Những khó khăn trong thực hiện các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025

Thứ bảy - 03/12/2022 02:59
Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Trị đã đạt được những thành tựu đáng kể với 63/101 xã trên địa bàn tỉnh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 01 huyện được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là luồng gió đổi mới, tích cực cho sự phát triển toàn diện vùng nông thôn và ngành nông nghiệp tỉnh nhà, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của các miền quê.
Một tuyến đường kiểu mẫu của thôn Quật Xá, xã Cam Thành
Một tuyến đường kiểu mẫu của thôn Quật Xá, xã Cam Thành
Với quan điểm “xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”, mục tiêu cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới là không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền; xây dựng miền quê đáng sống, xanh, sạch, đẹp; bảo tồn, phát triển song hành giữa văn hóa, nét đẹp văn hóa của người dân trong quá trình phát triển. Vì vậy, trong giai đoạn 2021-2025, ngoài xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn mới thì tiến đến xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là thực sự cần thiết, trọng tâm.

Tại Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 4/11/2021 của Tỉnh ủy Quảng Trị về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; đã đưa ra những mục tiêu cụ thể, đó là phấn đấu đến năm 2025 có thêm 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 9 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; 25% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; không còn xã đạt dưới 13 tiêu chí; có ít nhất 40% số thôn thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020. Đồng thời, phấn đấu đến năm 2030 Quảng Trị có thêm 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 1 huyện nông thôn mới nâng cao, duy trì bền vững huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.Tháng 3/2022, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 4/11/2021 của Tỉnh ủy về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trên cơ sở đó, chương trình hành động đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đồng thời chỉ đạo công tác tổ chức thực hiện một cách cụ thể. Tuy nhiên việc xây dựng xã nông thôn mới nâng cao vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, đặc biệt là đối với các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022.

Theo những nội dung quy định đối với các tiêu chí, chỉ tiêu về xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tại Quyết định số 1739/QĐ-UBND ngày 04/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025 gồm 19 tiêu chí với 75 chỉ tiêu. Trong đó, tăng 18 chỉ tiêu so với bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, bổ sung 35 chỉ tiêu mới, nâng cao chất lượng 36 chỉ tiêu và điều chỉnh nội hàm 06 chỉ tiêu để phù hợp với quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các chính sách mới ban hành trong thời gian qua và yêu cầu thực tế xây dựng xã nông thôn mới nâng cao. Nhiều tiêu chí, chỉ tiêu được quy định khá cao, đòi hỏi nguồn kinh phí lớn và khó thực hiện, điển hình như: 100% đường xã được quản lý, bảo trì hàng năm; các tuyến đường được bố trí hạng mục như: biển báo, chỉ dẫn, hệ thống chiếu sáng và trồng cây xanh; thu nhập bình quân đến năm 2025 đạt 59 triệu đồng/người/năm (cao hơn 11 triệu đồng so với xã đạt chuẩn NTM); các chỉ tiêu quy định về đạt chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học trường học tại Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục là khá cao so với giai đoạn trước nên khó thực hiện, đòi hỏi nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khá lớn; xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao phải có “sản phẩm OCOP được xếp hạng đạt chuẩn hoặc tương đương còn thời hạn”; “có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao, hoặc mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm”; “vùng nguyên liệu tập trung đối với nông sản chủ lực của xã được cấp mã vùng”;“ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính và có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên”; tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung trong đó yêu cầu có 25%- 55% từ hệ thống cấp nước tập trung…đặc biệt còn có tiêu chí trên địa bàn toàn tỉnh chưa có địa phương nào triển khai thực hiện như “Tỷ lệ người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh  từ xa” , “Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử”, “Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng theo quy định phải đạt từ 5% trở lên”.

Theo ông Trần Trọng Tuấn- Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh; nhằm tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, ngoài các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện của các sở ngành liên quan phụ trách các tiêu chí được giao thì Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh tích cực, phối hợp cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở tổ chức đoàn trực tiếp làm việc với các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022 để hướng dẫn thực hiện cũng như cùng nhau tháo gỡ những khó khăn trong triển khai thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu mới. Bên cạnh đó, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh cũng đã tổ chức lớp tập huấn cho các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022, đây là các xã đã được UBND tỉnh lựa chọn để tập trung hỗ trợ thực hiện mục tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao năm 2022 tại văn bản số 949/UBND-TH ngày 10/3/2022 của UBND tỉnh về việc. Đối tượng tham gia lớp tập huấn gồm có cán bộ chuyên trách thực hiện nông thôn mới cấp huyện, đại diện lãnh đạo UBND các xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, cán bộ nông thôn mới cấp xã và các cán bộ là ban phát triển thôn thuộc các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022. Chương trình tập huấn gồm các nội dung đang được các địa phương quan tâm như các chủ trương, cơ chế chính sách về Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025; về các bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp trên địa bàn tỉnh; về trình tự thủ tục, hồ sơ thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Tuy còn nhiều lúng túng trong triển khai thực hiện, một số tiêu chí còn gặp nhiều khó khăn nhưng các địa phương cũng rất quyết tâm nổ lực thực hiện nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra. Một số xã ngay từ đầu không nằm trong kế hoạch đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao những vẫn quyết tâm hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao với mục đích sớm hoàn thiện hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển tổ chức sản xuất đưa cuộc sống người dân nông thôn ngày càng khởi sắc.

Tin tưởng rằng với những nổ lực đó, các địa phương sẽ sớm hoàn thành các mục tiêu đề ra, mang lại những thành tựu xứng đáng, đảm bảo sự hài lòng cho người dân.
 

Nguồn tin: Thùy Vân, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập29
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm28
  • Hôm nay5,772
  • Tháng hiện tại198,368
  • Tổng lượt truy cập8,398,665
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây