Cam Lộ tích cực xây dựng nông thôn mới.

Chủ nhật - 24/08/2014 12:08
Không có những lợi thế như nơi khác ở Quảng Trị nhưng nhờ huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là tạo sự đồng thuận trong dân cộng với tranh thủ nhiều nguồn lực xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và sớm ban hành các các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, xây dựng thiết chế văn hóa, sau hơn 3 năm xây dựng nông thôn mới, huyện Cam Lộ đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi.
Cải tạo đồng ruộng
Cải tạo đồng ruộng
 
Từ đầu năm đến nay, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ tiếp tục triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới với nhiều việc làm thiết thực. Với tổng nguồn vốn huy động hơn 7,1 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 577 triệu, xã đã tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó ưu tiên bê tông hóa giao thông, mở rộng đường ra nội đồng, xây mới đập thủy lợi và tu sửa hệ thống kênh mương. Bên cạnh đó đã hỗ trợ cho người dân phát triển sản xuất như xây dựng vườn ươm giống tiêu, xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ sinh học. Đồng thời tuyên truyền, vận động các hộ gia đình chỉnh trang nhà cửa, xây dựng công trình vệ sinh, tham gia phong trào ra quân thu gom rác thải, xử lý nước thải, làm xanh sạch đẹp đường làng, ngõ xóm, khu dân cư. Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Vĩnh, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Cam Nghĩa nói: Khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, ngoài việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi người dân, khâu đầu tiên được xã quan tâm đó là quy hoạch và xây dựng Đề án. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp thực hiện sát đúng với tình hình thực tế, trong đó khâu quan trọng nhất là tạo cho người dân có thu nhập cao vì khi có thu nhập, người dân sẽ phấn khởi tham gia đóng góp công của chung tay xây dựng quê hương. Do đó những năm qua xã đã tạo những điều kiện tốt nhất cho người dân khai thác lợi thế vùng đất đỏ ba zan màu mỡ để trồng cây công nghiệp, trồng rừng, phát triển chăn nuôi.
Có thể nói, nét nổi bật ở huyện Cam Lộ trong chương trình xây dựng nông thôn mới là các xã đã sớm hoàn thành việc lập quy hoạch và xây dựng đề án. Trên cơ sở đó đã tích cực kêu gọi, vận động sự đóng góp của toàn xã hội cũng như lồng ghép nhiều chương trình, dự án để từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh. Đồng thời, căn cứ vào tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhiều nơi đã có những cách làm hay, sáng tạo, tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế đó là tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân. Từ năm 2010 đến hết tháng 6 năm 2014 toàn huyện đã huy động nguồn vốn đầu tư khu vực nông thôn gần 790 tỷ đồng. Nguồn vốn này cộng với sự tự nguyện của người dân hiến đất, hiến cây và tham gia ngày công lao động đã đầu tư xây dựng hơn 80 km đường giao thông, kiên cố hóa hơn 20 km kênh mương, sửa chữa và nâng cấp trên 66 công trình thủy lợi, xây dựng mới thêm nhiều trường học, nhà văn hóa, hội trường thôn. Bên cạnh đó đã hỗ trợ cho các xã dồn điền đổi thửa, cải tạo đồng ruộng, giải phóng mặt bằng, xây dựng những vùng chuyên canh rau màu tập trung, hỗ trợ giống, phân bón, mở các lớp tập huấn kỹ thuật, dạy nghề, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả, đặc biệt là phát triển vùng lạc, phục hồi và trồng mới hồ tiêu, chăn nuôi bò theo hướng thâm canh. Do đó đã nâng thu nhập bình quân đầu người lên 14,4 triệu đồng/năm, tỷ lẹ hộ nghèo giảm còn 10,5%. Đồng thời huy động các nguồn lực xây dựng các cơ sở thiết chế văn hóa như tu sửa, xây dựng nhà học tập cộng đồng, xây dựng sân bãi phục vụ cho các hoạt động thể dục thể thao, Mặt khác các xã đã đưa cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đi vào chiều sâu, phát động phong trào ra quân bảo vẹ môi trường, quan tâm đến các vấn đề an sinh xã hội, chăm lo cuộc sống cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo. Chính nhờ vậy đến thời điểm này huyện Cam Lộ có 5 xã đạt 11 tiêu chí trở lên, trong đó có 1 xã đạt 14 tiêu chí.
Từ nay đến năm 2015, theo ông Nguyễn Công Phán, Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ ưu tiên nhất là tiếp tục có các chính sách hỗ trợ để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mở rộng các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi có hiệu quả. Bên cạnh đó tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng dần tỷ lệ lao động phi nông nghiệp.
Một vấn đề rất đáng quan tâm ở huyện Cam Lộ đó là theo đề án đã được phê duyệt, tổng nhu cầu đầy tư xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn huyện đến năm 2020 khoảng 700 tỷ đồng, bình quân 1 xã 87 tỷ đồng. Nhu cầu lớn trong khi nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước còn ít, nguồn lực trong dân hạn chế, để giải bài toán này huyện sẽ tranh thủ và lồng ghép các chương trình, dự án, tích cực thực hiện xã hội hóa, huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. 

Tác giả bài viết: Bá Thuần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay18,509
  • Tháng hiện tại192,773
  • Tổng lượt truy cập8,393,070
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây