Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới làm việc tại Quảng Trị

Thứ ba - 22/07/2014 20:30
Trong 2 ngày 21-22/7/2014, Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới do đồng chí Lê Huy Ngọ, Cố vấn chương trình làm trưởng đoàn đã tiến hành làm việc tại Quảng Trị nhằm đánh giá kết quả 3 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và kế hoạch thực hiện đến năm 2015. Đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan tham dự chương trình làm việc.
Đồng chí Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với đoàn công tác BCĐ Trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Đồng chí Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với đoàn công tác BCĐ Trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Vĩnh Thạch (Vĩnh Linh) là một trong ba xã trên cả nước được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhận bảo trợ chương trình xây dựng NTM. Trong 3 năm qua, Vĩnh Thạch đã được phân bổ và huy động 5.451,6 triệu đồng mở các lớp đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật và lập kế hoạch tài chính, khởi sự doanh nghiệp cho các hộ dân với 700 người tham gia. Huy động 11.309,2 triệu đồng để kiên cố hóa 8,58 km đường bê tông; tu sửa và làm mới 15 km đường sản xuất do nhân dân tự đóng góp; hoàn thành hệ thống điện thắp sáng làng quê với chiều dài 21 km ở 10 thôn…Đến 30/6/2014 xã Vĩnh Thạch đạt 15/19 tiêu chí. Các tiêu chí chưa đạt gồm: giao thông, trường học, chợ và hộ nghèo. 
Qua 3 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, xã Vĩnh Thái (Vĩnh Linh) được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của tỉnh, huyện, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong toàn xã nên việc thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo kịp thời, đúng đối tượng; nhân dân sẵn sàng hiến đất, đóng góp tiền của, ngày công để xây dựng NTM nên đã đem lại kết quả rõ nét. Kết cấu hạ tầng như điện, đường, trường, trạm ngày càng được nâng cấp hoàn thiện; đời sống người dân được nâng cao, KT-XH phát triển, AN-QP được giữ vững... Hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1-2%, hộ cận nghèo giảm từ 3-5%. Đến nay xã Vĩnh Thái đã hoàn thành 7/19 tiêu chí. Các tiêu chí đạt bao gồm tiêu chí 1 (quy hoạch và thực hiện quy hoạch), tiêu chí 4 (điện), tiêu chí 9 (nhà ở nông thôn), tiêu chí 10 (thu nhập), tiêu chí 13 (hình thức tổ chức sản xuất), tiêu chí 14 (giáo dục), tiêu chí 16 (văn hóa) và tiêu chí 15 (y tế) dự kiến đạt trong năm 2014. Những tiêu chí chưa đạt là do nguồn lực đầu tư còn hạn chế, có nhiều tiêu chí cần phải có thời gian để hoàn thiện nên cần phải tiếp tục chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới.
Báo cáo của BCĐ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Trị cho biết, sau 3 năm triển khai thực hiện, đến nay 100% xã đã có quyết định phê duyệt quy hoạch, tất cả các xã đã hoàn thành phê duyệt Đề án nông thôn mới cấp xã. UBND tỉnh đã phân bổ 11.690 triệu đồng (từ nguồn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới) để đầu tư thực hiện 100 mô hình phát triển sản xuất; tổ chức đào tạo nghề cho 17.018 người, phân bổ 25.140 triệu đồng xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã điểm của tỉnh, huyện. Xây dựng 657,8/1.297,2 km trục đường giao thông xã, liên xã; 847,3/1.685,7 km đường trục thôn, xóm; 1.102,2/1.849 km đường ngõ xóm; 526/1.909,8 km giao thông nội đồng đạt chuẩn. Hiện có 33/139 trường mầm non, 82/152 trường tiểu học, 25/102 trường THCS đạt chuẩn, số xã đạt chuẩn tiêu chí trường học là 20/117 xã. Đến nay 100% số xã có cơ sở y tế, trong đó có 42 trạm y tế đã đạt chuẩn, số xã đạt chuẩn tiêu chí y tế là 42/117 xã. Có 10/39 chợ vùng nông thôn trong quy hoạch đạt chuẩn. Toàn tỉnh có 112 xã có điểm bưu chính viễn thông, đạt 95,7% số xã; 97 xã có điểm bưu điện văn hóa xã, số xã đạt tiêu chí bưu điện là 93/117 xã. Toàn tỉnh có 909/1066 thôn, làng, bản có trung tâm học tập cộng đồng và 77/117 xã có nhà văn hóa xã. Tiếp tục duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại 117/117 xã, số xã đạt tiêu chí về giáo dục là 23/117 xã. Toàn tỉnh có 124.328/146.804 gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 1.666/2.000 làng, bản, cơ quan, đơn vị, trường học đạt danh hiệu văn hóa. Tỷ lệ hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 82,92%. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 56,51%. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có chuồng trại chăn nuôi gia súc hợp vệ sinh đạt 44,93%. Tỷ lệ xã đạt tiêu chí về môi trường là 15/117 xã. Công tác xây dựng chính quyền, nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy nhà nước các cấp được chú trọng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở đạt chuẩn được quan tâm. Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” ở cấp huyện, cấp xã được tăng cường và triển khai có hiệu quả. Số xã đạt tiêu chí về hệ thống chính trị là 82/117 xã. Số xã đạt tiêu chí về an ninh trật tự là 97/117 xã. 

                                                                                                                                       Đồng chí Lê Huy Ngọ, Cố vấn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thăm nông dân thu hoạch môn ở xã Vĩnh Thạch         
 Đồng chí Lê Huy Ngọ, Cố vấn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
         nông thôn mới  thăm nông dân thu hoạch môn ở xã Vĩnh Thạch

Trong 3 năm, tổng nguồn lực huy động đầu tư cho xây dựng NTM là 8.492.342 triệu đồng. Trong đó ngân sách trực tiếp hỗ trợ là 112.554 triệu đồng (ngân sách Trung ương là 57.604 triệu đồng, ngân sách địa phương là 54.950 triệu đồng); vốn lồng ghép các chương trình, dự án: 3.155.066 triệu đồng; vốn tín dụng là 4.421.000 triệu đồng; vốn đầu tư của doanh nghiệp và HTX đạt 408.883 triệu đồng; vốn người dân đóng góp bằng tiền, công lao động và hiện vật quy ra tiền là 394.839 triệu đồng.

Hiện nay chương trình xây dựng NTM đã trở thành một cuộc vận động với quy mô lớn, huy động cả hệ thống chính trị tham gia. Đặc biệt, vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư đang được phát huy, thể hiện ở sự đồng tình hưởng ứng cao trong các hoạt động xây dựng NTM như hiến đất, hiến tài sản, tự nguyện giải phóng mặt bằng (GPMB), đóng góp công sức xây dựng giao thông và các công trình phúc lợi xã hội khác. Đã xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng NTM cần được phổ biến và nhân rộng. Hiện trạng nông thôn mới của tất cả các xã đã có nhiều biến chuyển rõ nét so với cuối năm 2010, bình quân các xã tăng từ 3-4 tiêu chí; có 20 xã tăng từ 7 tiêu chí trở lên; số xã đạt từ 13 tiêu chí trở lên có 13 xã; số xã dưới 5 tiêu chí chỉ còn 14 xã, giảm 64 xã so với năm 2010. Điều quan trọng là các xã điểm xây dựng NTM giai đoạn 2010- 2015 của tỉnh và huyện đều có mức tăng tiêu chí khá cao, trên 2 tiêu chí/năm.

Tuy nhiên, sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại. Hầu hết các xã xây dựng NTM có nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ. Chất lượng hàng nông sản chưa cao, tính cạnh tranh thấp; sự liên kết từ sản xuất-chế biến-tiêu thụ còn yếu. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển chậm. Cơ chế hỗ trợ vốn vay cho nông dân phát triển sản xuất chưa được áp dụng. Thiên tai thường xuyên xảy ra đã gây thiệt hại cho người dân, ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập. Nguồn vốn trực tiếp đầu tư cho chương trình rất hạn chế; công tác huy động nguồn lực ngoài ngân sách còn nhiều khó khăn. Ngân sách của tỉnh hạn hẹp nên việc phân bổ nguồn vốn cho chương trình mới chỉ tập trung cho các xã điểm của tỉnh, huyện. Việc huy động nguồn lực đóng góp của doanh nghiệp, của nhân dân và cộng đồng vào xây dựng NTM chưa nhiều. Công tác lồng ghép các chương trình, dự án cho xây dựng NTM còn nhiều lúng túng, chưa phát huy hiệu quả tối đa.

Để tạo điều kiện cho địa phương thực hiện có hiệu quả chương trình trong những năm tiếp theo, BCĐ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Trị kiến nghị Trung ương hướng dẫn cụ thể cơ chế lồng ghép các nguồn vốn chương trình MTQG, chương trình có mục tiêu để tạo điều kiện cho các địa phương lồng ghép một cách có hiệu quả; Bộ Tài chính sớm ban hành hướng dẫn việc quản lý, thanh quyết toán nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; Bộ Nội vụ sớm ban hành quy định về tổ chức bộ máy giúp việc BCĐ các cấp; BCĐ Trung ương có cơ chế hướng dẫn các địa phương chỉnh lý, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình sau khi thực hiện việc hiến đất để xây dựng NTM. Trong điều kiện nguồn ngân sách khó khăn nên đề nghị BCĐ hướng dẫn thêm việc áp dụng tiêu chí giao thông đối với các địa phương mang tính đặc thù. Nên quy định mềm hơn đối với các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo sau khi trừ đi tỷ lệ hộ nghèo được hưởng trợ cấp theo Nghị định 67 và Nghị định 13 thấp hơn 5% thì đạt chuẩn. Đề nghị BCĐ Trung ương giúp Quảng Trị thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm hỗ trợ tỉnh xây dựng NTM đạt kế hoạch đề ra.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Lê Huy Ngọ đánh giá cao những kết quả đạt được trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị. Qua kiểm tra thực tế ở một số xã điểm đang xây dựng cho thấy hạ tầng dân sinh đã được nâng lên rõ nét, diện mạo nông thôn thay đổi nhanh chóng. Điều này cho thấy tỉnh đã huy động được nhiều nguồn lực và có sự đồng thuận tích cực của người dân trong xây dựng NTM, thể hiện rõ nét vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM là làm cho mình và mình được hưởng lợi.

Tuy nhiên, có một hạn chế trong phần lớn các quy hoạch xây dựng NTM là thiếu lĩnh vực thủy hải sản nên cần phải bổ sung. Phải bố trí được cán bộ, chuyên gia tâm huyết để tham gia xây dựng NTM. Phải kết nối hạ tầng giữa huyện, xã và thôn xóm, đặc biệt là phải tái cấu trúc lại nền nông nghiệp, tổ chức lại HTX, gắn công nghiệp với nông nghiệp, gắn sản xuất với tiêu thụ, thu mua sản phẩm.

Tỉnh cần phải có sự điều tra, khảo sát thực tế khoảng cách giữa quy hoạch với thực tiễn xây dựng để điều chỉnh lại quy hoạch. Cần tạo ra nguồn lực mới để xây dựng NTM, tạo thêm thu nhập mới cho nông dân. Tập trung làm rõ ưu điểm đặc thù của các mô hình, chú trọng xây dựng các mô hình điểm để củng cố niềm tin trong nhân dân. Lấy mô hình thôn làm điểm tựa để xây dựng NTM, tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng dân sinh để phục vụ đời sống sinh hoạt cho người dân.

Tóm lại để xây dựng NTM đạt kết quả các địa phương cần lập đề án, kế hoạch triển khai thực hiện một cách khoa học, bài bản, tìm kiếm cách làm phù hợp với đặc thù của địa phương, chọn ra mô hình có hiệu quả thiết thực để đáp ứng sự kỳ vọng của người dân. Phải lấy tiêu chí bằng lòng của người dân để đánh giá sự thành công của chương trình xây dựng NTM.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập147
  • Hôm nay24,368
  • Tháng hiện tại171,148
  • Tổng lượt truy cập8,371,445
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây