Nẫm, xã Triệu Nguyênvui vẽ trò chuyện, anh cho biết đậu xanh là cây trồng tạo cơ hội để bà con nguồn sinh kế ổn định và cải tạo đất sau lũ. So với các loại cây trồng khác thì cây đậu xanh dể trồng, cho sản phẩm nhanh.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Chủ tịch UBND xã Triệu Nguyên, huyện Đakrôngcho biết với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, chính quyền địa phương chúng tôi rất quan tâm chỉ đạo thực hiện mô hình. Vụ đậu xanh năm nay bà con đánh giá được mùa nhất từ trước đến nay, và rất phấn khởi. “Chúng tôi đang chỉ đạo sau khi kết thúc vụ đậu xanh này, bà con sẽ sử dụng nguồn giống được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ để tiếp tục gieo trồng cho những vụ sau. Đồng thời chúng tôi sẽ vận động những hộ dân trong vùng chưa được hỗ trợ, sẽ triển khai nhân rộng mô hình như kỹ thật của Trung tâm Khuyến nông đã hướng dẫn, để có nguồn thu nhập ổn định, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn”, bà Hạnh nói.
Theo thống kê toàn tỉnh Quảng Trị có 1.645,9 ha đất sản xuất bị bồi lấp, huyện Đakrông hơn 200 ha. Thời gian qua bằng nhiều giải pháp tích cực của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân, những phương án giải quyết trước mắt cũng như xây dựng các phương án lâu dài, đề ra các giải pháp tổ chức tái thiết khôi phục sản xuất ứng phó với thiên tai để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra đã được xây dựng.
Trao đổi với chúng tôi ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Giám Đốc sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết: Sau trận lũ lịch sữ tại địa bàn tỉnh Quảng Trị, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành phương án 5841 để cải tạo phục hồi diện tích đất bị bồi lấp,kịp thời tổ chức sản xuất trở lại. “Hiện nay, chúng tôi đã phụ hồi cải tạo được trên 1300 ha, còn 300 ha tại huyện Hướng Hóa và Đakrông. Hiện nay ngành cũng đang tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết, phục hồi cải tạo,theo hướng những vùng không cải tạo được thì không tổ chức sản suất nông nghiệp nữa. Rà soát những vùng có thể cải tạo được thì chuyển sang trồng những cây trồng phù hợp với chân đất đó, có giá trị và có hiệu quả kinh tế”, ông Quốc cho biết.
Từ những vùng đất tưởng chừng như không thể tổ chức sản xuất do cát và phù sa bồi lấp quá cao từ 0,5 đến 1 mét. Nhưng với sự chỉ đạo kịp thời của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương và sự nỗ lực của người dân, giờ đây cảnh hoang tàn sau lũ đã không còn, thay vào đó là màu xanh tươi tốt của những vùng chuyên canh các cây trồng như mô hình đậu xanh trên đất bị bồi lắng sau bảo lũ tại xã Triệu Nguyên. Những mô hình này vừa giúp bà con tạo sinh kế trước mắt và về lâu dài cải tạo dần kết cấu đất để tiếp tục sản xuất cho những vụ mùa sau một cách bền vững.

Nguồn tin: Phan Việt Toàn, Trung tâm KN-KN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay1,036
  • Tháng hiện tại207,412
  • Tổng lượt truy cập8,407,709
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây