Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị: Đồng hành cùng nông dân vượt khó, làm giàu

Thứ năm - 17/10/2013 10:24

Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị: Đồng hành cùng nông dân vượt khó, làm giàu

Trong suốt quá trình phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) Chi nhánh Quảng Trị đã nỗ lực cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là tích cực đồng hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Theo đó, Agribank Quảng Trị đã chủ động cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các huyện, thị xã, thành phố và các xã được Ban chỉ đạo địa phương lựa chọn XDNTM. Nắm bắt kịp thời tình hình cho vay phục vụ XDNTM; gắn việc đầu tư XDNTM với triển khai thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Tính đến cuối năm 2012, Agribank Quảng Trị đã tạo điều kiện cho 25.200 hộ vay 1.129.315 triệu đồng. Nguồn vốn vay tập trung vào các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới hạ tầng nông thôn theo 19 tiêu chí XDNTM.

Hiện, trong 117 xã triển khai XDNTM, Agribank Quảng Trị đã đầu tư vốn cho 8 xã gồm Vĩnh Lâm (Vĩnh Linh), Gio Phong (Gio Linh), Triệu Trạch (Triệu Phong), Hải Lệ (thị xã Quảng Trị), Hải Thượng (Hải Lăng), Cam Thủy (Cam Lộ), Mò Ó (Đắk Rông) và xã Thuận (Hướng Hóa). Trong đó, các xã được vay nhiều nhất là Vĩnh Lâm (27.196 triệu đồng), Hải Thượng (16.592 triệu đồng), Cam Thủy (9.809 triệu đồng)…Riêng trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tính đến ngày 31/12/2012, tổng dư nợ cho vay đạt 530 tỷ đồng.

Ông Lê Trung Nhân, Giám đốc Agribank Vĩnh Linh cho biết: “Bám sát chủ trương XDNTM của địa phương theo từng thời điểm, Chi nhánh tập trung nguồn vốn để người dân được tiếp cận đầu tư XDNTM. Trước hết là chú trọng đến nhu cầu phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho bà con. Để đầu tư vốn có trọng tâm, trọng điểm và đúng đối tượng, chúng tôi đưa cán bộ tín dụng về bám sát địa bàn, tìm hiểu điều kiện thực tế và khả năng phát triển kinh tế của từng hộ, sau đó mới quyết định đầu tư vốn. Nhờ vậy, nguồn vốn của chúng tôi được đầu tư đúng đối tượng, người vay phát huy được hiệu quả kinh tế từ vốn vay, đóng góp tích cực vào mục tiêu XDNTM của địa phương”.

Chúng tôi cùng chị Lê Thị Kim Thanh, cán bộ tín dụng địa bàn xã Vĩnh Lâm đến thăm gia đình vợ chồng anh Hồ Văn Hoàn và chị Nguyễn Thị Liễn ở Lâm Cao (Vĩnh Lâm). Với số vốn vay ngân hàng 600 triệu đồng, vợ chồng anh Hoàn mở đại lý thức ăn gia súc, phát triển trang trại nuôi lợn, cá, đầu tư máy gặt đập liên hợp để làm dịch vụ nông nghiệp. Nhờ biết quản lý nguồn vốn và đầu tư đúng ngành nghề nên mỗi năm gia đình thu lãi khoảng 120 triệu đồng.

Khi được hỏi về hiệu quả của đồng vốn vay, anh Hoàn cho biết: “Lúc vợ chồng ra ở riêng, gia tài chỉ có 1 ngôi nhà tạm bợ và mấy sào ruộng, nếu không có nguồn vốn đầu tư của Agribank thì chắc chắn chúng tôi không có cơ ngơi như hôm nay. Hiện, chúng tôi có 0,5ha nuôi tôm, 2 máy gặt đập liên hợp trị giá 1,1 tỷ đồng và một trang trại tổng hợp rộng 1ha. Tất cả tài sản có được nhờ vào nguồn vốn vay của ngân hàng…”.

Không chỉ tập trung vốn cho phát triển kinh tế gia đình, đáp ứng tiêu chí tăng thu nhập trong XDNTM, Agribank Vĩnh Linh còn đầu tư vốn cho xây dựng nhà ở. Những tưởng đây là việc đầu tư mạo hiểm bởi ở địa bàn nông thôn, thu nhập của người dân có hạn nên việc vay tiền xây nhà được coi là một quyết định táo bạo.

Rõ ràng việc đầu tư vốn cho các hộ dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt, đáp ứng theo tiêu chí XDNTM của Agribank Quảng Trị là phù hợp và mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong việc xử lý những khó khăn, vướng mắc nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình để tăng cường hơn nữa vốn đầu tư tín dụng phục vụ XDNTM. Phía ngân hàng cần chủ động phối hợp với Ban chỉ đạo XDNTM các địa phương nắm bắt chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tiến độ thực hiện các tiêu chí NTM tại các xã. Trên cơ sở phân tích đánh giá thế mạnh của từng địa phương, nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn để có giải pháp mở rộng tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay. Mặt khác, các địa phương cần chú trọng xây dựng, trang bị cho đội ngũ cán bộ thôn, xã kiến thức về NTM, phương thức tiếp cận vốn ngân hàng và cách thức sử dụng vốn vay có hiệu quả. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu về ý nghĩa của XDNTM, từ đó có trách nhiệm hơn trong việc quản lý, sử dụng vốn vay hiệu quả.

Nguồn tin: Kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập533
  • Hôm nay1,695
  • Tháng hiện tại32,244
  • Tổng lượt truy cập9,581,829
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây