Mô hình trồng cây dược liệu ở xã Cam Thủy

Thứ tư - 29/05/2019 21:25
Trong thời gian qua, huyện Cam Lộ đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có thế mạnh của địa phương, giai đoạn 2016-2020.
Làm cỏ, chăm sóc cây dược liệu
Làm cỏ, chăm sóc cây dược liệu
      Đã có một số doanh nghiệp đến đầu tư, đưa vào sản xuất một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Điển hình như mô hình trồng cây dược liệu ở xã Cam Thủy. Ông Nguyễn Đức Đạm, Giám đốc Công ty TNHH QT Minh Điền dẫn chúng tôi đi thăm 1 vòng trang trại và kể rằng: Năm 2017, nhận thấy  huyện Cam Lộ có những chính sách và hỗ trợ phát triển một số cây trồng chủ lực có thế mạnh của địa phương, Công ty đã cùng đi với lãnh đạo huyện và các ngành chức năng khảo sát thực tế ở nhiều nơi. Cuối cùng quyết định thuê 7 ha đất ở xã Cam Thủy trong vòng 50 năm để triển khai mô hình trồng các loại cây dược liệu. Công ty đã liên kết với Công ty TNHH nông nghiệp cao Tuệ Lâm và Công ty cổ phần Traphaco, 2 đơn vị này không chỉ cung ứng giống mà còn cử cán bộ kỹ thuật về hướng dẫn cách trồng, chăm sóc và cam kết thu mua sản phẩm lâu dài. Ban đầu gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật, đến nay các loại cây đều sinh trưởng, phát triển tốt.

     Trong quá trình xây dựng mô hình, Công ty đã nhận được sự quan tâm của tỉnh, huyện và xã Cam Thủy, đặc biệt được hỗ trợ 1 Trạm biến áp, đưa điện về phục vụ cho sản xuất. Từ 1 vùng đất trồng sắn, bạc màu, trong 2 năm qua, Công ty đã đầu tư trên 2 tỷ đồng, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và tiến hành cải tạo đất đai, hợp đồng với 7 đến 10 lao động, tổ chức sản xuất, ứng dụng công nghệ phủ luống bằng bạt Polyetylen, lắp đặt hệ thống tưới phun sương, trồng Đinh lăng, chè Vằng và sâm Bố Chính. Tuy mới trồng trong thời gian ngắn nhưng cho thấy những loại cây dược liệu này phù hợp với đất đai, khí hậu ở nhiều nơi thuộc huyện Cam Lộ, trong đó có xã Cam Thủy.

     Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ chú ý từ khâu giống, thiết kế lô vườn mà cần quan tâm đến chế độ phân bón và nước tưới. Mới đây Công ty đã thu hái lứa vằng đầu tiên thu được hơn 180 triệu đồng và hiện tại đang thu lứa 2, dự kiến thu khoảng 350 triệu. Trong thời gian tới, không chỉ cây Vằng mà Đinh Lăng và sâm Bố Chính sẽ cho nguồn thu nhập cao.
Ông Ngô Quang Chiến, Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ nhấn mạnh: Một trong những nội dung mà huyện đã cam kết và chỉ đạo thành công đó là chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, liên kết nông dân, HTX và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị và tạo ra giá trị mới cho nông sản của địa phương. Trong đó, với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, trồng cây dược liệu của Công ty TNHH QT Minh Điền là một trong hướng đi đúng, được huyện khuyến khích và hỗ trợ.

     Thời gian tới, huyện sẽ chỉ đạo sơ kết, đánh giá thành công của mô hình, trên cơ sở đó nhân rộng, hình thành các vùng chuyên canh trồng cây dược liệu, sản xuất mang tính hàng hóa. Trong đó, khuyến cáo và hỗ trợ cho người dân, HTX và doanh nghiệp liên kết, chuyển đổi vùng đất trồng khoai sắn ở vùng gò đồi sang trồng cây dược liệu.

Tác giả bài viết: Bá Thuần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập131
  • Hôm nay25,446
  • Tháng hiện tại172,226
  • Tổng lượt truy cập8,372,523
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây