Sổ tay tổng hợp các văn bản hướng dẫn Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

Thứ sáu - 04/01/2019 20:47

 
Thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020, ngày 15 tháng 8 năm 2016 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg, theo đó, ngày 17/10/2016 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1980/QĐ-TTg ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020, gồm 19 tiêu chí, 49 chỉ tiêu, tăng 10 chỉ tiêu so với giai đoạn 2011- 2015. Trong đó Chính phủ giao cho UBND các tỉnh quy định các tiêu chí “Mềm” phù hợp với điều kiện đặc thù, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, gắn xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Để có cơ sở thực hiện các tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020, ngày 09/01/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020; UBND tỉnh Quảng Trị ra Quyết định số 325/QĐ-UBND ngày 23/02/2017 ban hành bộ tiêu chí về xã nông thôn mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016- 2020 và Hướng dẫn số 2790/HD- UBND ngày 28/6/2017 thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xã nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện các tiêu chí về xã nông thôn mới theo quy định của Trung ương và tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016- 2020; Chi cục Phát triển nông thôn đã biên soạn “Sổ tay Tổng hợp các văn bản Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí về xã nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020”. Hy vọng rằng “Sổ tay tổng hợp các văn bản hướng dẫn tiêu chí” này sẽ là cuốn cẩm nang cho các đơn vị, địa phương trong quá trình áp dụng, triển khai thực hiện.
(Bản mềm sổ tay được đăng tải tại website: nongthonmoi.quangtri.gov.vn)
Trong quá trình biên soạn, ban biên tập sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý đọc giả để hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản tiếp theo./.
                                                                           BAN BIÊN TẬP
 

CÁC TỪ VIẾT TẮT
 
HĐND                              Hội đồng nhân dân
UBND                              Ủy ban nhân dân
CNH-HĐH                       Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CN-TTCN                        Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp
HTX                                  Hợp tác xã
MTQG                              Mục tiêu quốc gia
TCVN                               Tiêu chuẩn Việt Nam

 
MỤC LỤC
 
TT Nội dung Trang
Phần I Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2020  
Phần II Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020  
I Tiêu chí số 1 về Quy hoạch  
II Tiêu chí số 2 về Giao thông  
III Tiêu chí số 3 về Thủy lợi  
IV Tiêu chí số 4 về Điện  
V Tiêu chí số 5 về Trường học  
VI Tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa  
VII Tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn  
VIII Tiêu chí số 8 về Thông tin và truyền thông  
IX Tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư  
X Tiêu chí số 10 về  thu nhập  
XI Tiêu chí số 11 về hộ nghèo  
XII Tiêu chí số 12 về lao động có việc làm  
XIII Tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất  
XIV Tiêu chí số 14 về Giáo dục và Đào tạo  
XV Tiêu chí số 15 về Y tế  
XVI Tiêu chí số 16 về văn hóa  
XVII Tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm  
XVIII Tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật  
XIX Tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh  
Phần III Trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020  

Phần I
BỘ TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI TỈNH QUẢNG TRỊ
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Theo Quyết định số 325/QĐ- UBND ngày 23 tháng 02 năm 2017của UBND tỉnh Quảng Trị)
 
I. QUY HOẠCH
Số
TT
Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu chung
1 Quy hoạch 1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn Đạt
1.2. Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch {1} Đạt
 
II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI
Số TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu chung Chỉ tiêu theo vùng
Đồng bằng Miền núi
2 Giao thông 2.1. Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm   100% 100%
2.2. Đường trục thôn, bản và đường liên thôn, bản ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm   ≥85% ≥65%
2.3. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa   100% ≥80%
2.4. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm   ≥80% ≥60%
3 Thủy lợi 3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên Đạt Đạt Đạt
3.2. Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ Đạt Đạt Đạt
4 Điện 4.1. Hệ thống điện đạt chuẩn Đạt Đạt Đạt
4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn ≥98% ≥98% ≥98%
5 Trường học Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia ≥80% ≥80% ≥80%
6 Cơ sở vật chất văn hóa 6.1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã Đạt Đạt Đạt
6.2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định {2} Đạt Đạt Đạt
6.3. Tỷ lệ thôn, bản có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng 100% 100% 100%
7 Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa Đạt Đạt Đạt
8 Thông tin và Truyền thông 8.1. Xã có điểm phục vụ bưu chính   ≥95% ≥85%
8.2. Xã có dịch vụ viễn thông, internet   ≥95% ≥85%
8.3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn   100% ≥65%
8.4. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành   ≥75% ≥50%
9 Nhà ở dân cư 9.1. Nhà tạm, dột nát Không Không Không
9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định ≥80% ≥80% ≥80%
 
III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Số
TT
Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu chung
10 Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 (triệu đồng/người) ≥36
11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 ≤5%
12 Lao động có việc làm Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động Đạt
13 Tổ chức sản xuất 13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 Đạt
13.2. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững Đạt
 
 
 
IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG
Số
TT
Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu chung
14 Giáo dục và Đào tạo 14.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở Đạt
14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) ≥85%
14.3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo ≥40%
15 Y tế 15.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ≥85%
15.2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế Đạt
15.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) ≤24,2%
16 Văn hóa Tỷ lệ thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định ≥70%
17 Môi trường và an toàn thực phẩm 17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định ≥98% (≥60% nước sạch)
17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường 100%
17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn Đạt
17.4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch Đạt
17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định Đạt
17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch {3} ≥85%
17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường ≥70%
17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm 100%
 

V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
Số TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu chung
18 Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật 18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn Đạt
18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định Đạt
18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” Đạt
18.4. Tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên 100%
18.5. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định Đạt
18.6. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội Đạt
19 Quốc phòng và an ninh 19.1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng Đạt
19.2. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước Đạt


1 Quy hoạch chung xây dựng xã phải đảm bảo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa của các xã ven đô và đảm bảo tiêu chí môi trường nông thôn.
2 Điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em của xã phải đảm bảo điều kiện và có nội dung hoạt động chống đuối nước cho trẻ em.
3 Đảm bảo 3 sạch, gồm: Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ (theo nội dung cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động).
 
 
Phần II
 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA XÃ
    NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
 
I. TIÊU CHÍ SỐ 1 VỀ QUY HOẠCH
(Thực hiện theo Thông tư 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ xây dựng Hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn mới)
 
Chương IQUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn; hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn.
Điều 2. Nguyên tắc lập quy hoạch xây dựng nông thôn
1. Tuân thủ Điều 16 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 44/2015/NĐ-CP).
2. Đảm bảo thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cấp xã, cấp huyện có liên quan theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng nông thôn
1. Trách nhiệm, hình thức, thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng nông thôn thực hiện theo Điều 16, Điều 17 Luật Xây dựng năm 2014 và Điều 23. Điều 24 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP.
2. Nội dung lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng nông thôn:
a) Nội dung lấy ý kiến về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng xã bao gồm: Những định hướng cơ bản về phát triển dân cư; các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối, hạ tầng xã hội, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
b) Nội dung lấy ý kiến về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn bao gồm: Tổ chức không gian; quy mô các công trình công cộng, dịch vụ, nhà ở và các công trình hạ tầng kỹ thuật.
Điều 4. Nội dung và quy cách thể hiện hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn
1. Nội dung thuyết minh, bản vẽ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn phải tuân thủ quy định tại Chương II của Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Hệ thống ký hiệu bản vẽ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn phải tuân thủ quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG XÃ
Điều 5. Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã
Yêu cầu về nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP.
Thời hạn quy hoạch chung xây dựng xã là 10 năm và phân kỳ quy hoạch là 05 năm.
Điều 6. Nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã
1. Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí, mối liên hệ vùng huyện, vùng liên huyện, bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu quy hoạch chung xây dựng xã theo tỷ lệ thích hợp.
2. Thuyết minh:
a) Lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch; xác định quy mô, phạm vi và ranh giới lập quy hoạch.
b) Xác định mục tiêu của quy hoạch; tính chất, chức năng, kinh tế chủ đạo của xã (kinh tế thuần nông, nông lâm kết hợp, tiểu thủ công nghiệp…).
c) Dự báo sơ bộ về quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng toàn xã trong thời hạn quy hoạch và phân kỳ quy hoạch.
d) Các yêu cầu trong quá trình lập đồ án:
- Phân tích, đánh giá hiện trạng bao gồm: Hiện trạng về điều kiện tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, các công trình công cộng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, sản xuất, môi trường…
- Xác định các yếu tố tác động của vùng xung quanh ảnh hưởng đến phát triển không gian trên địa bàn xã.
- Rà soát, đánh giá các dự án và các quy hoạch còn hiệu lực trên địa bàn xã.
- Xác định tiềm năng, động lực chính phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Tổ chức không gian tổng thể toàn xã, tổ chức, phân bố các khu chức năng; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất.
- Đánh giá môi trường chiến lược.
e) Danh mục các bản vẽ, số lượng hồ sơ và tổng dự toán chi phí lập quy hoạch. f) Tiến độ, tổ chức thực hiện đồ án.
3. Dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã gồm các nội dung quy định tại Điều 9 Thông tư này.
4. Các văn bản pháp lý có liên quan; Đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ.
Điều 7. Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã
Yêu cầu về nội dung đồ án quy hoạch chung xây dựng xã thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP.
Điều 8. Nội dung hồ sơ đồ án quy hoạch chung xây dựng xã
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí, mối liên hệ vùng: Xác định vị trí, ranh giới lập quy hoạch (toàn bộ ranh giới hành chính của xã); thể hiện các mối quan hệ giữa xã và vùng trong huyện có liên quan về kinh tế - xã hội; Điều kiện địa hình, địa vật, các vùng có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc cảnh quan của xã; hạ tầng kỹ thuật đầu mối và các vấn đề khác tác động đến phát triển xã. Thể hiện theo tỷ lệ thích hợp.
b) Bản đồ hiện trạng tổng hợp, đánh giá đất xây dựng: Sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, cây xanh, nhà ở, ...); hiện trạng giao thông, cấp điện và chiếu sáng, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước bẩn; thu gom chất thải rắn, nghĩa trang, môi trường. Xác định khu vực thuận lợi, ít thuận lợi, không thuận lợi cho phát triển của xă. Thể hiện theo tỷ lệ 1/5000 hoặc 1/10.000.
c) Sơ đồ định hướng phát triển không gian toàn xã. Thể hiện theo tỷ lệ 1/5000 hoặc 1/10.000.
d) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Thể hiện theo tỷ lệ 1/5000 hoặc 1/10.000.
e) Bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường; hạ tầng phục vụ sản xuất. Thể hiện theo tỷ lệ 1/5000 hoặc 1/10.000.
2. Thuyết minh:
a) Nêu lý do sự cần thiết lập quy hoạch; nêu đầy đủ căn cứ lập quy hoạch; xác định quan điểm và mục tiêu quy hoạch.
b) Phân tích và đánh giá hiện trạng tổng hợp:
- Điều kiện tự nhiên như: đặc điểm địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, tài nguyên nước, rừng, biển. Các ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu, môi trường và các hệ sinh thái;
- Dân số (số hộ dân, cơ cấu dân số, cơ cấu lao động, đặc điểm phát triển), đặc điểm về văn hóa, dân tộc và phân bố dân cư;
- Phát triển kinh tế trong các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; đánh giá thế mạnh, tiềm năng và các hạn chế trong phát triển kinh tế;
- Hiện trạng sử dụng và biến động từng loại đất (lưu ý các vấn đề về sử dụng và khai thác đất nông nghiệp; những vấn đề tồn tại trong việc sử dụng đất đai);
- Hiện trạng về nhà ở, công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất, môi trường, các công trình di tích, danh lam, thắng cảnh du lịch;
- Việc thực hiện các quy hoạch có liên quan, các dự án đã và đang triển khai trên địa bàn xã.
c) Xác định tiềm năng, động lực và dự báo phát triển xã:
- Dự báo quy mô dân số, lao động, số hộ cho giai đoạn quy hoạch 10 năm và phân kỳ quy hoạch 5 năm;
- Dự báo loại hình, động lực phát triển kinh tế chủ đạo như: kinh tế thuần nông, nông lâm kết hợp; chăn nuôi; tiểu thủ công nghiệp; dịch vụ; quy mô sản xuất, sản phẩm chủ đạo, khả năng thị trường, định hướng giải quyết đầu ra;
- Xác định tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất (nông nghiệp sang phi nông nghiệp hoặc đất đô thị) phục vụ dân cư, công trình hạ tầng và sản xuất;
- Xác định quy mô đất xây dựng cho từng loại công trình công cộng, dịch vụ cấp xã, thôn, bản; quy mô và chỉ tiêu đất ở cho từng loại hộ gia đình như: hộ sản xuất nông nghiệp; hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp; hộ thương mại, dịch vụ trong toàn xã;
d) Định hướng quy hoạch không gian tổng thể xã:
- Định hướng tổ chức hệ thống trung tâm xã, khu dân cư mới và cải tạo thôn, bản. Xác định quy mô dân số, tính chất, nhu cầu đất ở cho từng khu dân cư mới và thôn, bản;
- Định hướng tổ chức hệ thống công trình công cộng, dịch vụ. Xác định vị trí, quy mô, định hướng kiến trúc cho các công trình công cộng, dịch vụ cấp xã, thôn, bản;
- Định hướng tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc khu dân cư mới và các thôn, bản cũ. Xác định các chỉ tiêu quy hoạch, định hướng kiến trúc cho từng loại hình ở phù hợp với đặc điểm của địa phương;
- Định hướng tổ chức các khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung, làng nghề, khu vực sản xuất và phục vụ sản xuất nông nghiệp;
- Định hướng tổ chức các khu chức năng đặc thù khác trên địa bàn xã.
e) Quy hoạch sử dụng đất:
- Quy hoạch các loại đất trên địa bàn xã cập nhật phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
- Xác định diện tích đất cho nhu cầu phát triển theo các giai đoạn 5 năm, 10 năm và các thông số kỹ thuật chính cho từng loại đất, cụ thể: đất nông nghiệp, đất xây dựng và các loại đất khác;
- Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
f) Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:
- Định hướng quy hoạch xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi xã. Xác định khung hạ tầng phục vụ sản xuất như: đường nội đồng, kênh mương thủy lợi;
- Xác định vị trí, quy mô cho các công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: đường trục xã, đường liên thôn, đường trục thôn, cao độ nền, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và nghĩa trang.
g) Đánh giá môi trường chiến lược.
Nội dung đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/ 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi và các văn bản khác có liên quan.
h) Dự kiến các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư.
- Xác định các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn xã và kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn;
- Dự kiến sơ bộ nhu cầu vốn và các nguồn lực thực hiện.
k) Kết luận và kiến nghị.
3. Các phụ lục tính toán kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh, các số liệu tính toán) và các văn bản pháp lý liên quan. Đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ.
4. Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch bao gồm các nội dung quy định tại Điều 10 Thông tư này; Dự thảo Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch gồm các nội dung quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Nội dung phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã
1. Tên đồ án, vị trí, phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch.
2. Quan điểm, mục tiêu, động lực phát triển kinh tế chủ đạo của xã.
3. Dự báo sơ bộ về quy mô dân số, lao động; quy mô đất đai; lựa chọn các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật áp dụng.
4. Các yêu cầu nghiên cứu đồ án:
a) Phân tích, đánh giá hiện trạng, xác định tính chất, chức năng; các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của xã.
b) Tổ chức không gian các khu chức năng công cộng, dịch vụ, nhà ở và chức năng khác.
c) Tổ chức mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất toàn xã.
d) Các yêu cầu khác theo đặc điểm của từng địa phương.
5. Danh mục, số lượng hồ sơ, tổng dự toán chi phí lập quy hoạch.
6. Tiến độ, tổ chức thực hiện đồ án.
Điều 10. Nội dung phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng xã
1. Vị trí, phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch.
2. Mục tiêu quy hoạch, tính chất, chức năng của xã.
3. Quy mô dân số, lao động; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu.
4. Phân khu chức năng.
Hệ thống trung tâm xã; hệ thống thôn, bản, các khu dân cư tập trung; khu sản xuất; các khu vực có khả năng phát triển, hạn chế phát triển; khu vực cấm xây dựng; khu đặc thù; các công trình đầu mối, kết nối hạ tầng.
5. Định hướng tổ chức không gian xã:
a) Vị trí, quy mô, định hướng kiến trúc cho các công trình công cộng, dịch vụ cấp xã, thôn, bản.
b) Chỉ tiêu, hình thức kiến trúc cho từng loại đất ở khu dân cư mới và cải tạo thôn, bản cũ.
c) Tổ chức các khu vực sản xuất, (tiểu thủ công nghiệp tập trung, làng nghề và phục vụ sản xuất nông nghiệp…) dịch vụ và các khu vực đặc thù khác.
6. Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất, (mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện, xử lý nước thải, vệ sinh môi trường, nghĩa trang toàn xã, các thôn, bản và vùng sản xuất), công trình đầu mối trong phạm vi xã.
7. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư và nguồn vốn.
8. Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.
9. Tiến độ, giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch chung xây dựng xã.
Mục 2. QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN
Điều 11. Các loại quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
1. Quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng hoặc xây dựng mới Trung tâm xã.
2. Quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng thôn, bản hoặc xây dựng các khu dân cư mới và khu tái định cư.
Điều 12. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
Yêu cầu về nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP.
Điều 13. Nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
1. Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí, mối liên hệ khu vực; bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch theo tỷ lệ thích hợp.
2. Thuyết minh:
2.1. Nội dung thuyết minh nhiệm vụ đồ án quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng hoặc xây dựng mới Trung tâm xã.
a) Nêu lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch.
b) Phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch; quy mô dân số (nếu có).
c) Các yêu cầu trong quá trình lập đồ án:
- Đánh giá điều kiên tự nhiên, hiện trạng khu vực lập quy hoạch;
- Tổ chức không gian, tầng cao, giải pháp kiến trúc công trình công cộng, dịch vụ, nhà ở (nếu có), cây xanh, các vùng hạn chế xây dựng, vùng cấm xây dựng, vùng bảo tồn;
- Giải pháp quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, môi trường trong khu vực lập quy hoạch;
- Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, đất đai, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trung tâm xã và trung tâm các thôn, bản;
- Đánh giá môi trường chiến lược.
d) Danh mục, số lượng hồ sơ, tiến độ thực hiện, tổng dự toán chi phí lập quy hoạch.
2.2. Nội dung thuyết minh nhiệm vụ đồ án quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng thôn, bản hoặc xây dựng các khu dân cư mới và khu tái định cư.
a) Nêu lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch.
b) Phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch; quy mô dân số.
c) Các yêu cầu trong quá trình lập đồ án:
- Đánh giá điều kiên tự nhiên, hiện trạng khu vực lập quy hoạch;
- Giải pháp cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang các công trình kiến trúc, di tích văn hóa hiện có, hướng dẫn cải tạo, xây mới nhà ở có bản sắc kiến trúc phù hợp với từng địa phương;
- Giải pháp cải tạo, xây mới mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ đời sống dân cư trong thôn, bản;
- Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, đất ở cho các loại hộ gia đình và hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường thôn, bản;
- Đánh giá môi trường chiến lược.
d) Danh mục, số lượng hồ sơ, tiến độ thực hiện, tổng dự toán chi phí lập quy hoạch.
3. Dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm các nội dung quy định tại Điều 16 Thông tư này.
4. Các văn bản pháp lý có liên quan; Đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ.
Điều 14. Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
Yêu cầu về nội dung đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP.
Điều 15. Nội dung hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
1. Thành phần bản vẽ của đồ án được thể hiện theo tỷ lệ 1/500 hoặc 1/2000 bao gồm:
a) Sơ đồ vị trí, ranh giới khu vực lập quy hoạch. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 hoặc 1/2000.
b) Bản đồ hiện trạng tổng hợp: Đánh giá hiện trạng kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và đánh giá đất xây dựng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
c) Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
d) Sơ đồ tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
e) Bản đồ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
f) Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
g) Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật. Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
2.3. Nội dung thuyết minh đồ án quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng hoặc xây dựng mới trung tâm xã.
a) Nêu lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch.
b) Phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch; quy mô dân số, số hộ (nếu có).
c) Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất theo từng loại đất, tình hình xây dựng các công trình công cộng cấp xã theo tiêu chuẩn, quy chuẩn và tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xác định quy mô xây dựng, đất đai, yêu cầu và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật cho từng công trình công cộng, công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng cấp xã.
d) Nêu giải pháp tổ chức không gian kiến trúc, quy hoạch sử dụng đất hệ thống các công trình công cộng, dịch vụ, nhà ở (nếu có) và mạng lưới hạ tầng kỹ thuật trung tâm xã.
e) Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, đất đai, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
f) Đánh giá môi trường chiến lược.
g) Các dự án ưu tiên, giải pháp huy động nguồn lực.
h) Kết luận và kiến nghị.
2.2. Nội dung thuyết minh đồ án quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng thôn, bản hoặc xây dựng các khu dân cư mới và khu tái định cư:
a) Nêu lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch.
b) Phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch; quy mô dân số, số hộ.
c) Phân tích hiện trạng sử dụng đất, tình hình, đặc điểm xây dựng nhà ở, dự báo quy mô dân số, dự báo sử dụng quỹ đất xây dựng cho từng điểm dân cư.
d) Nêu giải pháp tổ chức không gian kiến trúc, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bố trí các lô đất theo chức năng sử dụng, đáp ứng yêu cầu phát triển của từng giai đoạn quy hoạch và bảo vệ môi trường trong khu vực lập quy hoạch.
e) Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cụ thể: quy mô, chỉ tiêu cơ bản về đất, công trình xây dựng.
f) Đánh giá môi trường chiến lược.
g) Các dự án ưu tiên, giải pháp huy động nguồn lực.
h) Kết luận và kiến nghị.
3. Các phụ lục tính toán kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh, các số liệu tính toán) và các văn bản pháp lý liên quan. Đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ.
4. Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch gồm các nội dung quy định tại Điều 17 Thông tư này; Dự thảo Quy định quản lý xây dựng theo đồ án gồm các nội dung quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 16. Nội dung phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
1. Tên đồ án, vị trí và quy mô lập quy hoạch.
2. Mục tiêu, tính chất khu vực lập quy hoạch.
3. Dự báo sơ bộ về quy mô dân số, lao động; quy mô đất đai; lựa chọn các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật áp dụng.
4. Các yêu cầu nghiên cứu đồ án:
a) Công tác điều tra khảo sát hiện trạng và thu thập tài liệu.
b) Chức năng, diện tích, chỉ tiêu sử dụng đối với từng ô đất cải tạo, hoặc xây dựng mới (mật độ, hệ số sử dụng đất, chiều cao công trình, chỉ giới xây dựng đối với từng công trình).
c) Hình thức kiến trúc, màu sắc chủ đạo của các công trình bảo tồn, tôn tạo hoặc xây dựng mới.
d) Cải tạo hoặc xây dựng mới hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và giải pháp kết nối hạ tầng kỹ thuật.
e) Các yêu cầu khác theo đặc điểm của từng địa phương.
5. Danh mục, số lượng hồ sơ, kinh phí, thực hiện đồ án.
6. Tiến độ, tổ chức thực hiện đồ án.
Điều 17. Nội dung phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
1. Vị trí, phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch.
2. Mục tiêu quy hoạch, tính chất khu vực lập quy hoạch.
3. Quy mô, cơ cấu dân số, lao động.
4. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: Chức năng, diện tích, chỉ tiêu sử dụng đối với từng ô đất cải tạo, hoặc xây dựng mới (mật độ, hệ số sử dụng đất, chiều cao công trình, chỉ giới xây dựng đối với từng công trình).
5. Định hướng hình thức kiến trúc các công trình công cộng, dịch vụ, nhà ở và các vật thể kiến trúc khác.
6. Các công trình hạ tầng kỹ thuật.
7. Hạng mục các công trình dự kiến đầu tư xây dựng.
8. Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.
9. Giải pháp tổ chức thực hiện.
Mục 3. QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN
Điều 18. Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn
1. Việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP và Thông tư này.
2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn bằng văn bản với các nội dung được hướng dẫn tại Thông tư này, đồng thời ban hành Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.
Cơ quan trình duyệt: Uỷ ban nhân dân xã trình nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.
Cơ quan thẩm định: Cơ quan quản lý xây dựng huyện chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng của huyện có liên quan thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.
Cơ quan phê duyệt: Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.
3. Tổ chức tư vấn lập đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn chịu trách nhiệm về những nội dung nghiên cứu và tính toán kinh tế – kỹ thuật thể hiện trong thuyết minh, hồ sơ bản vẽ của đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn được duyệt.
Điều 19. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn
1. Trình tự điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn thực hiện theo điều 38 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
2. Các trường hợp thực hiện điều chỉnh đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.
a) Đối với những xã đã có quy hoạch xây dựng nông thôn được duyệt nhưng chưa đáp ứng các chỉ tiêu về nông thôn mới quy định tại Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cấp xă, cấp huyện có liên quan theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
b) Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn xuất hiện những thay đổi về chính sách, chủ trương, các quy hoạch cấp trên đã được phê duyệt làm thay đổi các dự báo của quy hoạch xây dựng nông thôn.
c) Các biến động về địa lý- tự nhiên như: thay đổi ranh giới hành chính, sụt lở, lũ lụt, động đất và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến các dự báo về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn quyết định việc điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật.
4. Khi điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn xác định rõ các yêu cầu, để đề xuất nội dung điều chỉnh như: sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian cho từng khu vực, giải pháp cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng, dịch vụ phù hợp với khả năng, nguồn lực và yêu cầu phát triển, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Điều 20. Nội dung công bố quy hoạch xây dựng nông thôn
Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm công bố, công khai quy hoạch xây dựng nông thôn với các nội dung như sau:
1. Đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng xã:
a) Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng xã; Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.
b) Sơ đồ quy hoạch không gian tổng thể xã.
c) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
d) Bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng phục vụ sản xuất.
2. Đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn:
a) Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn; Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.
b) Sơ đồ tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan.
c) Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất.
d) Bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
3. Trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn, các dự án đầu tư xây dựng đã và đang triển khai cần được cập nhật và công bố kịp thời, đầy đủ để các tổ chức, cá nhân biết và giám sát thực hiện.
Điều 21. Quy định quản lý và cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng nông thôn
1. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm quản lý quy hoạch thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn ban hành Quy định quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn.
3. Nội dung Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch (theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
4. Việc cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng được thực hiện theo Điều 43 của Luật Xây dựng năm 2014.
Điều 22. Tổ chức cắm mốc chỉ giới xây dựng
Thực hiện theo Thông tư số 10/2016/TT-BXD ngày 15/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng.
          II. TIÊU CHÍ SỐ 2 VỀ GIAO THÔNG
(Theo Hướng dẫn số 2790/HD-UBND ngày 28/6/2017 của UBND tỉnh về việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020)
Đối với lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 thực hiện theo Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải
1. Giải thích từ ngữ: 
- Cứng hóa là đường được rãi nhựa, bê tông, lát gạch, đá xẻ hoặc rãi cấp phối và lu lèn bằng đá dăm, đá thải, gạch vỡ, gạch xỉ;
-Đường trục xã là đường nối trung tâm hành chính xã đến trung tâm các thôn;
- Đường trục thôn là đường nối trung tâm thôn đến các cụm dân cư trong thôn;
- Đường ngõ, xóm là đường nối giữa các hộ gia đình trong các cụm dân cư;
- Đường trục chính nội đồng là đường chính nối từ khu dân cư đến khu sản xuất tập trung của thôn, xã.
2. Phương pháp đánh giá:
Nội dung tiêu chí/
chỉ tiêu
Cấp đường Hướng dẫn đánh giá
2.1. Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm A -Chiều rộng mặt đường tối thiểu 3,5m;
-Chiều rộng nền đường tối thiểu 6,5m vùng đồng bằng, 6,0 m đối với vùng miền núi;
- Kết cấu mặt đường điển hình: BTXM M250-300 dày 18-20cm.
B -Chiều rộng mặt đường tối thiểu 3,5 đối với vùng đồng bằng, 3.0m đối vùng miền núi;
-Chiều rộng nền đường tối thiểu 5m đối với đồng bằng, 4m đối với vùng núi;
- Kết cấu mặt đường điển hình: BTXM ≥M250 dày 16-18cm.
2.2. Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm B Áp dụng theo đường cấp B của đườngxã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện (2.1).
C -Chiều rộng mặt đường tối thiểu 3m đối với vùng đồng bằng, 2m đối với vùng miền núi;
-Chiều rộng nền đường tối thiểu 4m đối với đồng bằng, 3m đối với vùng miền núi;
- Kết cấu mặt đường điển hình: BTXM ≥M200 dày 14-16cm
2.3. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa  
 
 
    D
-Chiều rộng mặt đường tối thiểu 1,5 m;
-Chiều rộng nền  đường tối thiểu 2,0 m;
-Kết cấu mặt đường điển hình: BTXM ≥M200 dày 10-14cm.
2.4. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm
3. Một số yêu cầu khác đối với đường giao thông nông thôn khi công nhận xã đạt chuẩn
- Đối với rãnh thoát nước hai bên các tuyến đường trục xã, trục thôn qua khu dân cư:Yêu cầu tối thiểu 70% các tuyến đường trục xã, trục thôn đi qua khu dân cư phải có rãnh thoát nước, kết cấu rãnh có thể bằng bê tông, gạch xây, đá xây hoặc rãnh đất nhưng phải đảm bảo khả năng thoát nước tốt;
- Đối với trồng cây bóng mát trên các tuyến đường trục xã (đối với những đoạn có thể trồng được): Các tuyến đường trục xã  yêu cầu phải trồng cây bóng mát (đạt 80% đối với khu vực đồng bằng, 50% khu vực miền núi), khoảng cách giữa các cây tùy loại cây nhưng đảm bảo mỹ quan; khuyến khích trồng cây bóng mát đối với các tuyến giao thông khác như đường trục thôn, ngõ xóm, trục chính nội đồng.Cây phải được trồng thẳng hàng, đảm bảo mỹ quan và không ảnh hưởng đến hành lang an toàn lưới điện.
        
III. TIÊU CHÍ SỐ 3 -VỀ THỦY LỢI
(Thực hiện theo Hướng dẫn số 2790/HD-UBND ngày 28/6/2017 của UBND tỉnh về thực hiện tiêu chí, chỉ tiêu xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020)
1. Giải thích từ ngữ
- Đất sản xuất nông nghiệp là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm;
- Đất trồng cây hàng năm làđất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm; kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
- Đất trồng cây hàng năm khác là đất trồng các cây hàng năm (trừ đất trồng lúa), gồm chủ yếu để trồng rau, màu, cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm, đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc. Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch là trên một (01) năm; kể cả loại cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long, chuối, dứa...;
- Diện tích gieo trồng: Là diện tích canh tác trên đó thực tế có gieo trồng các loại cây nông nghiệp trong thời vụ gieo trồng nhằm thu hoạch sản phẩm phục vụ cho nhu cầu con người;
- Diện tích gieo trồng cả năm là tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm các vụ và diện tích gieo trồng cây lâu năm;
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động là diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới hoặc tiêu nước kịp thời, đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.
2. Phương pháp đánh giá:
Xã được đánh giá là đạt tiêu chí thủy lợi khi đạt cả 2 nội dung 3.1 và 3.2
a) Tiêu chí “3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên”.
-Tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp được tưới, tiêu chủ động được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động trên tổng số diện tích gieo trồng cả năm theo kế hoạch;
- Đối với các xã có đất nuôi trồng thủy sản được đánh giá là đạt chỉ tiêu 3.1 khi có diện tích nuôi trồng thủy sản đảm bảo cấp, thoát nước chủ động đạt từ 80% trở lên.
b) Tiêu chí “3.2. Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ”:
- Về tổ chức bộ máy:
+ Có Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (theo quy định tại Điều 22 - Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ) và hàng năm được kiện toàn;
+ Phân công trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận và các thành viên Ban chỉ huy phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
- Về nguồn nhân lực:
+ Hàng năm, 100% cán bộ tham gia trực tiếp công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn nhằm nâng cao năng lực, trình độ (cấp xã);
+ Thường xuyên duy trì hoạt động của các đội xung kích phòng, chống thiên tai; nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng quản lý đê nhân dân (nếu có) đáp ứng yêu cầu ứng phó khi có thiên tai xảy ra;
+ Tối thiểu 70% số người dân thuộc vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai.
- Hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh;
+ Có kế hoạch phòng, chống thiên tai (cấp xã) được phê duyệt và rà soát, cập nhật, bổ sung hàng năm theo quy định của Luật, đáp ứng yêu cầu về phòng, chống thiên tai tại chỗ;
+ Có phương án cụ thể, chi tiết để ứng phó với các loại hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên địa bàn và được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với quy định, tình hình khi thiên tai xảy ra;
+ Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã phải chuẩn bị, duy trì thường xuyên hoặc có phương án sẵn sàng huy động từ 70% trở lên số lượng từng loại vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ cho hoạt động phòng, chống thiên tai theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Tổ chức diễn tập phương án ứng phó thiên tai tại xã định kỳ (trong 5 năm phải có ít nhất 01 lần diễn tập).
-       Về cơ sở hạ tầng thiết yếu:
+ Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng: Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các Quy hoạch: Sử dụng đất; phát triển dân sinh - kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch về đê điều (nếu có); 100% cơ sở hạ tầng được xây dựng mới phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn trước thiên tai hoặc được lồng ghép nội dung an toàn trước thiên tai;
+ Thông tin, cảnh báo và ứng phó thiên tai: Có hệ thống thu nhận, truyền tải và cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo để ứng phó với thiên tai; đảm bảo 100% người dân được tiếp nhận một cách kịp thời, đầy đủ thông tin; 100% những điểm có nguy cơ cao về rủi ro thiên tai được lắp đặt hệ thống cảnh báo và hướng dẫn;
+ Tất cả các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai được kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời; ngăn chặn không để phát sinh những vụ vi phạm mới xảy ra.
           
IV. TIÊU CHÍ SỐ 4 -VỀ ĐIỆN
(Theo Quyết định số 4293/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Bộ Công thương về phương pháp đánh giá thực hiện Tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020)
1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
a) Các xã khu vực nông thôn đang sử dụng điện, có trong danh mục xây dựng nông thôn mới của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Đối với các xã đã đánh giá hoàn thành và đạt Tiêu chí số 4 về điện nông thôn mới thì không áp dụng đánh giá lại;
c) Khuyến khích áp dụng trong quá trình thiết kế, xây dựng công trình điện nông thôn, nhưng không phải là điều kiện đủ để nghiệm thu, đưa công trình vào sử dụng.
2. Tiêu chí xã đạt nông thôn mới về điện
Xã đạt chuẩn nông thôn mới về điện phải đạt Tiêu chí số 4 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bao gồm:
a) Tiêu chí 4.1: Có hệ thống điện (bao gồm các nguồn từ lưới điện quốc gia hoặc ngoài lưới điện quốc gia; hệ thống các trạm biến áp phân phối, các đường dây trung áp, các đường dây hạ áp, công tơ đo đếm phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân) đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật của ngành điện;
b) Tiêu chí 4.2: Đạt tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn.
3. Phương pháp đánh giá
3.1. Phương pháp chung
Phương pháp chung: Nhận dạng, cập nhật tài liệu pháp lý, tài liệu thống kê để đánh giá. Không tổ chức thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình và những công việc thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư và đơn vị quản lý vận hành;
Phương pháp đánh giá thực hiện Tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới được quy định chi tiết trong Phụ lục kèm theo Quyết định này.
3.2. Đánh giá hệ thống điện đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật của ngành điện (tại Tiêu chí 4.1): Chi tiết trong Phụ lục kèm theo Quyết định này.
3.3. Đánh giá việc sử dụng điện thường xuyên (tại Tiêu chí 4.2)
a) Đối với khu vực sử dụng nguồn từ lưới điện quốc gia: Đảm bảo có điện sử dụng hàng ngày, đủ nguồn năng lượng sử dụng cho các thiết bị sản xuất, sinh hoạt, chiếu sáng trong gia đình;
b) Đối với khu vực sử dụng nguồn từ năng lượng tái tạo, trạm diezen độc lập: Đảm bảo có điện sử dụng hàng ngày, đủ nguồn năng lượng sử dụng cho các thiết bị sinh hoạt, chiếu sáng trong gia đình. Số giờ cấp điện trong ngày đảm bảo lớn hơn 12 giờ/ngày đối với khu vực đất liền và lớn hơn 08 giờ/ngày đối với khu vực hải đảo;
c) Tỷ lệ số hộ sử dụng điện thường xuyên: Đánh giá chi tiết theo Phụ lục kèm theo Quyết định này.
3.4. Đánh giá việc sử dụng điện an toàn (tại Tiêu chí 4.2)
a) Hệ thống điện ngoài nhà đạt các tiêu chí theo phương pháp đánh giá nêu trong Phụ lục kèm theo Quyết định này;
b) Hệ thống điện trong nhà đạt tiêu chí theo phương pháp đánh giá nêu trong Phụ lục kèm theo Quyết định này.
PHỤ LỤC
Phương pháp đánh giá kết quả thực hiện Tiêu chí số 4 về điện nông thôn mới
thông qua phương pháp nhận dạng giai đoạn 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4239/QĐ-BCT ngày 28/10/2016 của Bộ Công Thương)
 
STT Mục đánh giá Thành phần đánh giá Nội dung đánh giá Nhận dạng đánh giá Mức đánh giá Ghi chú
I Hệ thng cung cấp điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn theo quy định (Tiêu chí 4.1) Đạt  
1 Đường dây trung áp Đạt  
1.1 Hồ sơ pháp lý đạt  
1.1.1 Thủ tục, hồ sơ. Dự án đầu tư. Hồ sơ, quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Có hồ sơ, có Quyết định phê duyệt. Đạt Trường hợp không có hoặc thất lạc hồ sơ, Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Tỉnh/huyện hướng dẫn, hỗ trợ cho các cấp, đơn vị quản lý bán điện hoàn thiện hồ sơ để quản lý.
1.1.2 Hồ sơ thiết kế. Đạt
1.1.3 Hồ sơ nghiệm thu. Đạt
1.2 An toàn điện đạt  
1.2.1 Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về an toàn điện. Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất trong các chế độ làm việc bình thường của đường dây. Đến mặt đất tự nhiên khu vực đông dân cư. ≥ 7 m Đạt  
1.2.2 Đến mặt đất tự nhiên khu vực ít dân cư. ≥ 5,5 m Đạt  
1.2.3 Đến mặt đất tự nhiên khu vực khó đến. ≥ 4,5 m Đạt  
1.2.4 Đến mặt đường ô tô. ≥ 7 m Đạt  
1.2.5 Đến mặt ray đường sắt. ≥ 7,5 m Đạt  
1.2.6 Đến mức nước cao nhất ở sông, hồ, kênh có tàu thuyền qua lại. tĩnh không +1,5 m Đạt  
1.2.7 Đến bãi sông và nơi ngập nước không có thuyền bè qua lại. ≥ 5,5 m Đạt  
1.2.8 Đến mức nước cao nhất trên sông, hồ, kênh mà thuyền bè và người không thể qua lại được. ≥ 2,5 m Đạt  
1.2.9 Từ đường điện áp 22kV đến đường dây có cấp điện áp thấp hơn. ≥ 2m Đạt  
1.2.10 Từ đường điện áp 35kV đến đường dây có cấp điện áp thấp hơn. ≥ 3m Đạt  
1.2.11 Đến đường dây thông tin. ≥ 4 m Đạt  
1.2.12 Đến mặt đê, đập. ≥ 6 m Đạt  
1.2.13 Chiều rộng hành lang giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng. Khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh. Dây bọc 22kV ≥ 1m Đạt Không có cây cối có thể đổ hoặc xô cành vào dây dẫn điện.
1.2.14 Dây bọc 35kV ≥ 1,5m Đạt
1.2.15 Dây trần 22kV ≥ 2m Đạt
1.2.16 Dây trần 35kV ≥ 3m Đạt
1.2.17 Biển báo an toàn. Có Biển báo cấm; Biển báo nguy hiểm, cảnh báo; Biển chỉ dẫn; Biển báo an toàn. 100% Đạt  
1.2.18 An toàn cho người và vật nuôi. Dây nối đất: dây nối từ xà, dây néo hoặc dây trung tính đến cọc tiếp địa. Không bị dỉ sắt hoặc đứt, có nối vào cọc tiếp đất. Đạt  
1.3 Cung cấp điện Đạt  
1.3.1 Nguồn điện cung cấp. Đảm bảo về nguồn cấp. Dòng điện làm việc lớn nhất dây dẫn. Nhỏ hơn dòng điện phát nóng dây dẫn. Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
1.3.2 Đảm bảo điện áp. Điện áp phía thứ cấp. không vượt quá +5%; - 10% điện áp định mức. Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
1.5 Kết cấu chịu lực Đạt  
1.5.1 Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về kết cấu chịu lực. Cột bê tông. Xác định mức độ vỡ, nứt bê tông Không để hở cốt thép bên trong. Đạt  
1.5.2 Độ nghiêng dọc hoặc ngang tuyến chiếu xuống từ ngọn cột. Không nghiêng quá 1/150 xH. Đạt H: Chiều cao cột
1.5.3 Cột thép. Xác định các thanh thép và bu lông. Đủ các thanh thép không bị cong; sơn hoặc mạ chống dỉ không bị bong. Đạt  
1.5.4 Độ nghiêng dọc hoặc ngang tuyến chiếu xuống từ ngọn cột. Không nghiêng quá 1/200 xH Đạt H: Chiều cao cột
1.5.5 Kết cấu hỗ trợ chịu lực. Dây néo thép, thanh chống. Có bảo vệ chống dỉ theo quy định Đạt  
1.5.6 Móng néo. Được bảo vệ chống xói lở. Đạt  
1.5.7 Móng cột. Móng bê tông, trụ ... Được bảo vệ không bị xói lở. Đạt  
1.5.8 Xà giá đỡ Xà đỡ, néo dây điện. Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa. Đạt  
1.5.9 Giá đỡ và kết cấu khác. Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa. Đạt  
1.6 Vn hành đt  
1.6.1 Nhận dạng về quy trình vận hành. Các quy trình vận hành. Quy trình kiểm tra an toàn vận hành. Có quy trình đầy đủ. Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
1.6.2 Quy trình sửa chữa, khắc phục sự cố. Có quy trình đầy đủ. Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
2 Trạm biến áp phân phối Đạt  
2.1 Hồ sơ pháp  Đạt  
2.1.1 Thủ tục, hồ sơ. Dự án đầu tư. Hồ sơ, quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Có hồ sơ, có Quyết định phê duyệt. Đạt Trường hợp không có hoặc thất lạc hồ sơ, Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Tỉnh/huyện hướng dẫn, hỗ trợ cho các cấp, đơn vị quản lý bán điện hoàn thiện hồ sơ để quản lý.
2.1.2 Hồ sơ thiết kế. Đạt
2.1.3 Hồ sơ nghiệm thu. Đạt
2.2 An toàn điện Đạt  
2.2.1 Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về an toàn điện. Khoảng cách giữa phần mang điện với các bộ phận, công trình xung quanh. Đến 22 kV ≥ 2,0 m Đạt Không có cây cối có thể đổ hoặc xô cành vào các kết cấu công trình trạm biến áp
2.2.2 Đến 35 kV ≥ 3,0 m Đạt
2.2.3 Nối đất Dây nối đất an toàn, nối đất làm việc và nối đất chống sét. Có đủ các điểm nối đất, dây nối đất không bị dỉ hoặc bị đứt. Đạt  
2.2.4 Biển báo an toàn. Biển báo cấm; Biển báo nguy hiểm, cảnh báo; Biển chỉ dẫn; Biển báo yêu cầu có kích thước theo quy định. 100% Đạt  
2.3 Cung cấp điện Đạt  
2.3.1 Nguồn điện cung cấp. Đảm bảo về nguồn cấp. Dung lượng vận hành trạm theo nhu cầu sử dụng điện. ≤ công suất định mức máy biến áp. Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
2.3.2 Đảm bảo về chất lượng điện. Điện áp phía hạ áp tại đầu ra. Không vượt quá +5%; - 10% điện áp định mức. Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt
2.4 Vận hành đạt  
2.4.1 Nhận dạng về quy trình vận hành. Mua bán điện. Tỷ lệ số công tơ đo đếm điện điện năng khách hàng còn trong thời gian kiểm định, còn nguyên kẹp chì. 100% Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
2.4.2 Có đồng hồ kiểm tra các thông số vận hành (V;A; TU;TI) trạm đảm bảo các thông số kỹ thuật đang vận hành. 100% Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
2.4.3 Thao tác, vận hành Thiết bị đóng cắt được kiểm tra đủ tiêu chuẩn đóng cắt trước khi thao tác. Có hồ sơ Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
2.4.4 Thiết bị bảo vệ được kiểm tra, bảo trì theo quy định hiện hành. Có hồ sơ Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
2.5 Kết cấu chịu lực, bảo vệ đạt  
2.5.1 Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về kết cấu chịu lực. Cột điện. Cột bê tông. Không bị vỡ, nứt bê tông để hở cốt thép bên trong. Đạt  
2.5.2 Cột thép Không nghiêng, các thanh thép đầy đủ, được bảo vệ chống dỉ sắt. Đạt  
2.5.3 Móng cột. Móng bê tông, trụ. Được bảo vệ không bị xói lở. Đạt  
2.5.4 Giá đỡ thiết bị. Xà đỡ, dây néo cột điện. Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa. Đạt  
2.5.5 Giá đỡ và kết cấu khác. Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa Đạt  
2.5.6 Cổng, hàng rào bảo vệ trạm (nếu có). Hàng rào. Móng bờ rào không bị xói mòn, tường rào không bị bong vữa, thủng lỗ, nứt mạch vữa. Đạt  
2.5.7 Cổng ra vào. Có cửa, khóa, ngăn được người và vật nuôi, không bị cong vênh, vật liệu bằng thép không bị dỉ sắt. Đạt  
3 Đường dây hạ áp Đạt  
3.1 Hồ sơ pháp lý    
3.1.1 Thủ tục, hồ sơ Dự án đầu tư Hồ sơ, quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền Có hồ sơ, có Quyết định phê duyệt Đạt Trường hợp không có hoặc thất lạc hồ sơ, Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Tỉnh/huyện hướng dẫn, hỗ trợ cho các cấp, đơn vị quản lý bán điện hoàn thiện hồ sơ để quản lý.
3.1.2 Hồ sơ thiết kế Đạt
3.1.3 Hồ sơ nghiệm thu Đạt
3.2 An toàn điện đạt  
3.2.1 Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về an toàn điện. Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất từ dây dẫn đến mặt đất tự nhiên và công trình trong các chế độ làm việc bình thường của đường dây. Đến mặt đất tự nhiên khu vực đông dân cư. ≥ 5,5 m Đạt  
3.2.2 Đến mặt đất tự nhiên khu vực ít dân cư. ≥ 5 m Đạt  
3.2.3 Đến mặt đất tự nhiên khu vực khó đến. ≥ 4 m Đạt  
3.2.4 Đến mặt đường ô tô cấp I,II. ≥ 7m Đạt  
3.2.5 Đến mặt đường ô tô các cấp còn lại. ≥ 6m Đạt  
3.2.6 Đến mặt ray đường sắt. ≥ 7,5 m Đạt  
3.2.7 Đến mức nước cao nhất ở sông, hồ, kênh có tàu thuyền qua lại. tĩnh không +1,5 m Đạt  
3.2.8 Đến bãi sông và nơi ngập nước không có thuyền bè qua lại. ≥ 5,5 m Đạt  
3.2.9 Đến mức nước cao nhất trên sông, hồ, kênh mà thuyền bè và người không thể qua lại được. ≥ 2,5 m Đạt  
3.2.10 Đến đường dây thông tin. ≥ 1,25 m Đạt  
3.2.11 Đến mặt đê, đập. ≥ 6 m Đạt  
3.2.12 Nối đất. Nối đất lặp lại cho dây trung tính, nối đất vỏ thiết bị. không bị đứt hay dỉ sét. Đạt  
3.2.13 Điện trở nối đất đối với các đường dây đi qua khu vực có nhiều nhà cao tầng, cây cối cao che chắn, khó có thể bị sét đánh trực tiếp. < 50Ω Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
3.2.14 Điện trở nối đất đối với các đường dây đi qua khu vực trống trải không có nhà cửa, công trình, cây cối che chắn, đường dây dễ bị sét đánh trực tiếp. < 30Ω Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
3.2.15 Biển báo an toàn. Có biển báo cấm; biển báo nguy hiểm, cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển báo yêu cầu có kích thước theo quy định. 100% Đạt  
3.3 Chất lưng điện năng đạt  
3.3.1 Thông tin, số liệu nhận dạng chất lượng điện năng sử dụng. Điện áp Trong điều kiện bình thường, độ lệch điện áp cho phép so với điện áp danh định của lưới điện và được xác định tại vị trí đặt thiết bị đo đếm điện hoặc tại vị trí khác do hai bên thỏa thuận. trong khoảng ± 5% Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
3.3.2 Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố, độ lệch điện áp cho phép. từ +5% đến -10%; Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
3.3.3 Tần số Trong điều kiện bình thường, độ lệch tần số hệ thống điện cho phép so với tần số danh định là 50Hz. trong phạm vi ± 0,2Hz Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
3.3.4 Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố đơn lẻ, độ lệch tần số cho phép so với tần số danh định là 50Hz. trong phạm vi ± 0,5Hz Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
3.4 Dây dn điện đạt  
3.4.1 Nhận dạng về chủng loại, thông tin số liệu dây dẫn hạ áp. Kiểu đi dây. Đảm bảo an toàn điện. Lắp trên sứ cách điện có xà đỡ sứ, không mắc dây dẫn điện trên cây xanh, gá trên mái nhà. Đạt  
3.4.2 Kết nối dây. - Mối nối phải được nối bằng ống nối ép chặt hoặc bắt siết ốc chắc chắn. số lượng gíp kẹp ≥ 2 bộ. Đạt  
3.4.3 An toàn dẫn điện. Dòng điện làm việc lớn nhất dây dẫn. Nhỏ hơn dòng điện phát nóng dây dẫn Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
3.4.4 An toàn cách điện. Dây trần. Có sứ cách điện trên cột Đạt  
3.4.5 Dây bọc. Dây không nứt, rách, có sứ cách điện trên cột Đạt  
3.4.6 Dây cáp dẫn điện. Được chôn dưới đất hoặc treo có cáp thép chịu lực. Đạt  
3.4.7 An toàn về cơ học. Dây trần và dây bọc. Dây không bị bong đứt sợi cáp bện. Đạt  
3.5 Kết cấu chịu lực đạt  
3.5.1 Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về kết cấu chịu lực. Cột điện. Cột bê tông. Không bị vỡ, nứt bê tông để hở cốt thép bên trong. Đạt  
3.5.2 Cột thép. Không nghiêng, các thanh thép đầy đủ, được bảo vệ chống rĩ sắt. Đạt  
3.5.3 Cột gỗ, tre trên nhánh rẽ về hộ gia đình. Cao tối thiểu 5m, đường kính ngọn tối thiểu 80mm, được xử lý chống mối mục. Đạt  
3.5.4 Kết cấu hỗ trợ chịu lực. Dây néo thép, thanh chống. Có bảo vệ, chống dỉ sắt. Đạt  
3.5.5 Móng néo. Được bảo vệ chống xói lở. Đạt  
3.5.6 Móng cột. Móng bê tông, trụ. Được bảo vệ không bị xói lở. Đạt  
3.5.7 Móng đà cản. Được bảo vệ không bị xói lở. Đạt  
3.5.8 Móng đất. Được bảo vệ không bị xói lở. Đạt  
3.5.9 Xà giá đỡ. Xà đỡ, néo dây điện. Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa. Đạt  
3.5.10 Giá đỡ và kết cấu khác. Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa. Đạt  
3.6 Vận hành Đạt  
3.6.1 Nhận dạng về quy trình vận hành. Đường dây. Sơn chỉ rõ tên và mạch trên các vị trí cột. Có đánh số. Đạt  
3.6.2 Các quy trình vận hành. Quy trình kiểm tra an toàn vận hành. Có sổ theo dõi. Đạt  
3.6.3 Quy trình sửa chữa, khắc phục sự cố. Có sổ theo dõi. Đạt  
3.6.4 Trong mạch điện ba pha bốn dây. thiết bị đóng cắt (áp-tô-mát, cầu dao, cầu chì) đặt trên dây pha. Cắt thiết bị các dây không có điện. Đạt  
3.6.5 Trong mạch điện một pha hai dây. áp-tô-mát, cầu chì và công tắc đặt trên dây pha. Cắt thiết bị hai dây không có điện. Đạt  
4 dẫn về hộ gia đình sau công tơ điện và công tơ điện Đạt  
4.1 Dây sau công tơ Đạt  
4.1.1 Nhận dạng về chủng loại, thông tin số liệu dây dẫn sau công tơ. Loại dây dẫn về hộ gia đình. Tiết diện dây bọc cách điện hoặc cáp điện phải phù hợp với công suất sử dụng của các hộ sử dụng điện. Dây bọc cách điện, tiết diện tối thiểu 2,5mm2 Đạt  
4.1.2 An toàn treo dây dẫn. Khoảng cách từ công tơ về nhà dưới 20m. Có hãm dây hai đầu trên sứ cách điện hạ áp hoặc sử dụng kẹp hãm, kẹp siết 2 đầu. Đạt  
4.1.3 Khoảng cách từ công tơ về nhà từ 20m trở lên. Có hãm dây hai đầu trên sứ cách điện hạ áp hoặc sử dụng kẹp hãm, kẹp siết 2 đầu, có cột đỡ trung gian. Đạt  
4.1.4 Dây dẫn căng vượt đường ô tô. Có hãm dây hai đầu trên sứ cách điện hạ áp, có dây văng đỡ dây, khoảng cách an toàn tới đất kiểm tra theo tiêu chuẩn đường dây hạ áp. Đạt  
4.2 Kết cấu sau công tơ điện và loại công tơ đạt  
4.2.1 Thông tin, số liệu nhận dạng. Cột đỡ trung gian. Loại cột. Gỗ hoặc tre, cao ≥ 4,0m, đường kính ≥ 80mm. Đạt  
4.2.2 Bảo vệ an toàn cho cột. Được chôn dưới đất, không bị nghiêng, không ảnh hưởng đến việc giao thông đi lại. Đạt  
4.2.3 Hợp đồng mua bán điện. Các hộ dân ký hợp đồng mua bán điện theo giá quy định của Chính phủ. 100% các hộ dân được ký hợp đồng. Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
4.2.4 Công tơ điện. Chất lượng. Có kiểm định còn thời hạn, được kẹp chì niêm phong. Đạt  
4.2.5 Bảo vệ công tơ. Hòm công tơ. Công tơ được đặt trong hòm comporit hoặc sơn tĩnh điện treo trên cột hoặc tường nhà. Đạt  
4.3 Điện trong nhà Đạt  
4.3.1 Thông tin, số liệu nhận dạng. Bảng điện tổng. Có cầu chì/aptomat, công tắc, ổ cắm đặt cố định trên tường hoặc khung nhà. 100% các hộ dân đạt Trưởng thôn (bản, buôn) báo cáo đánh giá chung, cung cấp kết quả để đánh giá đạt/ không đạt.Các hộ chưa đạt, nếu có cam kết cải tạo, nâng cấp trong vòng 6 tháng thì được đánh giá là đạt trong năm.
4.3.2 Dây điện Có vỏ cách điện, dây điện được cố định trên tường hoặc khung nhà hoặc chôn trong tường. 100% các hộ dân đạt
II Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên (Tiêu chí 4.2)   Đạt  
1 Khu vực lưới điện kết nối lưới điện quốc gia đạt  
1.2 Thông tin nhận dạng về sử dụng điện lưới quốc gia. Tỷ lệ số hộ dùng điện thường xuyên. Tỷ lệ số hộ dùng điện thường xuyên đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. ≥ 99% Đạt  
1.3 Đối với vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ, Tây nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. ≥ 98% Đạt  
1.4 Đối với vùng trung du miền núi phía bắc; các xã theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP. ≥ 95% Đạt  
1.5 Ngừng, giảm mức cung cấp điện. Thông báo cho khách hàng biết trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện. ≥ 05 ngày Đạt  
1.6 Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Trong 3 ngày liên tiếp Đạt  
2 Khu vực sử dụng điện từ nguồn năng lượng tátạo, trạm Diezen độc lập đạt  
2.1 Nguồn năng lượng tái tạo. Có công suất ≥ 50KW. Tổ chức có giấy phép hoạt động điện lực. Tỷ lệ hộ dân khu vực nhà máy kết nối ≥ 95%. Đạt  
2.2   Có công suất < 50KW. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bán điện trực tiếp. Tỷ lệ hộ dân khu vực nhà máy kết nối ≥ 85%. Đạt  
                   

 V. TIÊU CHÍ SỐ 5 VỀ TRƯỜNG HỌC
(Theo Công văn số 5869/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 29/11/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020)
Nội dung tiêu chí: Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia
1. Trường học thuộc xã bao gồm các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở.
2. Trường học đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
2.1. Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.2. Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.3. Trường trung học cơ sở (THCS) đạt chuẩn quốc gia theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số trường học các cấp có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia trên tổng số trường học của xã.
4. Xã đạt tiêu chí số 5 về trường học khi có tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia theo quy định của vùng.
 
VI. TIÊU CHÍ SỐ 6 VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT VĂN HÓA 
(Theo Hướng dẫn số 2790/HD-UBND ngày 28/6/2017 của UBND tỉnh về thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020)
1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã:
a) Nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng xã
- Diện tích đất quy hoạch: Đồng bằng tối thiểu 500m2; miền núi tối thiểu 300m2;
- Quy mô: Vùng đồng bằng 200 chỗ ngồi trở lên; vùng núi 150 chỗ ngồi trở lên;
- Trang thiết bị và bố trí các phòng chức năng:
+  Có sân khấu, có lối vào cánh gà hai bên sân khấu, bàn, ghế, phông màn, cờ tổ quốc, tượng Bác Hồ, bục nói chuyện; thiết bị âm thanh, ánh sáng đảm bảo tổ chức tốt hội nghị và biểu diễn chương trình nghệ thuật;
+ Có các phòng chức năng sau: Có phòng đọc- thư viện, có tủ hoặc giá sách (tối thiểu 300 cuốn); có phòng truyền thanh của xã, có bộ máy phát thanh đến các thôn (không dây hoặc có dây). Khuyến khích các xã xây dựng phòng truyền thống (có thể gắn chung với phòng thư viện). Các phòng chức năng nên bố trí liền kề nhà văn hóa, trường hợp đặc biệt không thể liền kề thì bố trí tách rời nhưng phải đảm bảo thuận lợi trong việc quản lý và khai thác sử dụng.
- Công trình phụ trợ: Nhà để xe, nhà vệ sinh;
- Sân khấu ngoài trời: Tùy điều kiện thực tế, khuyến khích các địa phương huy động các nguồn lực để xây sân khấu ngoài trời phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao của xã, sân khấu ngoài trời được bố trí trong khuôn viên khu thể thao của xã. Sân khấu ngoài trời được xây cứng, có bậc lên xuống, lát nền, độ cao từ 0,5m đến 0,8m; diện tích tối thiểu (7x12)m; có khung, giàn để trang trí.
b) Khu thể thao xã:
- Có quy hoạch và thực hiện đúng quy hoạch;
- Khu thể thao diện tích quy hoạch tối thiểu 2.000m2 đối với khu vực đồng bằng, quy hoạch tối thiếu 1.200m2 đối với khu vực miền núi (chưa tính sân vận động);
- Sân vận động xã: Diện tích tối thiểu 10.000 m2, sân vận động có hàng rào, sân khấu, hành lang, đường chạy và các thiết bị tập luyện các môn thể thao khác phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Hàng rào sân vận động có thể là hàng rào cây xanh, hoặc hàng rào cứng.
Tùy điều kiện thực tế của từng xã, địa điểm công trình văn hóa, thể thao xã có thể liền kề hoặc tách rời nhau nhưng phải đúng quy hoạch. Công trình văn hóa, thể thao đảm bảo có trang thiết bị, dụng cụ hoạt động phù hợp.
2. Xã có điểm vui chơi, giải trí, thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định
Điểm vui chơi, giải trí thể thao cho trẻ em và người cao tuổi được bố trí tại Trung tâm Văn hóa thể thao xã và các điểm vui chơi, giải trí, thể thao phù hợp. Điểm vui chơi giải trí cho trẻ em và người cao tuổi có thể bố trí trong nhà hoặc ngoài trời, ở địa điểm bất kỳ trên địa bàn xã phù hợp với điều kiện của địa phương (không tính điểm vui chơi trong các trường học), cụ thể như sau:
- Với trẻ em: Đảm bảo không gian rộng từ 100m2 trở lên, mặt sàn phẳng, sạch, không trơn trượt; có lắp đặt các thiết bị đồ chơi, thiết bị phục vụ giải trí cho trẻ em đảm bảo quy chuẩn an toàn. Điểm vui chơi, giải trí, thể thao cho trẻ em phải đảm bảo điều kiện và có nội dung hoạt động tuyên truyền chống đuối nước cho trẻ em được in thành panô bố trí tại điểm vui chơi giải trí;
- Với người cao tuổi: Không gian thoáng, mát, sạch sẽ, có cây xanh, ghế đá và các thiết bị phù hợp với nhóm hoạt động thư giãn như: đi bộ, tập dưỡng sinh, tập thể dục, thể thao, chơi bóng, chơi cờ; văn nghệ, đọc sách báo...
3. Thôn, bản có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng
a) Nhà văn hóa thôn
- Có quy hoạch và thực hiện đúng quy hoạch, diện tích đất đồng bằng tối thiểu 300m2; miền núi tối thiểu 200m2;
- Quy mô xây dựng: Vùng đồng bằng 100 chỗ ngồi trở lên; vùng núi 80 chỗ ngồi trở lên, có sân khấu từ 25-30m2;
- Nhà văn hóa thôn đảm bảo được đóng trần, lát gạch sàn, sơn tường và có hệ thống cửa chắc chắn;
- Trang thiết bị tối thiểu gồm:
+ Phông màn, cờ đảng, cờ tổ quốc, bục nói chuyện, bục tượng, tượng bán thân Bác Hồ;
+Bàn ghế đảm bảo nhu cầu hội họp;
+ Thiết bị truyền thanh, ánh sáng, loa máy, tranh ảnh tuyên truyền phục vụ thiếu nhi;
- Hệ thống bảng, biển: Biển tên thôn; bản đồ quy hoạch nông thôn mới; bảng niêm yết tiêu chuẩn Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa; bảng tin; hương ước; nội quy hoạt động thôn;
- Công trình phụ trợ: nhà vệ sinh, mái che, cổng, hàng rào xanh, khuyến khích có nhà để xe.
b) Khu thể thao thôn:
- Có quy hoạch và thực hiện đúng quy hoạch. Diện tích 500m2 trở lên đối với vùng đồng bằng; 300m2 trở lên đối với vùng núi (chưa kể sân bóng đá);
- Sân bóng đá: Diện tích (45x90)m, (60x100)m hoặc (70x110)m, mặt sân cỏ phẳng, khô thoáng, có cầu môn. Trường hợp đặc biệt thôn không thể bố trí sân bóng đá lớn thì có thể xây dựng sân bóng đá mini tối thiểu 25x42m;
Tùy vào điều kiện thực tế của từng thôn, địa điểm công trình văn hóa, thể thao thôn có thể liền kề hoặc tách rời nhau nhưng phải phù hợp quy hoạch và đảm bảo khai thác hiệu quả.
4. Các trường hợp sử dụng cơ sở vật chất hiện có
- Đối với các địa phương gặp khó khăn trong việc bố trí diện tích đất và huy động các nguồn lực để xây dựng mới trung tâm văn hóa - thể thao xã, nhà văn hóa - khu thể thao thôn thì tạm thời sử dụng các cơ sở vật chất hiện có như hội trường, trung tâm học tập cộng đồng, nhà rông, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa đã xây dựng từ trước để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng;
- Một số địa phương có các thiết chế văn hóa truyền thống như đình làng, nhưng chưa có nhà văn hóa, nếu được sự đồng ý của nhân dân và các đoàn thể tại địa phương, có thể sử dụng thiết chế này tổ chức một số hoạt động văn hóa thể thao phù hợp;
- Một số thôn, làng, bản có số dân ít, địa giới hành chính gần nhau, được sự đồng thuận của nhân dân có thể tổ chức sinh hoạt văn hóa, thể thao tại một nhà văn hóa liên thôn;
- Các địa phương sử dụng hội trường, trung tâm học tập cộng đồng, nhà rông, nhà sinh hoạt cộng đồng, đình làng, nhà văn hóa đã xây dựng từ trước, nhà văn hóa liên thôn tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ nhân dân vẫn được tính đạt tiêu chí về xây dựng cơ sở vật chất văn hóa (tiêu chí số 06) trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới. Về lâu dài các địa phương này cần có lộ trình cụ thể để quy hoạch, đầu tư xây dựng trung tâm văn hóa - thể thao xã; nhà văn hóa - khu thể thao thôn đảm bảo các tiêu chí theo quy định.
            VII. TIÊU CHÍ SỐ 7 VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN
(Theo Hướng dẫn số 2790/HD-UBND ngày 28/6/2017 của UBND tỉnh về thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020)
1. Giải thích từ ngữ:
- Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn bao gồm chợ (chợ nông thôn) và các cơ sở bán lẻ khác (cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh tổng hợp, siêu thị mini) được thiết lập tại địa bàn xã theo các tiêu chí quy định tại Hướng dẫn này.
- Chợ (chợ nông thôn) được hiểu là loại chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.
- Cửa hàng tiện lợi / cửa hàng kinh doanh tổng hợp là loại hình cơ sở bán lẻ quy mô nhỏ; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đối với cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân.
- Siêu thị mini là loại hình siêu thị có diện tích nhỏ hơn và danh mục hàng hóa kinh doanh ít hơn so với siêu thị hạng III được quy định tại Khoản 3, Điều 3 của Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại được ban hành theo Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
- Điển kinh doanh tại chợ là quầy hàng, sạp hàng, ki ốt, cửa hàng được bố trí trong phạm vi chợ.
        2. Phương pháp đánh giá
2.1. Chợ nông thôn
Chợ nông thôn đạt tiêu chí khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Về diện tích, mặt bằng xây dựng chợ:
+ Có mặt bằng chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ; bố trí đủ diện tích cho các hộ kinh doanh cố định, không cố định và các dịch vụ tối thiểu tại chợ (trông giữ xe, vệ sinh công cộng);
+ Diện tích tối thiểu cho một điểm kinh doanh trong chợ là 3m2.
- Về kết cấu nhà chợ chính:
Nhà chợ chính phải bảo đảm kiên cố hoặc bán kiên cố. Chợ bán kiên cố là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng từ 5 đến 10 năm theo quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP.
- Về yêu cầu đối với các bộ phận phụ trợ và kỹ thuật công trình:
+ Có bảng hiệu thể hiện tên chợ, địa chỉ và số điện thoại liên hệ với đại diện tổ chức quản lý chợ;
+ Nền chợ phải được bê tông hóa;
+ Có khu vệ sinh bố trí nam, nữ riêng;
+ Có bố trí địa điểm hoặc phương án trông giữ xe (ngoài trời hoặc mái che) phù hợp với lưu lượng người vào chợ, bảo đảm trật tự, an toàn cho khách;
+ Khu bán thực phẩm tươi sống, khu dịch vụ ăn uống được bố trí riêng, bảo đảm điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm;
+  Có nước sạch, nước hợp vệ sinh bảo đảm cho hoạt động của chợ;
+ Có phương án và hệ thống cấp điện theo quy định bảo đảm cho hoạt động của chợ;
+ Có khu thu gom rác và xử lý rác trong ngày hoặc có khu thu gom rác và phương án vận chuyển rác trong ngày về khu xử lý tập trung của địa phương;
+ Có hệ thống rãnh thoát nước bảo đảm thông thoáng;
+ Có thiết bị và phương án bảo đảm phòng cháy, chữa cháy cho chợ theo quy định.
- Về điều hành quản lý chợ:
+ Có tổ chức quản lý; việc tổ chức kinh doanh, khai thác và quản lý thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định 114/2009/NĐ-CP và Điều 7 Nghị định 02/2003/NĐ-CP;
+ Có Nội quy chợ được UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt và được niêm yết công khai để điều hành hoạt động, xử lý vi phạm tại chợ;
+ Có sử dụng cân đối chứng, thiết bị đo lường để người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa;
+ Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo đáp ứng theo quy định của pháp luật hiện hành.
2.2 Cơ sở bán lẻ khác ở nông thôn
Cơ sở bán lẻ khác ở nông thôn đạt tiêu chí khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Cửa hàng tiện lợi / cửa hàng kinh doanh tổng hợp:
- Có bảng hiệu thể hiện tên cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp, địa chỉ và số điện thoại liên hệ với đại diện tổ chức quản lý;
- Có thời gian mở cửa phù hợp cho việc mua sắm hàng ngày của người dân;
- Có diện tích kinh doanh tối thiểu từ 50m2 trở lên và có nơi để xe với quy mô phù hợp;
- Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 200 tên hàng trở lên;
- Có bố trí quầy hoặc khu vực phù hợp để trưng bầy hoặc bán hàng hóa nông sản của địa phương;
- Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh an toàn môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng;
- Có trang thiết bị cần thiết (tủ đông, tủ mát, kệ, giá...) để bảo quản hàng hóa và đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng;
- Tổ chức, bố trí hàng hóa một cách văn minh, khoa học thuận tiện cho khách hàng lựa chọn, mua sắm và thanh toán;
- Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo đáp ứng theo quy định của pháp luật hiện hành.
b) Siêu thị mini:
- Có bảng hiệu thể hiện tên siêu thị, địa chỉ và số điện thoại liên hệ với đại diện tổ chức, cá nhân quản lý;
- Có thời gian mở cửa phù hợp cho việc mua sắm hàng ngày của người dân;
- Có diện tích kinh doanh từ 200m2 và có bãi để xe với quy mô phù hợp;
- Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên;
- Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh an toàn môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí điểm hoặc phương án trông giữ xe và khu vệ sinh phù hợp cho khách hàng;
- Có kho và các thiết bị kỹ thuật cần thiết phục vụ cho bảo quản hàng hóa (tủ đông, tủ mát...); cho đóng gói, bán hàng (kệ, giá, giỏ, móc treo...); cho thanh toán và quản lý kinh doanh (thiết bị và phần mềm quản lý...);
- Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân;
- Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại siêu thị mini không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo đáp ứng theo quy định của pháp luật hiện hành.
2.3. Xét công nhận xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
a) Xã được công nhận đạt Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn khi đáp ứng một trong các nội dung sau:
- Có chợ nông thôn trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đạt chuẩn theo quy định tại hướng dẫn này (mục 2.1 của quy định này) 
- Có cửa hàng tiện lợi/cửa hàng kinh doanh tổng hợp hoặc 01 siêu thị mini trong quy hoạch đạt chuẩn theo quy định tại hướng dẫn này (mục 2.2 của quy định này).
b) Đối với xã không có cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì sẽ không xem xét Tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.
2.4. Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
UBND cấp xã, cấp huyện cần tiến hành rà soát xây dựng mới; bổ sung, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới chợ, cửa hàng tiện lợi/cửa hàng kinh doanh tổng hợp, siêu thị mini trên địa bàn cho phù hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện; Đồng thời xem xét dành quỹ đất phục vụ đầu tư xây dựng chợ, cửa hàng tiện lợi/cửa hàng kinh doanh tổng hợp, siêu thị mini để khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh.
 
VIII. TIÊU CHÍ SỐ 8 VỀ THÔNG TIN VÀ TRUYỂN THÔNG
(Theo Hướng dẫn số 2790/HD-UBND ngày 28/6/2017 của UBND tỉnh về thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020)
 
1. Giải thích từ ngữ:
-  Điểm phục vụ bưu chính là điểm giao dịch của các doanh nghiệp bưu chính để chấp nhận, phát thư, gói, kiện hàng hóa.
- Điểm phục vụ dịch vụ viễn thông, Internet công cộng là điểm do doanh nghiệp viễn thông trực tiếp quản lý, khai thác để cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet cho người sử dụng dịch vụ (bao gồm cả các đại lý dịch vụ viễn thông, Internet của doanh nghiệp viễn thông).
- Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.
- Đài truyền thanh xã là đài truyền thanh do Uỷ ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý nhân sự, máy móc thiết bị, kinh phí và hoạt động theo quy định của pháp luật. Đài truyền thanh xã phân thành hai loại theo phương thức truyền dẫn tín hiệu âm thanh: hữu tuyến (qua dây dẫn) và vô tuyến (qua tần số vô tuyến điện).
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý điều hành nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động, hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch hoạt động của chính quyền xã.
2. Phương pháp đánh giá:
2.1. Điều kiện đạt đối với xã có điểm phục vụ bưu chính
Xã có điểm phục vụ bưu chính là xã có ít nhất 01 (một) điểm phục vụ bưu chính đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Về cơ sở vật chất:
- Có mặt bằng, trang thiết bị phù hợp với hình thức tổ chức cung ứng và nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính tại địa phương.
- Có treo biển tên điểm phục vụ.
- Niêm yết giờ mở cửa phục vụ và các thông tin về dịch vụ bưu chính cung ứng tại điểm phục vụ.
Thời gian mở cửa phục vụ phải đảm bảo tối thiểu 4 giờ/ngày làm việc.
b) Về dịch vụ: Tại điểm phục vụ, đảm bảo cung cấp các dịch vụ: 
-  Dịch vụ thư có địa chỉ nhận, khối lượng đơn chiếc đến 02 kg.
- Dịch vụ gói, kiện hàng hóa có khối lượng đơn chiếc đến 05 kg.
2.2. Điều kiện đạt đối với xã có dịch vụ viễn thông, Internet
Xã có dịch vụ viễn thông, Internet là xã đáp ứng được các điều kiện sau:
- Tất cả các thôn, bản trên địa bàn xã có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng ít nhất một trong hai loại dịch vụ: điện thoại cố định mặt đất hoặc thông tin di động mặt đất và ít nhất một trong hai loại dịch vụ truy nhập Internet: băng rộng cố định mặt đất hoặc trên mạng viễn thông di động mặt đất.
- Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện tại Khoản 1 Điều này thì trên địa bàn xã phải có ít nhất 01 điểm phục vụ dịch vụ viễn thông công cộng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại và dịch vụ truy nhập Internet.
- Dịch vụ viễn thông, Internet trên địa bàn xã phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2.3. Điều kiện đạt đối với xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn
- Có đài truyền thanh hữu tuyến hoặc vô tuyến được thiết lập đáp ứng các quy định về thiết bị truyền thanh, phát xạ vô tuyến điện, tương thích điện từ và sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền ban hành.
-  Ít nhất 2/3 số thôn, bản trong xã có hệ thống loa hoạt động.
- Có cử người hoạt động không chuyên trách về thông tin và truyền thông phụ trách Đài truyền thanh
2.4. Điều kiện đạt đối với nội dung xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành: là xã đáp ứng được các điều kiện sau:
          - Xã có máy vi tính phục vụ công tác của cán bộ, công chức, với hệ số máy vi tính/số cán bộ, công chức của xã đạt tối thiểu là 0,3; Cơ quan Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã có máy vi tính kết nối mạng Internet băng rộng.
            - Có sử dụng  phần mềm hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
            - Có sử dụng  phần mềm Hệ thống thư điện tử chính thức của cơ quan nhà nước.
            - Có sử dụng  phần mềm Hệ thống một cửa điện tử.
            - Có Cổng/trang thông tin điện tử (có chức năng phục vụ công tác quản lý, điều hành hoặc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 2 của xã).
 
IX. TIÊU CHÍ SỐ 9 VỀ NHÀ Ở DÂN CƯ
            (Theo Công văn số 117/BXD-QHKT ngày 21/01/2015 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí về nhà ở nông thôn)
1. Xã được công nhận đạt tiêu chí nhà ở dân cư khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:
a) Trên địa bàn không còn hộ gia đình ở trong nhà tạm, nhà dột nát;
b) Ðạt mức quy ðịnh tối thiểu của vùng về tỷ lệ hộ gia ðình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.
2. Giải thích từ ngữ:
a) Nhà tạm, nhà dột nát là loại nhà xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy, có niên hạn sử dụng dưới 5 năm hoặc không đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng), thiếu diện tích ở, bếp, nhà vệ sinh theo quy định, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
b) Nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nhà ở nông thôn phải đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng). Các bộ phận nền, khung, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể:
+ “Nền cứng” là nền nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tông, gạch lát, gỗ;
+ “Khung cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường kể cả móng đỡ. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc; móng làm từ bê tông cốt thép hoặc xây gạch/đá;
+ “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói hoặc lợp bằng các loại tấm lợp có chất lượng tốt như tôn, phibrô xi măng.
+ Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu địa phương có chất lượng tương đương, đảm bảo thời hạn sử dụng. Các địa phương xác định chủng loại vật liệu địa phương cụ thể, báo cáo Bộ Xây dựng xem xét quyết định.
- Đối với khu vực đồng bằng diện tích ở tối thiểu đạt từ 14m2/người trở lên; khu vực trung du, miền núi diện tích ở tối thiểu đạt 10m2/người trở lên. Diện tích tối thiểu một căn nhà từ 24m2 trở lên. Đối với hộ đơn thân, diện tích tối thiểu một căn nhà từ 18m2 trở lên.
- Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên; Đối với nhà ở đã, đang thực hiện hỗ trợ theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì niên hạn sử dụng lấy theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đó.
- Các công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi ...) phải được bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt; Kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng miền.
 
  X. TIÊU CHÍ SỐ 10 VỀ THU NHẬP
   (Theo Công văn số 563/TCTK-XHMT ngày 07/8/2014 của Tổng cục Thống kê về việc hướng dẫn tạm thời tính thu nhập bình quân đầu người/năm của xã)
 
1. Khái niệm, phạm vi, phương pháp tính
1.1. Khái niệm, phương pháp tính
Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã được tính bằng cách chia tổng thu nhập của nhân khẩu thực tế thường trú (NKTTTT) của xã trong năm cho số NKTTTT của xã trong năm.
Công thức:
Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã = Tổng thu nhập của NKTTTT của xã trong năm
           NKTTTT của xã trong năm


a.      Thu nhập của nhân khẩu thực tế thường trú của xã
Thu nhập của NKTTTT của xã là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà NKTTTT của xã nhận được trong 1 năm; bao gồm:
+ Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản;
+ Thu nhập từ sản xuất phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản;
+ Thu từ tiền công, tiền lương;
+ Thu khác được tính vào thu nhập (được cho, biếu, mừng, giúp từ người không phải là NKTTTT của xã; lãi tiết kiệm; các khoản cứu trợ, hỗ trợ mà hộ trực tiếp nhận được bằng tiền hoặc hiện vật, …).
Thu nhập của NKTTTT của xã không bao gồm các khoản thu khác không được tính vào thu nhập, như tiền rút tiết kiệm, thu nợ cho vay, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh,…
b.      Nhân khẩu thực tế thường trú
NKTTTT của xã trong năm (tính đến 31/12): Là những người thực tế thường xuyên cư trú tại hộ tính đến thời điểm 31/12 đã được 6 tháng trở lên và những người mới chuyển đến ở ổn định tại hộ, không phân biệt họ đã được đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã đang ở hay chưa; cụ thể NKTTTT tại hộ bao gồm:
+ Người vẫn thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến thời điểm 31/12 đã được 6 tháng trở lên.
+ Người mới chuyển đến ở ổn định tại hộ và những trẻ em mới sinh trước thời điểm 31/12; không phân biệt họ đã có hay không có giấy tờ pháp lý chứng nhận sự di chuyển đó.
+ Người “tạm vắng” bao gồm:
. Người đi nghỉ hè, nghỉ lễ, đi công tác, đi du lịch, dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, đi chữa bệnh, v.v…;
. Người đang bị tạm giữ;
. Người rời gia đình đi làm ăn ở nơi khác tính đến thời điểm 31/12 chưa đủ 6 tháng (nếu đủ 6 tháng trở lên thì được tính tại nơi đang ở).
1. 2. Phạm vi tính toán
- Chỉ tính thu nhập do NKTTTT của xã tạo ra, bất kể những người này làm việc và sản xuất kinh doanh trong hay ngoài địa bàn xã, không tính thu nhập của người ngoài xã đến làm việc và sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã.
- Không tính vào thu nhập:
. Các khoản tiền hoặc hiện vật được chuyển nhượng, chi trả trong nội bộ dân cư của xã, trừ các khoản đã được tính vào chi phí sản xuất.
. Các khoản thu vào để chi chung của xã như: Thu để đầu tư xây dựng các công trình; chương trình; thu vào ngân sách của Nhà nước mà hộ không trực tiếp được nhận.
1.3. Thời điểm, thời kỳ thu thập số liệu
a. Thời điểm thu thập số liệu
Số liệu về thu nhập được thu thập và báo cáo trong quý I năm sau năm báo cáo.
b. Thời kỳ thu thập số liệu
Số liệu về thu nhập được thu thập trong thời kỳ 1 năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
Ghi chú: Nếu thời kỳ thu thập số liệu không trùng với năm dương lịch thì thu thập số liệu trong 12 tháng qua tính từ thời điểm thu thập trở về trước.
 
XI. TIÊU CHÍ SỐ 11 VỀ HỘ NGHÈO
1. Thực hiện theo Công văn số 4999/LĐTBXH-KHTC ngày 12/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể như sau:
 
Xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới về tiêu chí “Hộ nghèo” khi có tỷ lệ hộ nghèo của xã (tại thời điểm xét duyệt) qua điều tra, rà soát định kỳ hằng năm bằng hoặc dưới mức chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 hoặc các Quyết định sửa đổi, bổ sung khác nếu có) áp dụng cho vùng theo quy định tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Tỷ lệ hộ nghèo của xã được tính bằng cách chia tổng số hộ nghèo của xã (không bao gồm các hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội) được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyết định công nhận sau các cuộc điều tra, rà soát định kỳ hằng năm trên địa bàn cho tổng số hộ dân cư trên địa bàn xã (không bao gồm các hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội) theo công thức sau đây:
 
 
 
Tỷ lệ hộ nghèo của xã  = Tổng số hộ nghèo của xã
(đã trừ số hộ nghèo bảo trợ xã hội)
 

Tổng số hộ dân cư của xã
(đã trừ số hộ nghèo bảo trợ xã hội)
x 100%
Trong đó: Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là hộ có ít nhất một thành viên trong hộ là đối tượng đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật và các thành viên khác trong hộ không có khả năng lao động, qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận, phân loại là hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội.
Trường hợp hộ nghèo phát sinh và hộ thoát nghèo của xã trong năm sẽ do xã rà soát, quyết định công nhận theo các nội dung hướng dẫn quy định tại Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo hằng năm áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 (hoặc các Thông tư, văn bản sửa đổi, bổ sung khác nếu có) làm căn cứ để xác định mức độ đạt tiêu chí “Hộ nghèo” của xã./.
2. Thực hiện theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Cụ thể như sau:
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm ở cấp cơ sở, bao gồm các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã), các thôn, bản, ấp, buôn, làng, phum, sóc (sau ðây gọi là thôn) ðýợc thực hiện ngoài các cuộc điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ làm cơ sở thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo hằng năm của các địa phương và cả nước.
2. Đối tượng áp dụng
a) Hộ gia đình trên phạm vi cả nước;
b) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc liên quan đến công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo là hộ gia đình qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;
2. Hộ thoát nghèo là hộ nghèo thuộc danh sách địa phương quản lý nhưng qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở được xác định không thuộc nhóm đối tượng hộ nghèo theo tiêu chí về xác định hộ nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận là hộ thoát nghèo.
Hộ thoát nghèo bao gồm:
a) Hộ thoát nghèo và trở thành hộ cận nghèo;
b) Hộ thoát nghèo vượt qua mức chuẩn hộ cận nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ mức sống trung bình trở lên (tiêu chí xác định mức sống trung bình theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ).
3. Hộ thoát cận nghèo là hộ cận nghèo thuộc danh sách địa phương đang quản lý nhưng qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ mức sống trung bình trở lên và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận là hộ thoát cận nghèo;
4. Hộ nghèo phát sinh, hộ cận nghèo phát sinh là hộ không thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý nhưng phát sinh khó khăn đột xuất trong năm (theo quy định chi tiết tại Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư này), qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận là hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;
5. Hộ tái nghèo, hộ tái cận nghèo là hộ trước đây thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương quản lý, đã được công nhận thoát nghèo, thoát cận nghèo, nhưng do phát sinh khó khăn đột xuất trong năm, qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận là hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;
6. Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là hộ có ít nhất một thành viên trong hộ là đối tượng đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật và các thành viên khác trong hộ không có khả năng lao động, qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận, phân loại là hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội;
7. Hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công là hộ có ít nhất một thành viên trong hộ là đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi người có công theo quy định của pháp luật, qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận, phân loại là hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công;
8. Hộ nghèo dân tộc thiểu số là hộ nghèo có chủ hộ hoặc có vợ, chồng của chủ hộ thuộc một trong các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Phương pháp, yêu cầu rà soát
1. Phương pháp: thực hiện rà soát thông qua các phương pháp đánh giá, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy trình tại Chương II và tại Phụ lục số 1a, 1b, 2a, 2b, 2c, 2d, 2đ, 2e, 3a, 3b, 3c, 3d, 4a, 4b, 4c, 4d, 4đ ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Yêu cầu rà soát: bảo đảm tính chính xác, dân chủ, công khai, công bằng, có sự tham gia của người dân.
Điều 4. Thời điểm rà soát
1. Thời điểm tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm được thực hiện từ ngày 01 tháng 9 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm.
2. Việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên được thực hiện tại thời điểm hộ gia đình có giấy đề nghị gửi Ủy ban nhân dân cấp xã (có xác nhận của trưởng thôn) cho các trường hợp cụ thể như sau:
a) Trường hợp hộ gia đình phát sinh khó khăn đột xuất trong năm cần được bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn để có thể tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước;
b) Trường hợp hộ gia đình thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý có đề nghị đăng ký xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo.
Chương II. QUY TRÌNH RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO HẰNG NĂM TẠI CẤP XÃ
 
Điều 5. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên
1. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm
Đối với trường hợp hộ gia đình trên địa bàn phát sinh khó khăn đột xuất trong năm cần được xét duyệt, bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo để có thể tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước, thực hiện theo quy trình sau:
a) Hộ gia đình có giấy đề nghị trưởng thôn xác nhận và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý (theo Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức thẩm định theo quy trình rà soát hộ gia đình có khả năng rơi xuống nghèo, cận nghèo theo quy định tại Điều 6 Thông tư này; báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh.
Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận bổ sung không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình. Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần nêu rõ lý do;
c) Hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trên địa bàn (nếu có) để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm.
2. Quy trình rà soát hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm
Đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý, có giấy đề nghị đăng ký thoát nghèo, thoát cận nghèo, thực hiện theo quy trình sau:
a) Hộ gia đình có giấy đề nghị trưởng thôn xác nhận và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý (theo Phụ lục số 1b ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức thẩm định theo quy trình rà soát hộ gia đình có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo theo quy định tại Điều 6 Thông tư này; báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo.
Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận bổ sung không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình. Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần nêu rõ lý do;
c) Hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện số lượng hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn (nếu có) để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm.
Điều 6. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm
Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm được thực hiện theo quy trình sau:
1. Xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát
Các điều tra viên phối hợp với cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn để tổ chức xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát trên địa bàn:
a) Đối với hộ gia đình có khả năng nghèo, cận nghèo: điều tra viên sử dụng mẫu phiếu A (theo Phụ lục số 3a ban hành kèm theo Thông tư này) để nhận dạng nhanh đặc điểm hộ gia đình có giấy đề nghị. Nếu hộ gia đình có từ 02 chỉ tiêu trở xuống thì đưa vào danh sách các hộ có khả năng nghèo, cận nghèo (theo Phụ lục số 2c ban hành kèm theo Thông tư này) để tổ chức rà soát;
Cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn chủ động phát hiện những trường hợp nhận thấy hộ gia đình gặp khó khăn, biến cố rủi ro trong năm, có khả năng nghèo, cận nghèo nhưng chưa có giấy đề nghị đưa vào danh sách các hộ cần rà soát.
b) Đối với hộ gia đình có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo: điều tra viên lập danh sách toàn bộ hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý (theo Phụ lục số 2d ban hành kèm theo Thông tư này) để tổ chức rà soát (sử dụng mẫu phiếu B theo Phụ lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Tổ chức rà soát, lập danh sách phân loại hộ gia đình
Các điều tra viên thực hiện rà soát các hộ gia đình theo mẫu phiếu B (theo Phụ lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư này), qua rà soát, tổng hợp và phân loại kết quả như sau:
a) Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo qua rà soát, bao gồm:
- Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 từ 140 điểm trở xuống hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên;
- Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 từ 120 điểm trở xuống hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên;
- Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
- Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
b) Danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo qua rà soát, bao gồm:
- Hộ thoát nghèo khu vực thành thị:
+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 175 điểm;
+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn còn là hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
- Hộ thoát nghèo khu vực nông thôn:
+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 150 điểm;
+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn là hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
- Hộ thoát cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 175 điểm;
- Hộ thoát cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 trên 150 điểm.
3. Tổ chức họp dân thống nhất kết quả rà soát
Thành phần tham gia gồm đại diện chính quyền, các hội, đoàn thể, cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn (chủ trì cuộc họp), Bí thư Chi bộ, Chi hội trưởng các hội, Bí thư Đoàn Thanh niên thôn và đại diện một số hộ gia đình được các hộ dân trong thôn cử làm đại diện tham dự cuộc họp.
Nội dung cuộc họp: lấy ý kiến người dân để thống nhất kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn (chủ yếu tập trung vào hộ nghèo, hộ cận nghèo mới phát sinh; hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo).
Kết quả cuộc họp được lập thành 02 Biên bản (theo Phụ lục số 2đ ban hành kèm theo Thông tư này), có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện của các hộ dân (01 bản lưu ở thôn, 01 bản gửi Ban giảm nghèo cấp xã).
4. Niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày làm việc.
Trường hợp có khiếu nại của người dân, Ban giảm nghèo xã cần tổ chức phúc tra lại kết quả rà soát theo đúng quy trình.
5. Báo cáo, xin ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn sau khi hoàn tất quy trình niêm yết công khai (và phúc tra nếu có khiếu nại của người dân) để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, có ý kiến thẩm định trước khi ban hành Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận kết quả rà soát. Việc xin ý kiến thẩm định và tổ chức kiểm tra, phúc tra (nếu có) trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi báo cáo, xin ý kiến thẩm định.
6. Công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ kết quả phân loại hộ gia đình qua điều tra, rà soát, tiếp thu ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện để quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn; thực hiện cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo (sử dụng mẫu theo Phụ lục số 2e ban hành kèm theo Thông tư này) cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn theo danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được phê duyệt để phục vụ cho công tác quản lý đối tượng và thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước;
b) Chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức thu thập bổ sung đặc điểm, điều kiện sống (thông tin hộ và các thành viên trong hộ) của hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn (sử dụng mẫu phiếu C theo Phụ lục số 3c ban hành kèm theo Thông tư này) và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo.
7. Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
 
XII. TIÊU CHÍ SỐ 12 VỀ LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM
(Theo Công văn số 4999/LĐTBXH-KHTC ngày 12/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020)
1. Xã được công nhận đạt tiêu chí về lao động có việc làm khi có tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động đạt từ 90% trở lên.
            2. Lao động có việc làm trong độ tuổi lao động của xã là số người trong độ tuổi lao động có tên trong sổ hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú của xã, trong thời gian tham chiếu có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và gia đình.
            Người có việc làm bao gồm cả những người không làm việc trong tuần nghiên cứu nhưng đang có một công việc và vẫn gắn bó chặt chẽ với công việc đó (vẫn được trả lương/công trong thời gian không làm việc hoặc chắc chắn sẽ quay trở lại làm sau thời gian không quá 01 tháng).
                Ngoài ra, những trường hợp cụ thể sau đây cũng được coi là người có việc làm:
- Người làm việc để nhận tiền lương, tiền công hay lợi nhuận nhưng đang tham gia các hoạt động tập huấn, đào tạo hoặc các hoạt động nâng cao kỹ năng do yêu cầu của công việc trong đơn vị;
            - Người học việc, tập sự (kể cả bác sĩ thực tập) làm việc và có nhận được tiền lương, tiền công;
            - Người làm việc trong các hộ/cơ sở kinh tế của chính họ để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ;
            - Sinh viên/học sinh/người nghỉ hưu trong thời gian tham chiếu có làm một công việc từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập;
- Người đang tìm kiếm việc làm nhưng trong thời kỳ tham chiếu có làm một công việc từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập;
            - Người đăng ký hoặc người nhận bảo hiểm thất nghiệp nhưng trong thời kỳ tham chiếu có làm một công việc từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập;
- Người làm việc vì mục đích tiền công, tiền lương hoặc lợi nhuận nhưng các khoản tiền lương, tiền công và lợi nhuận đó có thể không trả trực tiếp cho họ mà được tích lũy vào thu nhập chung của gia đình họ, bao gồm:
+ Người làm việc trong các đơn vị kinh doanh được tổ chức bởi một thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ;
            + Người thực hiện các phần việc, nhiệm vụ của một công việc làm công ăn lương được tổ chức bởi một thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ.
             3. Phương pháp tính:
            - Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người có việc làm trong độ tuổi lao động so với tổng dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.
           
  - Cách tính:
                                                                 Số người có việc làm trong
         Tỷ lệ người có việc làm                        độ tuổi lao động
trên dân số trong độ tuổi lao động  =                                                         x 100%
   có khả năng tham gia lao động          Dân số trong độ tuổi lao động
                                                             có khả năng tham gia lao động
   XIII. TIÊU CHÍ SỐ 13 VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
1. Xã được công nhận đạt nội dung tiêu chí “13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012” là xã có ít nhất 01 hợp tác xã đạt các yêu cầu sau:
- Tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012;
- Có ít nhất 01 loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu theo đặc điểm từng vùng phục vụ thành viên hợp tác xã;
- Kinh doanh có lãi liên tục trong 02 năm tài chính gần nhất (hoặc 01 năm tài chính gần nhất đối với hợp tác xã mới thành lập chưa quá 03 năm);
- Có quy mô thành viên lớn (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể quy mô này phù hợp với điều kiện của địa phương);
- Tham gia vào chuỗi giá trị gắn với các sản phẩm chủ lực, đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm.
2. Việc đánh giá kết quả thực hiện nội dung tiêu chí “13.2. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững” áp dụng theo Biểu sau: 
 
 


                                                              Biểu: Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu số 13.2
 
Chỉ tiêu Chỉ số kiểm chứng Đánh giá Lý do
không đạt
Nội dung Chỉ số Đạt Không đạt
Có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững Xác định sản phẩm chủ lực của xã Sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, người dân có kinh nghiệm sản xuất, gần thị trường lớn… để cho ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành cạnh tranh;      
Có diện tích sản xuất (đối với trồng trọt, lâm nghiệp), quy mô đàn, sản lượng (đối với chăn nuôi, thủy sản) lớn và gắn với hoạt động sinh kế của đa số người dân trong xã;      
Hoặc có hiệu quả kinh tế cao (gấp tối thiểu 1,5 lần sản phẩm đại trà khác của xã)và có tiềm năng mở rộng.      
Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã phải phù hợp với quy hoạch hoặc đề án tái cơ cấu của xã.      
Có mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực dựa trên hợp đồng liên kết (bằng văn bản) Ổn định tối thiểu là một (01) chu kỳ sản xuất đối với cây lâm nghiệp, hai (02) chu kỳ thu hoạch đối với các sản phẩm khác      
Sản xuất theo quy trình và chất lượng thống nhất giữa các bên tham gia liên kết;      
Giá mua sản phẩm không thấp hơn giá trị trường tại thời điểm thu hoạch;      
Không xảy ra hiện tượng phá vỡ hợp đồng liên kết trên địa bàn xã.      

XIV. TIÊU CHÍ SỐ 14 VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1. Đối với nội dung tiêu chí “14.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở” và “14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp)”: 
(Theo Công văn số 5869/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 29/11/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020)
Xã đạt nội dung tiêu chí 14.1 và 14.2 thuộc tiêu chí số 14 về Giáo dục và Đào tạo khi đáp ứng:
- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đạt tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề theo quy định của vùng.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số học sinh tiếp tục học trên tổng số học sinh đã tốt nghiệp THCS./.
2.      Đối với các nội dung tiêu chí “14.3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo”: 
(Theo công văn số 4999/LĐTBXH-KHTC ngày 12/12/2016 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020)
2.1. Xã đạt chỉ tiêu số 14.3 khi có tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo bằng hoặc cao hơn chỉ tiêu của vùng theo quy định.
Trong đó:
- Lao động có việc làm qua đào tạo là người từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã tham gia các chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, sau đại học và được cấp văn bằng, chứng chỉ.
- Những loại văn bằng, chứng chỉ mà người học đã đạt được, như sau:
+ Bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học, gồm: bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ.
+ Bằng tốt nghiệp cao đẳng, gồm: bằng tốt nghiệp cao đẳng (theo Luật Giáo dục năm 1998), bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề (theo Luật Dạy nghề năm 2006), bằng tốt nghiệp cao đẳng (theo Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014).
+ Bằng tốt nghiệp trung cấp, gồm: bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp (theo Luật Giáo dục năm 1998), bằng tốt nghiệp trung cấp nghề (theo Luật Dạy nghề năm 2006), bằng tốt nghiệp trung cấp (theo Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014).
+ Các loại văn bằng khác được cấp cho người học, gồm: bằng tốt nghiệp công nhân kỹ thuật dài hạn, bằng tốt nghiệp công nhân kỹ thuật ngắn hạn, bằng nghề, bằng trung học nghề.
+ Chứng chỉ, gồm: chứng chỉ, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ nghề, chứng chỉ sơ cấp nghề, chứng chỉ sơ cấp.
2.2. Đối tượng, phạm vi thống kê và phương pháp tính toán
- Đối tượng, phạm vi thống kê:
+ Thống kê số người từ đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú, đang có việc làm trên địa bàn xã.
+ Thống kê trong số người từ đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú, đang có việc làm trên địa bàn xã, đã được cấp văn bằng, chứng chỉ. Đối với người được cấp nhiều văn bằng, chứng chỉ ở các trình độ khác nhau thì chỉ thống kê theo một văn bằng, chứng chỉ ở trình độ cao nhất.
- Phương pháp tính toán: Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo được tính toán theo công thức sau:
           ∑ số người từ đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú,
đang có việc làm trên địa bàn xã và đã được cấp văn bằng, chứng chỉ
                                                                                                                X 100%                                                                                                                      
∑ số người từ đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú,
đang có việc làm trên địa bàn xã
 
XV. TIÊU CHÍ SỐ 15 VỀ Y TẾ
1. Đối với xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế:
(Thực hiện theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020


                                                    BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4667 /QĐ-BYT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
 
I.         Tiêu chí phân vùng các xã:
Vùng 3 Vùng 2 Vùng 1
-       Xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có khoảng cách từ TYT đến BV, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất từ 5 km trở lên (nếu có địa hình đặc biệt khó khăn, từ 3 km trở lên).
-       Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất từ 15 km trở lên.
-       Các xã có điều kiện địa lý, giao thông khó khăn, người dân khó tiếp cận đến TYT xã và khó đến bệnh viện, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực.
-       Xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất <5 km (nếu có địa hình đặc biệt khó khăn, <3 km).
-       Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất từ 3 đến <15 km.
-       Các xã có điều kiện địa lý, giao thông bình thường, người dân có thể tiếp cận đến TYT xã và bệnh viện, trung tâm y tế, PKĐK khu vực.
-       Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất <3 km.
-       Phường, thị trấn khu vực đô thị.
-       Các xã có điều kiện địa lý, giao thông thuận lợi, người dân dễ dàng tiếp cận đến TYT xã và bệnh viện, trung tâm y tế, PKĐK khu vực.
Ghi chú: Căn cứ vào các tiêu chí nêu trên, tùy thuộc vào tình hình thực tế của địa phương như khoảng cách địa lý, địa hình, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, Sở Y tế chịu trách nhiệm rà soát, lập danh sách và phân loại các xã của tỉnh theo từng vùng cho phù hợp.
II.     Chức năng, nhiệm vụ chính của TYT xã
Các chức năng, nhiệm vụ chính của TYT xã Vùng 3 Vùng 2 Vùng 1
1.      Thường trực Ban CSSK cấp xã, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai kế hoạch sau khi được phê duyệt. Thực hiện đầy đủ Thực hiện đầy đủ Thực hiện đầy đủ
2.      Tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn:      
TT-GDSK: Tư vấn, tuyên truyền về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống; vận động quần chúng tham gia các hoạt động CSSK. Thực hiện đầy đủ Thực hiện đầy đủ Thực hiện đầy đủ
YTDP: TCMR; phòng chống HIV/AIDS; phòng chống bệnh lây nhiễm, bệnh không lây; báo cáo dịch bệnh; giám sát dịch bệnh, vệ sinh môi trường; y tế học đường; ATTP; dinh dưỡng cộng đồng. Thực hiện đầy đủ Thực hiện đầy đủ Thực hiện đầy đủ
Khám, chữa bệnh: Sơ cấp cứu ban đầu; KCB ban đầu; kết hợp YHCT với y học hiện đại; điều trị ngoại trú, nội trú đa khoa (có thể có chuyên khoa); đỡ đẻ thường; kỹ thuật phụ sản; kỹ thuật nhi. Thực hiện đầy đủ Không bắt buộc có điều trị nội trú, đỡ đẻ thường, kỹ thuật phụ sản, kỹ thuật nhi. Không bắt buộc có điều trị nội trú, đỡ đẻ thường, kỹ thuật phụ sản, kỹ thuật nhi.
CSSK BM-TE: CSSK bà mẹ, CSSK trẻ em, CSSKSS vị thành niên, quản lý thai sản. Thực hiện đầy đủ Thực hiện đầy đủ Thực hiện đầy đủ
Quản lý sức khỏe: Quản lý các bệnh mạn tính, bệnh không lây, quản lý sức khỏe hộ gia đình, quản lý sức khỏe học đường, khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự. Thực hiện đầy đủ Thực hiện đầy đủ Thực hiện đầy đủ
Thuốc thiết yếu: Quản lý nguồn thuốc, sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, phát triển vườn thuốc nam, ứng dụng YHCT. Thực hiện đầy đủ Thực hiện đầy đủ Không bắt buộc có vườn cây thuốc nam
3.      Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và quản lý; hướng dẫn, kiểm tra YTTB, cộng tác viên y tế. Thực hiện đầy đủ Thực hiện đầy đủ Thực hiện đầy đủ
4.              DS-KHHGĐ: Cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo phân tuyến kỹ thuật Thực hiện đầy đủ Thực hiện đầy đủ Không bắt buộc cung cấp dịch vụ KHHGĐ
5.      Tham gia kiểm tra hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe: Phát hiện và báo cáo các vi phạm hoạt động y tế; ATVSTP, vệ sinh môi trường. Thực hiện đầy đủ Thực hiện đầy đủ Thực hiện đầy đủ
6.      Quản lý viên chức, cơ sở vật chất, TTB Thực hiện đầy đủ Thực hiện đầy đủ Thực hiện đầy đủ
7.      Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định Thực hiện đầy đủ Thực hiện đầy đủ Thực hiện đầy đủ
8.      Các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc TTYT huyện giao và theo yêu cầu của Chủ tịch UBND xã. Thực hiện đầy đủ Thực hiện đầy đủ Thực hiện đầy đủ
Ghi chú: Căn cứ vào các chức năng nhiệm vụ nêu trên, tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng địa phương như khoảng cách địa lý, địa hình, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, Sở Y tế chịu trách nhiệm rà soát, xác định chức năng, nhiệm vụ của từng nhóm xã (hoặc của từng xã) cho phù hợp, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu CSSK của nhân dân tại tuyến cơ sở.
 
         
III.            Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020 và hướng dẫn chấm điểm  
 
Nội dung Điểm Hướng dẫn chấm điểm Điểm
Tiêu chí 1. Chỉ đạo, điều hành công tác CSSK 3   3
1. Xã có Ban chỉ đạo CSSK nhân dân, hoạt động thường xuyên.
 
1
 
-       Ban chỉ đạo CSSK nhân dân được thành lập theo Thông tư số 07/BYT-TT ngày 28/5/1997 của Bộ Y tế. Thành phần BCĐ gồm có lãnh đạo UBND xã làm trưởng ban, trưởng trạm y tế làm phó ban, lãnh đạo các ban ngành có liên quan tại địa phương là uỷ viên. Khi có thay đổi về nhân sự, Ban Chỉ đạo được bổ sung cán bộ khác kịp thời.
-       Ban chỉ đạo có quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động hàng năm, họp định kỳ tối thiểu 6 tháng/1 lần và họp đột xuất khi cần thiết; có biên bản các cuộc họp để làm cơ sở tổ chức triển khai và theo dõi.
(Nếu không có Ban chỉ đạo hoặc có Ban chỉ đạo nhưng không hoạt động thì không đạt tiêu chí quốc gia về y tế)
 
0,5
 
 
 
 
0,5
 
2. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được đưa vào Nghị quyết của Đảng uỷ hoặc kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm của xã; các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động CSSK. 2
 
-       Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe  nhân dân được đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy hoặc Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã.
-       Có ít nhất 2/3 số đoàn thể chính trị - xã hội trong xã tham gia vào việc triển khai thực hiện hoạt động của các chăm sóc sức khỏe và các chương trình y tế trên địa bàn.
 
 
1
 
 
1
 
Tiêu chí 2. Nhân lực y tế 10   10
3. Đảm bảo đủ số lượng người làm việc và cơ cấu chức danh nghề nghiệp theo đề án vị trí việc làm của TYT được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các cán bộ được đào tạo, tập huấn chuyên môn theo quy định hiện hành.  4
 
-       Đảm bảo đủ số lượng người làm việc theo đề án vị trí việc làm của TYT được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện nhiệm vụ được giao.
-       Đảm bảo đủ chức danh nghề nghiệp cần có tại TYT theo quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
-       Cán bộ y tế được đào tạo lại và đào tạo liên tục, tập huấn chuyên môn theo quy định hiện hành quy định tại Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế (được tập huấn tối thiểu 24 giờ học/năm; ít nhất 2 năm/lần).
2
 
1
 
1
  1.  
Có bác sỹ làm việc tại TYT xã. 2 - Vùng 3 và Vùng 2:
§  Có bác sỹ làm việc thường xuyên tại TYT
§  Có bác sỹ làm việc tại TYT tối thiểu 2 buổi/tuần theo lịch được thông báo trước.
- Vùng 1:
§  Có bác sỹ làm việc tại TYT thường xuyên hoặc tối thiểu 2 buổi/tuần theo lịch được thông báo trước.
Mỗi buổi làm việc (1/2 ngày) phải ở các ngày khác nhau trong tuần. Bác sỹ làm việc cả 1 ngày tại TYT xã (cả sáng và chiều) thì chỉ được tính 1 buổi.
 
2
1
 
2
 
 
  1.  
Mỗi thôn, bản, ấp đều có NVYT được đào tạo hoạt động; đối với thôn, bản ấp thuộc xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có cô đỡ thôn bản được đào tạo. 2
 
  • Mỗi thôn, bản có tối thiểu 1 NVYT hoạt động. NVYTTB có tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ theo quy định hiện hành, thực hiện theo Thông tư số 07/2013/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 08/3/2013; thường xuyên hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao; khi có NVYTTB nghỉ hoặc bỏ việc, phải có NVYTTB thay thế muộn nhất trong vòng 6 tháng hoặc bố trí NVYTTB khác tạm thời phụ trách. Đối với thôn, bản có nhiều người dân tộc sinh sống, còn tồn tại phong tục, tập quán không đến khám thai, quản lý thai và đẻ tại cơ sở y tế hoặc những thôn, bản có khó khăn về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em có cô đỡ thôn bản.
  • NVYTTB, cô đỡ thôn bản được đào tạo theo chương trình do BYT quy định.
  • Hàng tháng NVYTTB có giao ban chuyên môn định kỳ với TYT xã ít nhất 1 lần.
1
 
 
 
 
 
0,5
0,5
6. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách do Nhà nước ban hành đối với cán bộ TYT xã, nhân viên y tế thôn bản và các loại hình nhân viên y tế hưởng phụ cấp khác. 2
 
 
-       Địa phương thực hiện đúng, đủ và kịp thời những chính sách ban hành với cán bộ  y tế xã, bao gồm lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách khác.
-       Thực hiện đúng, đủ và kịp thời những chính sách ban hành với nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản và các loại hình cộng tác viên y tế khác (nếu có) theo quy định hiện hành, bao gồm lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách khác.
1
 
1
Tiêu chí 3. Cơ sở hạ tầng TYT xã 11   11
7. TYT xã ở gần đường trục giao thông của xã, hoặc ở khu vực trung tâm xã để người dân dễ tiếp cận. 1
 
-       Trạm y tế xã có vị trí mà người dân dễ dàng tiếp cận về giao thông như tại trung tâm xã, hoặc cạnh đường giao thông chính của xã; xe ô tô cứu thương có thể vào trong trạm y tế; đối với vùng sông nước, có thể tiếp cận được bằng đường thủy.
-       Có đủ các tiêu chuẩn trên, nhưng xe ô tô cứu thương hoặc phương tiện cứu thương đường thủy  không tiếp cận được.
1
 
 
0,5
8. Diện tích mặt bằng và diện tích xây dựng của TYT xã đảm bảo đáp ứng nhu cầu CSSK nhân dân. 2
 
-       Vùng 3 và Vùng 2:
§  Diện tích mặt bằng đất từ 500m2 trở lên.
§  Diện tích xây dựng và sử dụng khối nhà chính từ 250m2 trở lên.
-       Vùng 1:
§  Diện tích mặt bằng đất từ 60m2 trở lên;
§  Diện tích xây dựng và sử dụng của khối nhà chính từ 150m2 trở lên.
 
0,5
1,5
 
 
0,5
1,5
9. TYT xã được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế trạm y tế cơ sở và tiêu chuẩn ngành; đảm bảo đủ số lượng và diện tích của các phòng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. 3
 
 
 
 
 
 
 
 
-       Cơ sở hạ tầng của trạm y tế xã là toàn bộ các công trình, nhà cửa gắn liền với đất trong phạm vi trạm y tế xã, được thiết kế dựa theo tiêu chuẩn Tiêu chuẩn 52 CN-CTYT 0001:2002 được ban hành theo Quyết định số 2271/QĐ-BYT ngày 17/6/2002 của Bộ Y tế.
-       Đảm bảo đủ số phòng và diện tích của mỗi phòng đủ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. Căn cứ mô hình bệnh tật và nhu cầu cụ thể của địa phương, Sở Y tế quy định số lượng phòng, sắp xếp, phối hợp các phòng phù hợp với nhu cầu sử dụng. Số lượng phòng tối thiểu như sau:
§  Vùng 3: Có từ 9 phòng trở lên; trong đó tối thiểu cần có: Phòng hành chính; Phòng khám bệnh; Phòng sơ cứu, cấp cứu; Phòng tiêm; Phòng y dược cổ truyền; Phòng đẻ (phòng sanh)/KHHGĐ.
§  Vùng 2: Có từ 7 phòng trở lên, trong đó tối thiểu cần có: Phòng hành chính; Phòng khám bệnh; Phòng sơ cứu, cấp cứu; Phòng tiêm; Phòng y dược cổ truyền.
§  Vùng 1: Có từ 5 phòng trở lên, trong đó tối thiểu cần có: Phòng hành chính; Phòng khám bệnh; Phòng sơ cứu, cấp cứu; Phòng tiêm.
 (Nếu ít hơn 1 phòng so với số tối thiểu thì được 1 điểm; ít hơn từ 2 phòng trở lên thì không được điểm).
Địa phương có thể lựa chọn, sắp xếp, ghép phòng trong số các phòng ở bảng sau đây để phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe cụ thể của xã.
1
 
 
 
2
 
Các phòng có thể có
1.        Phòng hành chính
2.        Phòng khám bệnh
3.        Phòng sơ cứu, cấp cứu
4.        Phòng tiêm
5.        Phòng y dược cổ truyền
6.        Phòng đẻ (phòng sanh)/KHHGĐ
7.        Phòng xét nghiệm
8.        Quầy dược, kho
9.        Phòng tiệt trùng
10.    Phòng lưu bệnh nhân, sản phụ
11.    Phòng khám phụ khoa/khám thai
12.    Phòng tư vấn, TT-GDSK
13.    Phòng trực
Vùng 3
x
x
x
x
x
x
Vùng 2
x
x
x
x
x
Vùng 1
x
x
x
x
 
 
 
 
10. Khối nhà chính của TYT xã được xếp hạng từ cấp IV trở lên.
 
2
 
-       Phân loại các hạng nhà thực hiện theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày  25/7/2013 của Bộ Xây dựng. Ngoài ra, TYT phải được xây dựng với kết cấu chịu lực tốt như kết hợp giữa bê tông cốt thép và gạch xây dựng hoặc các vật liệu tương đương; trần bê tông, mái ngói hoặc vật liệu tương đương; niên hạn sử dụng công trình từ 40 năm trở lên.
(Nếu khối nhà chính dột nát, xuống cấp nghiêm trọng thì không đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã)
2
 
11. TYT xã có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh; thu gom và xử lý chất thải y tế theo quy định. 2
 
-       Nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh được dựa trên Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lư­ợng n­ước sinh hoạt đư­ợc ban hành theo Thông tư­ số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế; có nhà tiêu hợp vệ sinh.
-       Chất thải trạm y tế gồm chất thải rắn và chất thải lỏng, được chia thành nhóm chất thải nguy hại và chất thải thông thường. Các chất thải thông thường được xử lý theo quy định của địa phương. Các chất thải y tế nguy hại được thu gom, xử lý theo quy định của ngành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT về việc ban hành Quy chế chất thải y tế.
(Nếu TYT xã không có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh thì không đạt tiêu chí quốc gia về y tế)
1
 
 
1
 
  1.  
Có đủ hạ tầng kỹ thuật và khối phụ trợ. 1
 
-       Khối phụ trợ và công trình phụ trợ: Kho, nhà để xe, hàng rào bảo vệ, nguồn điện lưới hoặc máy phát điện riêng.
-       Có máy tính nối mạng Internet và máy in tại trạm y tế hoặc có điều kiện dễ dàng tiếp cận và sử dụng hai phương tiện này khi cần thiết.
0,5
 
0,5
 
Tiêu chí 4. Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác 9   9
  1.  
TYT xã đảm bảo có đủ TTB để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; cán bộ y tế có khả năng sử dụng các trang thiết bị y tế được cấp. 3
 
-          Căn cứ theo phân vùng và điều kiện cụ thể của từng địa phương, TYT xã có đủ các trang thiết bị cần thiết để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao.
§  Có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết
§  Tương đối đầy đủ (khoảng 70% nhu cầu TTB trở lên)
-          Cán bộ TYT xã được tập huấn và có khả năng sử dụng các trang thiết bị được cung cấp
 
 
2
1
1
14. Tại TYT xã có đủ thuốc chữa bệnh, thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu thông thường; quản lý thuốc theo đúng quy định. 3
 
-          Căn cứ theo phân vùng và điều kiện cụ thể của từng địa phương, TYT xã có đủ thuốc chữa bệnh (cả thuốc tân dược và thuốc y học cổ truyền), có đủ  loại và cơ số thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu thông thường để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
§  Có đủ thuốc
§  Tương đối đầy đủ (đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trở lên)
-          Thuốc tại TYT xã  được quản lý tuân thủ các quy định; sử dụng thuốc an toàn.
§  Thuốc tại TYT xã được quản lý theo các quy định về dược được Bộ Y tế ban hành; cơ bản dựa trên nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” được ban hành kèm theo Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 của Bộ Y tế, tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc, đặc biệt đối với vắc xin, sinh phẩm y tế nhằm đảm bảo chất lượng thuốc cũng như phù hợp với quy định tại Điều 48 của Luật Dược.
§  Sử dụng thuốc an toàn, không xảy ra tai biến nghiêm trọng về sử dụng thuốc.
 
 
 
2
1
 
 
0,5
 
 
 
 
0,5
15. Bảo đảm thường xuyên có đủ vật tư tiêu hao phục vụ khám bệnh, chữa bệnh; có đủ thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao phục vụ công tác phòng chống dịch. 1
 
-       TYT xã thường xuyên có đủ và kịp thời các vật tư tiêu hao phục vụ khám, chữa bệnh; có đủ thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao phục vụ công tác phòng chống dịch.
-       Có đủ, nhưng đôi khi không kịp thời.
1
 
0,5
16. NVYT thôn/bản được cấp túi y tế thôn/bản; được cấp gói đỡ đẻ sạch đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; cô đỡ thôn bản được cấp túi cô đỡ thôn bản; cộng tác viên dân số được cấp túi truyền thông theo danh mục Bộ Y tế đã ban hành. 1
 
-       100% nhân viên y tế thôn, bản, ấp, xóm được cấp túi y tế thôn bản theo danh mục được Bộ Y tế ban hành; cô đỡ thôn, bản được cấp túi cô đỡ thôn bản theo danh mục được Bộ Y tế ban hành; cộng tác viên dân số được cấp túi truyền thông theo danh mục Bộ Y tế đã ban hành.
-       100% nhân viên y tế thôn bản và cô đỡ thôn bản được cung cấp bổ sung vật tư tiêu hao kịp thời và được cấp gói đỡ đẻ sạch đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa nếu có nhu cầu.
0,5
 
 
 
0,5
17. Cơ sở hạ tầng TYT xã được duy tu, bảo dưỡng định kỳ; trang thiết bị khi bị hư hỏng được sửa chữa hoặc thay thế kịp thời. 0,5
  • Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kịp thời, đảm bảo cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị y tế phục vụ tốt cho các hoạt động của trạm y tế.
0,5
18. TYT xã có tủ sách với 15 đầu sách chuyên môn trở lên. 0,5
 
 
-       Có từ 15 đầu sách chuyên môn trở lên về các lĩnh vực như y tế dự phòng, khám chữa bệnh, y dược cổ truyền, bảo quản và sử dụng thuốc, bảo quản và sử dụng thực phẩm, truyền thông giáo dục sức khỏe, quản lý y tế, thông tin y tế... 0,5
Tiêu chí 5. Kế hoạch – Tài chính 10   10
19. Y tế xã có xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có sơ kết 6 tháng, tổng kết năm về các hoạt động y tế của xã. 1
 
-       Y tế xã xây dựng kế hoạch hàng năm dựa trên nhu cầu chăm sóc sức khỏe của địa phương, nguồn lực sẵn có hoặc có thể huy động được, chỉ tiêu được giao và hướng dẫn của y tế tuyến trên; kế hoạch được trung tâm y tế huyện, UBND xã phê duyệt. 1
 
20. TYT xã có đủ sổ, mẫu báo cáo thống kê theo quy định; báo cáo số liệu thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác; có các biểu đồ, bảng số liệu thống kê cập nhật về tình hình hoạt động. 2
 
-               TYT có đủ sổ sách, mẫu báo cáo theo đúng quy định của BYT và Sở Y tế.
-       Báo cáo số liệu thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác cho tuyến trên theo quy định;
-       Có các biểu đồ, bảng thống kê cập nhật tình hình hoạt động của trạm y tế xã.
1
0,5
0,5
21. TYT xã được cấp đủ và kịp thời kinh phí chi thường xuyên; quản lý tài chính theo quy định. 3
 
-       TYT xã được cấp đủ và kịp thời kinh phí chi thường xuyên, đáp ứng được nhu cầu để triển khai các hoạt động được giao. 
§  Đủ và kịp thời
§  Đủ nhưng chậm
-       Quản lý tốt các nguồn kinh phí theo quy định hiện hành, không phát hiện có vi phạm về quản lý tài chính dưới bất kỳ hình thức nào.
 
 
2
1
1
22. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT. 4 -       Là tỷ lệ người dân thường trú trên địa bàn xã tham gia tất cả các loại hình BHYT. Tỷ lệ này được tính theo quy định tại Điểm 2, Mục II Hệ thống các biểu mẫu thống kê hoạt động của BHYT được ban hành kèm theo Quyết định số 3781/QĐ-BYT ngày 12/10/2009 như sau:
Tổng số người tham gia BHYT x 100 =  … %
Tổng số dân trong xã
§  Dưới 70%
§  Từ 70 đến dưới 75%
§  Từ 75% đến dưới 80%
§  Từ 80% trở lên
 
 
 
 
 
 
1
2
3
4
Tiêu chí 6. YTDP, Phòng, chống HIV/AIDS VSMT và ATTP 17   17
23. Triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm tại địa phương; giám sát, phát hiện, báo cáo dịch kịp thời; tích cực triển khai các hoạt động xử lý dịch; không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn xã; thực hiện đạt các chỉ tiêu được giao về y tế dự phòng. 5
 
-       Triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại địa phương trên địa bàn theo hướng dẫn; giám sát, phát hiện, báo cáo kịp thời các bệnh dịch truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế như báo cáo đột xuất ổ dịch trong vòng 24 giờ và kịp thời xử lý; báo cáo hàng tuần, hàng tháng và hàng năm theo quy định.
-       Triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu được giao về y tế dự phòng:
§  Đạt ≥ 90% số chỉ tiêu đề ra
§  Đạt 80% đến <90%
§  Đạt 70% đến <80%
1
 
 
 
 
4
3
2
24. Tỷ lệ hộ gia đình trong xã sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. 2 Thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt được ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế. Nước sinh hoạt hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc đạt các yêu cầu: Không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi.
-       Đạt tỷ lệ trung bình
§  Vùng 3 :              60% đến <70%
§  Vùng 2:               70% đến <75%
§  Vùng 1:               80% đến <90%
-       Đạt tỷ lệ cao
§  Vùng 3:               70% trở lên
§  Vùng 2:               75% trở lên
§  Vùng 1:               90% trở lên
 
 
 
 
 
1
 
 
 
2
25. Tỷ lệ hộ gia đình trong xã sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. 2 Nhà tiêu cần đáp ứng theo tiêu chuẩn theo Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Có thể công nhận nhà tiêu hợp vệ sinh bao gồm nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu xí hai ngăn... cơ bản đáp ứng các yêu cầu: Không gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm nguồn nước; không tạo nơi cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở; không có mùi hôi thối khó chịu.
-       Đạt tỷ lệ trung bình:
§  Vùng 3:   Từ 50% đến <60%
§  Vùng 2:   Từ 65% đến <75%
§  Vùng 1:   Từ 80% đến <90%
-       Đạt tỷ lệ cao:
§  Vùng 3:   Từ 60% trở lên
§  Vùng 2:   Từ 75% trở lên
§  Vùng 1:   Từ 90% trở lên
 
 
 
 
 
1
 
 
 
2
26. Triển khai tốt các hoạt động đảm bảo ATTP; khống chế kịp thời các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn do xã phụ trách. 3 -       Xã có kế hoạch và triển khai thực hiện thanh kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn theo phân cấp quản lý.
-       Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát ATTP đối với các cơ sở ngoài thẩm quyền quản lý; báo cáo kịp thời lên tuyến trên các trường hợp vi phạm về ATTP vượt thẩm quyền xử lý.
-       Phối hợp triển khai các biện pháp điều tra, xử lý kịp thời các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn do xã quản lý.
-       Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP, các quy định pháp luật về ATTP, hướng dẫn phòng chống ngộ độc thực phẩm cho nhân dân trên địa bàn quản lý; cung cấp kiến thức, lập danh sách phổ biến kiến thức ATTP cho người kinh doanh thức ăn đường phố; công khai các hành vi vi phạm ATTP đối với các cơ sở sản xuất,  kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
-       Quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hộ cá thể, nhỏ lẻ, kinh doanh thức ăn đường phố, các hoạt động nấu ăn từ thiện, phục vụ lễ hội, tổ chức ký kết đảm bảo ATTP với chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quản lý.
1
 
 
0,5
 
0,5
 
0,5
 
 
 
 
0,5
27. Triển khai thực hiện tốt các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn xã.  3 -       Có triển khai các hoạt động can thiệp giảm hại, dự phòng lây nhiễm HIV trên địa bàn xã, có ít nhất 1 trong 3 nhóm hoạt động sau: Phân phát hoặc tiếp thị bao cao su; trao đổi bơm kim tiêm sạch; triển khai điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (như Methadone).
-       TYT xã có các tài liệu truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, có tổ chức các hình thức truyền thông về phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn, như khẩu hiệu, tờ rơi, loa truyền thanh, các buổi họp truyền thông có nội dung về phòng, chống HIV/AIDS.
-       Tổ chức ít nhất 1 mô hình phòng chống HIV/AIDS sau đây: Giáo dục đồng đẳng; câu lạc bộ phòng chống HIV/AIDS; mô hình toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư.
-       Chăm sóc hỗ trợ tại cộng đồng: Những người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn được TYT xã quản lý, hỗ trợ, chăm sóc và điều trị ngay tại cộng đồng.
0,5
 
 
 
0,5
 
 
 
1
 
 
1
28. Tham gia phát hiện, điều trị, quản lý và theo dõi các bệnh dịch nguy hiểm, bệnh xã hội, bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm theo hướng dẫn của y tế tuyến trên. 2
 
-       Tổ chức hoặc tham gia phát hiện, điều trị và quản lý các bệnh dịch nguy hiểm và bệnh xã hội như sốt rét, sốt xuất huyết, lao... theo hướng dẫn của y tế tuyến trên.
-       Tổ chức hoặc tham gia phát hiện, điều trị và quản lý các mạn tính, bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư, hen phế quản... theo hướng dẫn của y tế tuyến trên.
1
 
1
Tiêu chí 7. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và YHCT 14   14
29. TYT xã có khả năng để thực hiện ≥70% các dịch vụ kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ được giao; bảo đảm thực hiện sơ cứu, cấp cứu thông thường theo đúng quy định của Bộ Y tế.
 
5
 
Trạm y tế xã có đủ điều kiện và khả năng chuyên môn để thực hiện thường xuyên các dịch vụ kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ  được giao. Căn cứ Quy định phân tuyến kỹ thuật và Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành cho y tế tuyến xã theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013, Sở Y tế điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu CSSK cụ thể của từng vùng, từng địa phương. Tỷ lệ các dịch vụ được thực hiện tính trên tổng số dịch vụ của các nhóm chức năng, nhiệm vụ chủ yếu được giao:
-          50 đến <60%
-          60 đến <65%
-          65 đến <70%
-          Từ 70% trở lên
(Nếu thực hiện dưới 50% dịch vụ kỹ thuật thì xã không đạt tiêu chí quốc gia về y tế)
 
 
 
 
 
 
2
3
4
5
30. TYT xã có vườn thuốc nam mẫu hoặc bộ tranh cây thuốc mẫu; thực hiện khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (hoặc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại) cho ≥ 30% số bệnh nhân đến KCB tại TYT xã.
 
4 -       TYT xã có vườn thuốc nam hoặc tranh cây thuốc mẫu:
§  Vùng 3:
+ Vườn thuốc nam mẫu ≥ 40 cây thuốc theo danh mục của BYT ban hành
+ Vườn thuốc nam mẫu < 40 cây thuốc
§  Vùng 2:
+ Vườn thuốc nam mẫu ≥ 30 cây thuốc theo danh mục của BYT ban hành
+ Vườn thuốc nam mẫu <30 cây hoặc có bộ tranh cây thuốc
§  Vùng 1: Có vườn thuốc nam hoặc bộ tranh cây thuốc mẫu
-       Khám, chữa bệnh bằng YHCT là các phương pháp chẩn đoán, điều trị bằng các biện pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc của YHCT; kết hợp YHCT với YHHĐ theo Thông tư số 50/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 về hướng dẫn việc kết hợp YHCT với YHHĐ trong khám, chữa bệnh. Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT được tính theo công thức:
Tổng số lượt KCB bằng YHCT +
KCB bằng YHCT kết hợp với YHHĐ
x 100 =  … %
Tổng số lượt khám, chữa bệnh tại TYT xã
-          Vùng 3 và vùng 2:
§  Tỷ lệ đạt từ 10-20%
§  Tỷ lệ đạt từ 21-30%
§  Tỷ lệ đạt >30%
-          Vùng 1: Có KCB bằng YHCT
 
 
1
0,5
 
1
0,5
1
 
 
 
 
 
1
2
3
3
31. Quản lý và chăm sóc sức khỏe người khuyết tật tại cộng đồng. 1
 
Có danh sách những người tàn tật, được phân loại theo các nhóm tàn tật (vận động, nghe nói, nhìn, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, động kinh, mất cảm giác, tàn tật khác), có các thông tin quản lý cần có, như đã được phục hồi chức năng hay chưa, ở đâu, hình thức, mức độ và kết quả, họ có được sử dụng các dụng cụ trợ giúp không (dụng cụ tập, nạng, nẹp, xe lăn...); nếu có sự thay đổi (chỗ ở, tiến triển bệnh tật, các đợt phục hồi chức năng ...) trạm y tế phải nắm được. Người khuyết tật được thăm khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 1 năm/lần.
+ Mức trung bình
- Vùng 3: 50 đến <70%
- Vùng 2: 60 đến <80%
- Vùng 1: 70 đến <90%
+ Mức cao:
- Vùng 3: Từ 70% trở lên
- Vùng 2: Từ 80% trở lên
- Vùng 1: Từ 90% trở lên
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
1
 
32. Quản lý sức khỏe tại nhà; quản lý sức khỏe người cao tuổi; quản lý sức khỏe học sinh trên địa bàn. 3 -       Có tổ chức các hình thức chăm sóc và quản lý sức khỏe tại nhà cho nhân dân, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, người mắc bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm...
-       Tổ chức quản lý, chăm sóc sức khoẻ tại nhà, khám sức khoẻ định kỳ cho >=90% số người cao tuổi (từ 80 tuổi trở lên) tối thiểu 1 lần/năm; nắm được tình hình sức khỏe của từng người cao tuổi...
-       Có tham gia quản lý sức khỏe học sinh trên địa bàn.
2
 
 
0,5
 
 
0,5
33. Thực hiện xử trí ban đầu kịp thời các trường hợp bệnh đến khám tại TYT xã; chuyển lên tuyến trên kịp thời những trường hợp ngoài khả năng chuyên môn của TYT xã. 1
 
-       Thực hiện sơ cứu, cấp cứu kịp thời cho các bệnh nhân đến TYT xã.
-       Chuyển lên tuyến trên kịp thời các trường hợp ngoài khả năng chuyên môn của trạm, không để xảy ra tai biến do chuyển viện chậm.
(Nếu để xảy ra tai biến nghiêm trọng, hoặc tử vong trong điều trị do sai sót về chuyên môn hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm thì không đạt tiêu chí quốc gia về y tế)
0,5
0,5
 
 
Tiêu chí 8. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em 13   13
34. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai  ít nhất  3 lần  trong 3 thời kỳ và được tiêm phòng uốn ván đầy đủ. 2
 
Tỷ lệ % phụ nữ đẻ  được khám thai ít nhất 3 lần  trong 3 thời kỳ thai nghén (tính trên tổng số phụ nữ đẻ của cả xã trong cùng  kỳ). 3 thời kỳ thai là 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Trong tử số chỉ tính những lần đến khám vì lý do thai sản, không tính lần đến khám khi đã chuyển dạ đẻ hoặc khám các bệnh khác. Mẫu số là tổng số phụ nữ đã đẻ trong kỳ báo cáo.
+ Mức trung bình:
-          Vùng 3: Từ 50% đến <60%
-          Vùng 2: Từ 60% đến <70%
-          Vùng 1: Từ 70% đến <80%
+ Mức cao:
-          Vùng 3: Từ 60 % trở lên
-          Vùng 2: Từ 70 % trở lên
-          Vùng 1: Từ 80% trở lên
Tiêm uốn ván đủ liều và đúng lịch là những phụ nữ có thai lần đầu được tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván; những người có thai lần sau mà trước đó đã được tiêm 2 mũi vắc xin thì khi có thai lần này được tiêm bổ sung thêm 1 mũi vắc xin.
+ Mức trung bình:
-          Vùng 3: Từ 60% đến <70%
-          Vùng 2: Từ 70% đến <80%
-          Vùng 1: Từ 80% đến <90%
+ Mức cao:
-          Vùng 3: Từ 70 % trở lên
-          Vùng 2: Từ 80 % trở lên
-          Vùng 1: Từ 90% trở lên
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
1
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
1
 
35. Tỷ lệ phụ nữ  đẻ được cán bộ  y tế đỡ
 
2
 
Tỷ lệ % phụ nữ đẻ được cán bộ  y tế đỡ là số bà mẹ sinh con tại TYT xã, sinh con ở nhà, hoặc ở nơi khác nhưng được nhân viên y tế có đào tạo về đỡ đẻ hỗ trợ tính bình quân trên 100 phụ nữ đẻ của xã trong cùng thời kỳ:
+ Mức trung bình:
-          Vùng 3:           Từ 70% đến <80%
-          Vùng 2:           Từ 85% đến <95%
-          Vùng 1:           Từ 90% đến <98%
+ Mức cao:
-          Vùng 3:           Từ 80 % trở lên
-          Vùng 2:           Từ 95 % trở lên
-          Vùng 1:           Từ 98% trở lên
 
 
 
1
 
 
2
 
36. Tỷ lệ phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh.
 
1
 
Tỷ lệ % bà mẹ và trẻ sơ sinh  được chăm sóc sau sinh là số bà mẹ và/hoặc trẻ sơ sinh được nhân viên y tế khám, chăm sóc từ khi sinh ra đến 42 ngày sau đẻ tính bình quân trên 100 trẻ đẻ sống của xã trong một thời gian xác định. Trong trường hợp chỉ chăm sóc bà mẹ hoặc trẻ sơ sinh cũng được tính.
Tỷ lệ phụ nữ được chăm sóc sau sinh (%) = Tổng số bà mẹ của xã được chăm sóc sau sinh (chăm sóc cả mẹ và con, hoặc mẹ, hoặc con) trong năm x 100
Tổng số phụ nữ đẻ  của xã đó trong cùng kỳ
 + Mức trung bình:
-          Vùng 3:           Từ 50% đến <60%
-          Vùng 2:           Từ 70% đến <80%
-          Vùng 1:           Từ 80% đến <90%
+ Mức cao:
-          Vùng 3:           Từ 60% trở lên
-          Vùng 2:           Từ 80% trở lên
-          Vùng 1:           Từ 90% trở lên
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
1
37. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng các loại vắc-xin phổ cập theo quy định của Bộ Y tế.
 
4
 
 
 
Là số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm, uống đầy đủ các loại vắc xin theo quy định của Chương trình TCMR quốc gia, tính bình quân trên 100 trẻ dưới 1 tuổi trong diện tiêm chủng trong cùng thời kỳ.
Tỷ lệ trẻ em  <1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (%) = Tổng số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm, uống đầy đủ các loại vắcxin thuộc Chương trình TCMR trong năm x 100
Tổng số trẻ dưới 1 tuổi trong cùng năm
+ Mức trung bình
-          Vùng 3:           Từ 70% đến <90%
-          Vùng 2:           Từ 80% đến <95%
-          Vùng 1:           Từ 85% đến <95%
+ Mức cao
-          Vùng 3:           Từ 90 % trở lên
-          Vùng 2:           Từ 95 % trở lên
-          Vùng 1:           Từ 95% trở lên
 
 
 
 
 
 
 
3
 
 
4
38. Tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống Vitamin A 2 lần/năm.
 
1
 
Tỷ lệ % = Tổng số trẻ em từ 6-36 tháng được uống Vitamin A 2 lần/năm trong năm x 100
Tổng số trẻ 6-36 tháng trong cùng năm
+ Mức trung bình
-          Vùng 3:           Từ 70% đến <90%
-          Vùng 2:           Từ 85% đến <95%
-          Vùng 1:           Từ 90% đến <95%
+ Mức cao
-          Vùng 3:           Từ 90 % trở lên
-          Vùng 2:           Từ 95 % trở lên
-          Vùng 1:           Từ 95% trở lên
 
 
 
0,5
 
 
1
 
39. Tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi được theo dõi tăng trưởng (cân nặng và chiều cao) 3 tháng 1 lần; trẻ bị suy dinh dưỡng theo dõi mỗi tháng 1 lần; trẻ em từ 2 đến 5 tuổi được theo dõi tăng trưởng mỗi năm 1 lần.
 
1
 

Là số trẻ <2 tuổi và từ 2-5 tuổi được theo dơi biểu đồ tăng trưởng tính trên 100 trẻ <2 tuổi và từ 2-5 tuổi của xă trong thời gian xác định.

Tỷ lệ trẻ <2 tuổi được theo dõi biểu đồ tăng trưởng = Tổng số trẻ < 2 tuổi được theo dõi biểu đồ tăng trưởng của xã trong thời điểm xác định x 100
Tổng số trẻ <2 tuổi của xã đó trong cùng thời điểm
Công thức tính đối với trẻ từ 2 - 5 tuổi tương tự. Tỷ lệ đánh giá là tỷ lệ tính chung đối với cả 2 nhóm tuổi.
+ Mức trung bình
-          Vùng 3:           Từ 70% đến <80%
-          Vùng 2:           Từ 85% đến <90%
-          Vùng 1:           Từ 90% đến <95%
+ Mức cao
-          Vùng 3:           Từ 80 % trở lên
-          Vùng 2:           Từ 90 % trở lên
-          Vùng 1:           Từ 95% trở lên
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
1
 
40. Tỷ lệ trẻ em <5 tuổi bị suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi)
 
2
 
Trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là là số trẻ em dưới 5 tuổi có trọng lượng nhỏ hơn trọng lượng trung bình của trẻ cùng nhóm tuổi (=< -2SD) tính bình quân trên 100 trẻ cùng nhóm tuổi trong thời điểm điều tra.
Tỷ lệ % SDD thể nhẹ cân của trẻ < 5 tuổi = Tổng số trẻ < 5 tuổi trong xã có trọng lượng thấp hơn trọng lượng trung bình (<=-2SD) của trẻ  trong thời điểm đánh giá x 100
Tổng số trẻ được cùng nhóm tuổi của xã trong cùng thời điểm
+ Mức trung bình
-          Vùng 3:           Từ 21% đến <18% 
-          Vùng 2:           Từ 15% đến <18% 
-          Vùng 1:           Từ 12% đến <15%
+ Mức thấp
-          Vùng 3:           Dưới 18%
-          Vùng 2:           Dưới 15%
-          Vùng 1:           Dưới 12%
 
 
 
 
 
 
 
 
1
 
 
 
2
 
Tiêu chí 9. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 9   9
41. Tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.
 
3
 
Là tỷ lệ % phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) có chồng đang sử dụng hoặc chồng họ đang sử dụng một trong những biện pháp tránh thai như đặt vòng, đình sản, thuốc tránh thai, bao cao su, màng ngăn cổ tử cung, kem diệt tinh trùng trong tổng số phụ nữ từ 15-49 tuổi có chồng tại xã (nhân khẩu thực tế).
+ Mức trung bình
-          Vùng 3:           Từ 50% đến <60%
-          Vùng 2:           Từ 55% đến <65%
-          Vùng 1:           Từ 60% đến <70%
+ Mức cao
-          Vùng 3:           Từ 60 % trở lên
-          Vùng 2:           Từ 65 % trở lên
-          Vùng 1:           Từ 70% trở lên
 
 
 
 
2
 
 
 
3
42. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm.
 
3
 
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm là tỷ lệ phần nghìn của mức thay đổi dân số tự nhiên biểu hiện bằng chênh lệch giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong năm xác định so với dân số bình quân của cùng năm (nhân khẩu thực tế thường trú bình quân). Tỷ lệ này được tính theo công thức:
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên = Tổng số trẻ em sinh ra trong năm - Tổng số chết trong năm của xã x 1000
Dân số bình quân của xã cùng năm
+ Mức trung bình
-          Vùng 3:           Từ 9 %o đến 11%o 
-          Vùng 2:           Từ 11%o đến 13%o 
-          Vùng 1:           Từ 8%o đến 10%o
+ Mức thấp
-          Vùng 3:           Dưới 11%o
-          Vùng 2:           Dưới 9%o
-          Vùng 1:           Dưới 8 %o
 
 
 
 
 
 
 
 
2
 
 
 
3
 
43. Tỷ lệ sinh phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên.
 
2
 
Là tỷ lệ % số phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên như sau:
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên = Tổng số phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên tại xã x 100
Tổng số phụ nữ sinh con tại xã cùng kỳ
+ Mức trung bình
-          Vùng 3:           Từ 15% đến 17%
-          Vùng 2:           Từ 10% đến 12% 
-          Vùng 1:           Từ 5% đến 7%
+ Mức thấp
-          Vùng 3:           Dưới 15%
-          Vùng 2:           Dưới 10%
-          Vùng 1:           Dưới 5%
Không tính đối với các dân tộc có dân số <10.000 người, dân tộc ít người đang trong diện được bảo tồn và phát triển.
 
 
 
 
1
 
 
 
2
 
44. Xã có triển khai hoặc phối hợp tham gia triển khai các biện pháp nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh. 1
 
-       Xã có triển khai các biện pháp như tuyên truyền, vận động chuyển đổi hành vi của người dân về hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh, vị trí và vai trò của phụ nữ hiện nay, bình đẳng giới... TYT xã thực hiện nghiêm túc việc giữ bí mật về giới tính của thai nhi trước khi sinh. Không thực hiện việc phá thai vì lý do lựa chọn giới tính, trừ các trường hợp bệnh lý. 1
 
Tiêu chí 10. Truyền thông – Giáo dục sức khỏe 4   4
45. TYT xã có đủ các phương tiện truyền thông theo quy định. 2
 
-       Phương tiện truyền thông giáo dục sức khỏe: Cơ bản phải có đủ các trang tiết bị làm công tác TT-GDSK theo Quyết định số 2420/QĐ-BYT, gồm có tivi; loa pin; loa nén, micro và máy tăng âm; có bàn để sách, mô hình, có giá treo áp phích...
-       Có tủ các ngăn đựng và các tài liệu truyền thông như sổ tay tuyên tuyền, bộ tài liệu truyền thông, bộ công cụ làm mẫu, cẩm nang thực hiện các hoạt động TT-GDSK.
1
 
 
1
46. Triển khai tốt các hoạt động thông tin, truyền thông – giáo dục sức khỏe trên địa bàn xã. 2
 
-       Thực hiện thường xuyên TT-GDSK thông qua truyền thông đại chúng, truyền thông tại cộng đồng, khi thăm hộ gia đình và khi người dân đến khám chữa bệnh tại TYT xã và trong trường học.
-       Phối hợp với các tổ chức xã hội (Phụ nữ, Thanh niên, Hội nông dân...) thực hiện các hoạt động TT-GDSK tại cộng đồng.
-               Cán bộ TYT xã và nhân viên y tế thôn bản thực hiện TT-GDSK và tư vấn các vấn đề về sức khỏe khi người dân đến khám chữa bệnh hoặc khi đến thăm hộ gia đình; có các hoạt động về TT-GDSK trong trường học tại địa phương.
0,5
 
 
0,5
 
1
  100   100
                       
Ghi chú: Trong trường hợp các văn bản trích dẫn tại Bộ tiêu chí này có điều chỉnh, bổ sung, Sở Y tế có trách nhiệm điều chỉnh hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí cho phù hợp với quy định hiện hành.
Các chữ viết tắt:
ATTP: An toàn thực phẩm
CSSK: Chăm sóc sức khỏe
CSSKBĐ: Chăm sóc sức khỏe ban đầu
CSSKSS: Chăm sóc sức khỏe sinh sản
BHYT: Bảo hiểm y tế
DS-KHHGĐ: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
NVYTTB: Nhân viên y tế thôn bản
NNPTNT: Nông nghiệp phát triển nông thôn
PKĐK: Phòng khám đa khoa
KCB: Khám chữa bệnh
YHCT: Y học cổ truyền
YHHĐ: Y học hiện đại
 
YTDP: Y tế dự phòng
TTGDSK: Truyền thông giáo dục sức khỏe
TYT: Trạm y tế
TCMR: Tiêm chủng mở rộng
UBND: Ủy ban nhân dân
VSMT: Vệ sinh môi trường

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Một số quy định chung
Bộ tiêu chí này được áp dụng để đánh giá các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân của toàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã), chứ không chỉ đánh giá hoạt động của trạm y tế xã. Mục đích chính của Bộ tiêu chí là tạo ra các tiêu chuẩn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu CSSK cho nhân dân ở từng vùng, miền.
Những chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí này là những yêu cầu cơ bản cần đạt trong giai đoạn đến 2020. Có những trường hợp đã đạt được các tiêu chí trong Bộ tiêu chí này, nhưng chưa đạt được các quy định, tiêu chuẩn trong một số quy định khác do Bộ Y tế ban hành thì vẫn phải tiếp tục phấn đấu để đạt các yêu cầu, tiêu chuẩn đó.
Các tiêu chí đánh giá dựa theo các quy định hiện hành. Khi các quy định đó thay đổi thì tiêu chí đánh giá cũng cần thay đổi theo cho phù hợp.
Các địa phương có thể cụ thể hóa, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội, mô hình bệnh tật của từng địa phương. Tất cả các điều chỉnh, bổ sung của địa phương cần gửi về Bộ Y tế để tổng hợp; trong trường hợp cần thiết, Bộ Y tế sẽ có văn bản góp ý.
Việc đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã được thực hiện hằng năm. Xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế có thời hạn trong vòng 3 năm. Nếu các năm tiếp theo không đạt Bộ tiêu chí thì phải rút danh hiệu đã công nhận.
Xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu:
Ÿ  Đạt từ 80% tổng điểm trở lên
Ÿ  Không bị “điểm liệt”.
Ÿ  Số điểm trong mỗi tiêu chí phải đạt từ 50% số điểm của tiêu chí đó trở lên.
2. Tổ chức, chỉ đạo và thực hiện
- Tuyến Trung ương (Bộ Y tế): Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 của Bộ Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã. Vụ Kế hoạch – Tài chính được giao làm đơn vị đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các địa phương, theo dõi, tổng hợp báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020 trên phạm vi cả nước.
- Tuyến tỉnh, TP trực thuộc TW: Ban Chỉ đạo CSSK nhân dân chỉ đạo việc thực hiện Bộ tiêu chí. Sở Y tế là cơ quan đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020 cho các quận/huyện trong toàn tỉnh.
- Tuyến huyện/quận: Ban chỉ đạo CSSK nhân dân chỉ đạo việc thực hiện Bộ tiêu chí. Phòng Y tế huyện là cơ quan đầu mối tham mưu giúp UBND cấp huyện chỉ đạo Trung tâm y tế huyện phối hợp với  các đơn vị liên quan khác hướng dẫn thực hiện, theo dõi đánh giá tình hình thực hiện BTCQG về y tế xã cho các xã trong huyện.
- Tuyến xã: Ban chỉ đạo CSSK nhân dân xã chỉ đạo thực hiện. Trạm y tế xã làm đầu mới phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các hoạt động phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu trong BTCQG về y tế xã dưới sự hướng dẫn của y tế tuyến trên.
3. Các nội dung triển khai thực hiện
3.1. Tuyến tỉnh:
- Ban Chỉ đạo CSSK nhân dân tỉnh (đơn vị thường trực là Sở Y tế) chịu trách nhiệm theo dõi và giám sát định kỳ các hoạt động và các chỉ tiêu đạt được trong BTCQG về y tế xã hàng quý của tỉnh. Hỗ trợ các quận huyện huyện tháo gỡ các khó khăn trong quá trình thực hiện; gửi báo cáo về Vụ KH-TC, Bộ Y tế.
- Phổ biến nội dung BTCQG về y tế xã đến các đơn vị liên quan tuyến dưới như trung tâm y tế huyện, bệnh viện đa khoa huyện, phòng y tế huyện và các đơn vị liên quan khác thông qua hội nghị hoặc qua đường công văn.
- Tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng địa phương như khoảng cách địa lý, địa hình, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, Sở Y tế chịu trách nhiệm rà soát, phân loại và lập danh sách các xã của từng vùng cho phù hợp.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã trong tỉnh, bao gồm số xã đạt các chỉ tiêu của Bộ tiêu chí qua các giai đoạn, bố trí nguồn lực để thực hiện (xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ, mua sắm trang thiết bị, cung ứng thuốc...)
- Hướng dẫn y tế tuyến huyện/quận xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nhằm đạt mục tiêu tỷ lệ các xã được công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã theo từng giai đoạn.
3.2. Tuyến huyện/quận:
- Ban Chỉ đạo CSSK nhân dân, cùng với trung tâm y tế huyện, bệnh viện đa khoa huyện và phòng y tế huyện, chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát định kỳ và đột xuất trong việc thực hiện các chỉ tiêu trong BTCQG tại các xã. Trực tiếp thực hiện một số hoạt động trong BTCQG về y tế xã theo sự phân công của Sở Y tế.
- Trung tâm y tế huyện và các đơn vị liên quan phổ biến nội dung BTCQG về y tế xã đến các xã trên địa bàn.
- Đánh giá thực trạng tình hình y tế xã hiện nay so với BTCQG về y tế xã giai đoạn đến 2020.
- Hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch thực hiện BTCQG về y tế xã.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện các hoạt động nhằm đạt chỉ tiêu số xã được công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
3.3. Tuyến xã:
- Báo cáo kịp thời và chính xác thực trạng và kết quả đạt được trong việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã theo hướng dẫn của y tế tuyến trên.
- Quán triệt các nội dung của Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.
- Tự đánh giá, so sánh thực trạng hiện nay với Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.
- Xây dựng kế hoạch, giải pháp và triển khai thực hiện các hoạt động nhằm thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã theo hướng dẫn của tuyến trên; trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đăng ký với trung tâm y tế huyện thời gian phấn đấu đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã và những kiến nghị cần thiết đề nghị tuyến trên hỗ trợ.
4. Trình tự đánh giá, xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế
4.1. Tuyến xã:
- Đăng ký với cơ quan quản lý cấp huyện (Phòng Y tế và Trung tâm Y tế huyện) về việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về về y tế xã.
- TYT tự tổ chức đánh giá việc đạt các tiêu chí quốc gia về y tế xã; thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu, lập hồ sơ để chứng minh cho việc đạt các tiêu chí.
- Sau khi TYT tự đánh giá đã đạt các tiêu chí theo quy định, TYT báo cáo UBND xã, có Công văn của UBND xã kèm hồ sơ liên quan gửi cơ quan quản lý nhà nước tuyến huyện (TTYT huyện hoặc Phòng y tế huyện), đề nghị xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.
4.2. Tuyến huyện:
- Phòng Y tế tham mưu UBND cấp huyện thành lập Hội đồng xét công nhận xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Thành viên Hội đồng bao gồm đại diện Ban Chỉ đạo CSSK nhân dân, đại diện trung tâm y tế huyện, bệnh viện đa khoa huyện, phòng y tế huyện và các đơn vị có liên quan khác ở tuyến huyện. Giúp việc cho Hội đồng có Tổ Thư ký, gồm 3-5 cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp.
- Sau khi nhận được hồ sơ liên quan do UBND xã gửi, Tổ Thư ký có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, về tận xã kiểm tra, đánh giá tất cả các chỉ tiêu theo quy định; trên cơ sở đó làm Biên bản thẩm định hồ sơ xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.
- Hội đồng tuyến huyện họp xét xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế: Trên cơ sở hồ sơ đã được Tổ thư ký kiểm tra, thẩm định, đại diện lãnh đạo UBND xã trình bày trước Hội đồng tình hình thực hiện các Tiêu chí quốc gia về y tế xã; Tổ Thư ký trình bày kết quả thẩm định; các thành viên Hội đồng thẩm định, xem xét, nêu các vấn đề cần làm rõ; đại diện UBND xã trả lời Hội đồng; Nếu có thành viên Hội ðồng không thống nhất thì có thể tổ chức thẩm tra lại các nội dung chưa thống nhất để đánh giá kết quả.
- Phòng Y tế làm đầu mối tổng hợp hồ sơ, gửi danh sách những xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế lên Sở Y tế.
4.3. Tuyến tỉnh:
- Sở Y tế thành lập hoặc trình UBND tỉnh thành lập Hội đồng xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế (gồm đại diện các Sở, ngành liên quan và đại diện UBND tỉnh) và Tổ thư ký xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.
- Tổ Thư ký có trách nhiệm tổng hợp, rà soát, đánh giá và thẩm định tất cả các hồ sơ do tuyến huyện chuyển lên.
- Hội đồng tổ chức họp, thẩm định hồ sơ tương tự như tuyến huyện.
- Trên cơ sở đánh giá và Biên bản thẩm định của Hội đồng, lội dodHôiãnh đạo Sở Y tế lập danh sách kèm hồ sơ gửi UBND tỉnh, đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh ra Quyết định công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế và gửi báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch – Tài chính).
- Hàng năm, các địa phương có các hình thức khen thưởng phù hợp đối với các xã có thành tích tốt trong việc phấn đấu đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.
2. Chỉ tiêu 15.3 về Có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) đạt mức quy định của vùng: Áp dụng theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế.
XVI. TIÊU CHÍ SỐ 16 VỀ VĂN HÓA
            (Theo Hướng dẫn số 4688/HD-BVHTTDL ngày 14/11/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Tiêu chí 06 về Cơ sở vật chất văn hóa và Tiêu chí 16 về Văn hóa trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới) 
            1. Căn cứ thực hiện
            1.1. Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” và tương đương;
            1.2. Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2011 quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;
            1.3. Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21 tháng 1 năm 2011 về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
            2. Hướng dẫn về nội dung thực hiện:
Các xã được công nhận nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 phải có từ 70% số thôn, làng, ấp, bản đạt tiêu chuẩn danh hiệu văn hóa trở lên. Về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” (gọi chung là khu dân cư văn hóa) thực hiện theo Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL  ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương.
3. Tiêu chuẩn khu dân cư văn hóa 
3.1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi là bình quân chung);
b) Có phong trào xóa nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao hơn mức bình quân chung;
c) Có nhiều hoạt động hiệu quả: Về tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học - kỹ thuật; phát triển nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển kinh tế;
d) Tỷ lệ lao động có việc làm, thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức bình quân chung;
đ) Có 80% trở lên hộ gia đình tham gia cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội ở cộng đồng.
3.2. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú:
a) Nhà Văn hóa - Khu thể thao thôn (làng, ấp, bản và tương đương) từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Duy trì phong trào văn hóa, thể thao, thu hút 40% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;
c) Có 70% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan;
d) Không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;
đ) Có 70% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít nhất 50% gia đình văn hóa được công nhận 3 năm trở lên;
e) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học trở lên; có phong trào “khuyến học”, khuyến tài;
g) Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, trẻ em được tiêm chủng đầy đủ và phụ nữ có thai được khám định kỳ;
h) Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình;
i) Có nhiều hoạt động đoàn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương.
3.3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a) Có tổ vệ sinh thường xuyên quét dọn vệ sinh, thu gom rác thải về nơi xử lý tập trung theo quy định;
b) Tỷ lệ hộ gia đình có 3 công trình hợp vệ sinh (nước sạch, nhà tắm, hố xí) đạt chuẩn, cao hơn mức bình quân chung; các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường;
c) Nhà ở khu dân cư, các công trình công cộng, nghĩa trang được xây dựng từng bước theo quy hoạch;
d) Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái; vận động nhân dân xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước; cải tạo các ao, hồ sinh thái; trồng cây xanh.
3.4. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
a) Có 90% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
b) Hoạt động hòa giải có hiệu quả; hầu hết những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng;
c) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật;
d) Tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức Nhà nước; tham gia xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
3.5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng:
a) Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung;
b) Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam - dioxin và những người bất hạnh.
4. Thẩm quyền, thời hạn công nhận
Danh hiệu khu dân cư văn hóa do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh/thành phố (gọi chung là cấp huyện) công nhận ba (03) năm một (01) lần.
5. Trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận khu dân cư văn hóa 
5.1. Trình tự, thủ tục:
a) Khu dân cư đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã;
b) Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư chủ trì phối hợp với Trưởng thôn (làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương) họp khu dân cư đề nghị công nhận khu dân cư văn hóa;
d) Căn cứ vào hồ sơ đề nghị công nhận khu dân cư văn hóa, Phòng Văn hóa-Thông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và các ngành, đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tiến hành kiểm tra (có biên bản kiểm tra);
đ) Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và bộ phận Thi đua, Khen thưởng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận, công nhận lại và cấp Giấy công nhận cho các khu dân cư văn hóa;
Thời gian giải quyết năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
5.2. Hồ sơ:
a) Báo cáo thành tích xây dựng khu dân cư văn hóa của Trưởng Ban vận động cấp xă, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xă;
b) Biên bản kiểm tra kết quả thực hiện tiêu chuẩn công nhận khu dân cư văn hóa của Ban vận động cấp xã hàng năm, 3 năm;
c) Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
Hồ sơ đề nghị công nhận một (01) bộ, nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Giấy công nhận khu dân cư văn hóa thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
d) Điều kiện công nhận:
- Đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư này và các tiêu chí bổ sung theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có);
- Thời gian đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa từ hai (02) năm trở lên (công nhận lần đầu); ba (03) năm trở lên (công nhận lại).
đ) Khen thưởng:
- Khu dân cư văn hóa được thưởng theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 71 Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ;
- Khuyến khích các địa phương căn cứ vào khả năng ngân sách Nhà nước và các nguồn lực xã hội hóa, tăng kinh phí hỗ trợ cho các khu dân cư văn hóa xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động cho Nhà Văn hóa - Khu thể thao ở khu dân cư.
Trên cơ sở tiêu chuẩn công nhận khu dân cư văn hóa, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tiêu chí, mức đạt của các tiêu chí cho phù hợp./.
XVII. TIÊU CHÍ SỐ 17 VỀ MÔI TRƯỜNG
1. Chỉ tiêu 17.1 về tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định:
1.1. Giải thích từ ngữ:
a) Nước hợp vệ sinh: Là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thoả mãn các điều kiện: trong, không màu, không mùi, không vị. Ngoài ra cần kết hợp với những quan sát theo hướng dẫn dưới đây:
- Nước máy hợp vệ sinh: Là nước từ các công trình cấp nước tập trung (tự chảy, bơm dẫn) có hệ thống đường ống cung cấp nước cho nhiều hộ gia đình thỏa mãn điều kiện: Trong, không màu, không mùi, không vị.
- Giếng đào hợp vệ sinh: Giếng đào phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m. Thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch, đá và thả ống buy sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất. Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
- Giếng khoan hợp vệ sinh: Giếng khoan phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác. Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
- Các nguồn nước hợp vệ sinh khác: Nước suối, nước mặt, nước mưa và nước mạch lộ hợp vệ sinh.
Khuyến cáo: Nước mưa thu hứng từ mái fibro xi măng có chất amiăng, khi sử dụng có nguy cơ gây bệnh ung thư, do đó khuyến cáo không được dùng cho ăn uống và không được xếp vào loại nước hợp vệ sinh.
b) Nước sạch (cũng là nước hợp vệ sinh): Là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009.
1.2. Hướng dẫn đánh giá:
a) Đối với xã chưa có công trình cấp nước tập trung:
Xã đạt nội dung tiêu chí 17.1 về tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định khi xã đạt cả hai điều kiện về:
(1) Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh.
(2) Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch theo mức tối thiểu trở lên quy định cho từng vùng. Cụ thể như sau:
Vùng Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh (%) Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch (%)*    Ghi chú
Trung du miền núi phía Bắc 90 50 Nước sạch đáp ứng quy chuẩn quốc gia từ các công trình cấp nước nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình (không áp dụng chỉ tiêu clo dư).
Đồng bằng sông Hồng 98 65
Bắc Trung Bộ 98 60
Duyên hải Nam Trung Bộ 95 60
Tây Nguyên 95 50
Đông Nam Bộ 98 65
Đồng bằng sông Cửu Long 95 65
Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn Quốc gia tại Phụ lục 1 kèm theo.
Đánh giá hiện trạng cấp nước sinh hoạt hộ gia đình tại thôn/xóm/bản theo Phụ lục 2.
Đánh giá tình hình cấp nước sinh hoạt của xã theo Phụ lục 3.
b) Đối với xã có công trình cấp nước tập trung:
Tiến hành đánh giá như đối với xã chưa có công trình cấp nước tập trung.
Ngoài việc đáp ứng các tiêu chí chung đối với xã chưa có công trình cấp nước tập trung, tất cả công trình cấp nước tập trung hiện có trên địa bàn xã tại thời điểm đánh giá phải đáp ứng đầy đủ 05 điều kiện về công trình cấp nước bền vững, bao gồm:
. Có tổ chức/cá nhân được giao quản lý, sử dụng và khai thác công trình;
. Có ít nhất 01 cán bộ quản lý, vận hành đã tham gia khóa đào tạo, tập huấn về quản lý, vận hành công trình;
Có ít nhất 60% hộ gia đình đấu nối và sử dụng nước theo thiết kế được duyệt;
Chất lượng nước đáp ứng quy chuẩn quốc gia (QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009);
Tiền nước ít nhất đảm bảo đủ trang trải cho chi phí quản lý vận hành và sửa chữa nhỏ.
Đánh giá mức độ bền vững công trình cấp nước tập trung trên địa bàn xã theo Phụ lục 4.
Xã có công trình cấp nước tập trung đạt chỉ tiêu 17.1 khi có tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch đạt tỷ lệ theo quy định cho từng vùng và đảm bảo mức độ bền vững công trình cấp nước tập trung .
                                                      

 
  Phụ lục 1
Bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn Quốc gia
TTT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn tối đa cho phép
I II
1 Màu sắc(*) TCU 15 15
2 Mùi vị(*) - Không có mùi vị lạ Không có mùi vị lạ
3 Độ đục(*) NTU 5 5
4 Clo dư mg/l Trong khoảng  0,3-0,5 -
55 pH(*) - 6,0>< 8,5 6,0>< 8,5
66 Hàm lượng Amoni(*) mg/l 3 3
77 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*) mg/l 0,5 0,5
88 Chỉ  số Pecmanganat mg/l 4 4
99 Độ cứng tính theo CaCO3(*) mg/l 350 -
110 Hàm lượng Clorua(*) mg/l 300 -
111 Hàm lượng Florua mg/l 1.5 -
112 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01 0,05
113 Coliform tổng số Vi khuẩn/ 100ml 50 150
114 E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/ 100ml 0 20


Ghi chú: 
- (*)  Là chỉ tiêu cảm quan.
- Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
- Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy). 

 
Phụ lục 2
Biểu mẫu tổng hợp hiện trạng cấp nước sinh hoạt hộ gia đình tại thôn/xóm/bản…………….………………
 
 
TT Họ và tên chủ hộ Nguồn và loại hình cấp nước hộ gia đình đang sử dụng cho sinh hoạt Đánh giá điều kiện nước cấp
Sông, suối Hồ, ao Giếng khoan Giếng đào Cấp nước tập trung loại hình cấp nước khác Hợp vệ sinh Không hợp vệ sinh Nước sạch Nước không sạch
1               1 0 1 0
2               0 1 0 1
3                      
                     
Tổng số                      
Đánh giá: Thôn/xóm/bản đạt tiêu chí chung về tỷ lệ nước hợp vệ sinh: Có/không
                Thôn/xóm/bản đạt tiêu chí chung về tỷ lệ nước sạch: Có/không
Các hoạt động lãnh đạo thôn/xóm/bản cần thực hiện: .................................................
…………………………………………………………….....…………………..……
…………………………………………………………….....…………………..……
Phụ lục 3
 Biểu mẫu tổng hợp tình hình cấp nước sinh hoạt xã…………..
 
TT Tên thôn Tổng số hộ gia đình Số hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch Ghi chú
Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ %
1 Thôn A 150 120 80 100 67  
2 Thôn B 200 160 80 160 80  
3              
.........              
Tổng cộng   350 280 80 260 74  


Đánh giá: Đạt tiêu chí về nước hợp vệ sinh:  Có/không
                Đạt tiêu chí về tỷ lệ nước sạch:     Có/không
                 Các hoạt động lãnh đạo UBND xã cần chỉ đạo các thôn/xóm/bản thực hiện:        ..................................................................................................
 

 
Phụ lục 4
 Biểu mẫu tổng hợp đánh giá mức độ bền vững công trình 
cấp nước tập trung trên địa bàn thôn/xóm/bản và xã
 
TT Tên công trình Quyết định giao đơn vị/cá nhân quản lý, khai thác Năng lực cán bộ vận hành Số hộ cấp nước Đánh giá bền vững tài chính Chất lượng nước Ghi chú
Tổng số Số cán bộ có chứng chỉ vận hành Số hộ theo thiết kế số hộ sử dụng thực tế Giá nước Thu đủ bù chi (có/không) Đáp ứng quy chuẩn Không đáp ứng
1 Cấp nước tập trung thôn … Không                  
2                        
3                        
.....                        


Đánh giá chung:
Số công trình cấp nước tập trung trên địa bàn đáp ứng tiêu chí bền vững:
………... Công trình/……....Tổng số công trình.
Nội dung đề nghị triển khai thực hiện đối với các công trình chưa đạt yêu cầu: .........................................................................................................................
2. Các chỉ tiêu 17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường:
(Thực hiện theo văn bản số 2054/BTNMT-KHTC ngày 27/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành V/v hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020)
2.1. Chỉ tiêu 17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường
Các cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề phải thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường, bao gồm các nội dung sau:
2.1.1. Có đầy đủ hồ sơ pháp lý, thủ tục về môi trường, bao gồm:
a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ tương đương (trừ cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường) hoặc Báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường đối với các cơ sở thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
b) Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, Giấy phép khai thác, Giấy phép xả thải nước thải vào nguồn nước và các giấy phép có liên quan trong trường hợp thuộc các đối tượng quy định tại các văn bản pháp luật;
c) Phương án bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định tại Chương V Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
2.1.2. Thực hiện phân loại, thu gom, xử lý chất thải (nước thải, khí thải và chất thải rắn) và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường; nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã cam kết tại các hồ sơ nêu trên và theo quy định của pháp luật.
2.1.3. Ngoài các nội dung nêu trên, đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản  cần phải tuân thủ:
a) Nằm trong quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Không sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã HS đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam.
c) Không xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển;
d) Không phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản.
2.1.4. Làng nghề trên địa bàn quản lý (nếu có) phải thực hiện các nội dung sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã lập phương án bảo vệ môi trường cho từng làng nghề hoặc các làng nghề trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và bố trí nguồn lực thực hiện theo quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT.
b) Có Kế hoạch, lộ trình và từng bước đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng bảo đảm thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải theo quy định bao gồm:
- Hệ thống thu gom nước thải, nước mưa bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của làng nghề, không để xảy ra hiện tượng tắc nghẽn, tù đọng nước thải và ngập úng;
- Hệ thống xử lý nước thải tập trung (nếu có) bảo đảm; công suất xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng đối với tổng lượng nước thải phát sinh từ làng nghề trước khi thải ra nguồn tiếp nhận;
- Điểm tập kết chất thải rắn hợp vệ sinh; khu xử lý chất thải rắn bảo đảm quy định về quản lý chất thải rắn hoặc phương án vận chuyển chất thải rắn đến khu xử lý chất thải rắn nằm ngoài địa bàn.
c) Thành lập tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường
- Hoạt động theo quy chế  do Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành;
- Bố trí kinh phí trang bị phương tiện và bảo hộ lao động cần thiết để duy trì hoạt động.
2.2. Chỉ tiêu 17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn
Các xã lập phương án và tổ chức thực hiện việc xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn, bao gồm:
2.2.1. Đầu tư, hoàn thiện hệ thống cây xanh trong các xã nông thôn mới đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau:
a) Phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.
b) Không gian xanh trong nông thôn mới được gắn kết với nhau bằng dải cây xanh liên tục trên các đường liên xã, liên thôn và nội đồng.
Việc trồng cây không để ảnh hưởng đến an toàn giao thông, không làm hư hại đến các công trình của nhân dân và các công trình công cộng (không trồng cây dễ đổ, gãy); không gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường (không tiết ra chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người); không trồng các loài cây thuộc danh mục loài ngoại lai xâm hại theo quy định.
c) Diện tích trồng cây xanh phải đảm bảo bằng hoặc lớn hơn 2m2/người, ưu tiên trồng cây xanh ở các địa điểm công cộng như: Trụ sở xã, nhà trẻ, trường học, trạm y tế xã, trung tâm văn hóa thể thao, các chợ, cửa hàng dịch vụ.
2.2.2. Các khu vực công cộng (chợ, đường giao thông ...) không có hiện tượng xả nước thải, chất thải rắn không đúng quy định, gây mất mỹ quan.
2.2.3. Hồ ao, suối, kênh mương, cống rãnh, bờ đê, đường làng ngõ xóm, khu vực công cộng được vệ sinh sạch sẽ.
2.3. Chỉ tiêu 17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất – kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định
2.3.1. Về chất thải rắn
a) Thu gom, vận chuyển và xử lý toàn bộ lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng phát sinh trên địa bàn theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016 về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Không để xảy ra tình trạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nông nghiệp hết hạn hoặc các vỏ bao bì, dụng cụ đựng các sản phẩm này sau khi sử dụng hoặc phụ phẩm nông nghiệp bị vứt, đổ bừa bãi ra môi trường;
b) Phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về quản lý chất thải y tế.
c) Phân loại, phân định, thu gom riêng, cách ly phù hợp toàn bộ chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
d) Đối với chất thải rắn sinh hoạt:
- Xây dựng phương án phù hợp để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến khu xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh, trong đó nêu rõ:
+ Đơn vị phụ trách thu gom, vận chuyển;
+ Chủng loại, số lượng phương tiện vận chuyển;
+ Cách thức phân loại (nếu có), khuyến khích phân loại rác tại nguồn;
+ Phương án chôn lấp chất thải rắn hữu cơ tại các hộ gia đình (nếu có);
+ Tần suất, lịch trình thu gom đối với từng cụm dân cư;
+ Vị trí các điểm trung chuyển (nếu có).
- Chất thải rắn từ hộ gia đình cần được phân loại, thu gom và xử lý; khuyến khích thực hiện theo hình thức:
+ Chất thải hữu cơ: Dùng cho chăn nuôi gia súc; xử lý bằng cách chôn lấp cùng với phân gia súc trong đất ruộng, vườn để làm phân bón cho nông nghiệp;
+ Chất thải vô cơ: Chuyển giao để xử lý tập trung (tái chế, chôn lấp…).
e) Bố trí điểm tập kết chất thải rắn trong khu dân cư (nếu có):
- Ở khu vực đồng bằng: Mỗi thôn bố trí ít nhất có một điểm tập kết/trạm trung chuyển; khu vực miền núi: Mỗi thôn bố trí 2 - 3 điểm tập kết/trạm trung chuyển.
- Trạm trung chuyển và các phương tiện vận chuyển chất thải rắn phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường; khoảng cách ly vệ sinh đạt ≥ 20m.
Các hộ gia đình tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống thu gom phải thực hiện xử lý chất thải theo hướng dẫn của chính quyền địa phương, không được đổ chất thải ra đường, ao hồ, sông suối, kênh rạch.
2.3.2. Về nước thải
a) Yêu cầu về hệ thống tiêu thoát nước
Các điểm dân cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt (sau đây gọi là hệ thống thoát nước). Hệ thống thoát nước phải đảm bảo quy định tại QCVN 14:2009/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng nông thôn với các nội dung chính sau:
- Mỗi khu dân cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của khu vực, không có hiện tượng tắc nghẽn, tù đọng nước thải và ngập úng.
- Thu gom được lượng nước thải phát sinh từ 80% các hộ trên địa bàn; đối với các khu vực trung du, miền núi, khu vực dân cư không tập trung tối thiểu phải đạt 60% lượng nước cấp.
- Đối với khu vực không thể xây dựng hệ thống tiêu thoát nước tập trung (do địa hình khó khăn), hộ gia đình phải có công trình thu gom và xử lý nước thải như bể tự hoại hoặc hố ga lắng cặn trước khi thải ra môi trường. Nước thải hộ gia đình không chảy tràn, đổ thải bừa bãi ra đường làng, ngõ xóm, không tạo thành các vũng, ao tù nước đọng.
b) Về xử lý nước thải
- Đối với nước thải khu dân cư tập trung: có điểm thu gom và xử lý nước thải phù hợp trước khi đổ vào các kênh, mương, sông, suối, ao, hồ.
- Đối với nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh: thực hiện theo quy định tại chỉ tiêu 17.2 và 17.7.
2.3.3. Có Hương ước, quy ước về bảo vệ môi trường hoặc Hương ước, quy ước có nội dung về bảo vệ môi trường đối với từng khu dân cư, trong đó cósự tham gia của tất cả các hộ gia đình, cơ sở trên địa bàn cam kết thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường và quy định của địa phương về quản lý chất thải rắn, nước thải.
2.4. Chỉ tiêu 17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch 
Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo quy định đạt mức quy định của vùng:
a) Nhà tiêu hợp vệ sinh phải đảm bảo quy định về kỹ thuật theo QCVN 01:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh) với các nội dung chính sau:
- Được xây dựng khép kín với diện tích tối thiểu 0,6 m2;
- Chất thải nhà vệ sinh không thải trực tiếp ra môi trường;
- Có biện pháp cô lập được phân người, làm cho phân tươi hoặc chưa an toàn không thể tiếp xúc với người và động vật, tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh có trong phân (virut, vi khuẩn);
- Không tạo môi trường cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở;
- Không gây mùi hôi, khó chịu.
b) Nhà tắm hợp vệ sinh đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nhà tắm kín đáo có sàn cứng, tường bao, có mái che;
- Có hệ thống thoát nước, thu gom và biện pháp xử lý nước thải phù hợp, không để chảy tràn ra môi trường.
 (UBND cấp tỉnh quy định cụ thể về nhà tắm hợp vệ sinh để phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của từng vùng miền).
c) Bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có dung tích đủ lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình tối thiểu từ 03 ngày trở lên;
= Được làm từ vật liệu không có thành phần độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng và phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền, khuyến khích các phương án sau:
+ Bể chứa nước được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông;
+ Lu, sành, khạp, chum, vại;
+ Dụng cụ trữ nước sinh hoạt bằng innox, nhựa.
- Có nắp đậy kín để ngăn ngừa các chất bẩn xâm nhập hoặc muỗi vào đẻ trứng; đối với lu, bể lớn cần có van lấy nước, van xả cặn và van xả tràn.
d) Vệ sinh thiết bị, khu vực chứa nước trước khi chứa nước và định kỳ 01 lần/3 tháng; nếu dụng cụ chứa nước bị nhiễm bẩn, cần thau rửa ngay sau khi nước rút bằng Cloramin B, hoặc clorua vôi.
đ) Các hộ gia đình thực hiện 3 sạch: Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ theo nội dung cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động.
e) Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch theo vùng quy định như sau:
- Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long: 70% số hộ;
- Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ: 85% số hộ;
- Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ: 90% số hộ.
2.5. Chỉ tiêu 17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường
a) Chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường với các nội dung chính như sau:
- Nằm cách biệt với nhà ở, nguồn nước, cụ thể:
+ Phải cách nhà ở và đường đi chung ít nhất 5m; có biện pháp che chắn phù hợp.
+ Đối với chăn nuôi lợn: Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 100 m; cách nhà máy chế biến, giết mổ tối thiểu 01 km (QCVN 01-14:2010/BNNPTNT).
+ Đối với chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò, ngựa, dê): Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 200 m; cách nhà máy chế biến, giết mổ tối thiểu 500 m (TCVN 9121:2012).
+ Đối với chăn nuôi gia cầm: Cơ sở chăn nuôi gia cầm phải xây dựng cách biệt, cách xa bệnh viện, trường học, chợ, công sở và khu dân cư đông người và đường giao thông liên tỉnh, liên huyện ít nhất   100 m (QCVN 01 - 15:2010/BNNPTNT).
- Được vệ sinh định kỳ bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh;
- Không phát sinh mùi khó chịu gây ảnh hưởng đến dân cư xung quanh;
- Có đủ hồ sơ, thủ tục về bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh như quy định tại chỉ tiêu 17.2;
- Chất thải chăn nuôi phải được thu gom và xử lý đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi; không để chất thải chăn nuôi chưa xử lý xả, chảy tràn ra khu vực xung quanh.
b) Tỷ lệ hộ có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh theo vùng quy định như sau:
- Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên: 60% số hộ có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh;
- Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ: 80% số hộ có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh;
- Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long: 70% số hộ có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh;
- Duyên hải Nam Trung Bộ: 75% số hộ có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh.
            3. Chỉ tiêu 17.4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch:
 3.1. Thực hiện theo Hướng dẫn số 2790/HD-UBND ngày 28/6/2017 của UBND tỉnh về thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Cụ thể:
a) Yêu cầu đạt:
            - Quản lý, thực hiện mai táng theo quy định, phong tục tập quán và theo hương ước của địa phương tại các nghĩa trang được quy hoạch
- Nghĩa trang được xây dựng và quản lý theo quy hoạch.
b) Triển khai thực hiện
- Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch nghĩa trang nhân dân thực hiện theo Quyết định số 2299/QĐ-UBND ngày 27/10/2014 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
- Có quy chế về quản lý nghĩa trang; Nội dung quy chế quản lý nghĩa trang theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ.
- Về quy hoạch, xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo, đóng cửa nghĩa trang thực hiện theo các yêu cầu:
+ Nghĩa trang thực hiện việc chôn cất phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán, hương ước của địa phương, làng, xóm; phù hợp truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại, không phô trương, lãng phí;
+ Quy hoạch xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo, đóng cửa nghĩa trang  phải theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo các điều kiện như: Các xã hoặc liên xã quy hoạch đất làm nghĩa trang lâu dài; mỗi xã nên bố trí nghĩa trang nhân dân với các hình thức mai táng khác nhau. Đối với các điểm dân cư­ nông thôn của 2- 3 xã gần nhau (trong bán kính 3 km) nên quy hoạch một nghĩa trang chung cho các xã đó. Các xã miền núi nên bố trí theo cụm từ 3-5 thôn một nghĩa trang. 
+ Các nghĩa trang xây dựng mới hoặc mở rộng đều phải có quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch được duyệt, công bố quy hoạch tại nghĩa trang.
+ Quy hoạch xây dựng mới: Lựa chọn địa điểm phải bảo đảm các yêu cầu đáp ứng điều kiện về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư; không gây ô nhiễm nguồn nước. Khoảng cách tối thiểu từ ranh giới nghĩa trang đến các công trình khác được quy định tại Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn ban hành theo Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng, cụ thể như sau:

 
 
Đối t­ượng cần cách ly Khoảng cách tới nghĩa trang
Nghĩa trang
hung táng
Nghĩa trang
chôn một lần
Nghĩa trang
cát táng
Từ hàng rào của hộ dân gần nhất ≥ 1.500 m ≥ 500 m ≥ 100 m
Công trình khai thác nư­ớc sinh hoạt tập trung ≥ 5.000 m ≥ 5.000 m ≥ 3.000 m


+ Việc xây dựng nghĩa trang phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại QCVN 14:2009/BXD- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng nông thôn và QCVN 07-10:2016/BXD - Công trình nghĩa trang.
3.2. Các văn bản hướng dẫn củaTrung ương 
       a) Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.
b) Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng
c) Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
4. Đối với chỉ tiêu 17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, áp dựng theo Hướng dẫn sau:
4.1.  Đối tượng áp dụng
Hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bao gồm:
a) Hộ gia đình, cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, khai thác nông lâm thủy sản; nuôi trồng thủy sản; tàu cá; sản xuất, khai thác muối);
b) Hộ gia đình, cơ sở thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến thực phẩm;
c) Hộ gia đình, cơ sở kinh doanh thực phẩm.
4.2. Phạm vi áp dụng
Hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại địa bàn xã nông thôn mới (trừ hộ gia đình, cơ sở sản xuất chỉ để tiêu dùng, không bán sản phẩm ra thị trường).
4.3. Hướng dẫn thực hiện
TT Đối tượng Yêu cầu đạt Căn cứ pháp lý
I Hộ gia đình, cơ sở sản xuất ban đầu
1 Hộ gia đình, cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản ban đầu nhỏ lẻ. Giấy cam kết sản xuất thực phẩm an toàn với cơ quan quản lý được UBND cấp tỉnh phân công, phân cấp. Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2 Hộ gia đình, cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản ban đầu (không thuộc đối tượng nhỏ lẻ). Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và còn hiệu lực. Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 3/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3 Hộ gia đình, cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ. Cơ sở phải tự xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát nội bộ về điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở ít nhất 1 lần/năm và được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế
II Hộ gia đình, cơ sở thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biếnthực phẩm (*)
1 Hộ gia đình, cơ sở thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biếnthực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và còn hiệu lực Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 3/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
 
Có kết quả kiểm tra theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT đạt loại A hoặc B và còn hiệu lực
(đối với cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật).
2 Hộ gia đình, cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và còn hiệu lực. Thông tư 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế
3 Hộ gia đình, cơ sở chế biến thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương. Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và còn hiệu lực. Thông tư 58/2014/TT-BCT 22/12/2014 của Bộ Công thương;  Thông tư 57/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công thương;
Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.
Giấy cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ quan thẩm quyền tại địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương quy định và phân cấp quản lý (đối với cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật).
III Hộ gia đình, cơ sở kinh doanh thực phẩm (*)
1 Chợ đầu mối, đấu giá nông sản. Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và còn hiệu lực. Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 3/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2 Hộ gia đình, cơ sở kinh doanh nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và còn hiệu lực. Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 3/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Có kết quả kiểm tra theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT đạt loại A hoặc B và còn hiệu lực
(đối với cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật).
3 Hộ gia đình, cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế (trừ các cơ sở nêu tại mục III.4, III.5). Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và còn hiệu lực. Thông tư 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế.
4 Hộ gia đình, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt; bán hàng rong; kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt (thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế). Cơ sở phải tự xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát nội bộ về điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở ít nhất 1 lần/năm và được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra. Thông tư 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế.
5 Hộ gia đình, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố. Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và còn hiệu lực Thông tư 30/2012/TT-BYT ngày 5/12/2012 của Bộ Y tế.
6 Hộ gia đình, cơ sở kinh doanh thực phẩm  thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương. Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và còn hiệu lực Thông tư 58/2014/TT-BCT 22/12/2014 của Bộ Công thương.
 
Giấy cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ quan thẩm quyền tại địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương quy định và phân cấp quản lý (đối với cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật)
(*) Sản phẩm thực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của từng Bộ được quy định tại Phụ lục 1, 2, 3 kèm theo Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
4.4Quy định về tiêu chí xã đạt nông thôn mới (tiêu chí 17.8):
100%  các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại  địa bàn xã phải tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.
4.5. Phương pháp đánh giá:
Cung cấp tài liệu chứng minh xã đạt tiêu chí 17.8, bao gồm:
a) Danh sách thống kê các hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn (tên hộ gia đình và cơ sở, địa chỉ hộ gia đình và cơ sở theo từng loại hình sản xuất, kinh doanh).
Thời điểm cập nhật danh sách yêu cầu không quá 06 tháng tính đến thời điểm tổ chức đánh giá.
b) Thông tin việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm của các hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tương ứng với từng loại hình cơ sở, cụ thể:
- Số, ngày cấp, cơ quan cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (với đối tượng phải cấp);
-Ngày làm Bản ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm của hộ gia đình và cơ sở;
- Ngày kiểm tra, cơ quan kiểm tra, kết quả thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm điều kiện bảo đảm ATTP của cơ quan chức năng./.
 
XVIII. TIÊU CHÍ SỐ 18 - VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
1. Đối với chỉ tiêu “18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn”: thực hiện theo các văn bản sau:
a) Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
b) Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã
c) Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.
(Các văn bản trên tham khảo tại Phần phụ lục Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đăng tải trên Website nông thôn mới Quảng Trị)
d) Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau:
Chương INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Phạm vi điều chỉnh của Quy định này là tiêu chuẩn của cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức cấp xã).
Điều 2. Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của Quy định này là cán bộ, công chức cấp xã được quy định tại Điều 2 Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ bao gồm các chức danh: Bí thư, Phó Bí thư, Thường trực đảng uỷ hoặc Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập đảng uỷ cấp xã); Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Địa chính - Xây dựng; Văn phòng - Thống kê; Văn hoá - Xã hội; Trưởng Công an xã; Chỉ huy trưởng Quân sự.
Điều 3. Tiêu chuẩn chung
Cán bộ, công chức cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
1. Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương.
2. Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tuỵ với dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức kỷ luật trong công tác.
Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhândân, được nhân dân tín nhiệm.
3. Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Điều 4. Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ, công chức cấp xã là căn cứ để các địa phương thực hiện các quy hoạch, kế hoạch bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng xếp lương, nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác.
 
   Chương IITIÊU CHUẨN CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
 
    Mục 1TIÊU CHUẨN CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ
 
Điều 5. Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chi ủy,Thường trực đảng uỷ xã, phường, thị trấn:
1. Chức trách: là cán bộ chuyên trách công tác Đảng ở Đảng bộ, chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng bộ) xã, phường, thị trấn, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ, cùng tập thể đảng uỷ, chi uỷ lãnh đạo toàn diện đối với hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
2. Nhiệm vụ của Bí thư:
+ Nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết và chỉ thị của cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cấp mình; nắm vững nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất; nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và của nhân dân trên địa bàn; chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảng bộ.
+ Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ vàchỉ đạo việc chuẩn bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó.
+ Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo ,chỉ đạo hoạt động và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường,thị trấn.
+ Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Đảng uỷ.
3. Nhiệm vụ của Phó Bí thư, Thường trực Đảng uỷ:
+ Giúp Bí thư đảng bộ chuẩn bị nội dung các cuộc họp và dự thảo nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về các mặt công tác của Đảng bộ.
+ Tổ chức việc thông tin tình hình và chủ trương của Ban chấp hành, Ban thường vụ cho các Uỷ viên Ban chấp hành và tổ chức đảngtrực thuộc.
+ Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ cấp trên, của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.
4. Tiêu chuẩn cụ thể:
+ Tuổi đời: Không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trị trở lên.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng và đô thị có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. ở khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu tham gia giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế.
Điều 6. Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh:
1. Chức trách: Là cán bộ chuyên trách đứng đầu Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn; chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của điều lệ của tổ chức đoàn thể, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Nhiệm vụ:
+ Chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các kỳ họp của tổ chức mình.
+ Cùng tập thể Ban Thường trực (Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc), Ban Thường trực (4 tổ chức đoàn thể) xây dựng chương trình kế hoạch công tác, hướng dẫn hoạt động đối với Ban Công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố.
+ Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể cùng cấp vận động, hướng dẫn cán bộ, đoàn viên, hội viên tổ chức mình, các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, hiệp thương bầu cử xây dựng chính quyền, thực hiện quy chế dân chủ tại xã, phường, thị trấn và các phong trào thi đua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị - xã hội cấp trên tương ứng đề ra.
+ Tổ chức, chỉ đạo việc học tập chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; các chủ trương, nghị quyết đối với đoàn viên, hội viên của tổ chức mình.
+ Chỉ đạo việc lập kế hoạch kinh phí, chấp hành, quyết toán kinh phí hoạt động và quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp đối với tổ chức mình.
+ Tham mưu đối với cấp uỷ Đảng ở xã, phường, thị trấn trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ của tổ chức mình.
+ Bám sát hoạt động các phong trào, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo với cấp uỷ cùng cấp và các tổ chức đoàn thể cấp trên về hoạt động của tổ chức mình.
+ Chỉ đạo việc xây dựng quy chế hoạt động của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành cấp cơ sở tổ chức mình; chỉ đạo hoạt động của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành đảm bảo theo đúng quy chế đã xây dựng.
3. Tiêu chuẩn cụ thể:
+ Các tiêu chuẩn (do các đoàn thể chính trị - xã hội quy định) của cán bộ chuyên trách thuộc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội được giữ nguyên trong nhiệm kỳ hiện tại. Các tiêu chuẩn quy định này được áp dụng kể từ đầu nhiệm kỳ tới của từng tổ chức đoàn thể.
+ Tuổi đời:
- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Không quá 60 tuổi đối với nam, không quá 55 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
- Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Không quá 30 tuổi khi tham gia giữ chức vụ công tác.
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân: Không quá 55 tuổi đối với nam, không quá 50 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: Không quá 65 tuổi khi tham gia giữ chức vụ.
+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên ở khu vực đồng bằng, tốt nghiệp tiểu học trở lên ở khu vực miền núi..
+Lý luận chính trị: Có trình độ sơ cấp và tương đương trở lên.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực công tác mà cán bộ đang đảm nhiệm tương đương trình độ sơ cấp trở lên.
Điều 7. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
1. Chức trách: Là cán bộ chuyên trách của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân cấp xã, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
2. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân:
+ Triệu tập, chủ toạ các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việc chuẩn bị kỳ họp Hội đồng nhân dân; chủ trì trong việc tham gia xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
+ Giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
+ Tổ chức tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
+ Giữ mối quan hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân, phối hợp công tác với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, thông báo hoạt động của Hội đồng nhân dân với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân lên Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
+ Chủ trì và phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việc quyết định đưa ra bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị củaUỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
3. Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân:
Căn cứ vào nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng nhân dân phân công cụ thể và thay mặt Chủ tịch Hội đồng nhân dân giải quyết công việc khi Chủ tịch Hội đồng nhân dân vắng mặt.
4. Tiêu chuẩn đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân:
+ Tuổi đời: Tuổi của Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương nhưng tuổi tham gia lần đầu phải đảm bảo làm việc ít nhất hai nhiệm kỳ.
+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị đối với khu vực đồng bằng; khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên đối với khu vực đồng bằng. Với khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn tương đương trình độ sơ cấp trở lên. Ngành chuyên môn phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng loại hình đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Đã qua lớp bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế, kiến thức và kỹ năng hoạt động đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
Điều 8. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
1. Chức trách: Là cán bộ chuyên trách lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Uỷ ban nhân dân và hoạt động quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng đã được phân công trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
2. Nhiệm vụ của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:
1. Lãnh đạo phân công công tác của Uỷ ban nhân dân,các thành viên Uỷ ban nhân dân, công tác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, gồm:
+ Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với công tác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các quyết định của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
+ Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, tham gia quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể Uỷ ban nhân dân.
+ Áp dụng các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, quản lý và điều hành bộ máy hành chính ở xã, phường, thị trấn hoạt động có hiệu quả.
+ Ngăn ngừa, đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực trong cán bộ công chức Nhà nước và trong bộ máy chính quyền địa phương cấp xã; tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật; giải quyết và trả lời các kiến nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn.
+ Trực tiếp quản lý, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của trưởng, phó thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật.
+ Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên.
+ Triệu tập và chủ toạ phiên họp của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
+ Thực hiện việc bố trí sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức cơ sở theo sự phân cấp quản lý.
+ Đình chỉ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật của trưởng thôn và tổ dân phố.
3. Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:
Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo khối công việc (khối kinh tế - tài chính, khối văn hoá - xã hội...) của Uỷ ban nhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công và những công việc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ủy nhiệm khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đi vắng.
4. Tiêu chuẩn đối với Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:
+ Tuổi đời: Tuổi đời của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương nhưng tuổi tham gia lần đầu phải đảm bảo làm việc ít nhất hai nhiệm kỳ.
+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên đối với khu vực đồng bằng; khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng, có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Với miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Ngành chuyên môn phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng loại hình đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế.
Mục 2TIÊU CHUẨN CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 9. Chức trách:
Là công chức làm công tác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã; có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác (Tài chính, Tư pháp, Địa chính, Văn phòng, Văn hoá -Xã hội, Công an, Quân sự) và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã giao.
Điều 10. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chức Tài chính Kế toán:
1. Nhiệm vụ:
+ Xây dựng dự toán thu chi ngân sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, giúp Uỷ ban nhân dân trong việc tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách, quyết toán ngân sách, kiểm tra hoạt động tài chính khác của xã.
+ Thực hiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản công tại xã, phường, thị trấn theo quy định.
+ Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân trong khai thác nguồn thu,thực hiện các hoạt động tài chính ngân sách đúng quy định của pháp luật.
+ Kiểm tra các hoạt động tài chính, ngân sách theo đúng quy định, tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên.
+ Thực hiện chi tiền theo lệnh chuẩn chi; thực hiện theo quy định về quản lý quỹ tiền mặt và giao dịch đối với Kho bạc Nhà nước về xuất nhập quỹ.
+ Báo cáo tài chính, ngân sách đúng quy định.
2. Tiêu chuẩn:
+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị với trình độ tương đương sơ cấp trở lên.
+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Tài chính Kế toán trở lên. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn Tài chính - Kế toán; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp Tài chính - Kế toán trở lên. Phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước sau khi tuyển dụng. Ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn.
Điều 11. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chức Tư pháp - Hộ tịch.
1. Nhiệm vụ:
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã soạn thảo, ban hành các văn bản quản lý theo quy định của pháp luật; giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự án luật, pháp lệnh theo kế hoạch của Uỷ ban nhân dân cấp xã và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên; giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân xã, phường, thị trấn.
+ Giúp UBND cấp xã chỉ đạo cộng đồng dân cư tự quản xây dựng hương ước, quy ước, kiểm tra việc thực hiện hương ước, quy ước;thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; phối hợp hướng dẫn hoạt động đối với tổ hoà giải. Phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố sơ kết, tổng kết công tác hoà giải, báo cáo với UBND cấp xã và cơ quan tư pháp cấp trên.
+ Thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch theo các nhiệm vụ cụ thể được phân cấp quản lý và đúng thẩm quyền được giao.
+ Thực hiện việc chứng thực theo thẩm quyền đối với các công việc thuộc nhiệm vụ được pháp luật quy định.
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện một số công việc về quốc tịch theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp ở xã,phường, thị trấn.
+ Giúp Uỷ ban nhân dân xã về công tác thi hành ánh theo nhiệm vụ cụ thể được phân cấp.
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm về quyền sử dụng đất, bất động sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
+ Chấp hành quy chế làm việc của cơ quan, các chế độ quản lý hồ sơ tài liệu, chế độ báo cáo công tác theo quy định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ Tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Tiêu chuẩn:
+ Tuổi đời: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị; tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.
+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Luật trở lên và phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cấp xã sau khi được tuyển dụng. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tư pháp cấp xã; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp luật trở lên. Phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước sau khi được tuyển dụng. ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn.
 
Điều 12. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chức Địa chính - Xây dựng
1. Nhiệm vụ:
+ Lập sổ địa chính đối với chủ sử dụng đất hợp pháp, lập sổ mục kê toàn bộ đất của xã, phường, thị trấn.
+ Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn thủ tục, thẩm tra để xác nhận việc tổ chức, hộ gia đình đăng ký đất ban đầu, thực hiện các quyền công dân liên quan tới đất trên địa bàn xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật. Sau khi hoàn tất các thủ tục thì có trách nhiệm chỉnh lý sự biến động đất đai trên sổ và bản đồ địa chính đã được phê duyệt.
+ Thẩm tra, lập văn bản để Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban nhân dân cấp trên quyết định về giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình và cá nhân và tổ chức thực hiện quyết định đó.
+ Thu thập tài liệu số liệu về số lượng đất đai; tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
+ Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê đất đai theo thời gian và mẫu quy định.
+ Bảo quản hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa giới địa chính, bản đồ chuyên ngành, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai, số liệu thống kê, kiểm kê, quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, các mốc địa giới...
+ Tham mưu cho UBND cấp xã quản lý công tác xây dựng, giám sát về kỹ thuật trong việc xây dựng các công trình phúc lợi ở địa phương.
+ Tuyên truyền, giải thích, hoà giải tranh chấp về đất đai, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của dân về đất đai, để giúp Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết, thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện các trường hợp vi phạm đất đai để kiến nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã xử lý.
+ Phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp trên trong việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ địa giới hành chính, giải phóng mặt bằng.
+ Tham gia tuyên truyền, phổ biến về chính sách pháp luật đất đai.
2. Tiêu chuẩn:
+ Tuổi đời: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.
+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Địa chính hoặc trung cấp Xây dựng trở lên. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn Địa chính hoặc xây dựng; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp Địa chính hoặc xây dựng trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng về quản lý đất đai, đo đạc bản đồ, quản lý hành chính Nhà nước. Ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn.
Điều 13. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chức Văn phòng - Thống kê.
1. Nhiệm vụ:
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã xây dựng chương trình công tác, lịch làm việc và theo dõi thực hiện chương trình, lịch làm việc đó; tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, tham mưu giúp UBND trong việc chỉ đạo thực hiện.
+ Giúp Uỷ ban nhân dân dự thảo văn bản trình cấp có thẩm quyền; làm báo cáo gửi lên cấp trên.
+ Quản lý công văn, sổ sách, giấy tờ, quản lý việc lập hồ sơ lưu trữ, biểu báo cáo thống kê; theo dõi biến động số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.
+ Giúp Hội đồng nhân dân tổ chức kỳ họp, giúp Uỷ ban nhân dân tổ chức tiếp dân, tiếp khách, nhận đơn khiếu nại của nhân dân chuyển đến Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân hoặc lên cấp trên có thẩm quyền giải quyết.
+ Đảm bảo điều kiện vật chất phục vụ cho các kỳ họp của Hội đồng nhân dân cho công việc của Ủy ban nhân dân..
+ Giúp Ủy ban nhân dân về công tác thi đua khen thưởng ở xã, phường, thị trấn.
+ Giúp Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thực hiện nghiệp vụ công tác bầu cử đại biểu HĐND và UBND theo quy định của pháp luật và công tác được giao.
+ Nhận và trả kết quả trong giao dịch công việc giữa Uỷ ban nhân dân với cơ quan, tổ chức và công dân theo cơ chế "một cửa".
2. Tiêu chuẩn:
+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Văn thư, lưu trữ hoặc trung cấp Hành chính, trung cấp Luật trở lên. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về một trong các ngành chuyên môn trên; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp của một trong ba ngành chuyên môn trên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính). Ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học phục vục ông tác chuyên môn.
 
Điều 14. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chức Vănhoá - Xã hội
1. Nhiệm vụ:
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc thông tin tuyên truyền giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh tế - chính trị ở địa phương và đấu tranh chống âm mưu tuyên truyền phá hoại của địch; báo cáo thông tin về dư luận quần chúng về tình hình môi trường văn hoá ở địa phương lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
+ Giúp Uỷ ban nhân dân trong việc tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hoá văn nghệ quần chúng, các câu lạc bộ, lễ hội truyền thống, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa phương, điểm vui chơi giải trí và xây dựng nếp sống văn minh, gia đình vănhoá, ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng phản động, đồi truỵ dưới hình thức văn hoá, nghệ thuật và các tệ nạn xã hội khác ở địa phương.
+ Giúp Uỷ ban nhân dân trong việc tổ chức vận động để xã hội hoá các nguồn lực nhằm xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, bảo vệ các đi tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các điểm vui chơi giải trí ở địa phương.
+ Hướng dẫn, kiểm tra đối với tổ chức và công dân chấp hành pháp luật trong hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao.
+ Lập chương trình, kế hoạch công tác văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao, công tác lao động, thương binh và xã hội trình Uỷ ban nhân dân cấp xã và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch được phê duyệt.
+ Thống kê dân số, lao động, tình hình việc làm, ngành nghề trên địa bàn; nắm số lượng và tình hình các đối tượng chính sách lao động - thương binh và xã hội.
+ Hướng dẫn và nhận hồ sơ của người xin học nghề, tìm việc làm, người được hưởng chính sách ưu đãi, chính sách xã hội trình Uỷ ban nhân dân xã giải quyết theo thẩm quyền.
+ Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện chi trả trợ cấp cho người hưởng chính sách lao động, thương binh và xã hội..
+ Phối hợp với các đoàn thể trong việc chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng chính sách; quản lý các nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ và bảo trợ xã hội, việc nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng xã hội ở cộng đồng.
+ Theo dõi thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo.
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện sơ kết, tổng kết báo cáo công tác văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao, công tác lao động - thương binh và xã hội ở xã, phường, thị trấn.
2. Tiêu chuẩn:
+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.
+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng phải đạt trung cấp về văn hoá nghệ thuật (chuyên ngành) hoặc trung cấp quản lý Văn hoá - Thông tin hoặc trung cấp nghiệp vụ Lao động - Thương binh và xã hội trở lên. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về một trong các ngành chuyên môn trên; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các ngành chuyên môn nêu trên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước và ngành chuyên môn còn thiếu liên quan tới nhiệm vụ được giao. Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phù hợp với ngành chuyên môn. Ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác.
Điều 15. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chức Trưởng Công an xã.
1. Nhiệm vụ:
+ Tổ chức lực lượng công an xã, nắm chắc tình hình an ninh trật tự trên địa bàn; tham mưu đề xuất với cấp uỷ Đảng, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn và cơ quan công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan tới an ninh trật tự cho nhân dân, hướng dẫn tổ chức quần chúng làm công tác an ninh, trật tự trên địa bàn quản lý.
+ Tổ chức phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm,các tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của công an cấp trên.
+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, giữ trật tự công cộng và an toàn giao thông, quản lý vũ khí, chất nổ dễ cháy; quản lý hộ khẩu, kiểm tra các quy định về an ninh trật tự trên địa bàn theo thẩm quyền.
+ Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật theo quy định; tổ chức việc quản lý, giáo dục đối tượng trên địa bàn theo quyđịnh của pháp luật.
+ Chỉ đạo việc bảo vệ môi trường, bắt người phạm tội quả tang, tổ chức bắt người có lệnh truy nã, người có lệnh truy tìm hành chính theo quy định của pháp luật; tiếp nhận và dẫn giải người bị bắt lên công an cấp trên; cấp cứu người bị nạn.
+ Tuần tra, bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng ở địa bàn theo hướng dẫn của Công an cấp trên..
+Xây dựng nội bộ lực lượng công an xã, trong sạch, vững mạnh và thực hiện một số nội dung nhiệm vụ khác do cấp uỷ đảng, Uỷ ban nhân dân xã, công an cấp trên giao.
2. Tiêu chuẩn:
+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khuvực đồng bằng, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên ở khu vực đồng bằng, có trình độ tương đương sơ cấp lý luận chính trí trở lên ở khu vực miền núi.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng phải đạt trình độ tương đương trung cấp chuyên môn ngành công an trở lên. Với công chức đang công tác ỏ khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn ngành công an, nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải được bồi dưỡng chương trình huấn luyện trưởng công an xã theo quy định của Công an cấp trên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước. Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phù hợp với ngành chuyên môn.
Điều 16. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chức Chỉ huy trưởng Quân sự
1. Nhiệm vụ:
+ Tham mưu đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã về chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, xây dựng lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên.
+ Xây dựng kế hoạch xây dựng lực lượng, giáo dục chính trị và pháp luật, huấn luyện quân sự, hoạt động chiến đấu, trị an của lựclượng dân quân; xây dựng kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; huyđộng lực lượng dự bị động viên và các kế hoạch khác liên quan tới nhiệm vụ quốc phòng, quân sự; phối hợp với các đoàn thể triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới công tác quốc phòng, quân sự trên địa bàn.
+ Phối hợp với lực lượng quân đội trên địa bàn huấn luyện quân dự bị theo quy định.
+ Tổ chức thực hiện đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, quân nhân dự bị và dân quân theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác động viên, gọi thanh niên nhập ngũ.
+ Chỉ đạo dân quân phối hợp với công an và lực lượng khác thường xuyên hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và tổ chức khắc phục thiên tai, sơ tán, cứu hộ, cứu nạn.
+ Phối hợp với các đoàn thể trên địa bàn được giáo dục toàn dân ý thức quốc phòng quân sự và các văn bản pháp luật liên quan tới quốc phòng, quân sự.
+ Có kế hoạch phối hợp với các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội thực hiện nền quốc phòng gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
+ Thực hiện chính sách hậu phương quân đội; các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách cho dân quân, tự vệ, quân nhân dự bị theo quy định.
+ Tổ chức thực hiện nghiêm chế độ quản lý sử dụng,bảo quản vũ khí trang bị, sẵn sàng chiến đấu; quản lý công trình quốc phòng theo phân cấp; thực hiện chế độ kiểm tra, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, quân sự ở xã, phường, thị trấn.
2. Tiêu chuẩn:
+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên ở khu vực đồng bằng, có trình độ tương đương sơ cấp lý luận chính trị trở lên ở khu vực miền núi.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng phải đạt trình độ tương đương trung cấp về quân sự của sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên. Đối với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn ngành quân sự; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải tương đương trung cấp quân sự của sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý Nhà nước về quốc phòng cấp xă.  Sử dụng thành thạo trang, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn.
Mục 3TIÊU CHUẨN VỀ TIẾNG DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở ĐỊA PHƯƠNG CÓ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
Điều 17. Những cán bộ, công chức cấp xã công tác tại các nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống phải biết ít nhất tiếng của một dân tộc thiểu số.
2. Đối với chỉ tiêu 18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh":
(Theo Hướng dẫn số 27/HD/BTCTW ngày 25/9/2014 của Ban Tổ chức Trung ương về kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hằng năm). 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên nhằm để các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có cơ sở đề ra chủ trương, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên; làm căn cứ để thực hiện các nội dung công tác cán bộ, đảng viên.
2. Các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ; lấy kết quả kiểm điểm của tập thể làm cơ sở để kiểm điểm cá nhân; lấy kết quả kiểm điểm của cá nhân để bổ sung, hoàn chỉnh kiểm điểm của tập thể. Cấp ủy và lãnh đạo cấp trên cần tăng cường lãnh đạo, kiểm tra việc kiểm điểm, đánh giá, phân loại đối với tập thể và cá nhân bảo đảm khách quan, thực chất.
II. NỘI DUNG
A. KIỂM ĐIỂM TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH
1. Đối tượng và nơi kiểm điểm
1.1. Đối tượng
a). Tập thể: Các cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến cơ sở, cụ thể là:
- Cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở: Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ tỉnh ủy, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương; ban thường vụ huyện uỷ và tương đương; đảng uỷ và chi ủy cơ sở.
- Các tổ chức đảng ở Trung ương: Đảng đoàn: Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp trực thuộc Trung ương. Ban Cán sự đảng: Chính phủ và các bộ, ngành của Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước.
- Các tập thể lãnh đạo trực thuộc Trung ương: Tập thể lãnh đạo các ban đảng và cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương; Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; các đơn vị sự nghiệp ở Trung ương (Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Các đảng đoàn, ban cán sự đảng ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tập thể lãnh đạo ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở do tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định.
b) Cá nhân: Đảng viên trong toàn Đảng, trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng.
1.2. Nơi kiểm điểm
- Tất cả đảng viên kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở chi bộ nơi sinh hoạt;
- Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở chi bộ, phải kiểm điểm ở cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cao nhất (có tổ chức kiểm điểm) mà mình tham gia, cụ thể như sau:
+ Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng kiểm điểm trước tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư; trước tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị mà mình là thành viên lãnh đạo.
+ Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (cả Ủy viên Trung ương dự khuyết) kiểm điểm trước ban thường vụ cấp ủy hoặc tập thể ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi công tác.
+ Các đồng chí ủy viên ban cán sự đảng, đảng đoàn, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lãnh đạo các tổ chức cơ quan, đơn vị ở Trung ương kiểm điểm trước tập thể ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo các tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi công tác.
+ Các đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương kiểm điểm trước tập thể ban thường vụ cùng cấp; trước tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị mà mình là thành viên lãnh đạo. Các đồng chí ủy viên ban chấp hành đảng bộ cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương kiểm điểm trước tập thể lãnh đạo tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi công tác.
+ Các đồng chỉ ủy viên ban thường vụ cấp ủy cơ sở (bí thư, phó bí thư ở nơi không lập ban thường vụ) kiểm điểm trước tập thể ban chấp hành cùng cấp và kiểm điểm trước tập thể lãnh đạo nơi mình là thành viên lãnh đạo. Các đồng chí cấp ủy viên cơ sở kiểm điểm trước tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi mình là thành viên lãnh đạo.
Đối tượng và nơi kiểm điểm của cán bộ lãnh đạo, quản lý khác ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở do tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định.
2. Nội dung kiểm điểm
2.1. Đối với tập thể
- Kết quả lãnh đạo quán triệt, xây dựng, thực hiện các chương trình, kế hoạch theo chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị được giao.
- Kết quả lãnh đạo học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan đơn vị. Các giải pháp đấu tranh, khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống; kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra khi kiểm điểm tự phê bình và phê bình.
- Làm rõ trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu cấp ủy chính quyền cơ quan đơn vị trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; các quy định, quy chế làm việc; công tác tổ chức, cán bộ; quản lý và phát triển đảng viên; đổi mới phương thức lãnh đạo; các biện pháp đấu tranh, phòng, chống tham nhũng; kết quả xử lý sai phạm đối với tập thể cá nhân.
- Công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng và kỷ luật đảng.
2.2. Đối với cá nhân
a). Đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Tư tưởng chính trị: Trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; ý thức, trách nhiệm và thái độ trong đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị; việc học tập nâng cao trình độ chính trị, năng lực công tác của bản thân.
- Phẩm chất đạo đức, lối sống: Kết quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giữ gìn đạo đức, lối sống phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân. Tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, lối sống thực dụng, nói không đi đối với làm. Tính trung thực, khách quan, chân thành trong tự phê bình, phê bình và xây dựng đoàn kết nội bộ.
- Thực hiện chức trách, nhiệm vụ: Tinh thần trách nhiệm, kết quả và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao; ý thức tham gia xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Ý thức tổ chức kỷ luật: Việc chấp hành phân công của tổ chức, Quy định về những điều đảng viên không được làm và các nội quy, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị; thực hiện chế độ sinh hoạt đảng, đóng đảng phí theo quy định; giữ mối liên hệ với cấp ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.
Đối với đảng viên là cán bộ, công chức: Khi kiểm điểm về thực hiện chức trách, nhiệm vụ cần đi sâu làm rõ về khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao; ý thức, thái độ phục vụ nhân dân và giữ gìn đoàn kết nội bộ.
b). Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Ngoài những nội dung nêu tại khoản a còn phải kiểm điểm sâu sắc các nội dung sau:
- Kết quả lãnh đạo, quản lý, tổ chức, điều hành; việc quy tụ, đoàn kết; thái độ công tâm, khách quan và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên, quần chúng.
- Tham gia cùng tập thể trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác tổ chức, cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; làm rõ trách nhiệm các nhân ðối với những hạn chế, khuyết ðiểm của tập thể.
- Ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tu dưỡng đạo đức, lối sống, ý thức nêu gương của bản thân và gia đình.
3. Các bước tiến hành
3.1. Chuẩn bị kiểm điểm
- Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể và gửi trước cho các thành viên ít nhất 3 ngày.
- Đảng viên chuẩn bị bản kiểm điểm (theo mẫu); thực hiện lấy ý kiến nhận xét của cấp ủy cơ sở nơi cư trú.
- Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cấp trên gợi ý kiểm điểm bằng văn bản đối với tập thể, cá nhân thuộc cấp mình quản lý (nếu thấy cần).
- Báo cáo kiểm điểm tập thể và bản kiểm điểm cá nhân phải chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân; giải trình những nội dung gợi ý kiểm điểm, ý kiến đóng góp (nếu có).
3.2. Tổ chức kiểm điểm
- Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo kiểm điểm trước, đảng viên sau. Có thể kết hợp kiểm điểm tập thể ban cán sự đảng, đảng đoàn với tập thể lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan, đơn vị (nơi lập ban cán sự đảng, đảng đoàn). Những chi bộ trên 30 đảng viên, có tổ đảng thì đảng viên kiểm điểm ở tổ đảng, sau đó tổ đảng báo cáo kết quả với chi bộ.
-  Người đứng đầu định hướng các nội dung cần tập trung thảo luận và tiếp thu các ý kiến đóng góp để kết luận và hoàn thiện báo cáo kiểm điểm của tập thể.
- Đảng viên trình bày bản tự kiểm điểm, tập thể đóng góp ý kiến, cá nhân tiếp thu, người chủ trì kết luận (khi kiểm điểm người đứng đầu thì phân công một đồng chí cấp phó chủ trì). Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở nơi nào thì kiểm điểm sâu việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao ở nơi đó; ở chi bộ thì báo cáo tóm tắt kết quả đã kiểm điểm trước khi kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên.
- Trong quá trình kiểm điểm, nếu có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở kết luận thì báo cáo cấp có thẩm quyền xác minh, làm rõ.
 
B. ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG
Đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hằng năm được tiến hành vào dịp cuối năm, gắn với tổng kết công tác năm của địa phương, cơ quan, đơn vị. Đánh giá, phân loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức trước, đảng viên sau; chính quyền (cơ quan, đơn vị), Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội (nếu có) trước, tổ chức đảng cùng cấp sau.
1. Tổ chức cơ sở đảng
Việc đánh giá, phân loại phải căn cứ chủ yếu vào kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng theo quy định của Ban Bí thư và nhiệm vụ được cấp ủy cấp trên giao.
1.1. Đối tượng
Đảng bộ, chi bộ cơ sở (bao gồm cả đảng bộ cơ sở mà đảng ủy được giao một số quyền cấp trên cơ sở); đảng bộ bộ phận, chi bộ trực thuộc đảng ủy.
1.2. Nội dung
- Thực hiện nhiệm vụ chính trị (40 điểm): Việc triển khai, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và nhiệm vụ được cấp ủy cấp trên giao; kết quả thực hiện các nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Công tác chính trị tư tưởng (20 điểm): Tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đấu tranh với những biểu hiện, hành vi sai trái; tuyên truyền, học tập và làm theo báo, tạp chí của Đảng. Xây dựng và thực hiện các tiêu chí về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên, định kỳ đánh giá kết quả và biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Công tác tổ chức, cán bộ và xây dựng đảng bộ, chi bộ (15 điểm): Kết quả thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ. Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; quy chế làm việc của cấp ủy; đổi mới phương thức lãnh đạo; nâng cao chất lượng sinh hoạt của cấp ủy, tổ chức đảng; xây dựng đội ngũ cấp ủy viên và bí thư chi bộ; quản lý, phân công nhiệm vụ cho đảng viên và kết nạp đảng viên mới; giới thiệu đảng viên đang công tác giữ mối liên hệ với cấp ủy nơi cư trú; thực hiện cải cách hành chính và công tác thi đua, khen thưởng.
- Lãnh đạo xây dựng chính quyền (cơ quan, đơn vị), Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội (15 điểm): Xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cùng cấp, xem xét, giải quyết những vấn đề nảy sinh ở cơ sở; củng cố mối quan hệ giữa các tổ chức và khối đại đoàn kết toàn dân; kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của chính quyền, tổ chức, cơ quan, đơn vị.
- Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng (10 điểm): Kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra và công tác tự kiểm tra, giám sát của đảng bộ, chi bộ. Công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; phát hiện, xử lý tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.
1.3. Phân loại chất lượng
a). Đảng bộ (chi bộ) trong sạch, vững mạnh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao và đạt được từ 90 điểm trở lên và đảm bảo các điều kiện:
- Tập thể ban thường vụ, cấp ủy đoàn kết, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
- Chi bộ, đảng bộ sinh hoạt đúng quy định; chi bộ có 100% đảng viên đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên, đảng bộ có 100% số tổ chức đảng trực thuộc đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên;
- Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp phân loại chất lượng đạt mức cao nhất.
Số tổ chức cơ sở đảng được phân loại “Trong sạch, vững mạnh” không nên vượt quá 50% tổng số cơ sở đảng của tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương. Cấp ủy cấp trên xem xét, lựa chọn một số tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu để biểu dương, khen thưởng; số tổ chức cơ sở đảng được khen thưởng tối đa không vượt quá 20% tổng số tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh.
b). Đảng bộ (chi bộ) hoàn thành tốt nhiệm vụ: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và đạt từ 70 đến dưới 90 điểm hoặc đạt từ 90 điểm trở lên nhưng chưa đạt mức "Trong sạch, vững mạnh” và đảm bảo các điều kiện:
- Tập thể ban thường vụ, cấp ủy đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ; không có cấp ủy viên, cán bộ là cấp trưởng, cấp phó của các tổ chức trong hệ thống chính trị cùng cấp bị xử lý kỷ luật (trừ những trường hợp bị kỷ luật do tổ chức đảng chủ động phát hiện và tích cực đấu tranh, xử lý);
- Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp phân loại chất lượng đạt mức cao thứ hai trở lên.
c). Đảng bộ (chi bộ) hoàn thành nhiệm vụ: Cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ được giao và đạt từ 50 đến dưới 70 điểm hoặc đạt từ 70 điểm trở lên nhưng chưa đạt mức hoàn thành tốt nhiệm vụ.
d). Đảng bộ (chi bộ) yếu kém: Không hoàn thành nhiều nhiệm vụ được giao, đạt dưới 50 điểm hoặc đạt từ 50 điểm trở lên và có một trong các khuyết điểm, hạn chế sau:
- Nội bộ cấp ủy hoặc ban thường vụ mất đoàn kết.
- Để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đến mức có đảng viên phải kỷ luật.
- Chính quyền cùng cấp phân loại chất lượng mức thấp nhất.
- Có từ 02 tổ chức (Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội) cùng cấp phân loại chất lượng mức thấp nhất.
- Đảng bộ có trên 1/3 số tổ chức đảng trực thuộc xếp loại “Yếu kém", chi bộ có trên 1/2 số đảng viên xếp loại "Không hoàn thành nhiệm vụ".
e). Một số điểm lưu ý trong đánh giá, phân loại tổ chức đảng:
- Căn cứ mức độ hoàn thành nhiệm vụ, tổng số điểm tự chấm, ban thường vụ đảng ủy (bí thư phó bí thư nơi không lập ban thường vụ chi ủy dự kiến mức phân loại; hội nghị đảng ủy, đảng viên (đối với chi bộ) thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín và báo cáo cấp ủy cấp trên. Ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp tổng hợp kết quả phân loại của tổ chức đảng cấp dưới; lấy ý kiến các ban, ngành, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp có liên quan; thẩm định, tham mưu, trình ban thường vụ xem xét, quyết định.
- Tổ chức đảng đã được công nhận phân loại chất lượng, nhưng sau đó phát hiện có khuyết điểm hoặc không đảm bảo điều kiện của mức phân loại thì hủy bỏ kết quả và phân loại chất lượng lại.
- Không tổ chức đánh giá, phân loại đối với tổ chức đảng mới thành lập chưa đủ 06 tháng.
2. Cán bộ, công chức, viên chức và đảng viên
2.1. Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức: Thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2.2. Đánh giá, phân loại đảng viên
Việc đánh giá, phân loại phải căn cứ vào kết quả thực hiện  nhiệm vụ đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng và chức trách, nhiệm vụ được giao.
2.2.1. Đối tượng: Đảng viên trong toàn Đảng, trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng.
2.2.2. Nội dung: Theo nội dung kiểm điểm đảng viên.
2.2.3. Phân loại chất lượng đảng viên.
a). Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Là đảng viên phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và phải có trên 2/3 số đảng viên chính thức bỏ phiếu tán thành. Nếu đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác thì phải được phân loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” hoặc được đề nghị đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở” hoặc trong năm có thành tích xuất sắc được cấp bộ hoặc cấp tỉnh tặng “Bằng khen”.
Số đảng viên được phân loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” không vượt quá 15% số đảng viên được phân loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” và đề nghị cấp trên khen thưởng; đối với chi bộ có dưới 07 đảng viên thì không quá 01 đồng chí; đảng bộ, chi bộ có thành tích đặc biệt xuất sắc thì số đảng viên xuất sắc có thể tăng thêm nhưng không quá 20% số đảng viên được phân loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
b). Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ: Là đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhưng chưa đủ điều kiện đạt mức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và phải có trên 1/2  số đảng viên chính thức bỏ phiếu tán thành. Nếu đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác thì phân loại cán bộ, công chức, viên chức phải đạt mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.
c). Đảng viên hoàn thành nhiệm vụ: Là đảng viên cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao và có trên 1/2 số đảng viên chính thức bỏ phiếu tán thành. Nếu đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác thì phân loại cán bộ, công chức, viên chức phải đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ” hoặc “Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực” trở lên.
d). Đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ:
Là đảng viên đang chấp hành kỷ luật của Đảng, chính quyền, đoàn thể trong thời hạn 1 năm hoặc vi phạm một trong các khuyết điểm dưới đây và có trên 1/2 số đảng viên chính thức bỏ phiếu tán thành:
- Đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ chi bộ giao.
- Phân loại cán bộ, công chức, viên chức ở mức "Không hoàn thành nhiệm vụ”.
- Vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm hoặc vi phạm khác ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và vị trí công tác của đảng viên đó.
- Không chấp hành phân công của tổ chức hoặc là nguyên nhân gây mất đoàn kết nội bộ.
2.2.4. Một số điểm lưu ý trong đánh giá phân loại đảng viên:
- Căn cứ các điều kiện, tiêu chuẩn phân loại, cá nhân tự đánh giá, phân loại; chi bộ bỏ phiếu, công bố kết quả phân loại và báo cáo cấp ủy cơ sở xem xét, quyết định.
- Đối với đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức đảm nhiệm nhiều chức vụ công tác thì đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu ở chức vụ đảm nhiệm chính và cao nhất.
- Đảng viên ở địa phương đi làm ăn xa nơi cư trú, nghỉ ốm từ 3 tháng trở lên không phân loại đạt mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.
- Đảng viên phải hoàn thành việc kiểm điểm mới được đánh giá, phân loại. Những đảng viên vắng mặt hay chưa được đánh giá, phân loại thì chi bộ tổ chức đánh giá, phân loại vào cuộc họp gần nhất khi đảng viên có mặt. Đảng viên đã được phân loại chất lượng, nhưng sau đó phát hiện có khuyết điểm hoặc không đảm bảo điều kiện của mức đã phân loại thì hủy bỏ kết quả và phân loại lại.
- Không tổ chức đánh giá, phân loại đối với đảng viên mới kết nạp chưa đủ 06 tháng.
3. Đối với chỉ tiêu 18.5. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định
(Thực hiện theo Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ Tư pháp quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật).
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật; biểu mẫu thực hiện đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thành phần và hoạt động của Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
2. Thông tư này áp dụng đối với chính quyền địa phương các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Điều 2. Điểm số, cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật
1. Tổng điểm số các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật là 100 điểm. Điểm số của từng chỉ tiêu được thực hiện theo Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
2. Cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật:
a) Đối với chỉ tiêu xác định theo tỷ lệ phần trăm (%), điểm số tính như sau:
Số điểm của chỉ tiêu = (Tỷ lệ % đạt được x Số điểm tối đa của chỉ tiêu)/100
(Hướng dẫn cụ thể cách tính điểm được quy định cụ thể tại Phụ lục I)
b) Đối với chỉ tiêu không xác định theo tỷ lệ phần trăm (%), cách tính điểm theo điểm số tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này;
c) Điểm số của từng chỉ tiêu được lấy đến hai chữ số thập phân. Sau khi cộng điểm của tất cả các chỉ tiêu quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nếu tổng số điểm có giá trị thập phân dưới 0,5 điểm thì làm tròn xuống, nếu có giá trị thập phân từ 0,5 điểm trở lên thì làm tròn lên.
(Hướng dẫn cụ thể cách làm tròn số thập phân được quy định tại Phụ lục I)
Điều 3. Biểu mẫu thực hiện đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Biểu mẫu thực hiện đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện theo Phụ lục II kèm theo Thông tư này, bao gồm:
1. Bảng tổng hợp điểm số của các chỉ tiêu, tiêu chí tự chấm điểm (Mẫu 01-TCPL-II);
2. Phiếu lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính (Mẫu 02-TCPL-II);
3. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá sự hài lòng về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính (Mẫu 03-TCPL-II);
4. Báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp xã (Mẫu 04-TCPL-II);
5. Công văn đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Mẫu 05-TCPL-II);
6. Biên bản họp Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật (Mẫu 06-TCPL-II);
7. Danh sách cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Mẫu 07-TCPL-II);
8. Danh sách cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Mẫu 08-TCPL-II);
9. Quyết định công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Mẫu 09-TCPL-II).
Điều 4. Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật
1. Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật (sau đây gọi chung là Hội đồng) bao gồm các thành viên sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện);
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Trưởng phòng Tư pháp;
c) Ủy viên Hội đồng: Đại diện lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan đến các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật, Công an cấp huyện, Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (nếu có);
d) Thư ký Hội đồng: 01 công chức Phòng Tư pháp.
2. Số lượng thành viên Hội đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định, nhưng tối đa không quá 15 người. Thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
3. Hội đồng có chức năng tư vấn, tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Xem xét, đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
b) Trao đổi, đề xuất sáng kiến, giải pháp thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và việc thực hiện các sáng kiến, giải pháp đó trong phạm vi địa phương;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.
4. Thành viên Hội đồng có nhiệm vụ sau đây:
a) Tư vấn, tham gia ý kiến về kết quả đánh giá và đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lĩnh vực được giao quản lý. Ý kiến của thành viên Hội đồng là ý kiến của cơ quan, tổ chức nơi công tác;
b) Đề xuất sáng kiến, giải pháp thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và tư vấn, tổ chức thực hiện sáng kiến, giải pháp đó;
c) Tham dự đầy đủ cuộc họp Hội đồng. Trong trường hợp không thể tham dự cuộc họp mà có lý do chính đáng thì phải gửi ý kiến bằng văn bản về các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản này để Phòng Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng;
d) Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo, điều phối hoạt động chung và triệu tập, chủ trì cuộc họp Hội đồng. Phó Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ chủ trì cuộc họp và thực hiện các công việc do Chủ tịch Hội đồng ủy quyền khi vắng mặt.
5. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số bằng hình thức biểu quyết hoặc phiếu lấy ý kiến. Cuộc họp Hội đồng được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự. Tại cuộc họp, thành viên Hội đồng tư vấn, thảo luận theo chức năng, nhiệm vụ được giao; thông qua các nội dung cần xin ý kiến Hội đồng. Kết quả cuộc họp được lập thành biên bản có chữ ký xác nhận của người chủ trì cuộc họp Hội đồng và Thư ký Hội đồng. Ý kiến của thành viên Hội đồng phải được tổng hợp đầy đủ, khách quan, trung thực trong biên bản cuộc họp.
6. Quan hệ công tác giữa Hội đồng, thành viên Hội đồng với Phòng Tư pháp cấp huyện:
a) Bảo đảm sự phối hợp, trao đổi thông tin thông suốt giữa thành viên Hội đồng với Phòng Tư pháp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
b) Phòng Tư pháp là cơ quan thường trực Hội đồng có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu cuộc họp theo quy định gửi thành viên Hội đồng chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tổ chức cuộc họp Hội đồng; tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp, bổ sung thông tin, tài liệu cho Hội đồng về các nội dung cần yêu cầu giải trình, bổ sung làm rõ;
c) Căn cứ kết luận của Hội đồng, Phòng Tư pháp hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổng hợp đề xuất của thành viên Hội đồng để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định; tham mưu để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải pháp xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn.
Điều 5. Đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã
1. Đối tượng tham gia đánh giá sự hài lòng bao gồm tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã và đã được trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong năm đánh giá hoặc năm trước liền kề năm đánh giá.
2. Số lượng đối tượng tham gia đánh giá sự hài lòng hằng năm của mỗi đơn vị cấp xã do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hướng dẫn nhưng tối thiểu phải đạt từ 15% trở lên số lượt thủ tục hành chính tại cấp xã đã được giải quyết và trả kết quả của năm trước liền kề năm đánh giá.
3. Đối với cấp xã trong năm đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cũng thực hiện đo lường sự hài lòng về chỉ số cải cách thủ tục hành chính (chỉ số PAR INDEX) thì có thể lồng ghép đánh giá hoặc sử dụng kết quả của chỉ số này để tính điểm chỉ tiêu 5 về “bảo đảm sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính” của Tiêu chí 2.
4. Việc đánh giá sự hài lòng bằng Phiếu lấy ý kiến thực hiện như sau:
a) Việc tổ chức đánh giá sự hài lòng bằng Phiếu lấy ý kiến được thực hiện nhiều lần vào cuối tháng, cuối quý hoặc 06 tháng một lần theo điều kiện thực tế của địa phương nhưng đối tượng, số lượng đối tượng tham gia đánh giá phải tuân thủ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Trường hợp gửi hoặc phát Phiếu lấy ý kiến tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân trả lời đầy đủ nội dung và yêu cầu của Phiếu lấy ý kiến khi tiếp nhận hồ sơ hoặc khi trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân. Khi trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp Phiếu lấy ý kiến vào thùng, hòm đựng phiếu đặt tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Trường hợp gửi hoặc phát Phiếu lấy ý kiến theo cách thức điều tra thì cán bộ điều tra có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân trả lời đầy đủ nội dung và yêu cầu của Phiếu lấy ý kiến; thu nhận, tổng hợp Phiếu lấy ý kiến và bàn giao đầy đủ cho công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã để xử lý, tổng hợp kết quả theo quy định.
5. Hằng năm, căn cứ quy định về các hình thức đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã và điều kiện, yêu cầu thực tế của nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể hình thức và thời điểm tổ chức đánh giá sự hài lòng khi thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo, phân công công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp công chức Tư pháp – Hộ tịch tổ chức đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính như sau:
a) Đề xuất đối tượng, số lượng đối tượng tham gia đánh giá sự hài lòng khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn cấp xã theo chỉ đạo hằng năm của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự hài lòng khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn cấp xã; tổng hợp, xử lý kết quả đánh giá sự hài lòng; xây dựng bảng tổng hợp kết quả theo mẫu quy định tại Điều 3 Thông tư này;
c) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu phục vụ việc đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn cấp xã theo quy định.
7. Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thực hiện giám sát kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã.
Điều 6. Sử dụng kết quả đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật để đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới
1. Trong trường hợp việc đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới được tổ chức đồng thời với đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thì sử dụng kết quả đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của năm đánh giá để xét, đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới.
2. Trong trường hợp việc đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới được tổ chức trước thời điểm đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng kết quả đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của năm trước liền kề năm đánh giá hoặc sử dụng kết quả của năm đánh giá nhưng phải tuân thủ quy định tại Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức
1. Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì, tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện Thông tư này trong phạm vi quản lý; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương về Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp – Hộ tịch tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương.
Khi có phản ánh, kiến nghị về các vấn đề liên quan đến đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, chỉ đạo, phối hợp với cơ quan, đơn vị xem xét, giải quyết theo quy định của Thông tư này.
4. Cơ quan, tổ chức có liên quan đến đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thực hiện nhiệm vụ được giao theo Thông tư này và chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
PHỤ LỤC I
ĐIỂM SỐ CÁC CHỈ TIÊU CỦA TIÊU CHÍ TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
(Kèm theo Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
1. Điểm số các chỉ tiêu của tiêu chí tiếp cận pháp luật
Tiêu chí, chỉ tiêu Nội dung Điểm số tối đa
Tiêu chí 1 Bảo đảm thi hành Hiến pháp  pháp luật 15
Chỉ tiêu 1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch triển khai nhiệm vụ được giao để thi hành Hiến pháp, pháp luật, chỉ đạo của cấp trên tại địa phương và triển khai thực hiện đúng yêu cầu, tiến độ 4
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để quy định những vấn đề được luật giao (Trong năm đánh giá không có nhiệm vụ ban hành văn bản quy phạm pháp luật do luật không giao được tính 01 điểm) 1
a) Ban hành đầy đủ, đúng tiến độ 1
b) Ban hành đầy đủ nhưng chậm tiến độ hoặc đúng tiến độ nhưng chưa đầy đủ 0,5
c) Không ban hành 0
2. Ban hành kế hoạch, văn bản khác triển khai nhiệm vụ được giao để thi hành Hiến pháp, pháp luật, chỉ đạo của cấp trên đúng yêu cầu, tiến độ
Tỷ lệ % = (Tổng số kế hoạch, văn bản khác được ban hành theo đúng yêu cầu, tiến độ đề ra/Tổng số kế hoạch, văn bản khác được giao ban hành) x 100
1
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, văn bản khác nêu trên 2
a) Tổ chức thực hiện kịp thời, đúng quy định 2
b) Tổ chức thực hiện nhưng không kịp thời hoặc không đúng quy định hoặc tổ chức thực hiện kịp thời nhưng chưa đảm bảo yêu cầu, chất lượng 1
c) Không tổ chức thực hiện 0
Chỉ tiêu 2 An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảmkhông để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) trên địa bàn cấp xã được kiềm chế, có giảm so với năm trước 6
1. Ban hành văn bản của cấp ủy hoặc chính quyền hằng năm về công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cấp xã 1
2. Tình hình an ninh chính trị được bảo đảm, không để xảy ra trọng án trên địa bàn cấp xã 2
3. Kiềm chế, giảm tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) trên địa bàn 3
4. Tăng tội phạm và tệ nạn xã hội so với năm trước liền kề năm đánh giá bị 0 điểm và còn bị trừ 0,25 điểm  
Chỉ tiêu 3 Giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn; không có hoặc giảm khiếu nại, tố cáo kéo dài trên địa bàn cấp xã so với năm trước 5
1. Khiếu nại, tố cáo được tiếp nhận, giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thời hạn
Tỷ lệ % = (Tổng số khiếu nại, tố cáo được giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thời hạn/Tổng số khiếu nại, tố cáo được tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền) x 100
3
2. Về khiếu nại, tố cáo kéo dài 1
a) Không có khiếu nại, tố cáo kéo dài 1
b) Giảm khiếu nại, tố cáo kéo dài so với năm trước liền kề năm đánh giá 0,5
c) Không giảm hoặc tăng khiếu nại, tố cáo kéo dài so với năm trước liền kề năm đánh giá 0
3. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về tiếp công dân 1
3.1. Bảo đảm các điều kiện tiếp công dân và tổ chức tiếp công dân đúng quy định 0,5
3.2. Kiến nghị, phản ánh qua tiếp công dân được cấp xã giải quyết đúng thời hạn và thông báo cho người đã đến kiến nghị, phản ánh bằng hình thức theo quy định của pháp luật 0,5
Tiêu chí 2 Thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã 30
Chỉ tiêu 1 Công khai đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính 4
1. Thủ tục hành chính được niêm yết công khai đầy đủ theo quy định
Tỷ lệ % = (Tổng số thủ tục hành chính đã niêm yết công khai/Tổng số thủ tục hành chính phải niêm yết công khai) x 100
2
2. Thủ tục hành chính được niêm yết công khai kịp thời theo quy định 1
a) Niêm yết công khai thủ tục hành chính đúng ngày Quyết định công bố có hiệu lực thi hành 1
b) Niêm yết công khai thủ tục hành chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Quyết định công bố có hiệu lực thi hành 0,5
c) Niêm yết công khai thủ tục hành chính sau 10 ngày kể từ ngày Quyết định công bố có hiệu lực thi hành 0
3. Thủ tục hành chính được niêm yết theo đúng quy định 1
3.1. Niêm yết theo các hình thức quy định (bảng gắn trên tường, bảng trụ xoay, bảng di động...) 0,5
3.2. Niêm yết tại địa điểm phù hợp, dễ tiếp cận 0,5
Chỉ tiêu 2 Bố trí địa điểm, công chức tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định 2
1. Đảm bảo diện tích làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 0,5
a) Đảm bảo diện tích theo quy định 0,5
b) Không đảm bảo diện tích theo quy định 0,25
2. Đảm bảo trang thiết bị của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 0,5
a) Đảm bảo đầy đủ theo quy định 0,5
b) Chưa đảm bảo đầy đủ theo quy định 0,25
3. Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đảm bảo yêu cầu, thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định 1
4. Không bố trí, không đảm bảo yêu cầu, trách nhiệm quy định tại điểm 1, 2, 3 của chỉ tiêu này bị 0 điểm và bị trừ 0,25 điểm  
Chỉ tiêu 3 Giải quyết các thủ tục hành chính đúng trình tự, thủ tụcthời hạn quy định 10
Thủ tục hành chính được giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thời hạn
Tỷ lệ % = (Tổng số lượt thủ tục hành chính đã giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thời hạn/Tổng số lượt thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết) x 100
10
Chỉ tiêu 4 Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về giải quyết các thủ tục hành chính đúng trình tự, thủ tụcthời hạn quy định 2
Phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính được tiếp nhận, xử lý đúng trình tự, thủ tục, thời hạn (Trong năm đánh giá không có phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính được tính 02 điểm)
Tỷ lệ % = (Tổng số lượt phản ánh, kiến nghị đã giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thời hạn/Tổng số lượt phản ánh, kiến nghị được tiếp nhận, giải quyết) x 100
2
Chỉ tiêu 5 Bảo đảm sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính 12
1. Hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Tỷ lệ % = (Tổng số ý kiến có trả lời hài lòng/Tổng số ý kiến được hỏi) x 100
7
2. Hài lòng về cách ứng xử, giao tiếp, tinh thần trách nhiệm của công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Tỷ lệ % = (Tổng số ý kiến có trả lời hài lòng/Tổng số ý kiến được hỏi) x 100
5
Tiêu chí 3 Phổ biến, giáo dục pháp luật 25
Chỉ tiêu 1 Công khai văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính có giá trị áp dụng chung có liên quan trực tiếp đến tổ chức, cá nhân trên địa bàn (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước) thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã 2
1. Thực hiện công khai theo quy định hoặc theo Danh mục thông tin phải được công khai
Tỷ lệ % = (Tổng số văn bản đã thực hiện công khai/Tổng số văn bản theo quy định hoặc theo Danh mục thông tin phải được công khai) x 100
1
2. Thực hiện cập nhật, công khai thông tin pháp luật đúng thời điểm, thời hạn, hình thức theo quy định hoặc theo Danh mục thông tin phải được công khai 1
2.1. Thực hiện cập nhật, công khai thông tin pháp luật đúng thời điểm, thời hạn 0,5
2.2. Thực hiện cập nhật, công khai thông tin pháp luật đúng hình thức 0,5
Chỉ tiêu 2 Cung cấp đầy đủ thông tin pháp luật thuộc trách nhiệm phải cung cấp của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định 2
Thực hiện cung cấp thông tin pháp luật qua các hình thức cung cấp thông tin theo quy định và qua hoạt động của người phát ngôn (Trong năm đánh giá không có yêu cầu cung cấp thông tin được tính 02 điểm)
Tỷ lệ % = (Tổng số thông tin pháp luật đã cung cấp/Tổng số thông tin pháp luật có yêu cầu đủ điều kiện cung cấp) x 100
2
Chỉ tiêu 3 Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định và chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan, tổ chức cấp trên 2
a) Lấy ý kiến Nhân dân đối với tất cả dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định và chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên  
2
b) Lấy ý kiến Nhân dân đối với một số dự thảo văn bản quy phạm pháp luật 1
c) Không tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong khi yêu cầu phải lấy ý kiến 0
Trong năm đánh giá không được giao nhiệm vụ lấy ý kiến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được tính 02 điểm  
Chỉ tiêu 4 Tổ chức quán triệt, phổ biến các văn bản, chính sách pháp luật mới ban hành cho cán bộ, công chức cấp xã 2
a) Tổ chức quán triệt, phổ biến đầy đủ, kịp thời các văn bản, chính sách mới ban hành có nội dung liên quan đến thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã bằng hình thức thích hợp 2
b) Tổ chức quán triệt, phổ biến một số văn bản, chính sách mới ban hành có nội dung liên quan đến thực thi công vụ của cán bộ công chức cấp xã 1
c) Không tổ chức quán triệt, phổ biến văn bản, chính sách mới ban hành có nội dung liên quan đến thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã 0
Chỉ tiêu 5 Triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật choNhân dân trên địa bàn cấp xã bằng hình thức phù hợp 4
1. Ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 hằng năm 0,5
2. Tổ chức thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân trên địa bàn cấp xã bằng hình thức phù hợp theo Kế hoạch đề ra 3,5
a) Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các hoạt động theo Kế hoạch 3,5
b) Tổ chức thực hiện chưa đầy đủ hoặc chưa kịp thời hoặc chưa hiệu quả các hoạt động theo Kế hoạch 1,5
c) Tổ chức thực hiện chưa đầy đủ, chưa kịp thời, chưa hiệu quả các hoạt động theo Kế hoạch 0,5
d) Không tổ chức thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch 0
Chỉ tiêu 6 Triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù trên địa bàn thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2
1. Ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù trên địa bàn hoặc lồng ghép nội dung này trong Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm 0,5
2. Tổ chức thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù theo Kế hoạch đề ra 1,5
a) Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các hoạt động theo Kế hoạch 1,5
b) Tổ chức thực hiện chưa đầy đủ hoặc chưa kịp thời hoặc chưa hiệu quả các hoạt động theo Kế hoạch 1
c) Tổ chức thực hiện chưa đầy đủ, chưa kịp thời, chưa hiệu quả các hoạt động theo Kế hoạch 0,5
d) Không tổ chức thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch 0
Chỉ tiêu 7 Các thiết chế thông tin, văn hóa, pháp luật tại cơ sở hoạt động có hiệu quả, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, phổ biến pháp luật của Nhân dân trên địa bàn cấp xã 6
1. Xây dựng, thực hiện chuyên mục thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật qua mạng lưới phát thanh, truyền thanh của Đài Truyền thanh cấp xã, loa truyền thanh cơ sở (cố định hoặc lưu động) hoặc thiết chế thông tin cơ sở phù hợp theo định kỳ 2
a) Thực hiện hàng tuần và nội dung thiết thực, đa dạng 2
b) Thực hiện hàng tháng và nội dung thiết thực, đa dạng 1
c) Thực hiện hàng quý và nội dung thiết thực, đa dạng 0,5
d) Không thực hiện theo định kỳ và nội dung không thiết thực, đa dạng 0
2. Xây dựng, quản lý, khai thác có hiệu quả Tủ sách pháp luật (truyền thống hoặc điện tử), Tủ sách cơ sở ở cấp xã theo quy định 3
2.1. Bố trí địa điểm thuận tiện, phân công người phụ trách và quản lý, sử dụng Tủ sách theo quy định 0,5
2.2. Định kỳ thực hiện rà soát, phân loại, bổ sung sách, tài liệu của Tủ sách theo quy định 0,5
2.3. Sử dụng máy tính nối mạng internet, hệ thống cơ sở dữ liệu pháp luật để tra cứu, khai thác văn bản, tài liệu pháp luật cho Tủ sách pháp luật 1
2.4. Thực hiện thông tin, giới thiệu các sách, tài liệu mới, có nội dung thiết thực với Nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn; luân chuyển sách, tài liệu của Tủ sách với các mô hình tủ sách tự quản/thư viện/điểm bưu điện – văn hóa để Nhân dân tiếp cận sách, tài liệu được thuận tiện, kịp thời 0,5
2.5. Xây dựng, duy trì một trong các mô hình Tủ sách/ngăn sách/túi sách pháp luật tại cộng đồng dân cư (Tủ sách của thôn, tổ dân phố; Tủ sách khu nhà trọ; Tủ sách quán cà phê…) trên địa bàn 0,5
3. Khai thác, huy động hỗ trợ mạng lưới Câu lạc bộ tham gia phổ biến, cung cấp thông tin pháp luật cho người dân (Câu lạc bộ pháp luật; Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm; Câu lạc bộ nông dân, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh hoặc Câu lạc bộ khác) 1
3.1. Hằng năm có định hướng nội dung khai thác, huy động mạng lưới Câu lạc bộ trong phổ biến, giáo dục pháp luật 0,5
3.2. Hằng năm có hỗ trợ hoạt động của Câu lạc bộ (kinh phí, tài liệu…), hỗ trợ sinh hoạt pháp luật định kỳ có hiệu quả, thiết thực 0,5
Chỉ tiêu 8 Tổ chức đối thoại chính sách, pháp luật theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2
1. Tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại chính sách, pháp luật, lắng nghe ý kiến phản ánh, kiến nghị của Nhân dân địa phương 2
2. Không tổ chức trao đổi, đối thoại theo quy định bị 0 điểm và bị trừ 0,25 điểm  
Chỉ tiêu 9 Bố trí đủ kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định 3
1. Ngân sách cấp xã hằng năm có bố trí kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 1
2. Định mức kinh phí ngân sách bảo đảm hằng năm
Tỷ lệ % = (Tổng số kinh phí được cấp/Tổng số kinh phí đề xuất với các mức chi và nội dung chi theo quy định của pháp luật về tài chính để thực hiện các nhiệm vụ đã được phê duyệt) x 100
2
3. Không bố trí kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bị 0 điểm và bị trừ 0,25 điểm  
Tiêu chí 4 Hòa giải ở cơ sở 10
Chỉ tiêu 1 Thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viêntổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên; đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở 3
1. Hướng dẫn thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên (Trong năm đánh giá không thực sự cần thiết thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên được tính 01 điểm) 1
2. Hỗ trợ tài liệu, phổ biến pháp luật phục vụ hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định 0,5
3. Hướng dẫn, thực hiện các văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở 0,5
4. Hòa giải viên được bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp tài liệu nghiệp vụ hòa giải do cơ quan cấp trên hoặc cấp xã thực hiện 1
Chỉ tiêu 2 Các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải kịp thời theo yêu cầu của các bên 4
1. Các vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải được tiếp nhận và thực hiện hòa giải theo quy định
Tỷ lệ % = (Tổng số vụ, việc được thực hiện hòa giải/Tổng số vụ, việc được tiếp nhận thuộc phạm vi hòa giải theo quy định) x 100
2
2. Các vụ, việc hòa giải thành
Tỷ lệ % = (Tổng số vụ, việc hòa giải thành/Tổng số vụ, việc được thực hiện hòa giải) x 100
2
Chỉ tiêu 3 Bố trí đủ kinh phí hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định 3
1. Ngân sách cấp xã hằng năm có bố trí kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở 1
2. Hỗ trợ kinh phí cho tổ hòa giải và hòa giải viên 2
2.1. Hỗ trợ kinh phí hoạt động hòa giải cho các tổ hòa giải 1
a) Hỗ trợ kinh phí hoạt động hòa giải cho các tổ hòa giải theo đúng định mức quy định 1
b) Hỗ trợ kinh phí hoạt động hòa giải cho các tổ hòa giải theo định mức thấp hơn định mức quy định 0,5
2.2. Chi thù lao hòa giải viên theo vụ, việc 1
a) Chi thù lao hòa giải viên cho tất cả vụ, việc hòa giải theo đúng định mức quy định 1
b) Chi thù lao hòa giải viên cho một số vụ, việc hòa giải hoặc chi thù lao với định mức thấp hơn định mức quy định 0,5
3. Không bố trí kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, kinh phí hỗ trợ hoạt động hòa giải, chi thù lao hòa giải viên theo vụ, việc bị 0 điểm và bị trừ 0,25 điểm  
Tiêu chí 5 Thực hiện dân chủ ở cơ sở 20
Chỉ tiêu 1 Công khai, minh bạch các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, trừ các thông tin quy định tại chỉ tiêu 1 của tiêu chí 2 và chỉ tiêu 1 của tiêu chí 3
Tỷ lệ % = Tổng số nội dung đã công khai/Tổng số nội dung mà pháp luật quy định phải công khai để dân biết phát sinh trên thực tế x 100
4
Chỉ tiêu 2 Cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được bàn, quyết định trực tiếp về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở
Tỷ lệ % = (Tổng số nội dung đã được cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình bàn, quyết định trực tiếp/Tổng số nội dung mà pháp luật quy định cử tri hoặc đại diện hộ gia đình được bàn, quyết định trực tiếp phát sinh trên thực tế) x 100
4
Chỉ tiêu 3 Cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được bàn, biểu quyết để cơ quan có thẩm quyền quyết định về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở
Tỷ lệ % = (Tổng số nội dung đã được cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình bàn, biểu quyết/Tổng số nội dung mà pháp luật quy định cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định phát sinh trên thực tế) x 100
4
Chỉ tiêu 4 Nhân dân được tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở
Tỷ lệ % = (Tổng số nội dung đã được Nhân dân tham gia ý kiến/Tổng số nội dung mà pháp luật quy định phải lấy ý kiến Nhân dân phát sinh trên thực tế) x 100
4
Chỉ tiêu 5 Nhân dân trực tiếp hoặc thông qua Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện giám sát các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở
Tỷ lệ % = (Tổng số nội dung đã được giám sát/Tổng số nội dung mà pháp luật quy định Nhân dân thực hiện giám sát trực tiếp và thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng phát sinh trên thực tế) x 100
4
2. Hướng dẫn cụ thể cách tính điểm số theo tỷ lệ phần trăm (%) và cách làm tròn điểm số thập phân của từng chỉ tiêu
2.1. Đối với chỉ tiêu xác định theo tỷ lệ phần trăm (%), điểm số tính như sau:
Số điểm của chỉ tiêu = (Tỷ lệ % đạt được x Số điểm tối đa của chỉ tiêu)/100
Ví dụ:
- Tỷ lệ % đạt được của chỉ tiêu: 83,33%;
- Số điểm tối đa của chỉ tiêu: 05 điểm;
- Số điểm của chỉ tiêu (chưa làm tròn) = (83,33 x 5)/100 = 4,4165 điểm.
2.2. Đối với việc làm tròn điểm số của từng chỉ tiêu và làm tròn tổng số điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật:
a) Điểm số của từng chỉ tiêu được lấy đến hai chữ số thập phân:
Ví dụ: Số điểm của chỉ tiêu (chưa làm tròn) là 4,4165 điểm thì số điểm của chỉ tiêu sau khi đã làm tròn là 4,42 điểm.
b) Sau khi cộng điểm của tất cả các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, nếu tổng số điểm có giá trị thập phân dưới 0,5 điểm thì làm tròn xuống, nếu có giá trị thập phân từ 0,5 điểm trở lên thì làm tròn lên:
Ví dụ:
- Tổng số điểm của các chỉ tiêu từ 89,01 đến 89,49 làm tròn là 89 điểm.
- Tổng số điểm của các chỉ tiêu từ 75,5 đến 75,99 làm tròn là 76 điểm.
 
PHỤ LỤC II
BIỂU MẪU THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
(Kèm theo Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Mẫu 01-TCPL-II
 
Số Tên mẫu Ký hiệu
01 Bảng tổng hợp điểm số của các chỉ tiêu, tiêu chí tự chấm điểm Mẫu 01-TCPL-II
02 Phiếu lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính Mẫu 02 -TCPL-II
03 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá sự hài lòng về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính Mẫu 03 -TCPL-II
04 Báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp xã Mẫu 04 -TCPL-II
05 Công văn đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật Mẫu 05 -TCPL-II
06 Biên bản họp Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật Mẫu 06 -TCPL-II
07 Danh sách cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật Mẫu 07 -TCPL-II
08 Danh sách cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật Mẫu 08 -TCPL-II
09 Quyết định công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật Mẫu 09 -TCPL-II
 
 
 
 
 
 
Mẫu 02-TCPL-II
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------
  …, ngày … tháng … năm …
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM SỐ CỦA CÁC CHỈ TIÊU, TIÊU CHÍ 
TỰ CHẤM ĐIỂM
Tiêu chí, chỉ tiêu Nội dung Điểm số tối đa Điểm số đánh giá Ghi chú Chữ ký
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
Tiêu chí 1 Bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật 15      
Chỉ tiêu 1 ………… 4      
1. Nội dung 1 ………. 1      
2. Nội dung 2 ………. 1      
3. Nội dung 3 ……… 2      
Chỉ tiêu 2 ……… 6      
1. Nội dung 1 ………. 1      
2. Nội dung 2 ……….. 2      
3. Nội dung 3 ……….. 3      
………….. …………….      
Tiêu chí 5 Thực hiện dân chủ ở cơ sở 20      
Chỉ tiêu 1 ………… 4      
Chỉ tiêu 2 ………… 4      
……… …………        
Tổng điểm 100      
         
 
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
CÔNG CHỨC TƯ PHÁP – HỘ TỊCH
(Ký và ghi rõ họ tên)
____________________
(2) Ghi rõ nội dung tiêu chí, chỉ tiêu và nội dung cụ thể của từng chỉ tiêu theo Phụ lục I
(4) Ghi điểm số đạt được sau khi đã trừ điểm số bị trừ theo quy định (nếu có)
(5) Ghi số điểm bị trừ (nếu có) hoặc các nội dung khác
(6) Công chức cấp xã tổng hợp điểm số của từng chỉ tiêu, tiêu chí được giao quản lý, theo dõi và ký, ghi rõ họ tên 
 
 
 
 
 
Mẫu 03-TCPL-II
 
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)….
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------
  …, ngày … tháng … năm …
PHIẾU LẤY Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG
Về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính
Địa điểm (1): ……………………………………………………………………
Tên thủ tục hành chính (2): ……………………………………………………
Đề nghị tổ chức/cá nhân vui lòng cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu “X” vào ô “*” lựa chọn đối với các câu hỏi dưới đây:
1. Hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
□ Hài lòng                                □ Không hài lòng
2. Hài lòng về cách ứng xử, giao tiếp, tinh thần trách nhiệm của công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
□ Hài lòng                                □ Không hài lòng
 
  Người đánh giá (3)
(Ký, ghi rõ họ tên)
___________________
(1) Ghi rõ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)...
(2) Ghi rõ tên thủ tục hành chính mà tổ chức, cá nhân yêu cầu giải quyết. Ví dụ: Đăng ký khai sinh/Đăng ký kết hôn…
(3) Phần này không bắt buộc, có thể ghi hoặc không
 

 
 Mẫu 04-TCPL-II
 
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)….
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------
  …, ngày … tháng … năm …
 
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG
Về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính
1. Tổng số lượt thủ tục hành chính đã được giải quyết và trả kết quả của năm trước liền kề năm đánh giá:……………………………………
2. Tổng số ý kiến: …………………………………………….
3. Kết quả tổng hợp:
Nội dung Mức độ đánh giá Ghi chú
Hài lòng Không hài lòng
Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ %  
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1. Hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả          
2. Hài lòng về cách ứng xử, giao tiếp, tinh thần trách nhiệm của công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả          
Kết quả trung bình về tỷ lệ % (*)          
 
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
NGƯỜI TỔNG HỢP
(Ký và ghi rõ họ tên)
___________________
(3) Tỷ lệ % = Số ý kiến tại cột (2)/Tổng số ý kiến x 100
(5) Tỷ lệ % = Số ý kiến tại cột (4)/Tổng số ý kiến x 100
(*) Tỷ lệ % trung bình = Tổng tỷ lệ % kết quả đánh giá sự hài lòng của 02 nội dung đánh tại cột (3) và cột (5)/2
 

 
 Mẫu 05-TCPL-II
 
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)….
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------
Số:      /BC-UBND …, ngày … tháng … năm …
 
BÁO CÁO
Đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn xã (phường, thị trấn)
I. Khái quát đặc điểm, tình hình
- Điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội, số lượng thôn, làng, bản, ấp, phum, sóc, tổ dân phố; dân số; xã (phường, thị trấn) thuộc loại nào trong các xã (phường, thị trấn) theo quy định về phân loại đơn vị hành chính.
- Thuận lợi, khó khăn trong đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
II. Kết quả đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
1. Kết quả đạt được
1.1. Về chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện
1.2. Về đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
a) Kết quả thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật:
- Có …/5 tiêu chí tiếp cận pháp luật đạt từ 50% trở lên tổng số điểm tối đa
- Có …/5 tiêu chí tiếp cận pháp luật đạt dưới 50% tổng số điểm tối đa
- Tổng số điểm bị trừ: … điểm
- Tổng số điểm đạt được của 5 tiêu chí: … /100 điểm; số điểm sau khi làm tròn: … điểm.
b) Đối chiếu với các điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
- Điều kiện về tổng số điểm của từng tiêu chí (nêu rõ đạt hay chưa đạt);
- Điều kiện về tổng số điểm của các tiêu chí (nêu rõ đạt hay chưa đạt);
- Điều kiện về tổng số điểm đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính (nêu rõ đạt hay chưa đạt);
- Điều kiện về cán bộ công chức cấp xã vi phạm kỷ luật theo quy định (nêu rõ các trường hợp vi phạm, hình thức bị kỷ luật…, đạt hay chưa đạt).
c) Trên cơ sở tổng hợp, đánh giá, chấm điểm các tiêu chí tiếp cận pháp luật và kết quả cuộc họp Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) ... tự đánh giá: Đạt/Chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.
2. Những tác động (tích cực, tiêu cực) của việc thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật (đối với việc cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân đối với thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, giải quyết thủ tục hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tháo gỡ kịp thời mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn cấp xã).
3. Thuận lợi, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật và đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
4. Sáng kiến, kinh nghiệm trong thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật và đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
III. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
IV. Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật cho người dân
(Phần này nêu giải pháp cụ thể trong việc thực hiện các tiêu chí, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong năm sau).
VI. Kiến nghị, đề xuất
Đưa ra kiến nghị, đề xuất phù hợp với đặc thù địa phương về nhận thức, thể chế, chính sách; hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện; các điều kiện bảo đảm thực hiện và các vấn đề khác có liên quan đến xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (đối với Ủy ban nhân dân cấp trên; với các cơ quan, tổ chức có liên quan).
 
Nơi nhận:
- UBND huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)……;
- ……….;
- Lưu: VT,…
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

(Ký tên và đóng dấu)
Họ và tên
 
 Mẫu 06-TCPL-II
 
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)….
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------
Số:      /….
V/v đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm……
 
 
                                    Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện ….
Căn cứ Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
Căn cứ kết quả cuộc họp đánh giá kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ngày …tháng …năm….của UBND xã;
Căn cứ….,
UBND xã …. kính đề nghị UBND huyện ……, tỉnh……xem xét, quyết định công nhận Ủy ban nhân dân xã…… đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm…..
Hồ sơ kèm theo gồm có:
1. Báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn của Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Bảng tổng hợp điểm số của các chỉ tiêu, tiêu chí tự chấm điểm.
3. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân;
4. Tài liệu chứng minh kết quả tự đánh giá, chấm điểm của Ủy ban nhân dân cấp xã.
5. Tài liệu khác (nếu có).
 
Nơi nhận:
- Như trên;
- ……….;
- Lưu: VT,…
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

(Ký tên và đóng dấu)
Họ và tên
 
 
Mẫu 07-TCPL-II
 
   
 
 
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN (QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH...)…
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------
Số: …/BB-HĐTCPL …, ngày… tháng… năm…
BIÊN BẢN
Họp Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật
Thời gian: ... giờ … ngày…tháng…năm …
Địa điểm:……………..
Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp huyện (quận, thị xã, thành phố …)………tiến hành họp để xem xét, đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật năm ….
I. Thành phần tham dự
Hội đồng có……thành viên tham dự (vắng …), bao gồm:
- Đồng chí: … Chủ trì cuộc họp;
- Đồng chí …- Thư ký cuộc họp;
- Các Ủy viên: ….người.
II. Nội dung cuộc họp
1. Đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Hội đồng thảo luận, có ý kiến tư vấn về những nội dung sau:
- Kết quả tự đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của ….. xã, phường, thị trấn trên địa bàn cấp huyện do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trình và Phòng Tư pháp tiếp nhận, tổng hợp;
- Đề xuất sáng kiến, giải pháp xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn.
- Các nội dung, vấn đề khác có liên quan thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng theo quy định.
2. Ý kiến tư vấn của thành viên Hội đồng (ghi đầy đủ, cụ thể các ý kiến của thành viên Hội đồng tham dự họp)
3. Ý kiến của Chủ tịch Hội đồng
Căn cứ vào kết quả thảo luận của các thành viên Hội đồng và ý kiến của các đại biểu tham dự (nếu có), Chủ tịch Hội đồng có ý kiến:
- Thể hiện ý kiến về các nội dung, vấn đề thuộc trách nhiệm của thành viên Hội đồng;
- Giao Phòng Tư pháp cấp huyện hoàn thiện Biên bản họp Hội đồng và các tài liệu có liên quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
4. Kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thông qua biểu quyết hoặc phiếu lấy ý kiến
Nêu rõ có … thành viên/…tổng số thành viên Hội đồng nhất trí trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Cuộc họp kết thúc vào lúc … giờ ngày … tháng … năm….
Biên bản này được lập thành … bản, gửi…. và lưu giữ tại…
 
THƯ KÝ HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Ký và ghi rõ họ tên)
 
 Mẫu 08-TCPL-II
 
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN (QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH…)…
PHÒNG TƯ PHÁP
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------
  ……, ngày ….tháng ….năm……
                               DANH SÁCH CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT (*)
STT Tên xã, phường, thị trấn Tổng điểm Điểm của từng tiêu chí Kết quả đánh giá sự hài lòng (%)
Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Tiêu chí 5
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
I Loại I (**)  
1 ….              
2 …..              
….                
II Loại II (***)  
3                
4                
….                
III Loại III (****)  
.….                
…..                
                   
 
Nơi nhận:
-….
- Lưu: ....
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi rõ họ, tên)
___________________
(*) Mẫu này do Phòng Tư pháp lập theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Quyết định số 619/QĐ-TTg
(**), (***), (****) Phân loại đơn vị hành chính loại I, loại II, loại III theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
(3) Sắp xếp xã, phường, thị trấn theo tổng số điểm đạt được từ cao xuống thấp đối với từng loại.
 
 Mẫu 09-TCPL-II
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN (QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH…)…
PHÒNG TƯ PHÁP
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------
  ……, ngày ….tháng ….năm……
 
DANH SÁCH CẤP XÃ CHƯA ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT (*)
STT Tên xã, phường, thị trấn Tổng điểm Điểm của từng tiêu chí Kết quả đánh giá sự hài lòng (%) Cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật
Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Tiêu chí 5
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
I Loại I (**)    
1 ….                
2 …..                
….                  
II Loại II (***)    
3                  
4                  
….                  
III Loại III (****)    
.….                  
…..                  
 
Nơi nhận:
-….
- Lưu: ....
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi rõ họ, tên)
___________________
(*) Mẫu này do Phòng Tư pháp lập theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Quyết định số 619/QĐ-TTg
(**), (***), (****) Phân loại đơn vị hành chính loại I, loại II, loại III theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
(4) Sắp xếp xã, phường, thị trấn theo tổng số điểm đạt được từ cao xuống thấp đối với từng loại.
(10) Đánh dấu “X” nếu trong năm đánh giá có cán bộ, công chức bị xử lý kỉ luật theo quy định
 
 
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN (QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH…)….
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------
Số: …/QĐ-UBND …, ngày…tháng…năm…
 
QUYẾT ĐỊNH
Công nhận (xã phường, thị trấn) đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm ….
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN (QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH…)….
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
Theo hồ sơ đánh giá, biên bản họp Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật ngày …tháng …năm …;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận … xã, phường, thị trấn (có Danh sách kèm theo) đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm….
Điều 2. ………………….
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Điều 4. Trách nhiệm thi hành
Nơi nhận:
- Như Điều…;
- ….;
- Lưu: VT,… .
CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
4. Đối với chỉ tiêu 18.6. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội:
(Theo Công văn số 4999/LĐTBXH-KHTC ngày 12/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mớigiai đoạn 2016 – 2020). 
Xã đạt tiêu chí đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
- Có ít nhất 01 nữ lãnh đạo chủ chốt ở cấp xã (bao gồm các chức danh sau đây: Bí thư đảng ủy xã, phó bí thư đảng ủy xã, chủ tịch xã, phó chủ tịch xã, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch hội đồng nhân dân xã).
- 100% phụ nữ thuộc hộ nghèo, phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức.
- Không có trường hợp tảo hôn, cưỡng ép kết hôn.
- Mỗi tháng có ít nhất 02 chuyên mục tuyên truyền về bình đẳng giới trên hệ thống truyền thanh của xã/phường/thị trấn.
- Có ít nhất 01 mô hình địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh cho các nạn nhân bị bạo lực giới và bạo lực gia đình tại cộng đồng đạt chuẩn./.
XIX. TIÊU CHÍ SỐ 19 VỀ QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
            1. Đối với nội dung chỉ tiêu 19.1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng:
           1.1. Mục tiêu, yêu cầu
           a. Mục tiêu 
Bộ Quốc phòng và cơ quan quân sự địa phương quán triệt và thực hiện nghiêm nhiệm vụ theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai Chương trình MTQG xây dựng xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; nâng cao chất lượng chính trị, năng lực, sức chiến đấu và sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ của lực lượng dân quân tại các xã vùng nông thôn nói chung, xã nông thôn mới nói riêng đáp ứng yêu cầu dân quân là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, khi có chiến tranh và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng, quân sự được giao.
b. Yêu cầu
- Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị liên quan lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, đồng bộ, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc quán triệt và tổ chức thực hiện; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, địa phương, cơ sở; thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Điểm 19.1 của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
- Cơ quan DQTV các cấp, trợ lý DQTV cấp huyện nắm chắc chức năng, nhiệm vụ quy định, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy lãnh đạo, chỉ đạo công tác tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, chỉ đạo hoạt động đối với DQTV đạt kết quả thiết thực.
- Thực hiện đúng tiến độ thời gian quy định, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
- “Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, nhất là các xã vùng trọng điểm biên giới, hải đảo đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia” để có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, phát triển, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng, an ninh được giữ vững và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
            1.2.  Nội dung 
a. Xây dựng ban chỉ huy quân sự và dân quân xã 
- Số lượng cán bộ: Theo quy định của pháp luật;
+ Chỉ huy trưởng là thành viên ủy ban nhân dân cấp xã; Chỉ huy phó, Chính trị viên, Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm. Số lượng Chỉ huy phó ở các xã trọng điểm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
+ Trình độ chuyên môn: Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó được đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở; đến năm 2020 có 100% cán bộ quân sự cấp xã được đào tạo trình độ trung cấp ngành quân sự cơ sở đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, trình độ cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành quân sự cơ sở đối các xã còn lại. Hằng năm phải được tham gia tập huấn, bồi dưỡng về chính trị, quân sự, pháp luật và nghiệp vụ chuyên môn;
- Nơi làm việc của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: Ban Chỉ huy quân sự có nơi làm việc và trang thiết bị theo quy định của pháp luật; cán bộ Ban Chỉ huy quân sự được hưởng phụ cấp thâm niên, phụ cấp quản lý đơn vị; Trưởng, Phó Ban Chỉ huy quân sự được hưởng chế độ, chính sách và các chế độ đãi ngộ khác theo quy ðịnh của pháp luật.
- Chất lượng chính trị: Tỷ lệ đảng viên trong dân quân nòng cốt đạt từ 18% trở lên; hoàn thành chỉ tiêu phát triển đảng viên mới trong dân quân theo quy định;
- Thôn đội trưởng, tiểu đội trưởng dân quân thường trực, trung đội trưởng dân quân cơ động là đảng viên.
b. Xây dựng lực lượng dân quân “Vững mạnh, rộng khắp” 
- Tổ chức xây dựng lực lượng, biên chế, trang bị:
+ Tổ chức biên chế đơn vị dân quân tự vệ theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 33/2016/TT-BQP ngày 29/3/2016 hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ.
+ Hằng năm, Ban chỉ huy Quân sự tham mưu cho UBND xã tổ chức lễ kết nạp dân quân mới và trao quyết định công nhận dân quân nòng cốt đã hoàn thành nhiệm vụ.
+ Trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ theo Thông tư số 65/TT-BQP ngày 16/5/2016 của Bộ Quốc phòng quy định và hướng dẫn về trang bị, quản lý sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của dân quân tự vệ.
- Huấn luyện: Hàng năm các đối tượng dân quân được giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự theo nội dung, thời gian, chương trình quy định tại Thông tư số 02/2016/TT-BQP ngày 08 tháng 01 năm 2016 của Bộ Quốc phòng.
- Hoạt động: Thực hiện theo Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ ban hành quy định việc phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng.
c. Hoàn thành các chỉ tiêu về quốc phòng
- Có đầy đủ các kế hoạch theo quy định tại Thông tư số 108/2016/TT-BQP ngày 16/7/2016 của Bộ Quốc phòng;
- Tuyên truyền, vận động và triển khai thực hiện tốt công tác tuyển sinh quân sự; hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ hằng năm theo chỉ tiêu. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao; không có quân nhân đảo, bỏ ngũ bị kỷ luật tước quân tịch trả về địa phương;
- 100% quân nhân hoàn thành nhiệm vụ ở đơn vị thường trực về địa phương được đăng ký quân dự bị và được quản lý chặt chẽ.
- 100% quân nhân dự bị động viên và phương tiện kỹ thuật được đăng ký, quản lý chặt chẽ theo chỉ tiêu cấp trên giao, sẵn sàng động viên khi có lệnh.
- Hằng năm tổ chức tốt trình tự, thủ tục công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, công dân nam trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, đăng ký nghĩa vụ quân sự và lập danh sách báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của pháp luật.
- Lập danh sách lực lượng dân quân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác được giao.
- Chủ trì phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác quốc phòng, quân sự theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cùng cấp và chỉ thị, mệnh lệnh, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên.
- Phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục quốc phòng, an ninh cho lực lượng vũ trang và nhân dân, công tác vận động quân chúng, công tác chính sách hậu phương quân đội; tổ chức cho dân quân tự vệ, dự bị động viên tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện”./.
            2. Đối với chỉ tiêu 19.2. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước:
2.1. Theo Hướng dẫn số 07/HD-BCA-V28 ngày 18/11/2016 của Bộ Công an xác định xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên; huyện đạt tiêu chí an ninh trật tự xã hội. 
Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên, khi đáp ứng đủ các nội dung sau:
- Hằng năm, đảng ủy có nghị quyết, ủy ban nhân dân xã có kế hoạch về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; tổ chức xây dựng có hiệu quả các mô hình bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
- Không có khiếu kiện đông người kéo dài; khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật, như: Lôi kéo, tụ tập nhiều người cùng đến các cơ quan, trụ sở, doanh nghiệp hoặc cá nhân để đưa đơn, thư khiếu nại, tố cáo, yêu cầu giải quyết một hoặc nhiều vấn đề về quyền lợi bị vi phạm hay có liên quan đến việc thực thi chính sách, pháp luật, môi trường, quản lý sử dụng đất đai… gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; các vụ việc này đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng vẫn tụ tập khiếu kiện đông người, khiếu kiện không đúng thẩm quyền, vượt cấp trái pháp luật hoặc chưa được giải quyết theo đúng quy định về thời hạn khiếu nại, tố cáo (trước thời điểm đề nghị xét, công nhận từ 12 tháng trở lên).
- Không để xảy ra trọng án trên địa bàn: Không để xảy ra vụ án hình sự về tội phạm quy định tại các điều 93, 95, 96; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 104, 111, 112, 113, 114, 133, 134, 135 của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 
- Các loại tội phạm, tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút…) và các vi phạm pháp luật khác được kiềm chế, giảm so với năm trước (thời điểm đề nghị công nhận xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên).
- Xã được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự quy định tại Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự; không thuộc xã trọng điểm phức tạp về an ninh, trật tự (trừ các xã đảo, xã có đường biên giới quốc gia).
- Lực lượng Công an xã được xây dựng, củng cố trong sạch, vững mạnh theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an.
2.2. Theo Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27 tháng 04 năm 2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.
 
Chương IQUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về nguyên tắc, tiêu chí, phân loại, trình tự, thủ tục, thẩm quyền xét duyệt, công nhận khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” (sau đây viết gọn là “An toàn về ANTT”).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Khu dân cư, xã, phường, thị trấn;
2. Cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường;
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xét duyệt, công nhận khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khu dân cư là nơi tập hợp người dân, hộ gia đình cư trú tập trung trong phạm vi một khu vực nhất định, bao gồm: Thôn, xóm, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương.
2. Nhà trường là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: Cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập, cơ sở giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Các cơ sở giáo dục đó ở các cấp học và trình độ đào tạo, bao gồm: Cơ sở giáo dục mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo), cơ sở giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề), cơ sở giáo dục đại học và sau đại học.
Điều 4. Nguyên tắc chung
1. Việc xét duyệt, công nhận khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” được thực hiện mỗi năm một lần và chỉ áp dụng với những trường hợp có đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn;
2. Việc xét duyệt, công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” phải bảo đảm chính xác, công khai, dân chủ và đúng quy định.
Chương IIQUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Tiêu chí để công nhận khu dân cư đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
Tiêu chí để công nhận khu dân cư đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” bao gồm:
1. Hàng năm, cấp ủy Đảng có Nghị quyết, khu dân cư có bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” và 100% hộ gia đình trên địa bàn ký cam kết giao ước thi đua xây dựng khu dân cư “An toàn về ANTT”.
2. Triển khai, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có mô hình tự quản về an ninh, trật tự ở khu dân cư.
3. Không để xảy ra các hoạt động sau:
a) Chống Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc;
b) Phá hoại các mục tiêu, công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng;
c) Tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật; hoạt động ly khai, đòi tự trị, gây rối an ninh, trật tự;
d) Mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp trong nội bộ nhân dân; khiếu kiện đông người và khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật.
4. Thực hiện các hoạt động phòng ngừa các loại tội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác, bao gồm:
a) Kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật khác so với năm trước;
b) Không để xảy ra tội phạm nghiêm trọng và không có công dân của khu dân cư phạm tội nghiêm trọng trở lên; nếu xảy ra tội phạm phải được phát hiện và báo cáo ngay cấp có thẩm quyền để xử lý kịp thời;
c) Không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng;
d) Không để xảy ra cháy, nổ, tai nạn giao thông và tai nạn lao động nghiêm trọng do công dân của khu dân cư gây ra ở cộng đồng;
5. Công an viên, Bảo vệ dân phố hoàn thành tốt nhiệm vụ; không có Công an viên, Bảo vệ dân phố bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Điều 6. Tiêu chí để công nhận xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
Tiêu chí để công nhận xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” bao gồm:
1. Hàng năm, Đảng ủy có Nghị quyết, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có kế hoạch về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; có bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”;
2. Đạt các chỉ tiêu quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 5 Thông tư này;
3. Hàng năm, Công an xã, phường, thị trấn, Bảo vệ dân phố phải đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” trở lên; không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
4. Có 70% số khu dân cư trở lên được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.
Điều 7. Tiêu chí để công nhận cơ quan, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
Tiêu chí để công nhận cơ quan, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” bao gồm:
1. Hàng năm, cấp ủy Đảng có Nghị quyết (đối với nơi có tổ chức Đảng), người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp có kế hoạch về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; có bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”; có nội quy, quy chế bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ chính trị nội bộ, phòng, chống cháy, nổ và 100% cán bộ, công nhân viên ký cam kết giao ước thi đua thực hiện tốt các nội quy, quy chế và xây dựng cơ quan, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn “An toàn ANTT”.
2. Triển khai, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan Công an trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự; phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn; có mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ về an ninh, trật tự; tự bảo vệ vật tư, tài sản trong cơ quan, doanh nghiệp.
3. Không để xảy ra các hoạt động khiếu kiện đông người, đình công trái pháp luật; mất trộm tài sản có giá trị lớn, để lộ công nghệ, bí mật nhà nước; cháy, nổ, tai nạn lao động nghiêm trọng. Không có cán bộ, công nhân viên phạm tội hoặc mắc tệ nạn xã hội.
4. Xây dựng lực lượng bảo vệ chuyên trách và bán chuyên trách trong sạch, vững mạnh, hàng năm đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên; không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
5. Có 70% số đầu mối trực thuộc (phòng, ban, tổ, đội…) trở lên đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”.
Điều 8. Tiêu chí để công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
Tiêu chí để công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” bao gồm:
1. Hàng năm, cấp ủy Đảng có Nghị quyết (đối với những nơi có tổ chức Đảng), Ban giám hiệu (Ban giám đốc) nhà trường có kế hoạch về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; có bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”; có nội quy, quy chế bảo vệ nhà trường, bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý giáo dục người học; phòng, chống cháy, nổ và 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên, người học từ cấp trung học cơ sở trở lên ký cam kết thực hiện các nội quy, quy chế và xây dựng nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” gắn với các phong trào thi đua trong hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có kế hoạch phối hợp giữa nhà trường – chính quyền địa phương – gia đình người học (nếu người học là học sinh phổ thông) trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học và quản lý, giáo dục người học. Có mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ về an ninh, trật tự trong nhà trường, ký túc xá và nhà trọ.
3. Không để xảy ra các hoạt động gây rối, biểu tình, lập các hội, nhóm, tuyên truyền phát triển đạo, khiếu kiện và tụ tập đông người trái với quy định của pháp luật; không để xảy ra tội phạm và bạo lực học đường; không có cán bộ, giáo viên, công nhân viên, người học phạm tội hoặc mắc tệ nạn xã hội; không để xảy ra cháy, nổ, tai nạn lao động nghiêm trọng.
4. Xây dựng lực lượng bảo vệ chuyên trách và bán chuyên trách (nếu có) trong sạch, vững mạnh. Phân loại thi đua hàng năm đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên; không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
5. Có 70% số đầu mối trực thuộc (khoa, phòng, tổ, bộ môn…) trở lên đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”.
Điều 9. Phân loại, mốc tính thời gian đánh giá phân loại mức độ đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
1. Căn cứ vào mức độ đạt các chỉ tiêu “An toàn về ANTT” của các chủ thể quy định tại các điều 5, 6, 7 và 8 Thông tư này để chia thành hai loại: Đạt và chưa đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”, cụ thể là:
a) Các khu dân cư, xã,  phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt các chỉ tiêu quy định tại các điều 5, 6, 7 và 8 Thông tư này và văn bản quy định về tiêu chí “An toàn về ANTT” của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) thì được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.
b) Các khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường chưa đạt các chỉ tiêu quy định tại các điều 5, 6, 7 và 8 Thông tư này và văn bản quy định về tiêu chí “An toàn về ANTT” của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) thì chưa đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.
2. Mốc tích thời gian đánh giá phân loại thực hiện theo quy định sau:
a) Đối với khu dân cư: Mốc thời gian tính từ ngày 31 tháng 10 năm trước đến ngày 31 tháng 10 năm sau;
b) Đối với xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp: Mốc thời gian tính từ ngày 30 tháng 11 năm trước đến ngày 30 tháng 11 năm sau;
c) Đối với nhà trường: Mốc thời gian tính từ tổng kết năm học trước đến tổng kết năm học sau.
Điều 10. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
1. Trình tự, thủ tục đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
a) Hàng năm, Trưởng các khu dân cư chủ trì cuộc họp cùng Bí thư chi bộ Đảng, Trưởng Ban công tác Mặt trận, đại diện các tổ chức đoàn thể quần chúng và Công an viên (ở địa bàn chưa bố trí tổ chức Công an chính quy), Cảnh sát khu vực, Bảo vệ dân phố (ở địa bàn thành thị) để kiểm điểm, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện xây dựng Khu dân cư đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” và hoàn thành các thủ tục hồ sơ gửi về Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
b) Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cấp xã có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận và báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xét duyệt, công nhận Khu dân cư đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”; đồng thời, kiểm điểm, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện xây dựng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn An toàn về ANTT” và hoàn tất thủ tục hồ sơ gửi về Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);
c) Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cấp huyện có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ và báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xét duyệt, công nhận xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.
d) Người đứng đầu các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường chủ trì cuộc họp gồm đại diện cấp ủy Đảng, các tổ chức đoàn thể và đại diện cơ quan có thẩm quyền quản lý để kiểm điểm, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện xây dựng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” và hoàn thành các thủ tục hồ sơ báo cáo cấp có thẩm quyền (qua Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cùng cấp) xét duyệt, công nhận.
2. Hồ sơ đề nghị xét duyệt, công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” bao gồm:
a) Tờ trình của khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường;
b) Báo cáo kết quả xây dựng của khu dân cư có chữ ký của Trưởng khu dân cư; báo cáo kết quả xây dựng của xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường có chữ ký, đóng dấu của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đề nghị;
c) Bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”;
d) Biên bản cuộc họp của cơ quan, đơn vị trình, đề nghị công nhận và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
3. Kết quả công nhận khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” là kết quả phân loại, đề nghị xét khen thưởng hàng năm về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; đồng thời, là căn cứ để xét, công nhận các danh hiệu khác có liên quan đến tiêu chuẩn về an ninh, trật tự.
Điều 11. Thẩm quyền xét duyệt, công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
1. Ủy ban nhân dân cấp xã xét duyệt, công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” cho các khu dân cư, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt, công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” cho các xã, phường, thị trấn; các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan cấp tỉnh đóng trên địa bàn huyện, theo sự phân công, phân cấp.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt, công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” cho các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, theo sự phân công, phân cấp.
4. Bộ Công an xét duyệt, công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” cho các cơ quan, doanh nghiệp Trung ương thuộc thẩm quyền quản lý của các đơn vị thuộc Bộ theo sự phân công, phân cấp.
 

Phần III
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI, THẨM TRA HUYỆN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
 
(Theo Quyết định số 2130/QĐ-UBND ngày 04/8/2017 của UBND tỉnh Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới; Thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020)
 
Chương IQUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới; thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các xã, huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
b) Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình xét công nhận, công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới; thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện
1. Việc xét, công nhận, công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới; thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới phải được thực hiện thường xuyên, liên tục hàng năm, đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch, đúng trình tự, thủ tục theo quy định và phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Các xã, huyện sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, thì tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí và tiến hành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
Điều 3. Điều kiện công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới
Xã đạt chuẩn nông thôn mới phải đảm bảo các điều kiện:
a) Có đăng ký xã đạt chuẩn nông thôn mới và được Ủy ban nhân dân cấp huyện đưa vào kế hoạch thực hiện.
b) Có 100% tiêu chí thực hiện trên địa bàn xã đạt chuẩn theo quy định.
c) Không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.
Điều 4. Điều kiện thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
1. Huyện được thẩm tra đạt chuẩn nông thôn mới phải đảm bảo các điều kiện:
a) Có đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới và được Ủy ban nhân dân tỉnh đưa vào kế hoạch thực hiện.
b) Có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định.
c) Có 100% tiêu chí huyện nông thôn mới đạt chuẩn theo quy định.
d) Không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.
2. Thị xã được thẩm tra hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo các điều kiện:
a) Có đăng ký thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và được Ủy ban nhân dân tỉnh đưa vào kế hoạch thực hiện.
b) Có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định.
c) Không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.
Điều 5. Phương pháp xác định mức độ đạt chuẩn của từng tiêu chí để xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
1. Mức độ đạt chuẩn của từng tiêu chí trên địa bàn xã để xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới trên cơ sở quy định tại Quyết định số 325/QĐ-UBND ngày 23/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2020 và văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan.
2. Mức độ đạt chuẩn của từng tiêu chí trên địa bàn cấp huyện để xét, thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên cơ sở quy định tại Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
 
Chương IITRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ XÉT, CÔNG NHẬN VÀ CÔNG BỐ XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI
Điều 6. Đăng ký xã đạt chuẩn nông thôn mới
1. Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) xã đăng ký công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới trước ngày 10 tháng 10 của năm liền kề trước năm đánh giá. UBND huyện, thị xã (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) chỉ đưa vào kế hoạch thực hiện đối với xã đã đạt chuẩn 14 tiêu chí trở lên tính đến thời điểm đăng ký và có đủ điều kiện phấn đấu đạt chuẩn trong năm đánh giá. Trường hợp xã chưa đăng ký công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới theo thời gian quy định trên, nếu thấy đủ điều kiện thì được đăng ký công nhận bổ sung trước ngày 15 tháng 6 của năm đánh giá.
2. UBND xã gửi UBND cấp huyện văn bản đăng ký xã đạt chuẩn nông thôn mới (01 bản, theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này).
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được đăng ký của UBND xã), UBND cấp huyện trả lời bằng văn bản cho UBND xã về kết quả đưa vào kế hoạch thực hiện xã đạt chuẩn nông thôn mới; nêu rõ lý do đối với xã chưa được đưa vào kế hoạch thực hiện xã đạt chuẩn nông thôn mới.
4. UBND cấp huyện báo cáo danh sách các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới hàng năm đến UBND tỉnh (qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh).
Điều 7. Công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới
Trình tự, thủ tục công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm các bước:
1. UBND xã tổ chức tự đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới, đề nghị UBND cấp huyện tổ chức thẩm tra.
2. UBND cấp huyện tổ chức thẩm tra, đề nghị UBND tỉnh xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
3. UBND tỉnh tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận, công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Điều 8. Tổ chức tự đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới
1. Tổ chức tự đánh giá:
UBND xã thành lập Đoàn đánh giá (gồm các thành viên là đại diện Ban Chỉ đạo xã, Ban Quản lý xã, các Ban Phát triển thôn) để đánh giá cụ thể thực tế mức độ đạt từng tiêu chí; Đoàn đánh giá xây dựng báo cáo đánh giá mức độ đạt từng tiêu chí, báo cáo UBND xã.
2. Tổ chức lấy ý kiến:
a) UBND xã gửi báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí của xã để lấy ý kiến tham gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xă vŕ các tổ chức chính trị - xă hội tręn địa bàn xã.
b) Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí của xã được thông báo, công bố công khai tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa các thôn, bản (sau đây gọi chung là thôn) và trên hệ thống truyền thanh của xã trong thời gian 20 ngày để lấy ý kiến tham gia của nhân dân.
c) UBND xã bổ sung hoàn thiện báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí của xã sau khi nhận được ý kiến tham gia (bằng văn bản) của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân trên địa bàn xã.
3. Hoàn thiện hồ sơ:
a) UBND xã tổ chức họp (gồm các thành viên Ban Chỉ đạo xã, Ban Quản lý xã, các Ban Phát triển thôn) thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới khi kết quả ý kiến nhất trí của các đại biểu tại cuộc họp phải đạt từ 90% trở lên, trình UBND cấp huyện;
b) UBND xã nộp trực tiếp hoặc theo đường bưu điện 01 bộ Hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới để UBND cấp huyện thẩm tra, gồm:
- Tờ trình của UBND xã về việc thẩm tra, đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (bản chính, theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này);
- Báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã (bản chính, kèm theo biểu chi tiết kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới theo Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này);
- Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội của xã và nhân dân trong xã về kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của xã (bản chính, theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này);
- Biên bản cuộc họp (gồm các thành viên Ban Chỉ đạo xã, Ban Quản lý xã, các Ban Phát triển thôn) đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (bản chính, theo Mẫu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này);
- Báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã (bản chính);
- Hình ảnh minh họa về kết quả xây dựng nông thôn mới của xã;
- Các văn bản, tài liệu chứng minh đạt các chỉ tiêu, tiêu chí thuộc trách nhiệm cấp xã (theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quy định này).
c) Đơn vị tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện, Tổ giúp việc nông thôn mới thị xã.
Điều 9. Tổ chức thẩm tra, đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới
1. Tổ chức thẩm tra:
a) UBND cấp huyện thành lập Đoàn thẩm tra (gồm đại diện lãnh đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện và các thành viên là đại diện lãnh đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện được giao phụ trách các tiêu chí nông thôn mới) để thẩm tra, đánh giá cụ thể thực tế mức độ đạt từng tiêu chí của từng xã; Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện xây dựng báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt từng tiêu chí cho từng xã, báo cáo UBND cấp huyện;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới của UBND xã), UBND cấp huyện trả lời bằng văn bản cho UBND xã về kết quả thẩm tra, đánh giá cụ thể thực tế mức độ đạt từng tiêu chí của từng xã; nêu rõ lý do xã chưa được đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
2. Tổ chức lấy ý kiến:
a) UBND cấp huyện tổng hợp danh sách các xã đủ điều kiện đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và công bố ít nhất 03 lần trên các phương tiện phát thanh, truyền hình (nếu có) và trang thông tin điện tử của huyện để lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn huyện.
b) UBND cấp huyện gửi báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt từng tiêu chí cho từng xã để lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, UBND các xã trên địa bàn huyện để hoàn thiện báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt từng tiêu chí cho từng xã đủ điều kiện đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các tổ chức chính trị - xã hội tiến hành lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân trên địa bàn xã đối với việc đề nghị công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
3. Hoàn thiện hồ sơ:
a) UBND cấp huyện tổ chức họp (gồm thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện và đại diện lãnh đạo các xã trên địa bàn huyện) thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới cho từng xã đã đủ điều kiện; hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới khi kết quả ý kiến nhất trí của các đại biểu tại cuộc họp phải đạt từ 90% trở lên và có từ 90% trở lên số hộ gia đình (trong tổng số hộ gia đình của xã được chọn khảo sát, lấy ý kiến) hài lòng, trình UBND cấp tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện nộp trực tiếp hoặc theo đường bưu điện 01 bộ Hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới đến Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh để tổ chức thẩm định, gồm:
- Tờ trình của UBND cấp huyện đề nghị thẩm định, xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (bản chính, theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này);
- Báo cáo về việc thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho từng xã (bản chính, kèm theo biểu chi tiết thẩm tra mức độ đạt từng tiêu chí nông thôn mới cho từng xã theo Mẫu số 17 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này);
- Báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ quan, tổ chức và nhân dân trên địa bàn huyện tham gia vào kết quả thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho từng xã (bản chính, theo Mẫu số 20 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này);
- Biên bản cuộc họp (gồm các thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện) đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (bản chính, theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này);
- Báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện về kết quả lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân trên địa bàn xã đối với việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (bản chính);
- Các văn bản đánh giá, thẩm tra các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới thuộc trách nhiệm cấp huyện (bản chính, theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quy định này).
(Kèm theo hồ sơ UBND xã nộp để thẩm tra được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 8 Quy định này).
c) Đơn vị tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh.
Điều 10. Tổ chức thẩm định, công nhận, công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới.
1. Tổ chức thẩm định:
a) Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập Đoàn thẩm định (gồm các thành viên là đại diện lãnh đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh; lãnh đạo các Sở, ban, ngành cấp tỉnh được giao phụ trách các tiêu chí nông thôn mới) để thẩm định thực tế mức độ đạt từng tiêu chí của từng xã thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh; Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh xây dựng báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ và mức độ đạt từng tiêu chí nông thôn mới cho từng xã của từng huyện (trên cơ sở thẩm định thực tế, các Sở, ban, ngành cấp tỉnh có văn bản đánh giá, xác nhận mức độ đạt các tiêu chí được giao phụ trách), báo cáo UBND tỉnh.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị xét, công nhận các xã đạt chuẩn nông thôn mới của UBND cấp huyện), UBND tỉnh trả lời bằng văn bản cho UBND cấp huyện, xã về kết quả thẩm định mức độ đạt từng tiêu chí nông thôn mới của từng xã trên địa bàn từng huyện; nêu rõ lý do xã chưa được xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
2. Tổ chức xét, công nhận:
a) Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (gọi tắt Hội đồng thẩm định) gồm đại diện lãnh đạo một số Sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan. Chủ tịch Hội đồng thẩm định là Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới;
b) Hội đồng thẩm định tổ chức họp, thảo luận, bỏ phiếu xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới cho từng xã (cuộc họp chỉ được tiến hành khi có từ 70% trở lên số thành viên Hội đồng có mặt); Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới khi kết quả ý kiến nhất trí của các thành viên Hội đồng thẩm định dự họp phải đạt từ 90% trở lên, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định;
c) Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh theo đề xuất của cơ quan thường trực Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
3. Công bố:
a) Chủ tịch UBND tỉnh công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang thông tin điện tử của tỉnh.
b) Thời hạn tổ chức công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới không quá 60 ngày, kể từ ngày quyết định công nhận. Việc tổ chức công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới do UBND cấp huyện thực hiện đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, không phô trương.
 
Chương IIITRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ THẨM TRA HUYỆN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI; THỊ XÃ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Điều 11. Đăng ký huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
1. UBND huyện, thị xã đăng ký huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trước ngày 15 tháng 10 của năm liền kề trước năm đánh giá. UBND tỉnh chỉ đưa vào kế hoạch thực hiện đối với huyện, thị xã đã có 70% số xã đạt chuẩn, 30% số xã còn lại phải đạt chuẩn từ 14 tiêu chí trở lên (riêng đối với huyện, còn phải đạt ít nhất 06 tiêu chí huyện nông thôn mới tính đến thời điểm đăng ký và có đủ Điều kiện phấn đấu đạt chuẩn trong năm đánh giá).
2. UBND huyện, thị xã nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện văn bản đăng ký huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (01 bản, theo Mẫu số 02 đối với huyện; Mẫu số 03 đối với thị xã tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này) đến UBND tỉnh.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được đăng ký của UBND huyện, thị xã), UBND tỉnh trả lời bằng văn bản cho UBND huyện, thị xã về kết quả đưa vào kế hoạch thực hiện huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; nêu rõ lý do đối với huyện, thị xã chưa được đưa vào kế hoạch thực hiện huyện đạt chuẩn nông thôn mới hoặc thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Điều 12. Thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
Trình tự, thủ tục thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, gồm các bước:
1. UBND huyện tổ chức tự đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới; UBND thị xã tổ chức tự đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới.
2. UBND tỉnh tổ chức thẩm tra, đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Điều 13. Tổ chức tự đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới; kết quả xây dựng nông thôn mới của thị xã
1. Tổ chức tự đánh giá:
UBND huyện, thị xã thành lập Đoàn đánh giá (gồm các thành viên là đại diện lãnh đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện/Tổ giúp việc nông thôn mới thị xã và đại diện lãnh đạo các phòng, ban liên quan phụ trách các tiêu chí nông thôn mới) để đánh giá thực tế mức độ đạt từng tiêu chí (đối với huyện), kết quả xây dựng nông thôn mới (đối với thị xã); Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện/Tổ giúp việc nông thôn mới thị xã xây dựng báo cáo đánh giá mức độ đạt từng tiêu chí nông thôn mới (đối với huyện), kết quả xây dựng nông thôn mới (đối với thị xã), báo cáo UBND huyện, thị xã.
2. Tổ chức lấy ý kiến:
a) UBND huyện, thị xã gửi báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới (đối với huyện), kết quả xây dựng nông thôn mới (đối với thị xã) để lấy ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện để hoàn thiện báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới (đối với huyện), kết quả xây dựng nông thôn mới (đối với thị xã);
b) Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới (đối với huyện), kết quả xây dựng nông thôn mới (đối với thị xã) được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện trong thời gian 15 ngày để lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức và nhân dân trên địa bàn huyện, thị xã;
c) UBND huyện, thị xã bổ sung hoàn thiện báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (đối với huyện), kết quả xây dựng nông thôn mới (đối với thị xã) sau khi nhận được ý kiến tham gia (bằng văn bản) của Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, UBND các xã và nhân dân trên địa bàn huyện, thị xã.
3. Hoàn thiện hồ sơ:
a) UBND huyện, thị xã tổ chức họp (gồm các thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện và đại diện lãnh đạo UBND các xã trên địa bàn huyện, thị xã) thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới khi kết quả ý kiến nhất trí tại cuộc họp phải đạt từ 90% trở lên, trình UBND tỉnh;
b) Hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, UBND huyện, thị xã nộp trực tiếp hoặc theo đường bưu điện để thẩm tra (01 bộ hồ sơ), gồm:
- Tờ trình của UBND huyện, thị xã đề nghị thẩm tra, xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (bản chính, theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này);
- Tổng hợp danh sách các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn huyện, thị xã (bản chính, theo Mẫu số 22 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này);
- Báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện, thị xã (bản chính, kèm theo biểu chi tiết kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới theo Mẫu số 09 (đối với huyện), Mẫu số 10 (đối với thị xã) tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này);
- Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức và nhân dân trên địa bàn huyện, thị xã về kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới (đối với huyện), kết quả xây dựng nông thôn mới của thị xã (bản chính, theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này);
- Biên bản cuộc họp (gồm các thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện, đại diện lãnh đạo UBND các xã trên địa bàn huyện, thị xã) đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (bản chính, theo Mẫu số 15 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này);
- Báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, thị xã (bản chính);
- Hình ảnh minh họa kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện, thị xã.
c) Đơn vị tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh.
Điều 14. Tổ chức thẩm tra, đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
1. Tổ chức thẩm tra:
a) UBND tỉnh thành lập Đoàn thẩm tra (gồm các thành viên là đại diện lãnh đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh và đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành cấp tỉnh được giao phụ trách các tiêu chí nông thôn mới) để thẩm tra thực tế mức độ đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới (đối với huyện), kết quả xây dựng nông thôn mới (đối với thị xã) của từng huyện, thị xã; Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh xây dựng báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới (đối với huyện), kết quả xây dựng nông thôn mới (đối với thị xã) của từng huyện, thị xã; báo cáo UBND tỉnh;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của UBND huyện, thị xã), UBND tỉnh trả lời bằng văn bản cho UBND huyện, thị xã về kết quả thẩm tra hồ sơ của từng huyện, thị xã; nêu rõ lý do huyện chưa được đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã chưa được đề nghị xét, công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
2. Tổ chức lấy ý kiến:
a) UBND tỉnh tổng hợp danh sách các huyện đủ điều kiện đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã đủ điều kiện đề nghị xét, công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và công bố ít nhất 03 lần trên các phương tiện phát thanh, truyền hình và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của tỉnh để lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn tỉnh;
b) UBND tỉnh gửi báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ của từng huyện, thị xã để lấy ý kiến tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh để hoàn thiện báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ cho từng huyện đủ điều kiện đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã đủ điều kiện đề nghị xét, công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện tiến hành lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân trên địa bàn huyện, thị xã đối với việc đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
3. Hoàn thiện hồ sơ:
a) UBND tỉnh tổ chức họp (gồm các thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh) thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cho từng huyện, thị xã; hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới khi kết quả ý kiến nhất trí tại cuộc họp phải đạt từ 90% trở lên và có từ 90% trở lên số hộ gia đình (trong tổng số hộ gia đình của huyện, thị xã được chọn khảo sát, lấy ý kiến) hài lòng, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) UBND tỉnh nộp trực tiếp hoặc theo đường bưu điện 01 bộ Hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới để thẩm định, gồm:
- Tờ trình của UBND tỉnh đề nghị thẩm định, xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (bản chính, theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này);
- Báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ cho từng huyện, thị xã (bản chính, kèm theo biểu chi tiết thẩm tra mức độ đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới theo Mẫu số 18 đối với huyện, Mẫu số 19 đối với thị xã tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này);
- Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh về kết quả thẩm tra hồ sơ cho từng huyện, thị xã (bản chính, theo Mẫu số 21 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này);
- Biên bản cuộc họp (gồm các thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh) đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (bản chính, theo Mẫu số 16 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này);
- Ý kiến đồng ý công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (bằng văn bản) của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và UBND các huyện trên địa bàn tỉnh; văn bản đánh giá mức độ đạt tiêu chí của các Sở, ban, ngành được giao phụ trách các tiêu chí nông thôn mới;
- Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc tỉnh về kết quả lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố đối với việc công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (bản chính).
(Kèm theo hồ sơ UBND huyện, thị xã nộp để thẩm tra được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 Quy định này).
c) Đơn vị tiếp nhận hồ sơ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương).
 

Phụ lục I
CÁC MẪU CỦA HỒ SƠ XÉT, CÔNG NHẬN, CÔNG BỐ XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI; THẨM TRA HUYỆN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI; THỊ XÃ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(Kèm theo Quy định tại Quyết định số 2130 /QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Quảng Trị)
 
Mẫu số 01
ỦY BAN NHÂN DÂN
Xà
………………….

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
Số:       /UBND-....
V/v đăng ký “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” năm ………
…………….…, ngày…………tháng…………năm…………
 
Kính gửi: UBND huyện ……………………………….……………….
 
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của tỉnh);
Tính đến tháng .... năm ……, xã …… có số tiêu chí nông thôn mới đã đạt chuẩn theo quy định là …../ ….. (tổng số) tiêu chí, đạt …….% (đảm bảo yêu cầu so với quy định tại Quyết định số ……/QĐ-UBND ngày ….. tháng …… năm 2017 của UBND tỉnh về ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới; thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020) và có đủ Điều kiện phấn đấu xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm …………..
Trên cơ sở khối lượng và tiến độ thực hiện hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn xã, Ủy ban nhân dân xã …………………….. (huyện ……….. ) đăng ký và cam kết thực hiện hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới theo quy định trong năm để được công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” năm ……………….
Kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện ……………xem xét, đưa vào kế hoạch chỉ đạo thực hiện./.
   TM. UBND XÃ
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
Mẫu số 02
ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN
 ………..

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
Số:     /UBND-……….
V/v đăng ký “Huyện đạt chuẩn nông thôn mới” năm …………
…………., ngày …… tháng ….. năm …….
                                    Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của tỉnh);
Tính đến tháng ………. năm …………., huyện ………… có số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là …../ …….. (tổng số) xã, đạt ………………%; có ……….. tiêu chí huyện nông thôn mới đã đạt chuẩn theo quy định (đảm bảo yêu cầu so với quy định tại Quyết định số ……/QĐ-UBND ngày ….. tháng …… năm 2017 của UBND tỉnh về ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới; thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020) và có đủ Điều kiện phấn đấu huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong năm ………..
Trên cơ sở khối lượng và tiến độ thực hiện hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới trên địa bàn huyện, Ủy ban nhân dân huyện ……………….. đăng ký và cam kết thực hiện hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới theo quy định trong năm ………. để được công nhận “Huyện đạt chuẩn nông thôn mới” năm ……………..
Kính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị xem xét, đưa vào kế hoạch chỉ đạo thực hiện./.
   TM. UBND HUYỆN
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu số 03
ỦY BAN NHÂN DÂN 
THỊ XÃ….….….

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
Số:     /UBND-……….
V/v đăng ký “Thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới” năm …………
…………., ngày …… tháng ….. năm …….
                        Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của tỉnh);
Tính đến tháng ……… năm …………, thị xã………………….. có số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là …../ ………. (tổng số) xã, đạt ………………..% (đảm bảo yêu cầu so với quy định tại Quyết định số ……/QĐ-UBND ngày ….. tháng …… năm 2017 của UBDN tỉnh về ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới; thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020) và có đủ Điều kiện phấn đấu thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong năm ………..
Trên cơ sở khối lượng và tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã, Ủy ban nhân dân thị xã……………… đăng ký và cam kết thực hiện hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới theo quy định trong năm …………. để được công nhận “Thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới” năm ………….
Kính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị xem xét, đưa vào kế hoạch chỉ đạo thực hiện./.
   TM. UBND THỊ XÃ
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu số 04
ỦY BAN NHÂN DÂN
Xà
…………………..

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
Số: ……../TTr-UBND …….., ngày …. tháng ….. năm 20….
TỜ TRÌNH
Về việc thẩm tra, đề nghị xét, công nhận xã ………………
đạt chuẩn nông thôn mới năm ……….
 
 
 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện …………………
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của tỉnh);
Căn cứ Quyết định …………. phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới của xã ……….. và Báo cáo số ………../BC-UBND ngày ..../.../20……… của UBND xã ……… về kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn xã ………….;
Căn cứ Biên bản cuộc họp ngày …../ ……/20…….. của UBND xã …………….. đề nghị xét, công nhận xă đạt chuẩn nông thôn mới …………………….
UBND xã ………………. kính trình UBND huyện ………………… thẩm tra, đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm ……………………..
Hồ sơ kèm theo Tờ trình, gồm có:
1. Báo cáo ………………… kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn xã (bản chính, kèm theo biểu chi tiết kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới).
2. Báo cáo ………………. tổng hợp ý kiến tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội của xã và nhân dân trong xã về kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của xã (bản chính).
3. Biên bản cuộc họp ………….. đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (bản chính).
4. Báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã (bản chính);
5. Hình ảnh minh họa về kết quả xây dựng nông thôn mới của xã.
Kính đề nghị UBND huyện ……………xem xét, thẩm tra./.
 
Nơi nhận:
- Như trên;
- ……;
- …..;
- Lưu: VT, ………….
TM. UBND XÃ
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
Mẫu số 05
ỦY BAN NHÂN DÂN
…...………

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
Số: ……../TTr-UBND ……………., ngày ….. tháng ….. năm 20…..
TỜ TRÌNH
Về việc thẩm định, xét, công nhận xã …………………
đạt chuẩn nông thôn mới năm ………………….
 
 
 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị
 
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của tỉnh);
Căn cứ Báo cáo số ......./BC-UBND ngày ……/…../20………. của UBND huyện/thị xã ……….. về thẩm tra hồ sơ và kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới cho xã ………….;
Căn cứ Biên bản cuộc họp ngày ……./ ……./20.... của UBND huyện/thị xã …………. đề nghị xét, công nhận xã ……………. đạt chuẩn nông thôn mới,
UBND huyện/thị xã …………….. kính trình UBND tỉnh thẩm định, xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm ………………
Hồ sơ kèm theo Tờ trình, gồm có:
1. Báo cáo …………………… thẩm tra hồ sơ và kết quả đạt từng tiêu chí nông thôn mới đối với xã ……….. (bản chính, kèm theo biểu chi tiết thẩm tra mức độ đạt từng tiêu chí nông thôn mới của xã);
2. Báo cáo …………. tổng hợp ý kiến của các cơ quan, tổ chức và nhân dân trên địa bàn huyện/thị xã tham gia vào kết quả thẩm tra mức độ đạt từng tiêu chí nông thôn mới của xã ………….. (bản chính);
3. Biên bản cuộc họp ……………. đề nghị xét, công nhận xã …………….. đạt chuẩn nông thôn mới (bản chính).
4. Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc cấp huyện về kết quả lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân trên địa bàn xã đối với việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới
(Kèm theo bộ hồ sơ của UBND xã trình UBND cấp huyện thẩm tra)
Kính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, thẩm định./.
 
Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT.
TM. UBND ……….
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
Mẫu số 06
ỦY BAN NHÂN DÂN
………………

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
Số: ………/TTr-UBND ………., ngày …. tháng …. năm 20…..
                                                            TỜ TRÌNH
Về việc thẩm tra, đề nghị xét, công nhận huyện/thị xã……………….. đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm …………………..
 
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của tỉnh);
Căn cứ Báo cáo số ………./BC-UBND ngày ……/ ……/20…… của UBND huyện, thị xã về kết quả xây dựng nông thôn mới và thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện/ thị xã;
Căn cứ Biên bản cuộc họp ngày ……/ …../20…… của UBND huyện/thị xã……………. đề nghị xét, công nhận huyện/thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới,
UBND huyện/thị xã…………… kính trình UBND tỉnh thẩm tra, đề nghị xét, công nhận huyện/thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm …….
Hồ sơ kèm theo Tờ trình, gồm có:
1. Tổng hợp danh sách các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn huyện/thị xã (bản chính);
2. Báo cáo …………… kết quả xây dựng nông thôn mới và thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (bản chính, kèm theo biểu chi tiết kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới đối với huyện);
3. Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức và nhân dân trên địa bàn huyện/thị xã về kết quả xây dựng nông thôn mới và thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới (bản chính).
4. Biên bản cuộc họp ……………… đề nghị xét công nhận huyện/thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (bản chính);
5. Báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện/thị xã (bản chính);
6. Hình ảnh minh họa kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện/thị xã.
Kính đề nghị UBND tỉnh xem xét, thẩm tra./.
 Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT.
TM. UBND ……….
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 Mẫu số 07
ỦY BAN NHÂN DÂN
……………..

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
Số: ………/TTr-UBND ……….., ngày ….. tháng ….. năm 20…..
 
TỜ TRÌNH
Về việc thẩm định, đề nghị xét, công nhận huyện/thị xã………… đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ………………..
 
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của tỉnh);
Căn cứ Báo cáo số ........../BC-UBND ngày ……/ ……/20……. của UBND tỉnh……. về thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cho huyện/thị xã ……….;
Căn cứ Biên bản cuộc họp ngày ……/ ……/20……… của UBND tỉnh ……… đề nghị xét, công nhận huyện/thị xã …… đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới,
UBND tỉnh ………….. kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đề nghị xét, công nhận huyện/thị xã………….. đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ……………..
Hồ sơ kèm theo Tờ trình, gồm có:
1. Báo cáo …………….. thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện/thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (bản chính, kèm theo biểu chi tiết thẩm tra mức độ đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới đối với huyện);
2. Báo cáo…………….. tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức về kết quả thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đối với huyện/thị xã (bản chính);
3. Biên bản cuộc họp ………………. đề nghị xét, công nhận huyện/thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (bản chính);
4. Ý kiến đồng ý công nhận huyện/thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (bằng văn bản) của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và UBND các huyện trên địa bàn tỉnh; đánh giá mức độ đạt tiêu chí (bằng văn bản) của các sở, ban, ngành được giao phụ trách các tiêu chí nông thôn mới;
5. Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh về kết quả lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân trên địa bàn huyện đối với việc công nhận huyện/thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
(Kèm theo bộ hồ sơ của UBND huyện/thị xã trình UBND tỉnh thẩm tra)
Kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thẩm định./.
 Nơi nhận:
- Như trên;
- …………;
- …………;
- Lưu: VT, ……..
TM. UBND ……….
               CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
Mẫu số 08
ỦY BAN NHÂN DÂN
 ……..

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
Số:    /BC-UBND ………………., ngày ….. tháng ….. năm ……
 
BÁO CÁO
Kết quả xây dựng nông thôn mới năm …………….
của xã ………….., huyện ………………
 
I. Đặc điểm tình hình chung
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2. Thuận lợi
3. Khó khăn
II. Căn cứ triển khai thực hiện
Căn cứ các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương và của tỉnh.
III. Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới
1. Công tác chỉ đạo, Điều hành
2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn
a) Công tác truyền thông.
b) Công tác đào tạo, tập huấn.
3. Công tác chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân
a) Công tác phát triển sản xuất nông nghiệp.
b) Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn.
c) Kết quả nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân.
4. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới
Tổng kinh phí đã thực hiện: ……………. triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách Trung ương ……….. triệu đồng, chiếm ………%;
- Ngân sách tỉnh ………. triệu đồng, chiếm ………………..%;
- Ngân sách huyện ……… triệu đồng, chiếm ………………%;
- Ngân sách xã ………. triệu đồng, chiếm ………………….%;
- Vốn vay tín dụng ……….. triệu đồng, chiếm ……………..%;
- Doanh nghiệp ……… triệu đồng, chiếm %;
- Nhân dân đóng góp ………. triệu đồng, chiếm %.
- Nguồn vốn khác………. triệu đồng, chiếm %.
IV. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Tổng số tiêu chí xã tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định là …../ ……. (tổng số) tiêu chí, đạt ………. %, cụ thể
1. Tiêu chí số …………. về …………….
a) Yêu cầu của tiêu chí:
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: ……………………………………………
- Các nội dung đã thực hiện: …………………………………………………….
- Khối lượng thực hiện: ………………………………………….……………………
- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ……………. triệu đồng.
c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí ………………… (trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu của tiêu chí).
2. Tiêu chí số ………….. về ………………..
a) Yêu cầu của tiêu chí: ………………………………….
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện:………………………………………………;
- Các nội dung đã thực hiện……………………………………………………...……;
- Khối lượng thực hiện:…………………………………………..……………………;
- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………………… triệu đồng.
c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí …………………….. (trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu của tiêu chí).
n. Tiêu chí số ……………………….……về……………………….……………….
V. Đánh giá chung
1. Những mặt đã làm được
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
3. Bài học kinh nghiệm
VI. Kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới
1. Quan điểm
2. Mục tiêu
3. Nội dung nâng chất các tiêu chí nông thôn mới
 Nơi nhận:
- Như trên;
- …………;
- …………;
- Lưu: VT, ……..
TM. UBND XÃ
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN
CÁC TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI

Xã ……………….., huyện ……………., tỉnh ……………
(Kèm theo Báo cáo số:     /BC-UBND ngày     /      /20……. của UBND xã ……….)
TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí ĐVT Tiêu chuẩn
 đạt chuẩn
Kết quả thực hiện Kết quả tự đánh giá của xã
I. QUY HOẠCH        
1 Quy hoạch 1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn   Đạt    
1.2. Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch   Đạt    
II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI        
2 Giao thông 2.1. Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm  % 100%    
2.2. Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm  % Đồng bằng (≥85%)
Miền núi (≥65%)
   
2.3. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa  % Đồng bằng (100%)
Miền núi (≥80%)
   
2.4. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm  % Đồng bằng (≥80%)
Miền núi (≥60%)
   
3 Thủy lợi 3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên   Đạt    
3.2. Đảm bảo đủ Điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ   Đạt    
4 Điện 4.1. Hệ thống điện đạt chuẩn   Đạt    
4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn % ≥98%    
5 Trường học Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia % ≥80%    
6 Cơ sở vật chất văn hóa 6.1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã   Đạt    
6.2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định   Đạt    
6.3. Tỷ lệ thôn, bản, ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng % 100%    
7 Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa   Đạt    
8 Thông tin và Truyền thông 8.1. Xã có điểm phục vụ bưu chính  %  Đồng bằng (≥95%)
Miền núi (≥85%)
   
8.2. Xã có dịch vụ viễn thông, internet  % Đồng bằng (≥95%)
Miền núi (≥85%)
   
8.3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn Đồng bằng (≥100%)
Miền núi (≥65%)
   
8.4. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, Điều hành Đồng bằng (≥75%)
Miền núi (≥50%)
   
9 Nhà ở dân cư 9.1. Nhà tạm, dột nát   Không    
9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định % ≥80%    
III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
10 Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 (triệu đồng/người) Triệu đồng ≥36    
11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 % ≤5%    
12 Lao động có việc làm Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động % ≥90%    
13 Tổ chức sản xuất 13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012   Đạt    
13.2. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững   Đạt    
IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG
4 Giáo dục 14.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở   Đạt    
14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) % ≥85%    
14.3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo % ≥40%    
15 Y tế 15.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế % ≥85%    
15.2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế   Đạt    
15.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) % ≤24,2%    
16 Văn hóa Tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định % ≥70%    
17 Môi trường và an toàn thực phẩm 17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định % ≥98% (≥60% nước sạch)    
17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường % 100%    
17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn   Đạt    
17.4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch   Đạt    
17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định   Đạt    
17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch % ≥85%    
17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường % ≥70%    
17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm % 100%    
V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
18 Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật 18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn   Đạt    
18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định   Đạt    
18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh"   Đạt    
18.4. Tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên % 100%    
18.5. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp Luật theo quy định   Đạt    
18.6. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội   Đạt    
19 Quốc phòng và An ninh 19.1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng   Đạt    
19.2. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước   Đạt    
 
Mẫu số 09
ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN 
……………..

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
Số:     /BC-UBND ……………., ngày ….. tháng …. năm ……
BÁO CÁO
Kết quả xây dựng nông thôn mới năm ………………………..
của huyện ………………….…, tỉnh …………….
 
I. Đặc điểm tình hình chung
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2. Thuận lợi
3. Khó khăn
II. Căn cứ triển khai thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới
Căn cứ các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương và của tỉnh.
III. Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới
1. Công tác chỉ đạo, Điều hành
2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn
a) Công tác truyền thông.
b) Công tác đào tạo, tập huấn.
3. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Tổng kinh phí đã thực hiện: ………………….. triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách Trung ương ……………. triệu đồng, chiếm ……………. %;
- Ngân sách tỉnh ………. triệu đồng, chiếm …………………….…… %;
- Ngân sách huyện ………….. triệu đồng, chiếm ……………………. %;
- Ngân sách xã …………… triệu đồng, chiếm ……………..……….. %;
- Vốn vay tín dụng ……….. triệu đồng, chiếm …………………..…. %;
- Doanh nghiệp …………… triệu đồng, chiếm …………….……….. %;
- Nhân dân đóng góp ………… triệu đồng, chiếm ……….………… %.
IV. Kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện
1. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định:
- Tổng số xã trên địa bàn huyện:
- Số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới:
- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới:
2. Một số kết quả chủ yếu xây dựng nông thôn mới của các xã:
2.1. Công tác lập quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch
2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu:
- Về giao thông:
- Về thủy lợi:
- Về trường học:
- Về cơ sở vật chất văn hóa:
- Về chợ nông thôn...
- ………………….
2.3. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân:
- Về nông, lâm nghiệp, thủy sản:
- Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ:
- Phản ánh một số kết quả chính: thu nhập bình quân khu vực nông thôn của huyện; tỷ lệ hộ nghèo của huyện.
2.4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường:
- Về giáo dục:
- Về y tế:
- Về văn hóa:
- Về môi trường:
2.5. Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội:
3. Kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới
3.1. Tiêu chí số 1 về Quy hoạch
a) Yêu cầu của tiêu chí:
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện:………………………………………………;
- Các nội dung đã thực hiện: .........................................................................................;
- Khối lượng thực hiện: ……………………………………………………………….;
c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí (trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu của tiêu chí).
3.2. Tiêu chí số 2 về Giao thông
a) Yêu cầu của tiêu chí:
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: ……………………………………………..;
- Các nội dung đã thực hiện: ………………………………………………………….;
- Khối lượng thực hiện: ……………………………………………………………….;
c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí (trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu của tiêu chí).
n. Tiêu chí số …………………………….. về ………………….……….
……………………………………………………………………………..
V. Đánh giá chung
1. Những mặt đã làm được
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
3. Bài học kinh nghiệm
VI. Kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới
1. Quan điểm
2. Mục tiêu
3. Nội dung nâng chất các tiêu chí nông thôn mới
 
Nơi nhận:
- ……..;
- ……..;
- ……..;
- Lưu: VT, …..
TM. UBND HUYỆN
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ
HUYỆN NÔNG THÔN MỚI
Huyện 
………………………….., tỉnh ……………………….
(Kèm theo Báo cáo số:     /BC-UBND   ngày    /    /20…... của UBND huyện …….)
TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí ĐVT Tiêu chuẩn đạt chuẩn Kết quả thực hiện Kết quả tự đánh giá của huyện
1 Quy hoạch Có quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện được phê duyệt   Đạt    
2 Giao thông 2.1. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối tới các xã   Đạt    
2.2. Tỷ lệ km đường huyện đạt chuẩn theo quy hoạch % 100%    
3 Thủy lợi Hệ thống thủy lợi liên xã đồng bộ với hệ thống thủy lợi các xã theo quy hoạch   Đạt    
4 Điện Hệ thống điện liên xã đồng bộ với hệ thống điện các xã theo quy hoạch, đảm bảo yêu cầu kỹ; thuật của cả hệ thống   Đạt    
5 Y tế - Văn hóa - Giáo dục 5.1. Trung tâm y tế huyện đạt tiêu chuẩn hạng 3 theo tiêu chuẩn xếp hạng của đơn vị sự nghiệp y tế   Đạt    
5.2. Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đạt chuẩn, có các hoạt động văn hóa - thể thao phù hợp kết nối với các xã có hiệu quả   Đạt    
5.3. Tỷ lệ trường Trung học phổ thông đạt chuẩn % ≥ 60%    
6 Sản xuất Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; hoặc có mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của huyện   Đạt    
7 Môi trường 7.1. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đạt tiêu chuẩn   Đạt    
7.2. Cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực - thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường % 100%    
8 An ninh, trật tự XH Đảm bảo an toàn an ninh, trật tự xã hội   Đạt    
9 Chỉ đạo xây dựng NTM 9.1. Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện được kiện toàn tổ chức và hoạt động đúng quy định   Đạt    
9.2. Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới cấp huyện được tổ chức và hoạt động đúng quy định   Đạt    
 
 
Mẫu số 10
ỦY BAN NHÂN DÂN
THỊ Xà
………..

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
Số:     /BC-UBND …………., ngày ….. tháng …. năm ……
 
BÁO CÁO
Kết quả xây dựng nông thôn mới năm …………….……….
của thị xã………………………, tỉnh ……………………….
 
 
 

I. Đặc điểm tình hình chung
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2. Thuận lợi
3. Khó khăn
II. Căn cứ triển khai thực hiện xây dựng thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
Căn cứ các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương và của địa tỉnh.
III. Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
1. Công tác chỉ đạo, Điều hành
2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn
a) Công tác truyền thông.
b) Công tác đào tạo, tập huấn.
3. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã
Tổng kinh phí đã thực hiện: ……………… triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách Trung ương ……….. triệu đồng, chiếm ……. %;
- Ngân sách tỉnh …….. triệu đồng, chiếm ……………..… %;
- Ngân sách thị xã ……… triệu đồng, chiếm ………….… %;
- Ngân sách xã ………. triệu đồng, chiếm ……….………. %;
- Vốn vay tín dụng ………. triệu đồng, chiếm ……….….. %;
- Doanh nghiệp ………. triệu đồng, chiếm ……………..... %;
- Nhân dân đóng góp ………… triệu đồng, chiếm …….… %.
IV. Kết quả xây dựng nông thôn mới của thị xã
1. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định:
- Tổng số xã trên địa bàn thị xã:
- Số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới:
- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới:
2. Một số kết quả chủ yếu xây dựng nông thôn mới của các xã:
2.1. Công tác lập, tổ chức thực hiện quy hoạch
2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu:
- Về giao thông:
- Về thủy lợi:
- Về trường học:
- Về cơ sở vật chất văn hóa:
- Về chợ nông thôn...
-………………..
2.3. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân:
- Về nông, lâm nghiệp, thủy sản:
- Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ:
- Phản ánh một số kết quả chính: thu nhập bình quân khu vực nông thôn của thị xã; tỷ lệ hộ nghèo của thị xã/thành phố.
2.4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường:
- Về giáo dục:
- Về y tế:
- Về văn hóa:
- Về môi trường:
2.5. Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội:
IV. Đánh giá chung
1. Những mặt đã làm được
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
3. Bài học kinh nghiệm
V. Kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới của thị xã
1. Quan điểm
2. Mục tiêu
3. Nội dung nâng chất các tiêu chí nông thôn mới
 
Nơi nhận:
- …………….;
- ……………;
- Lưu: VT, ………
TM. UBND THỊ XÃ
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
Mẫu số 11
ỦY BAN NHÂN DÂN
……………

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
Số:       /BC-UBND …………, ngày .... tháng .... năm ………
 
BÁO CÁO
Tổng hợp ý kiến tham gia vào kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới năm …………. của xã ………….., huyện …………., tỉnh ………………
 

I. Quá trình UBND xã tổ chức lấy ý kiến tham gia
- …………………………………………………………………..
- …………………………………………………………………..
II. Kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của xã
Tổng số tiêu chí xã tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định tính đến năm….. là ……./ ………. (tổng số) tiêu chí, đạt …………..%.
III. Ý kiến tham gia vào kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn xã
1. Ý kiến tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội của xã
- Hình thức tham gia ý kiến: ………………………………………………………….
- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………….
- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): …………………………………………………………
2. Ý kiến tham gia của các tổ chức khác trên địa bàn xã (các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, ....)
- Hình thức tham gia ý kiến: …………………………………………………………
- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………….
- Ðề xuất, kiến nghị (nếu có): ………………………………………………….……..
3. Ý kiến tham gia của nhân dân trên địa bàn xã
- Ý kiến tham gia: ……………………………………………………………....……
- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ………………………………………………..………
IV. Kết quả tiếp thu ý kiến tham gia, giải trình của UBND xã
- ……………………………………………………………………………….……..
- ………………………………………………………………………………….…..
 Nơi nhận:
- …………;
- …………;
- Lưu: VT, ……
TM. UBND XÃ
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 Mẫu số 12
ỦY BAN NHÂN DÂN
………………

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
Số:      /BC-UBND …………., ngày ….. tháng ….. năm ……
BÁO CÁO
Tổng hợp ý kiến tham gia về kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới, kết quả xây dựng nông thôn mới năm ……. của huyện/thị xã ……, tỉnh ………….
I. Tóm tắt quá trình UBND huyện/thị xã tổ chức lấy ý kiến tham gia
…………………………………………………………………………………….……
II. Ý kiến tham gia về kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện/thị xã
1. Ý kiến tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội của huyện/thị xã
- Hình thức tham gia ý kiến: …………………………………………………………...
- Ý kiến tham gia: ……………………………………………………………………..
- Đề xuất, kiến nghị (nếu có):
2. Ý kiến tham gia của UBND các xã trên địa bàn huyện/thị xã
- Hình thức tham gia ý kiến: ………………………………………………………….
- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………….
- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): …………………………………………………………
3. Ý kiến tham gia của các đơn vị, tổ chức khác trên địa bàn huyện/thị xã (tên đơn vị, tổ chức:…)
- Hình thức tham gia ý kiến: …………………………………………………………..
- Ý kiến tham gia: ……………………………………………………………………..
- Đề xuất, kiến nghị (nếu có):………………………………………………………….
4. Ý kiến tham gia của nhân dân trên địa bàn huyện/thị xã
- Ý kiến tham gia: ……………………………………………………………………..
- Đề xuất, kiến nghị (nếu có):…………………………………………………………..
III. Kết quả tiếp thu ý kiến tham gia, giải trình của UBND huyện/thị xã
- …………………………………………………………………..……………………
Nơi nhận:
- ……….;
- ……….;
- Lưu: VT, ………
TM. UBND …………..
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
Mẫu số 13
ỦY BAN NHÂN DÂN
……………

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
  …………., ngày …. tháng …… năm ……
                                                                 BIÊN BẢN
Họp đề nghị xét, công nhận xã ……………………
đạt chuẩn nông thôn mới năm ………………
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của tỉnh);
Căn cứ Báo cáo số ……… ngày …../ ……/ ………. của UBND xã ……………. về kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn xã và Báo cáo …………. ngày ……/ …../ ……. của UBND xã tổng hợp ý kiến tham gia của các tổ chức, đoàn thể xã và nhân dân trong xã về kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của xã,
Hôm nay, vào hồi …….. giờ …….. phút ngày …../ …../ ……… tại ………….., UBND xã ……… (huyện …….., tỉnh …………..) tổ chức họp đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, cụ thể như sau:
I. THÀNH PHẦN THAM GIA CUỘC HỌP, GỒM CÓ:
- Ông (bà): ………………………… - Chức vụ, đơn vị công tác - Chủ trì cuộc họp;
- ……………………………………………………………………..
- Ông (bà): ………………………….. - Chức vụ, đơn vị công tác - Thư ký cuộc họp.
II. NỘI DUNG CUỘC HỌP
1. UBND xã báo cáo kết quả tự đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của xã; tổng hợp báo cáo tham gia ý kiến của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong xã về kết quả xây dựng nông thôn mới của xã.
2. Ý kiến phát biểu thảo luận của các thành viên tham dự cuộc họp về kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn xã.
3. Kết quả bỏ phiếu: số thành viên tham dự cuộc họp nhất trí đề nghị xét, công nhận xã …….. đạt chuẩn nông thôn mới năm ……. là …………/tổng số ……….. thành viên tham dự cuộc họp, đạt …………..%.
Biên bản kết thúc hồi ………… giờ ……….. phút ngày …../ ……/ ………, đã thông qua cho các thành viên tham dự cuộc họp cùng nghe và nhất trí ……………%.
Biên bản này được lập thành ……… bản có giá trị pháp lý như nhau: UBND xã lưu ………. bản; để làm hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới gửi UBND huyện ……… bản./.
 
THƯ KÝ CUỘC HỌP
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
Mẫu số 14
ỦY BAN NHÂN DÂN
……………

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
  …………, ngày …… tháng ….. năm ……
BIÊN BẢN
Họp đề nghị xét, công nhận xã …………… đạt chuẩn nông thôn mới năm
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của tỉnh);
Căn cứ Báo cáo số ……. ngày ..../ ..../………. của UBND huyện …………………. về thẩm tra hồ sơ và kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới cho xã ………… năm …….. và Báo cáo …… ngày …./…./….. của UBND huyện …………….. tổng hợp ý kiến tham gia về kết quả thẩm tra các tiêu chí nông thôn mới năm ………. cho xã ………..
Hôm nay, vào hồi ………. giờ ……. phút ngày ……/ ……/……… tại ………………, UBND huyện ……….. (tỉnh …………) tổ chức họp đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, cụ thể như sau:
I. THÀNH PHẦN THAM GIA CUỘC HỌP, GỒM CÓ:
- Ông (bà): ………………………. - Chức vụ, đơn vị công tác - Chủ trì cuộc họp;
- ……………………………………………………
- Ông (bà): …………………………… - Chức vụ, đơn vị công tác - Thư ký cuộc họp.
II. NỘI DUNG CUỘC HỌP
1. UBND huyện trình bày Báo cáo thẩm tra hồ sơ và kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của xã …………; Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia về kết quả thẩm tra các tiêu chí nông thôn mới năm ……….. của xã …………..
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện trình bày Báo cáo về kết quả lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân trên địa bàn xã đối với việc công nhận xã ………….. đạt chuẩn nông thôn mới.
3. Ý kiến phát biểu thảo luận của các thành viên tham dự cuộc họp về đề nghị xét, công nhận xã ………………… đạt chuẩn nông thôn mới.
4. Kết quả bỏ phiếu: số thành viên tham dự cuộc họp nhất trí đề nghị xét, công nhận xã ……… đạt chuẩn nông thôn mới năm ……… là ….. /tổng số ………… thành viên tham dự cuộc họp, đạt ……………%.
Biên bản kết thúc hồi ……. giờ ………. phút ngày ……/ …../ …….., đã thông qua cho các thành viên tham dự cuộc họp cùng nghe và nhất trí ………..%.
Biên bản này được lập thành ……… bản có giá trị pháp lý như nhau: UBND huyện lưu …… bản; để làm hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới gửi UBND tỉnh ……… bản./.
 THƯ KÝ CUỘC HỌP
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 Mẫu số 15
ỦY BAN NHÂN DÂN
………….

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
  ………….., ngày ….. tháng ….. năm …….
                                                        BIÊN BẢN
Họp đề nghị xét, công nhận huyện/thị xã ………… đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ……………..
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);
Căn cứ Báo cáo số …….. ngày …../ …../ …… của UBND huyện/thị xã ………... về kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới, kết quả xây dựng nông thôn mới và Báo cáo số ……….. ngày ..../ ..../ .... của UBND huyện/thị xã ………. tổng hợp ý kiến tham gia về kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới, kết quả xây dựng nông thôn mới,
Hôm nay, vào hồi ………. giờ …… phút ngày …../ ……/ ……….. tại ……………, UBND huyện/thị xã ………….. (tỉnh …………) tổ chức họp đề nghị xét, công nhận huyện/thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, cụ thể như sau:
I. THÀNH PHẦN THAM GIA CUỘC HỌP, GỒM CÓ:
- Ông (bà): ……………… - Chức vụ, đơn vị công tác - Chủ trì cuộc họp;
- Ông (bà): …………………….. - Chức vụ, đơn vị công tác - Thư ký cuộc họp.
II. NỘI DUNG CUỘC HỌP
1. UBND huyện/thị xã báo cáo kết quả tự đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, kết quả xây dựng nông thôn mới; tổng hợp báo cáo tham gia ý kiến của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn huyện/thị xã về kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện/thị xã.
2. Ý kiến phát biểu thảo luận của các thành viên tham dự cuộc họp về kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới, kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện/thị xã.
3. Kết quả bỏ phiếu: số thành viên tham dự cuộc họp nhất trí đề nghị xét, công nhận huyện/thị xã ………… đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ……. là ……./tổng số ........ thành viên tham dự cuộc họp, đạt ……….%.
Biên bản kết thúc hồi …….. giờ …… phút ngày ..../ …../ ……., đã thông qua cho các thành viên tham dự cuộc họp cùng nghe và nhất trí …………..%.
Biên bản này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau: UBND huyện/thị xã lưu …. bản; để làm hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, gửi UBND tỉnh … bản./.
 THƯ KÝ CUỘC HỌP
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
Mẫu số 16
ỦY BAN NHÂN DÂN
………….

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
  ………….., ngày ….. tháng ….. năm …….
                                                                BIÊN BẢN
Họp đề nghị xét, công nhận huyện/thị xã ……….. đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ 
xây dựng nông thôn mới năm …………….
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);
Căn cứ Báo cáo số …… ngày ……../ …./.... của UBND tỉnh…………. về thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cho huyện/thị xã ……. năm … và Báo cáo …… ngày …../ …../ ..... của UBND tỉnh tổng hợp ý kiến tham gia về kết quả thẩm tra hồ sơ cho huyện/thị xã…………….,
Hôm nay, vào hồi ……… giờ ……… phút ngày …../ …../………. tại ………….., UBND tỉnh …… tổ chức họp đề nghị xét công nhận huyện/thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, cụ thể như sau:
I. THÀNH PHẦN THAM GIA CUỘC HỌP, GỒM CÓ:
- Ông (bà): …………………. - Chức vụ, đơn vị công tác - Chủ trì cuộc họp;
- Ông (bà): …………………. - Chức vụ, đơn vị công tác - Thư ký cuộc họp.
II. NỘI DUNG CUỘC HỌP
1. UBND tỉnh trình bày Báo cáo thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cho huyện/thị xã…………; Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia về kết quả thẩm tra hồ sơ của huyện/thị xã………….
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trình bày Báo cáo về kết quả lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân trên địa bàn huyện/thị xã đối với việc công nhận huyện/thị xã…….. đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
3. Ý kiến phát biểu thảo luận của các thành viên tham dự cuộc họp về đề nghị xét, công nhận huyện/thị xã…………… đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
4. Kết quả bỏ phiếu: số thành viên tham dự cuộc họp nhất trí đề nghị xét, công nhận huyện/thị xã ……… đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm … là……. /tổng số……………. thành viên tham dự cuộc họp, đạt …………..%.
Biên bản kết thúc hồi ……. giờ .... phút ngày ..../ ..../ …….., đã thông qua cho các thành viên tham dự cuộc họp cùng nghe và nhất trí …………%.
 THƯ KÝ CUỘC HỌP
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Biên bản này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau: UBND tỉnh lưu ….. bản; để làm hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện/thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ……… bản./.
 
 Mẫu số 17
 
ỦY BAN NHÂN DÂN
………….

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
Số:     /BC-UBND ………….., ngày ….. tháng ….. năm 20….
BÁO CÁO
Về việc thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn
nông thôn mới cho xã ……….… năm ………..
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của tỉnh);
Căn cứ đề nghị của UBND xã ……….. tại Tờ trình số ………../TTr-UBND ngày ……./ …../ ….. về việc thẩm tra, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm ……………….
Căn cứ kết quả thẩm tra, đánh giá cụ thể thực tế mức độ đạt từng tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn xã, UBND huyện …………… báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và thực hiện các tiêu chí nông thôn mới cho xã …………… năm ……… cụ thể như sau:
I. KẾT QUẢ THẨM TRA
Thời gian thẩm tra (từ ngày ……/ ……/……. đến ngày …../ …../ ………….):
1. Về hồ sơ
2. Về kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới
2.1. Tiêu chí số ………… về …………………..
a) Yêu cầu của tiêu chí:
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: …………………………………………….;
- Các nội dung đã thực hiện: …………………………………………………………;
- Khối lượng thực hiện: ………………………………………………………………;
- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………….…… triệu đồng.
c) Đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí ……………………….. (trên cơ sở kết quả thẩm tra so với yêu cầu của tiêu chí).
2. Tiêu chí số …………… về …………………………………………………….…..
a) Yêu cầu của tiêu chí: ……………………………………………………………….
b) Kết quả thực hiện tiêu chí: …………………………………………………..…….
- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: ……………………………………………..;
- Các nội dung đã thực hiện: ………………………………………………………….;
- Khối lượng thực hiện: ……………………………………………………………….;
- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ……………………. triệu đồng.
c) Đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí ............................... (trên cơ sở kết quả thẩm tra so với yêu cầu của tiêu chí).
n. Tiêu chí số …………………………..……… về ……………..…………….……
……………………………………………………………………………………….
3. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới
- ……………………………………………………………………..………………
II. KẾT LUẬN
1. Về hồ sơ
2. Về kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới
- Tổng số tiêu chí nông thôn mới của xã …………………… đã được UBND huyện ………… thẩm tra đạt chuẩn nông thôn mới tính đến thời điểm thẩm tra là: ………/19 tiêu chí, đạt ……%.
- ………………………………………………………………………………………..
3. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới
- ……………………………………………………………………………………….
III. KIẾN NGHỊ
…………………………………………………………………………………………
 Nơi nhận:
- ……….;
- ……….;
- ……….;
- Lưu: VT, ……;
TM. UBND …………….
                CHỦ TỊCH
     (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM TRA
CÁC TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI

của xã ……………….., huyện ………….. tỉnh ………………..
(Kèm theo Báo cáo số:      /BC- UBND ngày    /      /20…. của UBND huyện………...)
TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí ĐVT Tiêu chuẩn đạt chuẩn Kết quả tự đánh giá của xã Kết quả thẩm tra của huyện
I. QUY HOẠCH        
1 Quy hoạch 1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn   Đạt    
1.2. Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch   Đạt    
II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI        
2 Giao thông 2.1. Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm  % 100%    
2.2. Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm  % Đồng bằng (≥85%)
Miền núi (≥65%)
   
2.3. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa  % Đồng bằng (100%)
Miền núi (≥80%)
   
2.4. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm  % Đồng bằng (≥80%)
Miền núi (≥60%)
   
3 Thủy lợi 3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên   Đạt    
3.2. Đảm bảo đủ Điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ   Đạt    
4 Điện 4.1. Hệ thống điện đạt chuẩn   Đạt    
4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn % ≥98%    
5 Trường học Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia % ≥80%    
6 Cơ sở vật chất văn hóa 6.1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã   Đạt    
6.2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định   Đạt    
6.3. Tỷ lệ thôn, bản, ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng % 100%    
7 Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa   Đạt    
8 Thông tin và Truyền thông 8.1. Xã có điểm phục vụ bưu chính  %  
 Đồng bằng (≥95%)
Miền núi (≥85%)
   
8.2. Xã có dịch vụ viễn thông, internet  % Đồng bằng (≥95%)
Miền núi (≥85%)
   
8.3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn Đồng bằng (≥100%)
Miền núi (≥65%)
   
8.4. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, Điều hành Đồng bằng (≥75%)
Miền núi (≥50%)
   
9 Nhà ở dân cư 9.1. Nhà tạm, dột nát   Không    
9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định % ≥80%    
III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
10 Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 (triệu đồng/người) Triệu đồng ≥36    
11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 % ≤5%    
12 Lao động có việc làm Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động % ≥90%    
13 Tổ chức sản xuất 13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012   Đạt    
13.2. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực ðảm bảo bền vững   Đạt    
IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG
14 Giáo dục 14.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở   Đạt    
14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) % ≥85%    
14.3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo % ≥40%    
15 Y tế 15.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế % ≥85%    
15.2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế   Đạt    
15.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) % ≤24,2%    
16 Văn hóa Tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định % ≥70%    
17 Môi trường và an toàn thực phẩm 17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định % ≥98% (≥60% nước sạch)    
17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường % 100%    
17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn   Đạt    
17.4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch   Đạt    
17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định   Đạt    
17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch % ≥85%    
17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường % ≥70%    
17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm % 100%    
V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
18 Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp Luật 18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn   Đạt    
18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định   Đạt    
18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh"   Đạt    
18.4. Tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên % 100%    
18.5. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp Luật theo quy định   Đạt    
18.6. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội   Đạt    
19 Quốc phòng và An ninh 19.1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng   Đạt    
19.2. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước   Đạt    
 
 Mẫu số 18
ỦY BAN NHÂN DÂN
……………..

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
Số:    /BC-UBND ……………, ngày ….. tháng ….. năm 20…..
 
BÁO CÁO
Về việc thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn
nông thôn mới cho huyện ………… năm ………….
 
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);
Căn cứ đề nghị của UBND huyện …………… tại Tờ trình số ………./TTr-UBND ngày …./ …./.... về việc thẩm tra, xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm ……
Căn cứ kết quả thẩm tra, đánh giá cụ thể thực tế mức độ đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới, UBND tỉnh ……………….. báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới cho huyện …………….. năm ……… cụ thể như sau;
I. KẾT QUẢ THẨM TRA
Thời gian thẩm tra (từ ngày …../…../….. đến ngày …../ …../…..):
1. Về hồ sơ
2. Về kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới
2.1. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định:
- Tổng số xã trên địa bàn huyện:
- Số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới:
- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới:
2.2. Kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới
a) Tiêu chí số 1 về Quy hoạch
- Yêu cầu của tiêu chí:
- Kết quả thực hiện tiêu chí:
+ Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: …………………………………………….;
+ Các nội dung đã thực hiện: …………………………………………………………;
+ Khối lượng thực hiện: ………………………………………………………………;
- Đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí (trên cơ sở kết quả thẩm tra so với yêu cầu của tiêu chí).
b) Tiêu chí số 2 về Giao thông
- Yêu cầu của tiêu chí:
- Kết quả thực hiện tiêu chí:
+ Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: ……………………………………………..;
+ Các nội dung đã thực hiện: ………………………………………………………....;
+ Khối lượng thực hiện: ………………………………………………………………;
- Đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí (trên cơ sở kết quả thẩm tra so với yêu cầu của tiêu chí).
n. Tiêu chí số …….. về …………….
3. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới
- ………………………………………………………………………..……
II. KẾT LUẬN
1. Về hồ sơ
- …………………………………………………………………………..…..
2. Về kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới
- ………………………………………………………………………….……
3. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới
- ……………………………………………………………………………….
III. KIẾN NGHỊ
…………………………………………………………………………………
 
Nơi nhận:
- ………..;
- ………..;
- Lưu: VT, …….
TM. UBND ………..
 CHỦ TỊCH
     (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 

 
 
BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM TRA
CÁC TIÊU CHÍ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI

của huyện …………. tỉnh …………….
(Kèm theo Báo cáo số:       /BC-UBND ngày     /     /20... của UBND tỉnh ……..)
TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí ĐVT Tiêu chuẩn đạt chuẩn Kết quả tự đánh giá của huyện Kết quả thẩm tra của tỉnh
1 Quy hoạch Có quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện được phê duyệt   Đạt    
2 Giao thông 2.1. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối tới các xã   Đạt    
2.2. Tỷ lệ km đường huyện đạt chuẩn theo quy hoạch % 100%    
3 Thủy lợi Hệ thống thủy lợi liên xã đồng bộ với hệ thống thủy lợi các xã theo quy hoạch   Đạt    
4 Điện Hệ thống điện liên xã đồng bộ với hệ thống điện các xã theo quy hoạch, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của cả hệ thống   Đạt    
5 Y tế - Văn hóa - Giáo dục 5.1. Trung tâm y tế huyện đạt tiêu chuẩn hạng 3 theo tiêu chuẩn xếp hạng của đơn vị sự nghiệp y tế   Đạt    
5.2. Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đạt chuẩn, có các hoạt động văn hóa - thể thao phù hợp kết nối với các xã có hiệu quả   Đạt    
5.3. Tỷ lệ trường Trung học phổ thông đạt chuẩn % ≥ 60%    
6 Sản xuất Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; hoặc có mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của huyện   Đạt    
7 Môi trường 7.1. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đạt tiêu chuẩn   Đạt    
7.2. Cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực - thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường % 100%    
8 An ninh, trật tự XH Đảm bảo an toàn an ninh, trật tự xã hội   Đạt    
9 Chỉ đạo xây dựng NTM 9.1. Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện được kiện toàn tổ chức và hoạt động đúng quy định   Đạt    
9.2. Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới cấp huyện được tổ chức và hoạt động đúng quy định   Đạt    
 
Mẫu số 19
ỦY BAN NHÂN DÂN
……………..

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
Số:      /BC-UBND ……………, ngày ….. tháng ….. năm 20…..
 
BÁO CÁO
Về việc thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cho thị xã……….. năm ………………
 
 
 

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của tỉnh);
Căn cứ đề nghị của UBND thị xã……….. tại Tờ trình số …………/TTr-UBND ngày …./ …./…... về việc thẩm tra, xét công nhận thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ……………
Căn cứ kết quả thẩm tra, đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới, UBND tỉnh ………… báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cho thị xã……….… năm ………….. cụ thể như sau:
I. KẾT QUẢ THẨM TRA
Thời gian thẩm tra (từ ngày…./…./…. đến ngày …../…./….):
1. Về hồ sơ
2. Về kết quả công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới
- Tổng số xã trên địa bàn thị xã:
- Số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới:
- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới:
3. Về kết quả xây dựng nông thôn mới (trên cơ sở đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới của thị xã)
4. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới
- …………………………………………………………………………….…
II. KẾT LUẬN
1. Về hồ sơ
- ………………………………………………….……………………………..
2. Về kết quả xây dựng nông thôn mới
- …………………………………………………………………………………
3. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới
- …………………………………………………………………………….…..
III. KIẾN NGHỊ
…………………………………………………………………..……………./.
Nơi nhận:
- ………………;
- Lưu: VT, ………
TM. UBND …………
               CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
Mẫu số 20
ỦY BAN NHÂN DÂN
……………..

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
Số:      /BC-UBND ……………, ngày ….. tháng ….. năm ..…..
 
BÁO CÁO
Tổng hợp ý kiến tham gia vào kết quả thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm ………….. cho xã …………., huyện …….. tỉnh…..
I. Tóm tắt quá trình UBND huyện tổ chức lấy ý kiến tham gia
- ……………………………………………………………………………………..…
II. Ý kiến tham gia vào kết quả thẩm tra các tiêu chí nông thôn mới cho xã
1. Ý kiến tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện
- Hình thức tham gia ý kiến: ……………………………………………………………………………………..…..
- Ý kiến tham gia: ………………………………………………………………………..………….……
- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): …………………………………………………………………………….……..……
2. Ý kiến tham gia của UBND các xã trên địa bàn huyện
- Hình thức tham gia ý kiến: …………………………………………………………………………….……..…..
- Ý kiến tham gia: ………………………………………………………………………………………...…
- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): …………………………………………………………………...………………………
3. Ý kiến tham gia của nhân dân trên địa bàn huyện (nếu có)
- Hình thức tham gia ý kiến: …………………………………………………………………………………………..
- Ý kiến tham gia: ………………………………………………………………………………….….……
- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): …………………………………………………………………………………..………
III. Kết quả tiếp thu ý kiến tham gia, giải trình của UBND huyện
- ………………………………………………………………………………..……….
 
Nơi nhận:
- ………………;
- Lưu: VT, ………
TM. UBND …………
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
Mẫu số 21
ỦY BAN NHÂN DÂN
……………..

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
Số:      /BC-UBND ……………, ngày ….. tháng ….. năm ..…..
BÁO CÁO
Tổng hợp ý kiến tham gia vào kết quả thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ………… cho huyện/thị xã……………, tỉnh …………………….
I. Tóm tắt quá trình UBND tỉnh tổ chức lấy ý kiến tham gia
- …………………………………………………………………………
II. Ý kiến tham gia vào kết quả thẩm tra hồ sơ đối với huyện/thị xã
1. Ý kiến tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh
- Hình thức tham gia ý kiến: …………………………………………………………..
- Ý kiến tham gia:  …………………………………………………………………….
- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): …………………………………………………………
2. Ý kiến tham gia của UBND các huyện, thị trên địa bàn tỉnh
- Hình thức tham gia ý kiến: ……………………………….………………………….
- Ý kiến tham gia: ……………………………………..………………………………
- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ………………………………………………..………..
3. Ý kiến tham gia của nhân dân trên địa bàn tỉnh (nếu có)
- Hình thức tham gia ý kiến: …………………………………………………….……..
- Ý kiến tham gia: ……………………………………………………………………...
- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): …………………………………………………………
III. Kết quả tiếp thu ý kiến tham gia, giải trình của UBND tỉnh 
Nơi nhận:
- ………………;
- Lưu: VT, ………
TM. UBND …………
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Mẫu số 22
ỦY BAN NHÂN DÂN
……………..

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
  ……………, ngày ….. tháng ….. năm 20.…..
 
DANH SÁCH CÁC XÃ ĐÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI
(thuộc huyện/thị xã ………………, tỉnh ………………)
TT Tên xã đã đạt chuẩn nông thôn mới Năm được công nhận Số, ký hiệu, ngày tháng của Quyết định công nhận Cấp ban hành Quyết định Trích yếu nội dung Quyết định Năm công bố xã đạt chuẩn NTM Ghi chú
  Xã ………………            
  Xã ……………….            
  ………….            
  ………….            
  Tổng số: ....xã đạt chuẩn/tổng số .... xã thuộc huyện, đạt....%            
 
NGƯỜI LẬP DANH SÁCH
(Ký, ghi rõ họ tên)
TM. UBND …..
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
 
 


Phụ lục II
CÁC VĂN BẢN, TÀI LIỆU CHỨNG MINH ĐÃ ĐẠT CÁC CHỈ TIÊU, TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI
(Kèm theo Quy định tại Quyết định số          /QĐ-UBND ngày      tháng     năm 2017 của UBND tỉnh Quảng Trị)
 
            TT Tiêu chí Đơn vị thực hiện Văn bản, tài liệu chứng minh Ghi chú
1 Quy hoạch Cấp xã - Bản sao: Quyết định phê duyệt quy hoạch chung của xã, đề án xây dựng xã nông thôn mới (bao gồm các QĐ phê duyệt điều chỉnh, nếu có), quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.
- Bản sao: Biên bản họp công khai quy hoạch đến các thôn (nếu tổ chức họp công khai) hoặc kế hoạch thông báo trên loa, đài, trụ sở thôn (nếu công bố trên loa, đài, trụ sở thôn);
- Bản sao: Hồ sơ cắm mốc quy hoạch theo quy định (Quyết định phê duyệt hồ sơ mốc (nếu có), số mốc đã cắm, địa điểm đã cắm mốc, biên bản bàn giao mốc đã cắm).
Những địa phương lập mới hoặc điều chỉnh quy hoạch sau ngày 05/4/2017 sẽ kiểm tra thành phần hồ sơ theo quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng
Câp huyện Văn bản đánh giá tiêu chí quy hoạch (mẫu 1-phụ lục III)
2 Giao thông Cấp xã - Báo cáo hiện trạng giao thông trên địa bàn (mẫu 2.1-phụ lục III)
- Bản đồ quy hoạch hệ thống giao thông của xã
 
Câp huyện Văn bản đánh giá tiêu chí giao thông (mẫu 2.2-phụ lục III)  
3 Thủy lợi Câp xã - Bản sao: các tài liệu quy hoạch/ kế hoạch liên quan đến tiêu chí thủy lợi; bản sao Quyết định phê duyệt thiết kế hoặc báo cáo kinh tế- kỹ thuật các công trình thủy lợi (nếu có).
- Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất nông nghiệp của xã trong năm đánh giá hoặc năm gần nhất năm đánh giá.
-Bản sao: hợp đồng cung cấp và sử dụng nước (diện tích thủy lợi phí) giữa đơn vị cung cấp nước với đơn vị sử dụng (nếu có); bản sao quyết định của UBND cấp huyện phê duyệt diện tích đất sản xuất nông nghiệp có tưới chủ động được nhà nước cấp bù thủy lợi phí và văn bản xác nhận diện tích được tưới nhưng không nằm trong diện tích được nhà nước cấp bù thủy lợi trên địa bàn xã của UBND cấp huyện trong năm đánh giá hoặc năm gần nhất năm đánh giá.
- Bản sao: Quyết định thành lập Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai cấp xã và Quyêt định thành lập lực lượng xung kích xã; quy chế hoạt động; phương án/ kế hoạch phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” của UBND xã; bảng kê các phương tiện, trang thiết bị, vật tư thiết yếu phòng chống thiên tai; kế hoạch tuyên truyền phổ biến kiến thức phòng chống thiên tai cho người dân.
 
Cấp huyện Văn bản đánh giá tiêu chí thủy lợi (mẫu 3-phụ lục III)  
4 Điện Cấp xã Danh sách hộ sử dụng điện trong xã  
Câp huyện Văn bản đánh giá tiêu chí điện (mẫu 4-phụ lục III)  
5 Trường học Cấp xã - Đối với trường (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) đã đạt chuẩn quốc gia: Bản sao Quyết định công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia hoặc Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia còn hiệu lực (5 năm kể từ ngày công nhận).
- Đối với trường chưa đạt chuẩn quốc gia:
+ Báo cáo kết quả xây dựng trường chuẩn quốc gia của năm đánh giá  theo (Chú ý đánh giá tỉ lệ đạt được so với chuẩn quy định về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học);
+ Bản sao quyết định và đề án/ kế hoạch xây dựng trường chuẩn đã được UBND cấp huyện phê duyệt;
+ Sơ đồ hiện trạng nhà trường và các hồ sơ có liên quan (nếu có).
 
Câp huyện Văn bản đánh giá tiêu chí Trường học (mẫu 5-phụ lục III)  
6 Cơ sở vật chất văn hóa Cấp xã Báo cáo kết quả hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao, vui chơi giải trí cho trẻ em và người cao tuổi của xã, thôn trong năm đánh giá.  
Câp huyện Văn bản đánh giá tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa (mẫu 6-phụ lục III)  
7 Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn Cấp xã + Đối với chợ nông thôn:
- Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng/ cải tạo/ nâng cấp chợ.
- Bản sao Quyết định thành lập Ban quản lý/tổ quản lý/ HTX/doanh nghiệp quản lý chợ.
- Bản sao Quyết định phê duyệt nội quy chợ.
- Bản sao biên bản bàn giao tài sản (cân đối chứng, thiết bị đo lường)
+ Đối với cơ sở bán lẻ khác ở nông thôn:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức/ cá nhân kinh doanh siêu thị mini/ cửa hàng tiện lợi/ cửa hàng kinh doanh tổng hợp.
- Bản sao giấy phép xây dựng siêu thị minh/ cửa hàng tiện lợi/ cửa hàng kinh doanh tổng hợp.
- Nội quy, quy chế hoạt động siêu thị mini/ cửa hàng tiện lợi/ cửa hàng kinh doanh tổng hợp.
 
Câp huyện Văn bản đánh giá tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (mẫu 7-phụ lục III)  
8 Thông tin và truyền thông Cấp xã Văn bản đánh giá của xã (mẫu 8.1-phụ lục III)  
Câp huyện Văn bản xác nhận tiêu chí Thông tin và truyền thông (mẫu 8.2, 8.3, 8.4 và 8.5-phụ lục III)  
9 Nhà ở dân cư Cấp xã Kiểm tra tiêu chí nhà ở dân cư của các thôn (mẫu 9.1-phụ lục III)  
Câp huyện Văn bản đánh giá tiêu chí Nhà ở dân cư (mẫu 9.2-phụ lục III)  
10 Thu nhập Cấp xã Hồ sơ tự điều tra, tính toán thu nhập bình quân đầu người theo quy định để đề nghị công nhận mức thu nhập bình quân đầu người  
Câp huyện Văn bản đánh giá tiêu chí thu nhập (mẫu 10-phụ lục III)  
11 Hộ nghèo Cấp xã - Bản sao quyết định phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của UBND cấp huyện.
- Danh sách hộ nghèo của xã (gồm: hộ nghèo, hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội).
 
Câp huyện Văn bản đánh giá tiêu chí hộ nghèo (mẫu 11-phụ lục III)  
12 Lao động có việc làm Cấp xã Thống kê lao động có việc làm của xã (mẫu 12.1-phụ lục III)  
Câp huyện Văn bản đánh giá tiêu chí lao động có việc làm (mẫu 12.2-phụ lục III)  
13 Tổ chức sản xuất Cấp xã - Bản sao: điều lệ HTX theo luật HTX năm 2012 đã được Đại hội thành viên HTX thông qua.
- Bản sao báo cáo quyết toán tài chính 02 năm liền kề (tập trung vào: bảng cân đối kế toán, bảng cân đối tài khoản, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng thuyết minh báo cáo tài chính). (Đối với HTX mới thành lập chưa đủ 01 năm thì phải có báo cáo tình hình hoạt động từ khi thành lập đến thời điểm lập hồ sơ minh chứng và phương án sản xuất kinh doanh của HTX).
- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ lực giữa HTX với đối tác.
- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực 01 chu kỳ sản xuất đối với cây lâm nghiệp, 02 chu kỳ thu hoạch đối với sản phẩm khác.
- Báo cáo của UBND xã về kết quả, hiệu quả của mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực trên địa bàn xã.
 
Câp huyện Văn bản đánh giá tiêu chí Tổ chức sản xuất (mẫu 13-phụ lục III)  
14 Giáo dục và đào tạo Cấp xã - Bản sao: Quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở của cấp có thẩm quyền.
- Thống kê kết quả phổ cập giáo dục mầm non; kết quả phổ cập giáo dục tiểu học; kết quả phổ cập giáo dục trung học; kết quả xóa mù chữ (các thống kê phải có xác nhận của cấp có thẩm quyền).
- Thống kê lao động có việc làm qua đào tạo của xã (mẫu 12.1-phụ lục III)
 
Câp huyện Văn bản đánh giá tiêu chí giáo dục và đào tạo (mẫu 14.1 và 14.2-phụ lục III)  
15 Y tế Cấp xã - Bản sao Quyết định công nhận đơn vị đạt chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã. (đối với xã chưa đạt chuẩn quốc gia về y tế xã trong năm đánh giá: lập hồ sơ đánh giá theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế).
- Bảng thống kê người tham gia BHYT (bao gồm: đối tượng do trạm y tế xã, BHXH cấp huyện quản lý và đối tượng khác)
- Bảng tổng hợp trẻ em dưới 5 tuổi được đo chiều dài/ chiều cao theo tuổi.
Bảng tra chiều dài/ chiều cao theo tuổi áp dụng tại Quyết định số 5063/QĐ-BYT ngày 05/12/2014 của Bộ Y tế
Câp huyện Văn bản đánh giá tiêu chí y tế (mẫu 15-phụ lục III)  
16 Văn hóa Cấp xã Bản sao các quyết định công nhận “Thôn văn hóa” (còn thời hạn). Trường hợp năm đánh giá chưa được công nhận (hoặc đã hết hạn)  thì có bảng điểm tự chấm “Thôn văn hóa” có xác nhận đầy đủ các thành phần theo quy định.  
Câp huyện Văn bản đánh giá tiêu chí văn hóa (mẫu 16-phụ lục III)  
17 Môi trường và an toàn thực phẩm Cấp xã - Thống kê hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy chuẩn quốc gia (mẫu 17.1-phụ lục III).
- Bản sao các hồ sơ môi trường (quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền xác nhận) của các công ty, doanh nghiệp, cơ sở SX-KD trên địa bàn thuộc đối tượng phải lập hồ sơ, thủ tục môi trường theo quy định.
- Hồ sơ liên quan quy hoạch nghĩa trang; bản sao quy chế quản lý nghĩa trang của cấp có thẩm quyền.
- Bản sao chứng nhận đăng ký HTX (đối với HTX có dịch vụ về môi trường) hoặc quyết định thành lập tổ dịch vụ (hoặc tổ hợp tác) thu gom rác thải của UBND xã hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom rác thải để xử lý rác thải tại bãi rác tập trung.
- Thống kê hộ gia đình thực hiện tiêu chí môi trường (mẫu 17.2-phụ lục III).
- Thống kê hộ gia đình và cơ sở SX-KD thực phẩm trên địa bàn (mẫu 17.3-phụ lục III).
 
Câp huyện Văn bản đánh giá tiêu chí môi trường (mẫu 17.4, 17.5 và 17.6-phụ lục III)  
18 Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật Cấp xã - Danh sách, lý lịch trích ngang của cán bộ, công chức xã (mẫu 18.1-phụ lục III).
- Bản sao quyết định công nhận tổ chức cơ sở Đảng “Trong sạch, vững mạnh” của Ban Thường vụ huyện ủy, thị ủy tại năm đánh giá.
- Bản sao quyết định công nhận danh hiệu tiên tiến trở lên của tổ chức chính trị- xã hội cấp trên cho các tổ chức chính trị- xã hội của xã tại năm đánh giá.
- Bản sao Quyết định công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của UBND cấp huyện (đối với xã chưa có quyết định thì cung cấp bảng điểm tự đánh giá đủ số điểm đạt chuẩn theo quy định, có xác nhận của các thành phần liên quan).
- Các báo cáo và các hồ sơ liên quan việc thực hiện đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và xã hội.
 
Câp huyện Văn bản đánh giá tiêu chí Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật (mẫu 18.2, 18.3 và 18.4-phụ lục III)  
19 Quốc phòng và An ninh Cấp xã - Báo cáo kết quả công tác quốc phòng tại địa bàn xã của năm đánh giá và năm liền kề trước năm đánh giá của Ban CHQS xã (có xác nhận của Chủ tịch UBND xã).
- Các văn bản triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương năm đánh giá.
- Bản sao thông báo nhận xét kết quả kiểm tra thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương năm đánh giá của Ban CHQS huyện và Bộ CHQS tỉnh (nếu có).
- Báo cáo kết quả công tác bảo đảm ANTT tại địa bàn xã của năm đánh giá và năm liền kề trước năm đánh giá của Công an xã (có xác nhận của Chủ tịch UBND xã).
- Bản sao Quyết định công nhận xã đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” của năm đánh giá theo quy định tại Thông tư 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an
 
Câp huyện Văn bản đánh giá tiêu chí Quốc phòng và An ninh (mẫu 19.1 và 19.2-phụ lục III)  
20   Cấp xã Văn bản xác nhận xã không có nợ đọng XDCB trong thực hiện xây dựng nông thôn mới (có xác nhận của Phòng Kế hoạch- tài chính cấp huyện và UBND cấp huyện)  

Phụ lục III
MẪU ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU, TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI
(Kèm theo Quy định tại Quyết định số          /QĐ-UBND ngày      tháng     năm 2017 của UBND tỉnh Quảng Trị)
 
Mẫu 1. Đánh giá tiêu chí số 1 (Quy hoạch)
 
ĐÁNH GIÁ VIỆC HOÀN THÀNH TIÊU CHÍ QUY HOẠCH 
 
Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá  tiêu chí Quy hoạch, kết quả như sau:
1. Về nội dung: Có quy hoạch nông thôn mới được được lập theo quy định
- Thành phần: (đủ/không)……….  (nếu thiếu, liệt kê danh mục).
- Kết cấu của hồ sơ quy hoạch yêu cầu theo đúng hồ sơ mẫu:
(đủ/ không)…………. (nếu thiếu, liệt kê danh mục).
- Được cấp có thẩm quyền phê duyệt (có, không):………………….
+ Quyết định phê duyệt quy hoạch:……….số……./QĐ-UBND ngày  tháng  năm….về việc………..
+ Quyết định điều chỉnh quy hoạch:……….số……./QĐ-UBND ngày  tháng  năm….về việc…………………
2. Đã tổ chức công bố công khai quy hoạch nông thôn mới được duyệt tới các thôn: (có/ không)………….
- Hình thức công bố: ………………………, (nếu đã công bố).
3. Có công khai treo các bản vẽ, bản đồ quy hoạch tại các địa điểm công cộng, thuận lợi cho người dân biết và thực hiện theo quy hoạch (UBND xã, Nhà văn hóa xã, thôn...): (có/ không)………….
- Hình thức khác:……………………………………………………………
4. Cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng:
 - Loại công trình hạ tầng được cắm mốc:……... (Đường giao thông: trục xã, liên xã; trục thôn, xóm,…; các khu chức năng;…. Hoặc khu trung tâm xă; điểm dân cư nông thôn theo quy hoạch được duyệt).
- Công tác phê duyệt hồ sơ cắm mốc: (có/ không)………….
- Thực hiện cắm mốc ra ngoài thực địa: (có/ không)…………..
5. Quy định quản lý quy hoạch được UBND cấp huyện phê duyệt: (có/ không)………….
6. Đã nộp hồ sơ quy hoạch về các ngành liên quan:   (có/ không)…………..
7. Có/không Đề án NTM và Đề án PTSX để triển khai quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt:   (có/ không)…………..
Đánh giá chung:…………………………………………………
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………..
Kết luận (đạt/không đạt):……….………. tiêu chí quy hoạch
 
Đơn vị đánh giá hoặc thẩm tra
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 
Mẫu 2.1. Đánh giá tiêu chí số 2 (Giao thông)
 
UBND XÃ..........
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -  Tự do - Hạnh phúc
 
HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
 
 
 
 
TT Loại đường/tên đường Chiều dài (km) Chỉ tiêu kỹ thuật Kết cấu mặt đường (km) Ghi chú
Bề rộng mặt (m) Bề rộng nền (m) Cứng hóa Không lầy lội Chưa đạt
I Đường xã              
1 Tuyến.....             Nhựa hóa/ bêtông hóa
2 Tuyến....              
II Đường trục thôn              
1 Đường thiết yếu              
1.1 Tuyến.....              
1.2 Tuyến....              
2 Đường không thiết yếu              
2.1 Tuyến....              
III Đường ngõ, xóm              
1 Đường thiết yếu              
1.1 Tuyến.....              
2 Đường không thiết yếu              
2.1 Tuyến....              
IV Đường trục chính nội đồng              
1 Tuyến.....              
2 Tuyến....              
 
  TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
Ghi chú: 
a) Nhóm đường thiết yếu: Là loại đường thiết yếu, bảo đảm khả năng tiếp cận cho mỗi người dân từ hộ gia đình → cụm dân cư → trung tâm thôn → trung tâm xã → trung tâm huyện và từ hộ gia đình → khu sản xuất tập trung và các tuyến đường có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đi lại.
Chất lượng của nhóm đường này là nội dung chủ yếu khi đánh giá tiêu chí giao thông theo chuẩn quy định.
b) Nhóm đường không thiết yếu: Là loại đường giải quyết việc đi lại, sinh hoạt, sản xuất của một bộ phận nhân dân nhưng khi hư hỏng, lầy lội thì người dân phải có giải pháp thay thế để lựa chọn bằng cách chuyển sang sử dụng hệ thống đường thiết yếu (trường hợp này có thể làm tăng thời gian đi lại và chi phí vận chuyển nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn).
c) Đối với một số xã nếu trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới không có đường trục chính nội đồng, không có cánh đồng lớn hoặc quy hoạch dồn điền đổi thửa thì tính đường nối đến các khu vực sản xuất.
 
Mẫu 2.2. Đánh giá tiêu chí số 2 (Giao thông)
 
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ GIAO THÔNG
 
Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá  tiêu chí Giao thông, kết quả như sau:
 
TT Loại đường Chiều dài (km) Tỷ lệ đạt được (%) Chỉ tiêu quy định (%) Kết luận
(đạt/ không đạt)
Tổng Đạt tiêu chí NTM Chưa đạt tiêu chí NTM
1 Đường xã            
2 Đường trục thôn            
3 Đường ngõ, xóm            
4 Đường trục chính nội đồng            
 
Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):.................... tiêu chí giao thông
 
Đơn vị đánh giá hoặc thẩm tra
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
           
   
Mẫu 3. Đánh giá tiêu chí số 3 (Thủy lợi)
 
Mẫu 2
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ THỦY LỢI
 
Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá  tiêu chí Thủy lợi, kết quả như sau:
1. Xác định diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên
a) Đối với công tác tưới
TT Hiện trạng hệ thống thủy lợi Đơn vị quản lý Diện tích gieo trồng cả năm thực tế được tưới (ha) Diện tích gieo trồng cả năm cần tưới theo kế hoạch (ha) Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động (%) Kết luận (đạt/ không đạt)
1 Trạm bơm…          
2 Hồ chứa…          
3 Kênh….          
4 Công trình thủy lợi khác          
             
Tổng          
 
b) Đối với công tác tiêu
TT Diện tích đất sản xuất nông nghiệp thực tế được tiêu (ha) Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã cần tiêu (ha) Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tiêu chủ động (%) Kết luận (đạt/ không đạt)
         
         
 
2. Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ
TT Nội dung Chỉ tiêu đánh giá Đánh giá
Đạt Không đạt
I Về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực
1 Tổ chức bộ máy a) Có Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn được thành lập theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ, hàng năm được kiện toàn.    
b) Có phân công cụ thể trách nhiệm của từng bộ phận và các thành viên Ban chỉ huy phù hợp với điều kiện của từng địa phương    
2 Nguồn nhân lực a) Có 100% cán bộ cấp xã tham gia trực tiếp công tác Phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ.    
b) Thành lập, củng cố và duy trì hoạt động thường xuyên của các đội xung kích phòng, chống thiên tai nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng quản lý đê nhân dân (nếu có) được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thường xuyên đáp ứng yêu cầu ứng phó giờ đầu khi có thiên tai xảy ra.    
c) Có từ 70% trở lên người dân thuộc vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai.   a)                                                           
II Hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh
1 Kế hoạch phòng, chống thiên tai Có Kế hoạch Phòng, chống thiên tai cấp xã được phê duyệt và rà soát, cập nhật, bổ sung hàng năm theo quy định của Luật, đáp ứng yêu cầu về phòng, chống thiên tai tại chỗ.    
2 Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai Có phương án ứng phó đối với các loại hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên địa bàn được xây dựng cụ thể, chi tiết và phê duyệt phù hợp với quy định, tình hình đặc điểm thiên tai ở địa phương    
3 Thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống thiên tai được phê duyệt a) Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã phải chuẩn bị, duy trì thường xuyên hoặc có  phương án sẵn sàng huy động từ 70% trở lên số lượng của từng loại vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ cho hoạt động phòng, chống thiên tai theo kế hoạch được duyệt.    
b) Có 100% tổ chức và từ 70% trở lên số hộ gia đình, cá nhân trong vùng thường xuyên bị thiên tai chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai đáp ứng yêu cầu dân sinh tại chỗ theo kế hoạch được duyệt và theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo TW về PCTT - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn    
III Về cơ sở hạ tầng thiết yếu
1 Quy hoạch, xây dựng  cơ sở hạ tầng a) Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các Quy hoạch: sử dụng đất; phát triển dân sinh - kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch về đê điều (nếu có).    
b) 100% cơ sở hạ tầng được xây dựng mới phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn trước thiên tai đã được ban hành hoặc được lồng ghép nội dung an toàn trước thiên tai.   b)                                                           
2 Thông tin, cảnh báo và ứng phó thiên tai a) Có hệ thống thu nhận, truyền tải và cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo và ứng phó thiên tai đảm bảo 100% người dân được tiếp nhận một cách kịp thời, đầy đủ.   c)                                                           
b) 100% những điểm có nguy cơ cao về rủi ro thiên tai được lắp đặt hệ thống hướng dẫn, cảnh báo.   d)                                                           
3 Thực thi pháp luật về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai Tất cả các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai được kiểm tra, phát hiện và xử lý; không để phát sinh những vụ vi phạm mới hoặc phải kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời.   e)                                                           
           Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):.................... tiêu chí thủy lợi
 
Đơn vị đánh giá hoặc thẩm tra
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu 4. Đánh giá tiêu chí số 4 (Điện)
 
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ ĐIỆN
 
Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá  tiêu chí Điện, kết quả như sau:
 
STT Mục đánh giá Thành phần đánh giá Nội dung đánh giá Nhận dạng đánh giá Mức đánh giá Ghi chú
I Hệ thống cung cấp điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn theo quy định (Tiêu chí 4.1) Đạt  
1 Đường dây trung áp Đạt  
1.1 Hồ sơ pháp lý đạt  
1.1.1 Thủ tục, hồ sơ. Dự án đầu tư. Hồ sơ, quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Có hồ sơ, có Quyết định phê duyệt. Đạt Trường hợp không có hoặc thất lạc hồ sơ, Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Tỉnh/huyện hướng dẫn, hỗ trợ cho các cấp, đơn vị quản lý bán điện hoàn thiện hồ sơ để quản lý.
1.1.2 Hồ sơ thiết kế. Đạt
1.1.3 Hồ sơ nghiệm thu. Đạt
1.2 An toàn điện đạt  
1.2.1 Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về an toàn điện. Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất trong các chế độ làm việc bình thường của đường dây. Đến mặt đất tự nhiên khu vực đông dân cư. ≥ 7 m Đạt  
1.2.2 Đến mặt đất tự nhiên khu vực ít dân cư. ≥ 5,5 m Đạt  
1.2.3 Đến mặt đất tự nhiên khu vực khó đến. ≥ 4,5 m Đạt  
1.2.4 Đến mặt đường ô tô. ≥ 7 m Đạt  
1.2.5 Đến mặt ray đường sắt. ≥ 7,5 m Đạt  
1.2.6 Đến mức nước cao nhất ở sông, hồ, kênh có tàu thuyền qua lại. tĩnh không +1,5 m Đạt  
1.2.7 Đến bãi sông và nơi ngập nước không có thuyền bè qua lại. ≥ 5,5 m Đạt  
1.2.8 Đến mức nước cao nhất trên sông, hồ, kênh mà thuyền bè và người không thể qua lại được. ≥ 2,5 m Đạt  
1.2.9 Từ đường điện áp 22kV đến đường dây có cấp điện áp thấp hơn. ≥ 2m Đạt  
1.2.10 Từ đường điện áp 35kV đến đường dây có cấp điện áp thấp hơn. ≥ 3m Đạt  
1.2.11 Đến đường dây thông tin. ≥ 4 m Đạt  
1.2.12 Đến mặt đê, đập. ≥ 6 m Đạt  
1.2.13 Chiều rộng hành lang giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng. Khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh. Dây bọc 22kV ≥ 1m Đạt Không có cây cối có thể đổ hoặc xô cành vào dây dẫn điện.
1.2.14 Dây bọc 35kV ≥ 1,5m Đạt
1.2.15 Dây trần 22kV ≥ 2m Đạt
1.2.16 Dây trần 35kV ≥ 3m Đạt
1.2.17 Biển báo an toàn. Có Biển báo cấm; Biển báo nguy hiểm, cảnh báo; Biển chỉ dẫn; Biển báo an toàn. 100% Đạt  
1.2.18 An toàn cho người và vật nuôi. Dây nối đất: dây nối từ xà, dây néo hoặc dây trung tính đến cọc tiếp địa. Không bị dỉ sắt hoặc đứt, có nối vào cọc tiếp đất. Đạt  
1.3 Cung cấp điện Đạt  
1.3.1 Nguồn điện cung cấp. Đảm bảo về nguồn cấp. Dòng điện làm việc lớn nhất dây dẫn. Nhỏ hơn dòng điện phát nóng dây dẫn. Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
1.3.2 Đảm bảo điện áp. Điện áp phía thứ cấp. không vượt quá +5%; - 10% điện áp định mức. Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
1.5 Kết cấu chịu lực Đạt  
1.5.1 Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về kết cấu chịu lực. Cột bê tông. Xác định mức độ vỡ, nứt bê tông Không để hở cốt thép bên trong. Đạt  
1.5.2 Độ nghiêng dọc hoặc ngang tuyến chiếu xuống từ ngọn cột. Không nghiêng quá 1/150 xH. Đạt H: Chiều cao cột
1.5.3 Cột thép. Xác định các thanh thép và bu lông. Đủ các thanh thép không bị cong; sơn hoặc mạ chống dỉ không bị bong. Đạt  
1.5.4 Độ nghiêng dọc hoặc ngang tuyến chiếu xuống từ ngọn cột. Không nghiêng quá 1/200 xH Đạt H: Chiều cao cột
1.5.5 Kết cấu hỗ trợ chịu lực. Dây néo thép, thanh chống. Có bảo vệ chống dỉ theo quy định Đạt  
1.5.6 Móng néo. Được bảo vệ chống xói lở. Đạt  
1.5.7 Móng cột. Móng bê tông, trụ ... Được bảo vệ không bị xói lở. Đạt  
1.5.8 Xà giá đỡ Xà đỡ, néo dây điện. Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa. Đạt  
1.5.9 Giá đỡ và kết cấu khác. Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa. Đạt  
1.6 Vận hành đạt  
1.6.1 Nhận dạng về quy trình vận hành. Các quy trình vận hành. Quy trình kiểm tra an toàn vận hành. Có quy trình đầy đủ. Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
1.6.2 Quy trình sửa chữa, khắc phục sự cố. Có quy trình đầy đủ. Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
2 Trạm biến áp phân phối Đạt  
2.1 Hồ sơ pháp lý Đạt  
2.1.1 Thủ tục, hồ sơ. Dự án đầu tư. Hồ sơ, quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Có hồ sơ, có Quyết định phê duyệt. Đạt Trường hợp không có hoặc thất lạc hồ sơ, Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Tỉnh/huyện hướng dẫn, hỗ trợ cho các cấp, đơn vị quản lý bán điện hoàn thiện hồ sơ để quản lý.
2.1.2 Hồ sơ thiết kế. Đạt
2.1.3 Hồ sơ nghiệm thu. Đạt
2.2 An toàn điện Đạt  
2.2.1 Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về an toàn điện. Khoảng cách giữa phần mang điện với các bộ phận, công trình xung quanh. Đến 22 kV ≥ 2,0 m Đạt Không có cây cối có thể đổ hoặc xô cành vào các kết cấu công trình trạm biến áp
2.2.2 Đến 35 kV ≥ 3,0 m Đạt
2.2.3 Nối đất Dây nối đất an toàn, nối đất làm việc và nối đất chống sét. Có đủ các điểm nối đất, dây nối đất không bị dỉ hoặc bị đứt. Đạt  
2.2.4 Biển báo an toàn. Biển báo cấm; Biển báo nguy hiểm, cảnh báo; Biển chỉ dẫn; Biển báo yêu cầu có kích thước theo quy định. 100% Đạt  
2.3 Cung cấp điện Đạt  
2.3.1 Nguồn điện cung cấp. Đảm bảo về nguồn cấp. Dung lượng vận hành trạm theo nhu cầu sử dụng điện. ≤ công suất định mức máy biến áp. Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
2.3.2 Đảm bảo về chất lượng điện. Điện áp phía hạ áp tại đầu ra. Không vượt quá +5%; - 10% điện áp định mức. Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt
2.4 Vận hành đạt  
2.4.1 Nhận dạng về quy trình vận hành. Mua bán điện. Tỷ lệ số công tơ đo đếm điện điện năng khách hàng còn trong thời gian kiểm định, còn nguyên kẹp chì. 100% Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
2.4.2 Có đồng hồ kiểm tra các thông số vận hành (V;A; TU;TI) trạm đảm bảo các thông số kỹ thuật đang vận hành. 100% Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
2.4.3 Thao tác, vận hành Thiết bị đóng cắt được kiểm tra đủ tiêu chuẩn đóng cắt trước khi thao tác. Có hồ sơ Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
2.4.4 Thiết bị bảo vệ được kiểm tra, bảo trì theo quy định hiện hành. Có hồ sơ Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
2.5 Kết cấu chịu lực, bảo vệ đạt  
2.5.1 Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về kết cấu chịu lực. Cột điện. Cột bê tông. Không bị vỡ, nứt bê tông để hở cốt thép bên trong. Đạt  
2.5.2 Cột thép Không nghiêng, các thanh thép đầy đủ, được bảo vệ chống dỉ sắt. Đạt  
2.5.3 Móng cột. Móng bê tông, trụ. Được bảo vệ không bị xói lở. Đạt  
2.5.4 Giá đỡ thiết bị. Xà đỡ, dây néo cột điện. Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa. Đạt  
2.5.5 Giá đỡ và kết cấu khác. Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa Đạt  
2.5.6 Cổng, hàng rào bảo vệ trạm (nếu có). Hàng rào. Móng bờ rào không bị xói mòn, tường rào không bị bong vữa, thủng lỗ, nứt mạch vữa. Đạt  
2.5.7 Cổng ra vào. Có cửa, khóa, ngăn được người và vật nuôi, không bị cong vênh, vật liệu bằng thép không bị dỉ sắt. Đạt  
3 Đường dây hạ áp Đạt  
3.1 Hồ sơ pháp lý    
3.1.1 Thủ tục, hồ sơ Dự án đầu tư Hồ sơ, quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền Có hồ sơ, có Quyết định phê duyệt Đạt Trường hợp không có hoặc thất lạc hồ sơ, Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Tỉnh/huyện hướng dẫn, hỗ trợ cho các cấp, đơn vị quản lý bán điện hoàn thiện hồ sơ để quản lý.
3.1.2 Hồ sơ thiết kế Đạt
3.1.3 Hồ sơ nghiệm thu Đạt
3.2 An toàn điện đạt  
3.2.1 Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về an toàn điện. Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất từ dây dẫn đến mặt đất tự nhiên và công trình trong các chế độ làm việc bình thường của đường dây. Đến mặt đất tự nhiên khu vực đông dân cư. ≥ 5,5 m Đạt  
3.2.2 Đến mặt đất tự nhiên khu vực ít dân cư. ≥ 5 m Đạt  
3.2.3 Đến mặt đất tự nhiên khu vực khó đến. ≥ 4 m Đạt  
3.2.4 Đến mặt đường ô tô cấp I, II. ≥ 7m Đạt  
3.2.5 Đến mặt đường ô tô các cấp còn lại. ≥ 6m Đạt  
3.2.6 Đến mặt ray đường sắt. ≥ 7,5 m Đạt  
3.2.7 Đến mức nước cao nhất ở sông, hồ, kênh có tàu thuyền qua lại. tĩnh không +1,5 m Đạt  
3.2.8 Đến bãi sông và nơi ngập nước không có thuyền bè qua lại. ≥ 5,5 m Đạt  
3.2.9 Đến mức nước cao nhất trên sông, hồ, kênh mà thuyền bè và người không thể qua lại được. ≥ 2,5 m Đạt  
3.2.10 Đến đường dây thông tin. ≥ 1,25 m Đạt  
3.2.11 Đến mặt đê, đập. ≥ 6 m Đạt  
3.2.12 Nối đất. Nối đất lặp lại cho dây trung tính, nối đất vỏ thiết bị. không bị đứt hay dỉ sét. Đạt  
3.2.13 Điện trở nối đất đối với các đường dây đi qua khu vực có nhiều nhà cao tầng, cây cối cao che chắn, khó có thể bị sét đánh trực tiếp. < 50Ω Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
3.2.14 Điện trở nối đất đối với các đường dây đi qua khu vực trống trải không có nhà cửa, công trình, cây cối che chắn, đường dây dễ bị sét đánh trực tiếp. < 30Ω Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
3.2.15 Biển báo an toàn. Có biển báo cấm; biển báo nguy hiểm, cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển báo yêu cầu có kích thước theo quy định. 100% Đạt  
3.3 Chất lượng điện năng đạt  
3.3.1 Thông tin, số liệu nhận dạng chất lượng điện năng sử dụng. Điện áp Trong điều kiện bình thường, độ lệch điện áp cho phép so với điện áp danh định của lưới điện và được xác định tại vị trí đặt thiết bị đo đếm điện hoặc tại vị trí khác do hai bên thỏa thuận. trong khoảng ± 5% Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
3.3.2 Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố, độ lệch điện áp cho phép. từ +5% đến -10%; Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
3.3.3 Tần số Trong điều kiện bình thường, độ lệch tần số hệ thống điện cho phép so với tần số danh định là 50Hz. trong phạm vi ± 0,2Hz Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
3.3.4 Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố đơn lẻ, độ lệch tần số cho phép so với tần số danh định là 50Hz. trong phạm vi ± 0,5Hz Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
3.4 Dây dẫn điện đạt  
3.4.1 Nhận dạng về chủng loại, thông tin số liệu dây dẫn hạ áp. Kiểu đi dây. Đảm bảo an toàn điện. Lắp trên sứ cách điện có xà đỡ sứ, không mắc dây dẫn điện trên cây xanh, gá trên mái nhà. Đạt  
3.4.2 Kết nối dây. - Mối nối phải được nối bằng ống nối ép chặt hoặc bắt siết ốc chắc chắn. số lượng gíp kẹp ≥ 2 bộ. Đạt  
3.4.3 An toàn dẫn điện. Dòng điện làm việc lớn nhất dây dẫn. Nhỏ hơn dòng điện phát nóng dây dẫn Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
3.4.4 An toàn cách điện. Dây trần. Có sứ cách điện trên cột Đạt  
3.4.5 Dây bọc. Dây không nứt, rách, có sứ cách điện trên cột Đạt  
3.4.6 Dây cáp dẫn điện. Được chôn dưới đất hoặc treo có cáp thép chịu lực. Đạt  
3.4.7 An toàn về cơ học. Dây trần và dây bọc. Dây không bị bong đứt sợi cáp bện. Đạt  
3.5 Kết cấu chịu lực đạt  
3.5.1 Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về kết cấu chịu lực. Cột điện. Cột bê tông. Không bị vỡ, nứt bê tông để hở cốt thép bên trong. Đạt  
3.5.2 Cột thép. Không nghiêng, các thanh thép đầy đủ, được bảo vệ chống dỉ sắt. Đạt  
3.5.3 Cột gỗ, tre trên nhánh rẽ về hộ gia đình. Cao tối thiểu 5m, đường kính ngọn tối thiểu 80mm, được xử lý chống mối mục. Đạt  
3.5.4 Kết cấu hỗ trợ chịu lực. Dây néo thép, thanh chống. Có bảo vệ, chống dỉ sắt. Đạt  
3.5.5 Móng néo. Được bảo vệ chống xói lở. Đạt  
3.5.6 Móng cột. Móng bê tông, trụ. Được bảo vệ không bị xói lở. Đạt  
3.5.7 Móng đà cản. Được bảo vệ không bị xói lở. Đạt  
3.5.8 Móng đất. Được bảo vệ không bị xói lở. Đạt  
3.5.9 Xà giá đỡ. Xà đỡ, néo dây điện. Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa. Đạt  
3.5.10 Giá đỡ và kết cấu khác. Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa. Đạt  
3.6 Vận hành Đạt  
3.6.1 Nhận dạng về quy trình vận hành. Đường dây. Sơn chỉ rõ tên và mạch trên các vị trí cột. Có đánh số. Đạt  
3.6.2 Các quy trình vận hành. Quy trình kiểm tra an toàn vận hành. Có sổ theo dõi. Đạt  
3.6.3 Quy trình sửa chữa, khắc phục sự cố. Có sổ theo dõi. Đạt  
3.6.4 Trong mạch điện ba pha bốn dây. thiết bị đóng cắt (áp-tô-mát, cầu dao, cầu chì) đặt trên dây pha. Cắt thiết bị các dây không có điện. Đạt  
3.6.5 Trong mạch điện một pha hai dây. áp-tô-mát, cầu chì và công tắc đặt trên dây pha. Cắt thiết bị hai dây không có điện. Đạt  
4 Dây dẫn về hộ gia đình sau công tơ điện và công tơ điện Đạt  
4.1 Dây sau công tơ Đạt  
4.1.1 Nhận dạng về chủng loại, thông tin số liệu dây dẫn sau công tơ. Loại dây dẫn về hộ gia đình. Tiết diện dây bọc cách điện hoặc cáp điện phải phù hợp với công suất sử dụng của các hộ sử dụng điện. Dây bọc cách điện, tiết diện tối thiểu 2,5mm2 Đạt  
4.1.2 An toàn treo dây dẫn. Khoảng cách từ công tơ về nhà dưới 20m. Có hãm dây hai đầu trên sứ cách điện hạ áp hoặc sử dụng kẹp hãm, kẹp siết 2 đầu. Đạt  
4.1.3 Khoảng cách từ công tơ về nhà từ 20m trở lên. Có hãm dây hai đầu trên sứ cách điện hạ áp hoặc sử dụng kẹp hãm, kẹp siết 2 đầu, có cột đỡ trung gian. Đạt  
4.1.4 Dây dẫn căng vượt đường ô tô. Có hãm dây hai đầu trên sứ cách điện hạ áp, có dây văng đỡ dây, khoảng cách an toàn tới đất kiểm tra theo tiêu chuẩn đường dây hạ áp. Đạt  
4.2 Kết cấu sau công tơ điện và loại công tơ đạt  
4.2.1 Thông tin, số liệu nhận dạng. Cột đỡ trung gian. Loại cột. Gỗ hoặc tre, cao ≥ 4,0m, đường kính ≥ 80mm. Đạt  
4.2.2 Bảo vệ an toàn cho cột. Được chôn dưới đất, không bị nghiêng, không ảnh hưởng đến việc giao thông đi lại. Đạt  
4.2.3 Hợp đồng mua bán điện. Các hộ dân ký hợp đồng mua bán điện theo giá quy định của Chính phủ. 100% các hộ dân được ký hợp đồng. Đạt Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.
4.2.4 Công tơ điện. Chất lượng. Có kiểm định còn thời hạn, được kẹp chì niêm phong. Đạt  
4.2.5 Bảo vệ công tơ. Hòm công tơ. Công tơ được đặt trong hòm comporit hoặc sơn tĩnh điện treo trên cột hoặc tường nhà. Đạt  
4.3 Điện trong nhà Đạt  
4.3.1 Thông tin, số liệu nhận dạng. Bảng điện tổng. Có cầu chì/aptomat, công tắc, ổ cắm đặt cố định trên tường hoặc khung nhà. 100% các hộ dân đạt Trưởng thôn (bản, buôn) báo cáo đánh giá chung, cung cấp kết quả để đánh giá đạt/ không đạt. Các hộ chưa đạt, nếu có cam kết cải tạo, nâng cấp trong vòng 6 tháng thì được đánh giá là đạt trong năm.
4.3.2 Dây điện Có vỏ cách điện, dây điện được cố định trên tường hoặc khung nhà hoặc chôn trong tường. 100% các hộ dân đạt
II Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên (Tiêu chí 4.2)   Đạt  
1 Khu vực lưới điện kết nối lưới điện quốc gia đạt  
1.1 Thông tin nhận dạng về sử dụng điện lưới quốc gia Tỷ lệ số hộ dùng điện thường xuyên. Đối với các xã vùng đồng bằng và trung du miền núi không thuộc Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ≥ 98% Đạt  
1.2 Đối với các xã thuộc Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ≥ 95% Đạt  
1.3  
Ngừng, giảm mức cung cấp điện.
Thông báo cho khách hàng biết trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện. ≥ 05 ngày Đạt  
1.4 Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Trong 3 ngày liên tiếp Đạt  
2 Khu vực sử dụng điện từ nguồn năng lượng tái tạo, trạm Diezen độc lập đạt  
2.1 Nguồn năng lượng tái tạo. Có công suất ≥ 50KW. Tổ chức có giấy phép hoạt động điện lực. Tỷ lệ hộ dân khu vực nhà máy kết nối ≥ 95%. Đạt  
2.2 Có công suất < 50KW. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bán điện trực tiếp. Tỷ lệ hộ dân khu vực nhà máy kết nối ≥ 85%. Đạt  
 
Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):.................... tiêu chí điện
 
Đơn vị đánh giá hoặc thẩm tra
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu 5. Đánh giá tiêu chí số 5 (Trường học)
Mẫu 2
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ TRƯỜNG HỌC
            Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá  tiêu chí Trường học, kết quả như sau:
TT Tên trường học Đạt chuẩn quốc gia
mức độ (1 hay 2)
Nếu chưa đạt chuẩn cơ sở vật chất quốc gia:
Đạt chuẩn
QG
Chưa đạt chuẩn Tỷ lệ đạt đến thời điểm đánh giá (%) Có đề án/ kế hoạch trường chuẩn được UBND cấp huyện phê duyệt
(có/không)
1 Trường mầm non/mẫu giáo        
  Tên trường....        
2 Trường Tiểu học        
  Tên trường....        
3 Trường THCS        
  Tên trường....        
  Tổng:        
(Kèm theo báo cáo đánh giá của các trường)
Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):.................... tiêu chí trường học
 
Đơn vị đánh giá hoặc thẩm tra
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 

 Mẫu 6. Đánh giá tiêu chí số 6 (cơ sở vật chất văn hóa)
 
Mẫu 2
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT VĂN HÓA
 
Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá  tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa, kết quả như sau:
TT Nội dung Tiêu chí đánh giá Kết quả thực hiện Kết luận
(đạt/
không đạt)
Ghi chú
I Cấp xã        
1 Nhà văn hóa xã hoặc hội trường đa năng        
2 Sân thể thao        
3 Trang thiết bị        
4 Hoạt động        
- Các hoạt động tuyên truyền (có/không), số lượng      
-
 
Các hoạt động văn nghệ - thể dục thể thao        
II Cấp thôn        
1 Tổng số thôn        
- Tỷ lệ Nhà Văn hóa thôn đạt chuẩn.         ….%    
- Tỷ lệ Khu thể thao thôn đạt chuẩn.         ….%    
2 Tỷ lệ Nhà Văn hóa-Khu thể thao thôn đạt chuẩn         ….%    
Đánh giá cụ thể từng nhà văn hóa-khu thể thao thôn:
A Thôn……………………..
1 Diện tích khu Nhà văn hóa        
  2 Hội trường Nhà văn hóa (có sân khấu trong hội trường)        
3 Khu thể thao thôn        
4 Trang thiết bị Đầy đủ theo quy định      
5 Hoạt động        
- Có tổ chức các hoạt động tuyên truyền Có/không      
- Có tổ chức các hoạt động văn nghệ-thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu người dân địa phương Có/không (số lượng)      
- .Tham gia đầy đủ các hoạt động văn nghệ-thể dục thể thao do cấp trên tổ chức. Có/không      
B Thôn.....................        
C Thôn.....................        
III Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định - Có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định (có/không);
- Trang thiết bị gồm:………… (nêu rõ dụng cụ có tại địa phương);
- Có nội dung hướng dẫn hoạt động chống đuối nước cho trẻ em (có không);
 
     
Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):.................... tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa
Đơn vị đánh giá hoặc thẩm tra
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu 7. Đánh giá tiêu chí số 7 (Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn)
Mẫu 2
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN
Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá  tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, kết quả như sau:
Mục Nội dung đánh giá Chỉ tiêu đánh giá Kết quả (đạt/không đạt)
I Chợ nông thôn    
1 Về quy hoạch Xã có chợ nằm trong quy hoạch mạng lưới chợ của tỉnh (trong kỳ quy hoạch cùng với kỳ phấn đấu đạt chuẩn NTM của xã)  
1 Về diện tích, mặt bằng xây dựng chợ Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và điều kiện cụ thể của địa phương; bố trí đủ diện tích cho các hộ kinh doanh cố định, không cố định và các dịch vụ tối thiểu tại chợ (trông giữ xe, vệ sinh công cộng).  
Diện tích tối thiểu cho một điểm kinh doanh trong chợ là 3m­2  
2 Về kết cấu nhà chợ chính Nhà chợ chính phải bảo đảm kiên cố hoặc bán kiên cố. Chợ bán kiên cố là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng từ 5 đến 10 năm (theo qui định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ)  
3 Về yêu cầu đối với các bộ phận phụ trợ và kỹ thuật công trình Có bảng hiệu thể hiện tên chợ, địa chỉ và số điện thoại liên hệ với đại diện tổ chức quản lý chợ.  
Nền chợ phải được bê tông hóa hoặc lót gạch  
Có khu vệ sinh bố trí nam, nữ riêng  
Có bố trí địa điểm hoặc phương án trông giữ xe (ngoài trời hoặc có mái che) phù hợp với lưu lượng  người vào chợ, bảo đảm trật tự, an toàn cho khách  
Khu bán thực phẩm tươi sống, khu dịch vụ ăn uống được bố trí riêng, bảo đảm điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm  
Có nước sạch, nước hợp vệ sinh bảo đảm cho hoạt động của chợ  
Có phương án và hệ thống cấp điện theo quy định bảo đảm hoạt động của chợ  
Có khu thu gom rác và xử lý rác trong ngày hoặc có khu thu gom rác và phương án vận chuyển rác trong ngày về khu xử lý tập trung của địa phương  
Có hệ thống rãnh thoát nước bảo đảm thông thoáng và dễ dàng thông tắc  
Có thiết bị và phương án bảo đảm phòng cháy chữa cháy cho chợ theo quy định  
4 Về điều hành quản lý chợ - Có tổ chức quản lý (Ban Quản lý/tổ quản lý/doanh nghiệp/HTX quản lý) do UBND cấp huyện quyết định  (hoặc UBND cấp xã phê duyệt nếu được UBND cấp huyện ủy quyền);  
Có Nội quy chợ do UBND cấp huyện phê duyệt (hoặc UBND cấp xã phê duyệt nếu được UBND cấp huyện ủy quyền) và niêm yết công khai để điều hành hoạt động, xử lý vi phạm tại chợ  
Có sử dụng cân đối chứng, thiết bị đo lường để người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa  
Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với các hàng hóa kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định hiện hành  
II Cơ sở bán lẻ khác ở nông thôn    
1 Siêu thị mini Có bảng hiệu thể hiện tên siêu thị, địa chỉ và số điện thoại liên hệ với đại diện tổ chức, cá nhân quản lý  
Có thời gian mở cửa phù hợp cho việc mua sắm hàng ngày của người dân  
Có diện tích kinh doanh từ 200m­­­­­­­­2  trở lên và có bãi để xe với quy mô phù hợp  
Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên  
Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh an toàn môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí điểm hoặc phương án trông giữ xe và khu vệ sinh phù hợp cho khách hàng  
Có kho và các thiết bị kỹ thuật cần thiết phục vụ cho bảo quản hàng hóa (tủ đông, tủ mát,...); cho đóng gói, bán hàng (kệ, giá, giỏ, móc treo,...); thanh toán và quản lý kinh doanh (thiết bị và phần mềm quản lý...)  
Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiên, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân  
Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại siêu thị không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo đáp ứng theo quy định của pháp luật hiện hành.  
2 Cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp Có bảng hiệu thể hiện tên cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp, địa chỉ và số điện thoại liên hệ với đại diện tổ chức, cá nhân quản lý  
Có thời gian mở cửa phù hợp cho việc mua sắm hàng ngày của người dân  
Có diện tích kinh doanh từ 50m2 trở lên và có bãi để xe với quy mô phù hợp  
Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 200 tên hàng trở lên  
Có bố trí quầy hoặc khu vực phù hợp để trưng bày hoặc bán hàng hóa nông sản của địa phương  
Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, đảm bảo yêu cầu phòng cháy, vệ sinh an toàn môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng  
Có trang thiết bị cần thiết (tủ đông, tủ mát, kệ, giá, ...) để bảo quản hàng hóa và đáp ứng nhu cầu mua sắm và thanh toán  
Tổ chức, bố trí hàng hóa một cách văn minh, khoa học, thuận tiện cho khách hàng lựa chọn, mua sắm và thanh toán  
Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại cửa hàng tiện ích hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo đáp ứng theo quy định của pháp luật hiện hành.  
Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):................. tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
 
Đơn vị đánh giá hoặc thẩm tra
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 

Mẫu 8.1. Đánh giá tiêu chí số 8 (Thông tin và truyền thông)
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
           1. Xã có điểm phục vụ bưu chính
Xã có điểm phục vụ bưu chính là xã có ít nhất 01 (một) điểm phục vụ bưu chính đáp ứng được các điều kiện sau:
1.1. Về cơ sở vật chất
a) Có mặt bằng, trang thiết bị phù hợp với hình thức tổ chức cung ứng và nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính tại địa phương:   Có    Không có
b) Có treo biển tên điểm phục vụ:   Có    Không có
c) Niêm yết giờ mở cửa phục vụ và các thông tin về dịch vụ bưu chính cung ứng tại điểm phục vụ:   Có    Không có
d) Thời gian mở cửa phục vụ phải đảm bảo tối thiểu 4 giờ/ngày làm việc:   Đạt    Không đạt
1.2. Về dịch vụ
Tại điểm phục vụ, đảm bảo cung cấp các dịch vụ: 
a) Dịch vụ thư có địa chỉ nhận, khối lượng đơn chiếc đến 02 kg:   Đạt    Không đạt
b) Dịch vụ gói, kiện hàng hóa có khối lượng đơn chiếc đến 05 kg:   Đạt    Không đạt
2. Xã có dịch vụ viễn thông, Internet
Xã có dịch vụ viễn thông, Internet là xã đáp ứng được các điều kiện sau:
2.1. Tất cả các thôn, bản trên địa bàn xã có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng ít nhất một trong hai loại dịch vụ: điện thoại cố định mặt đất hoặc thông tin di động mặt đất và ít nhất một trong hai loại dịch vụ truy nhập Internet: băng rộng cố định mặt đất hoặc trên mạng viễn thông di động mặt đất:    Đạt    Không đạt
2.2. Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện tại Khoản 1 Điều này thì trên địa bàn xã phải có ít nhất 01 điểm phục vụ dịch vụ viễn thông công cộng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại và dịch vụ truy nhập Internet:    Đạt    Không đạt
2.3. Dịch vụ viễn thông, Internet trên địa bàn xã phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
a) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất, Mã số QCVN 35:2011/BTTTT:    Đạt    Không đạt
b) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất, Mã số QCVN 36:2015/BTTTT:    Đạt    Không đạt
c) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet, gồm:    Đạt    Không đạt
d) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất QCVN 34:2014/BTTTT:    Đạt    Không đạt
e) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất IMT-2000 QCVN 81:2014/BTTTT:    Đạt    Không đạt
 
 
3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn
Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn là xã đáp ứng được các điều kiện sau:
3.1. Có đài truyền thanh hữu tuyến hoặc vô tuyến được thiết lập đáp ứng các quy định về thiết bị truyền thanh, phát xạ vô tuyến điện, tương thích điện từ và sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền ban hành:    Đạt    Không đạt
3.2. Ít nhất 2/3 số thôn, bản trong xã có hệ thống loa hoạt động:    Đạt    Không đạt
3.3. Có cử người hoạt động không chuyên trách về thông tin và truyền thông phụ trách Đài truyền thanh:    Đạt    Không đạt
3.4. Đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn trên địa bàn xã phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
a) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần và tương thích điện từ đối với thiết bị phát thanh quảng bá sử dụng kỹ thuật điều tần (FM) (QCVN 30:2011/BTTTT) hoạt động băng tần 68-108 MHz và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần số và tương thích điện từ đối với thiết bị truyền thanh không dây sử dụng kỹ thuật điều tần (FM) băng tần từ 54MHz đến 68 MHz (QCVN 70:2013/BTTTT):    Đạt    Không đạt
b) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện QCVN 18:2014/BTTTT:    Đạt    Không đạt
c) Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 về Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia và Quyết định 02/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia, Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/02/2009 phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020:    Đạt    Không đạt
d) Thông tư 05/2015/TT-BTTTT ngày 23/5/2015 của Bộ TTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; cho thuê, cho mượn, thiết bị vô tuyến điện; sử dụng tần số vô tuyến điện:    Đạt    Không đạt
e) Thông tư 04/2013/TT-BTTTT ngày 23/01/2013 quy hoạch sử dụng kênh tần số phát thanh FM đến năm 2020, Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT và Thông tư số 05/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc chứng nhận, công bố hợp quy trước khi làm thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện:    Đạt    Không đạt
f) Đối với thiết bị đài truyền thanh hữu tuyến: đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đáp ứng các yêu cầu quản lý đối với sản phẩm hàng hóa phục vụ công tác thông tin tuyên truyền:    Đạt    Không đạt.
4. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành là xã đáp ứng được các điều kiện sau:
            4. 1. Xã có máy vi tính phục vụ công tác của cán bộ, công chức, với hệ số máy vi tính/số cán bộ, công chức của xã đạt tối thiểu là 0,3; Cơ quan Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã có máy vi tính kết nối mạng Internet băng rộng:    Đạt    Không đạt
            4.2. Có sử dụng  phần mềm hệ thống quản lý văn bản và điều hành:    Đạt    Không đạt
            4.3. Có sử dụng  phần mềm Hệ thống thư điện tử chính thức của cơ quan nhà nước:    Đạt    Không đạt
            4.4. Có sử dụng  phần mềm Hệ thống một cửa điện tử:    Đạt    Không đạt
            4.5. Có Cổng/trang thông tin điện tử (có chức năng phục vụ công tác quản lý, điều hành hoặc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 2 của xã):    Đạt    Không đạt
5. Kết luận
5.1. Đánh giá (đạt/ không đạt) chỉ tiêu xã có điểm phục vụ bưu chính;             
5.2. Đánh giá (đạt/ không đạt) chỉ tiêu xã có dịch vụ viễn thông, internet;
5.3. Đánh giá (đạt/ không đạt) chỉ tiêu xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn.
5.4. Đánh giá (đạt/ không đạt) chỉ tiêu xã có ứng dụng CNTT trong công tác quản lý điều hành.
 
  TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu 8.2. Đánh giá tiêu chí số 8 (Thông tin và truyền thông)
 
GIẤY XÁC NHẬN
Xã có điểm phục vụ Bưu chính
                                 BƯU ĐIỆN HUYỆN ................. XÁC NHẬN
           Căn cứ Quyết định số 441/QĐ-BTTTT ngày 28/3/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết thực hiện Tiêu chí Thông tin và Truyền thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020;
Căn cứ ……….
Về Chỉ tiêu (Xã có điểm phục vụ Bưu chính) tại xã ........., huyện ....
 
TT Cơ sở vật chất và dịch vụ Kết luận 
(Đạt/Không đạt)
Ghi chú
1 Cơ sở vật chất    
1.1 Có mặt bằng, trang thiết bị phù hợp với hình thức tổ chức cung ứng và nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính tại địa phương    
1.2 Có treo biển tên điểm phục vụ    
1.3 Niêm yết giờ mở cửa phục vụ và các thông tin về dịch vụ bưu chính cung ứng tại điểm phục vụ    
1.4 Thời gian mở cửa phục vụ phải đảm bảo tối thiểu 4 giờ/ngày làm việc    
2 Dịch vụ tại điểm phục vụ, đảm bảo cung cấp các dịch vụ sau:    
2.1 Dịch vụ thư có địa chỉ nhận, khối lượng đơn chiếc đến 02 kg    
2.2 Dịch vụ gói, kiện hàng hóa có khối lượng đơn chiếc đến 05 kg    
          Vậy, Bưu điện huyện .... xác nhận xã .... (đạt/ không đạt) chỉ tiêu Xã có điểm phục vụ Bưu chính trong Tiêu chí số 8 Thông tin và Truyền thông./.
                                                                                          BƯU ĐIỆN HUYỆN .....
                                                                             GIÁM ĐỐC
                                                                        (ký tên, đóng dấu)
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu 8.3. Đánh giá tiêu chí số 8 (Thông tin và truyền thông)
 
GIẤY XÁC NHẬN
Xã có dịch vụ Viễn thông, Internet
 
TRUNG TÂM VIỄN THÔNG HUYỆN ........................ XÁC NHẬN
               Căn cứ Quyết định số 441/QĐ-BTTTT ngày 28/3/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết thực hiện Tiêu chí Thông tin và Truyền thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020;
Căn cứ ……….
Về Chỉ tiêu (Xã có dịch vụ Viễn thông, Internet) tại xã ........., huyện ....
 
TT Cơ sở vật chất và dịch vụ Kết luận 
(Đạt/Không đạt)
Ghi chú
1 Tất cả các thôn, bản trên địa bàn xã có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng ít nhất một trong hai loại dịch vụ: điện thoại cố định mặt đất hoặc thông tin di động mặt đất và ít nhất một trong hai loại dịch vụ truy nhập Internet: băng rộng cố định mặt đất hoặc trên mạng viễn thông di động mặt đất.    
2 Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện tại Khoản 1 Điều này thì trên địa bàn xã phải có ít nhất 01 điểm phục vụ dịch vụ viễn thông công cộng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại và dịch vụ truy nhập Internet.    
3 Dịch vụ viễn thông, Internet trên địa bàn xã phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
a) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất, Mã số QCVN 35:2011/BTTTT:    Đạt    Không đạt
b) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất, Mã số QCVN 36:2015/BTTTT:    Đạt    Không đạt
c) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet, gồm:    Đạt    Không đạt
d) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất QCVN 34:2014/BTTTT:    Đạt    Không đạt
e) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất IMT-2000 QCVN 81:2014/BTTTT:    Đạt    Không đạt
   
 
Vậy, Trung tâm Viễn thông huyện .... xác nhận Xã .... (đạt/ không đạt) chỉ tiêu Xã có dịch vụ Viễn thông, Internet trong Tiêu chí số 8 Thông tin và Truyền thông./.
 
 
TRUNG TÂM VIÊN THÔNG HUYỆN .....
GIÁM ĐỐC
(ký tên, đóng dấu)
 
 
 
Mẫu 8.4. Đánh giá tiêu chí số 8 (Thông tin và truyền thông)
 
GIẤY XÁC NHẬN
Xã có Đài truyền thanh và hệ thống loa đến thôn
 
             PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN HUYỆN  ..................... XÁC NHẬN
 
Căn cứ Quyết định số 441/QĐ-BTTTT ngày 28/3/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết thực hiện Tiêu chí Thông tin và Truyền thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020;
Căn cứ …………….
Về Chỉ tiêu (Xã có Đài truyền thanh và hệ thống loa đến thôn) tại xã ........., huyện ....
TT Cơ sở vật chất và dịch vụ Kết luận
(Đạt/Không đạt)
Ghi chú
1 Có đài truyền thanh hữu tuyến hoặc vô tuyến được thiết lập đáp ứng các quy định về thiết bị truyền thanh, phát xạ vô tuyến điện, tương thích điện từ và sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền ban hành.
a) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần và tương thích điện từ đối với thiết bị phát thanh quảng bá sử dụng kỹ thuật điều tần (FM) (QCVN 30:2011/BTTTT) hoạt động băng tần 68-108 MHz và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần số và tương thích điện từ đối với thiết bị truyền thanh không dây sử dụng kỹ thuật điều tần (FM) băng tần từ 54MHz đến 68 MHz (QCVN 70:2013/BTTTT):    Đạt    Không đạt
b) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện QCVN 18:2014/BTTTT:    Đạt    Không đạt
c) Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 về Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia và Quyết định 02/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia, Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/02/2009 phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020:    Đạt    Không đạt
d) Thông tư 05/2015/TT-BTTTT ngày 23/5/2015 của Bộ TTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; cho thuê, cho mượn, thiết bị vô tuyến điện; sử dụng tần số vô tuyến điện:    Đạt    Không đạt
e) Thông tư 04/2013/TT-BTTTT ngày 23/01/2013 quy hoạch sử dụng kênh tần số phát thanh FM đến năm 2020, Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT và Thông tư số 05/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc chứng nhận, công bố hợp quy trước khi làm thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện:    Đạt    Không đạt
f) Đối với thiết bị đài truyền thanh hữu tuyến: đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đáp ứng các yêu cầu quản lý đối với sản phẩm hàng hóa phục vụ công tác thông tin tuyên truyền:    Đạt    Không đạt.
   
2  Ít nhất 2/3 số thôn, bản trong xã có hệ thống loa hoạt động.    
3 Có cử người hoạt động không chuyên trách về thông tin và truyền thông phụ trách Đài truyền thanh    
Vậy, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện .... xác nhận xã .... (đạt/ không đạt) chỉ tiêu Xã có Đài truyền thanh và hệ thống loa đến thôn trong Tiêu chí  số 8 Thông tin và Truyền thông./.
 
 
PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN HUYỆN .....
TRƯỞNG PHÒNG
(ký tên, đóng dấu)
 
 
Mẫu 8.5. Đánh giá tiêu chí số 8 (Thông tin và truyền thông)
GIẤY XÁC NHẬN
Xã có ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành
                 PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN HUYỆN    ......     XÁC NHẬN
           Căn cứ Quyết định số 441/QĐ-BTTTT ngày 28/3/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết thực hiện Tiêu chí Thông tin và Truyền thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020;
Căn cứ……………
Về Chỉ tiêu (Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành) tại  xã… .. huyện……..
TT Cơ sở vật chất và dịch vụ Kết luận
(Đạt/Không đạt)
Ghi chú
1 Xã có máy vi tính phục vụ công tác của cán bộ, công chức, với hệ số máy vi tính/số cán bộ, công chức của xã đạt tối thiểu là 0,3; Cơ quan Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã có máy vi tính kết nối mạng Internet băng rộng    
2  Có sử dụng  phần mềm hệ thống quản lý văn bản và điều hành    
3 Có sử dụng  phần mềm Hệ thống thư điện tử chính thức của cơ quan nhà nước    
4 Có sử dụng  phần mềm Hệ thống một cửa điện tử    
5 Có Cổng/trang thông tin điện tử (có chức năng phục vụ công tác quản lý, điều hành hoặc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 2 của xã    
 
Vậy, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện .... xác nhận xã .... (đạt/ không đạt) chỉ tiêu Xã có ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý, điều hŕnh trong Tięu chí số 8 Thông tin và Truyền thông.
                                                   PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN HUYỆN .....
                                                    TRƯỞNG PHÒNG
                                                                         (ký tên, đóng dấu)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu 9.1. Đánh giá tiêu chí số 9 (Nhà ở dân cư)
 
BIỂU THỐNG KÊ NHÀ Ở DÂN CƯ
 
TT
 
Thôn Số nhà tạm, nhà dột nát Số nhà ở đạt chuẩn Kết luận
(đạt/không)
Nhà “3 cứng” Diện tích trung bình (….m2/ người) Niên hạn sử dụng trung bình Công trình phụ trợ (đảm bảo/ không đảm bảo)
1              
2              
             
  Cộng            
- Tổng số nhà ở hộ gia đình trong xã: ……… nhà, trong đó:
+ Số nhà tạm, dột nát:          ………..nhà
+ Số nhà đạt chuẩn:             ……..…nhà
+ Số nhà không đạt chuẩn: ……...nhà
- Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn: ……(%)
            * Kiến nghị, đề xuất (nếu có):………………………………………..
* Kết luận:  xã……..  đạt/không đạt chuẩn nhà ở dân cư
 
Người lập biểu
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
   
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu 9.2. Đánh giá tiêu chí số 9 (Nhà ở dân cư)
 
Mẫu 2
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ NHÀ Ở DÂN CƯ
Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiêu chí Nhà ở dân cư, kết quả như sau:
TT Thôn Tổng số nhà ở hộ gia đình Số nhà tạm, nhà dột nát Số nhà đạt chuẩn Số nhà không đạt chuẩn
1 Thôn A        
2 Thôn B        
         
  Tổng:        
- Tổng số nhà ở hộ gia đình trong xã: ……… nhà, trong đó:
+ Số nhà tạm, dột nát:  ………..nhà
+ Số nhà đạt chuẩn: ……nhà
+ Số nhà không đạt chuẩn: …..nhà
- Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn:….. %
Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):.................... tiêu chí nhà ở dân cư
 
Đơn vị đánh giá hoặc thẩm tra
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 
 

Mẫu 10. Đánh giá tiêu chí số 10 (Thu nhập)
 
Mẫu 2
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ THU NHẬP
 
Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiêu chí Thu nhập, kết quả như sau:
 
Nguồn thu Giá trị (Triệu đồng)
I. Thu nhập từ nông, lâm, thủy sản (1.1 + 1.2 + 1.3)  
1.1.Thu nhập từ nông nghiệp (1.1a + 1.1b + 1.1c)  
1.1a. Thu nhập từ trồng trọt (1.1a.1 - 1.1a.2 + 1.1a.3)  
          1.1a.1. Giá trị sản lượng trồng trọt  
          1.1a.2. Chi phí sản xuất trồng trọt  
          1.1a.3. Thu sản phẩm phụ trồng trọt  
1.1b. Thu nhập từ chăn nuôi (1.1b.1 - 1.1b.2 + 1.1b3)  
          1.1b.1. Giá trị sản lượng chăn nuôi  
          1.1b.2. Chi phí sản xuất chăn nuôi  
          1.1b.3. Thu sản phẩm phụ chăn nuôi  
1.1c. Thu dịch vụ nông nghiệp (Tỷ lệ thu so với tổng thu nhập từ trồng trọt (1.1a) và chăn nuôi (1.1b))  
1.2. Thu nhập từ lâm nghiệp (1.2a - 1.2b)  
          1.2a. Giá trị sản lượng lâm nghiệp  
          1.2b. Chi phí sản xuất lâm nghiệp  
1.3. Thu nhập từ thủy sản (1.3a – 1.3b)  
          1.3a. Giá trị sản lượng thủy sản  
          1.3b. Chi phí sản xuất thủy sản  
II. Thu nhập từ sản xuất phi nông, lâm, thủy sản (2.1 + 2.2)  
2.1. Thu nhập của doanh nghiệp, hợp tác xã  
2.2. Thu nhập của hộ SXKD cá thể  
  III. Thu từ tiền lương, tiền công và các khoản thu khác  
TỔNG THU NHẬP CỦA XÃ (I + II + III):  
IV. Tổng số nhân khẩu thực tế thường trú của xã: …………… người.
V. Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã = tổng thu nhập của xã/tổng nhân khẩu thực tế thường trú của xã: ........................ triệu đồng
 
Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):.................... tiêu chí thu nhập
 
Đơn vị đánh giá hoặc thẩm tra
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 

Mẫu 11. Đánh giá tiêu chí số 11 (Hộ nghèo)
 
Mẫu 2
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ HỘ NGHÈO
 
Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiêu chí Hộ nghèo, kết quả như sau:
STT Tên thôn Tổng số hộ dân Hộ nghèo Hộ cận nghèo
Tổng số hộ Tỷ lệ (%) Trong đó: Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội Tỷ lệ % hộ nghèo xét
đạt chuẩn NTM
Tổng số  hộ Tỷ lệ (%)
Số hộ Tỷ lệ (%)
A B 1 2 3=2/1*100 4 5=4/1*100 6= (2-4)/(1-4)*100 7 8=7/1*100
                   
                   
Tổng                
Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):.................... tiêu chí hộ nghèo
 
Đơn vị đánh giá hoặc thẩm tra
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu 12.1. Đánh giá tiêu chí số 12 (Lao động có việc làm)
 
THỐNG KÊ LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM/ LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM QUA ĐÀO TẠO CỦA XÃ……..HUYỆN…….
 
TT Thôn Số lao động trong độ tuổi Số lao động có việc làm Trình độ chuyên môn của lao động có việc làm
Nam Nữ Đã qua đào tạo Chưa qua đào tạo
ĐH, sau ĐH Cao đẳng Trung cấp Văn bằng khác Chứng chỉ Khác
    A B   1 2 3 4 5 6 7
1 Thôn…                    
2 Thôn…                    
                       
                       
                       
Tổng cộng                    
 
Tổng số lao động có việc làm của xã: (A+B)  người
Lao động có việc làm trong độ tuổi:  …..   người
Lao động có việc làm qua đào tạo: (1+2+3+4+5+6) người
 
Người lập biểu TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu 12.2. Đánh giá tiêu chí số 12 (Lao động có việc làm)
 
Mẫu 2
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM 
 
Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiêu chí Lao động có việc làm, kết quả như sau:
TT Tổng số dân trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động Số người có việc làm trong độ tuổi lao động Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động (%)
 
(1) (2) (3) (4)=(3)/(2)*100
       
 
Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):.................... tiêu chí lao động có việc làm
 
Đơn vị đánh giá hoặc thẩm tra
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Mẫu 13. Đánh giá tiêu chí số 13 (Tổ chức sản xuất)
Mẫu 2
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiêu chí Tổ chức sản xuất, kết quả như sau:
1. Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu 13.1
Chỉ tiêu Chỉ số kiểm chứng Kết quả thực hiện Đánh giá (đạt/ không đạt) Lý do không đạt
Xã có HTX hoạt động theo đúng quy định Luật HTX năm 2012
 
Tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012.      
Có ít nhất 01 loại dịch vụ thiết yếu theo đặc điểm từng địa phương, phục vụ thành viên hợp tác xã và người dân trên địa bàn.      
Kinh doanh có lãi liên tục trong 02 năm tài chính gần nhất (hoặc 01 năm tài chính gần nhất đối với hợp tác xã mới thành lập chưa quá 02 năm) được Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện xác nhận.      
Tham gia vào chuỗi giá trị gắn với các sản phẩm chủ lực của địa phương, đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm. (Riêng HTX phi nông nghiệp không đánh giá nội dung này)      
 
2. Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu 13.2
Chỉ tiêu Chỉ số kiểm chứng Kết quả thực hiện Đánh giá (đạt/ không đạt) Lý do
không đạt
Nội dung Chỉ số
Có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững Xác định sản phẩm chủ lực của xã Sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, người dân có kinh nghiệm sản xuất, gần thị trường lớn… để cho ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành cạnh tranh;      
Có diện tích sản xuất (đối với trồng trọt, lâm nghiệp), quy mô đàn, sản lượng (đối với chăn nuôi, thủy sản) lớn và gắn với hoạt động sinh kế của đa số người dân trong xã;      
Hoặc có hiệu quả kinh tế cao (gấp tối thiểu 1,5 lần sản phẩm đại trà khác của xã) và có tiềm năng mở rộng.      
Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã phải phù hợp với quy hoạch hoặc đề án tái cơ cấu của xã.      
Có mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực dựa trên hợp đồng liên kết (bằng văn bản) Ổn định tối thiểu là một (01) chu kỳ sản xuất đối với cây lâm nghiệp, hai (02) chu kỳ thu hoạch đối với các sản phẩm khác      
Sản xuất theo quy trình và chất lượng thống nhất giữa các bên tham gia liên kết;      
Giá mua sản phẩm không thấp hơn giá trị trường tại thời điểm thu hoạch;      
Không xảy ra hiện tượng phá vỡ hợp đồng liên kết trên địa bàn xã.      
 
Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):.................... tiêu chí Tổ chức sản xuất
 
Đơn vị đánh giá hoặc thẩm tra
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu 14.1. Đánh giá tiêu chí số 14 (Giáo dục và đào tạo)
 
Mẫu 2
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ GIÁO DỤC
(Chỉ tiêu 14.1 và 14.2)
 
Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiêu chí Giáo dục và đào tạo, kết quả như sau:
1. Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu 14.1
Tiêu chí đánh giá Kết quả đánh giá (ghi rõ mức độ đạt) Kết luận
(Đạt/không đạt)
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi    
Xóa mù chữ    
Phổ cập giáo dục tiểu học    
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở    
 
2. Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu 14.2
Tổng số học sinh đã tốt nghiệp THCS Số học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học trung học Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục được học trung học (%)
(1) (2) (3)= (2)/(1) * 100
     
Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):....................chỉ tiêu 14.1 và 14.2 của tiêu chí giáo dục và đào tạo
 
Đơn vị đánh giá hoặc thẩm tra
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 
 
 
 
 
 
Mẫu 14.2. Đánh giá tiêu chí số 14 (Giáo dục và đào tạo)
 
Mẫu 2
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ GIÁO DỤC
(Chỉ tiêu 14.3)
Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiêu chí Giáo dục và đào tạo (chỉ tiêu 14.3), kết quả như sau:
 
Tổng số người từ đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú, đang có việc làm trên địa bàn xã Tổng số người đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú, đang có việc làm trên địa bàn xã và đã được cấp văn bằng, chứng chỉ
 
Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo (%)
(1) (2) (3)= (2)/(1) * 100
     
(Kèm theo danh sách lao động có việc làm qua đào tạo – mẫu 12.1)
 
Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):..................chỉ tiêu 14.3 của tiêu chí giáo dục và đào tạo
 
Đơn vị đánh giá hoặc thẩm tra
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 
 
 

Mẫu 15. Đánh giá tiêu chí số 15 (Y tế)
Mẫu 2
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ Y TẾ
Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiêu chí Y tế, kết quả như sau:
1. Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu 15.1 và 15.2
 
Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế Người dân tham gia BHYT
Đạt chuẩn quốc gia 
Số Quyết định, ngày, tháng công nhận
(đối với trường hợp đã được công nhận)
 
Chưa có Quyết định công nhận đạt chuẩn quốc gia
Hồ sơ, bảng điểm đánh giá tại năm đánh giá của Đoàn thẩm tra
Tổng số người dân thường trú trong xã (người)
 
Tổng số người tham gia BHYT trong xã (người)
 
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (%)
    (1) (2) (3)= (2)/(1) x 100
Điểm đạt:……..
Kết luận:
Đạt chuẩn QG về Y tế xã
Điểm đạt:……….
Kết luận:
Đạt/chưa đạt chuẩn QG về y tế xã
….. người ……người tỷ lệ (%):…..
 
2. Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu 15.3
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi)
 
 
 
Tỷ lệ % SDD thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) của trẻ em < 5 tuổi (T)
 
 
=
Tổng số trẻ em < 5 tuổi trong xã có chiều cao theo tuổi thấp hơn chiều cao trung bình (<=-2SD) của trẻ cùng nhóm tuổi trong cùng thời điểm điều tra  
X 100
Tổng số trẻ em cùng nhóm tuổi của xã được đo chiều cao trong cùng thời điểm điều tra
- Tổng số trẻ em < 5 tuổi trong xã có chiều cao theo tuổi thấp hơn chiều cao trung bình (<=-2SD) của trẻ cùng nhóm tuổi trong cùng thời điểm điều tra =  …… trẻ (1)
- Tổng số trẻ em cùng nhóm tuổi của xã được đo chiều cao trong cùng thời điểm điều tra:…………. trẻ (2)
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) = (1)/(2)*100 =  …… %
Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):.................... tiêu chí Y tế
 
Đơn vị đánh giá hoặc thẩm tra
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 
 
Mẫu 16. Đánh giá tiêu chí số 16 (Văn hóa)
 
Mẫu 2
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ VĂN HÓA
 
Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiêu chí Văn hóa, kết quả như sau:
TT Tên thôn Số điểm tự chấm theo bảng điểm quy định của BCĐ phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Kết luận
(đạt/không đạt)
Ghi chú
I. Năm...      
1. Thôn…..     Số, ngày tháng QĐ,  công nhận thôn VH
2.      
II. Năm....      
1. Thôn…..     Số, ngày tháng QĐ,  công nhận thôn VH
2.      
III. Năm.....      
1. Thôn…..     Số, ngày tháng QĐ,  công nhận thôn VH
2.      
- Tổng số thôn trên địa bàn xã:…………………… thôn (1);
- Số thôn đạt thôn văn hóa …………..…….…….. thôn (2);
                   Tỷ lệ (%) = (2)/(1)*100   =   ……….  %
 
Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):.................... tiêu chí Văn hóa
 
Đơn vị đánh giá hoặc thẩm tra
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 
 

Mẫu 17.1. Đánh giá tiêu chí số 17 (Môi trường và an toàn thực phẩm)
THỐNG KÊ HỘ SỬ DỤNG NƯỚC HỢP VỆ SINH VÀ NƯỚC SẠCH THEO QUY CHUẨN QUỐC GIA CỦA XÃ……..HUYỆN…………
 
TT Thôn Nguồn và loại hình cấp nước hộ gia đình đang sử dụng cho sinh hoạt (hộ) Đánh giá điều kiện nước cấp (hộ)
Sông, suối Hồ, ao Giếng khoan Giếng đào Cấp nước tập trung loại hình cấp nước khác Hợp vệ sinh Nước sạch
1  Thôn A                
2  Thôn B                
3                  
4                  
5                  
                 
Tổng số
 
               
 
Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn xã:……%
Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia trên địa bàn xã:……%
Người lập biểu TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu 17.2. Đánh giá tiêu chí số 17 (Môi trường và an toàn thực phẩm)
THỐNG KÊ HỘ GIA ĐÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG CỦA XÃ…….HUYỆN……….
 
TT Thôn Tổng số hộ Số hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch Số hộ có chuồng trại chăn nuôi Số hộ có chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường Tham gia xử lý rác thải (hộ)
Nhà tắm Nhà tiêu Bể nước hợp vệ sinh Tập trung Xử lý tại vườn
1 Thôn A                
2 Thôn B                
3                  
                   
                   
Tổng số                
 
Người lập biểu TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 
Mẫu 17.3. Đánh giá tiêu chí số 17 (Môi trường và an toàn thực phẩm)
THỐNG KÊ HỘ GIA ĐÌNH VÀ CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ……..HUYỆN…….
TT Tên hộ gia đình, cơ sở SX-KD thực phẩm Địa chỉ Loại hình sản xuất kinh doanh Số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (với đối tượng phải cấp) Ngày làm bản ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm của hộ gia đinh và cơ sở Ngày kiểm tra; cơ quan kiểm tra; kết quả thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm điều kiện đảm bảo ATTP của cơ quan chức năng
1            
2            
             
 
Người lập biểu TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 
 
Mẫu 17.4. Đánh giá tiêu chí số 17 (Môi trường và an toàn thực phẩm)
Mẫu 2
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
(Chỉ tiêu 17.1)
 
Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm, kết quả như sau:
a) Nước hợp vệ sinh
Tổng số hộ Số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh (%)
(1) (2) (3)= (2)/(1) * 100
     
b) Nước sạch chuẩn quốc gia
Tổng số hộ Số hộ sử dụng nước sạch chuẩn quốc gia Tỷ lệ hộ sử dụng nước chuẩn quốc gia (%)
(1) (2) (3)= (2)/(1) * 100
     
 
Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):....................chỉ tiêu 17.1 của tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm
 
Đơn vị đánh giá hoặc thẩm tra
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu 17.5. Đánh giá tiêu chí số 17 (Môi trường và an toàn thực phẩm)
Mẫu 2
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
(Chỉ tiêu 17.2, 17.3, 17.4, 17.5, 17.6 và 17.7)
            Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm, kết quả như sau:
17.2. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề (gọi chung là cơ sở sản xuất kinh doanh) đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường
Áp dụng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng lập hồ sơ thủ tục về môi trường (có đề án bảo vệ môi trường hay cam kết bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận)
Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã:………………cơ sở
Số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường: ……….. cơ sở
Đánh giá cơ sở kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường như sau:
TT Tên cơ sở Loại hồ sơ môi trường Hồ sơ môi trường
Không có
1        
2        
17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn
TT Nội dung đánh giá Đánh giá mức độ thực hiện Kết luận
(đạt/
không đạt)
1 Các khu vực công cộng không có hiện tượng xả nước thải, chất thải rắn  bừa bãi gây mất mỹ quan;    
2 Hồ ao, kênh mương, bờ đê, đường làng ngõ xóm, khu vực công cộng được vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ.    
17.4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch
TT Nội dung đánh giá Mức độ thực hiện Kết luận
(đạt/không đạt)
1 Có nghĩa trang nằm trong quy hoạch xã NTM (hoặc quy hoạch vùng đối với 2-3 xã quy hoạch 01 nghĩa trang) được xây dựng để thực hiện việc chôn cất phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán, hương ước của địa phương, làng, xóm; phù hợp truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại, không phô trương, lãng phí.    
2 Có Quy chế quản lý nghĩa trang    
 
17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định
 
TT Nội dung đánh giá Mức độ thực hiện Kết luận
(đạt/không đạt)
1 Không để xảy ra tình trạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nông nghiệp hết hạn hoặc các vỏ bao bì, dụng cụ đựng các sản phẩm này sau khi sử dụng bị vứt, đổ bừa bãi ra môi trường.    
 
2 Có phương án phù hợp để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến khu xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh, trong đó nêu rõ:
+ Đơn vị phụ trách thu gom, vận chuyển;
+ Chủng loại, số lượng phương tiện vận chuyển;
+ Cách thức phân loại;
+ Tần suất, lịch trình thu gom đối với từng cụm dân cư;
+ Vị trí các điểm trung chuyển (nếu có).
   
3 Điểm tập kết chất thải rắn trong khu dân cư (nếu có) phải đảm bảo hợp vệ sinh.    
4 Có hương ước, quy ước đối với từng khu dân cư với sự tham gia của tất cả các hộ, cơ sở cam kết thực hiện đúng các quy định của địa phương đối với chất thải rắn, nước thải.    
5 Mỗi khu dân cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của khu vực, không có hiện tượng tắc nghẽn, tù đọng nước thải và ngập úng.    
6 Có điểm thu gom nước thải và áp dụng biện pháp xử lý phù hợp nước thải trước khi đổ vào các kênh, mương, sông, hồ.    
17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch 
 
Tổng số hộ có nhà Số hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch (%)
(1) (2) (3) = (2)/(1) * 100
     
17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường
Tổng số hộ chăn nuôi Số hộ chăn nuôi có chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường (%)
(1) (2) (3) = (2)/(1) * 100
     
          Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):....................chỉ tiêu 17.2, 17.3, 17.4, 17.5, 17.6 và 17.7 của tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm
Đơn vị đánh giá hoặc thẩm tra
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 

Mẫu 17.6. Đánh giá tiêu chí số 17 (Môi trường và an toàn thực phẩm)
Mẫu 2
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
(Chỉ tiêu 17.8)
Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm, kết quả như sau:
Tổng số hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm Số hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm (%)
(1) (2) (3) = (2)/(1) * 100
     
 
Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):....................chỉ tiêu 17.8 của tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm
Đơn vị đánh giá hoặc thẩm tra
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
Mẫu 18.1. Đánh giá tiêu chí số 18 (Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật)
 
DANH SÁCH, LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ……….HUYỆN……..
TT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Chức vụ, chức danh hiện nay Trình độ
    Nam Nữ Học vấn Chuyên môn Chính trị QLNN Tin học Ngoại ngữ
                     
                     
                     
 
Người lập biểu TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
Mẫu 18.2. Đánh giá tiêu chí số 18 (Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật)
 
Mẫu 2
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ 
TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
(Chỉ tiêu 18.1, 18.2, 18.3 và 18.4)
 
Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiêu chí Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, kết quả như sau:
 
Chỉ tiêu 18.1:
(cán bộ, công chức xã đạt chuẩn)
Chỉ tiêu
18.2:
Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định
(có/không)
Chỉ tiêu  18.3: Đảng bộ, chính quyền xã đạt TSVM
 (đạt/
không đạt)
Chỉ tiêu  18.4 (Tổ chức chính trị-XH của xã đạt loại khá trở lên)
(đạt/không đạt)
Tổng số cán bộ, công chức Trong đó đã đạt chuẩn MT
TQ
Hội ND Hội
CCB
Hội
LH
PN
Đoàn TN
Cán bộ Công chức
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
                       
Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):....................các chỉ tiêu 18.1, 18.2, 18.3 và 18.4 của tiêu chí Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.
 
Đơn vị đánh giá hoặc thẩm tra
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 
 
 
 
Mẫu 18.3. Đánh giá tiêu chí số 18 (Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật)
 
Mẫu 2
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ 
TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
(Chỉ tiêu 18.5)
 
Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiêu chí Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, kết quả như sau:
TT Tiêu chí thành phần Số điểm tối đa Số điểm chấm Kết luận (đạt/ không đạt)
I Bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật 15    
1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch triển khai nhiệm vụ được giao để thi hành Hiến pháp, pháp luật, chỉ đạo của cấp trên tại địa phương và triển khai thực hiện đúng yêu cầu, tiến độ. 4    
2 An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) trên địa bàn cấp xã được kiềm chế, có giảm so với năm trước. 6    
3 Giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn; không có hoặc giảm khiếu nại, tố cáo kéo dài trên địa bàn cấp xã so với năm trước. 5    
II Thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã 30    
1 Công khai đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính. 4    
2 Bố trí địa điểm, công chức tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định. 2    
3 Giải quyết các thủ tục hành chính đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định. 7    
4 Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về giải quyết các thủ tục hành chính đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định. 2    
5 Bảo đảm sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính. 15    
III Phổ biến, giáo dục pháp luật 25    
1 Công khai văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính có giá trị áp dụng chung liên quan trực tiếp đến tổ chức, cá nhân trên địa bàn (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước) thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã; 2    
2 Cung cấp đầy đủ thông tin pháp luật thuộc trách nhiệm phải cung cấp của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định. 2    
3 Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định và chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan, tổ chức cấp trên. 2    
4 Tổ chức quán triệt, phổ biến các văn bản, chính sách pháp luật mới ban hành cho cán bộ, công chức cấp xã. 2    
5 Triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân trên địa bàn cấp xã bằng hình thức thích hợp. 5    
6 Triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù trên địa bàn thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật. 2    
7 Các thiết chế thông tin, văn hóa, pháp luật tại cơ sở hoạt động có hiệu quả, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, phổ biến pháp luật của Nhân dân trên địa bàn cấp xã. 5    
8 Tổ chức đối thoại chính sách, pháp luật theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương. 2    
9 Bố trí đủ kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định. 3    
IV Hòa giải ở cơ sở 10    
1 Thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng tổ hòa giải; hòa giải viên; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên; đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở. 2    
2 Các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải kịp thời theo yêu cầu của các bên. 5    
3 Bố trí đủ kinh phí hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định. 3    
V Thực hiện dân chủ ở cơ sở 20    
1 Công khai, minh bạch các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở 4    
2 Cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được bàn, quyết định trực tiếp về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở. 4    
3 Cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được bàn, biểu quyết để cơ quan có thẩm quyền quyết định về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở/ 4    
4 Nhân dân được tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở. 3    
5 Nhân dân trực tiếp hoặc thông qua Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện giám sát các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở. 5    
Tổng cộng 100    
           Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):....................chỉ tiêu 18.5 của tiêu chí Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.
Đơn vị đánh giá hoặc thẩm tra
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 
Mẫu 18.4. Đánh giá tiêu chí số 18 (Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật)
 
Mẫu 2
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
(Chỉ tiêu 18.6)
Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiêu chí Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, kết quả như sau:
TT Chỉ tiêu đánh giá Kết quả đánh giá Kết luận (đạt/ không đạt)
1 Có ít nhất 01 nữ lãnh đạo ở xã (bao gồm các chức danh sau đây: Bí thư Đảng ủy xã, Phó Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch xã, Phó Chủ tịch xã, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch hội đồng nhân dân xã).    
2 100% phụ nữ thuộc hộ nghèo, phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức.    
3 Không có trường hợp tảo hôn, cưỡng ép kết hôn.    
4 Mỗi tháng có ít nhất 02 chuyên mục tuyên truyền về bình đẳng giới trên hệ thống truyền thanh của xã.    
5 Có ít nhất 01 mô hình địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh cho các nạn nhân bị bạo lực giới và bạo lực gia đình tại cộng đồng đạt chuẩn.    
Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):....................chỉ tiêu 18.6 của tiêu chí Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.
Đơn vị đánh giá hoặc thẩm tra
 
TM.UBND XÃ..............
(Ký tên và đóng dấu)
 
 
 
 
 
Mẫu 19.1. Đánh giá tiêu chí số 19 (Quốc phòng và An ninh)
 
Mẫu 2
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
(Chỉ tiêu 19.1)
 
Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
3. Đại diện Ban CHQS xã…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiêu chí Quốc phòng và An ninh, kết quả như sau:
TT Nội dung Tiêu chí đánh giá Kết quả thực hiện Kết luận
 (đạt/ không đạt)
1 Xây dựng Ban chỉ huy quân sự và dân quân xã Hoàn thành các nội dung:
- Số lượng cán bộ: Theo quy định của pháp luật
+ Chỉ huy trưởng là thành viên ủy ban nhân dân cấp xã; Chỉ huy phó, Chính trị viên, Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm. Số lượng Chỉ huy phó ở các xã trọng điểm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
+ Trình độ chuyên môn: Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó được đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở; đến năm 2020 có 100% cán bộ quân sự cấp xã được đào tạo trình độ trung cấp ngành quân sự cơ sở đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, trình độ cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành quân sự cơ sở đối các xã còn lại. Hằng năm phải được tham gia tập huấn, bồi dưỡng về chính trị, quân sự, pháp luật và nghiệp vụ chuyên môn;
- Nơi làm việc và chế độ của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: Ban Chỉ huy quân sự có nơi làm việc và trang thiết bị theo quy định của pháp luật; cán bộ Ban Chỉ huy quân sự được hưởng phụ cấp thâm niên, phụ cấp quản lý đơn vị; Trưởng, Phó Ban Chỉ huy quân sự được hưởng chế độ, chính sách và các chế độ đãi ngộ khác theo quy định của pháp luật.
- Chất lượng chính trị: Tỷ lệ đảng viên trong dân quân nòng cốt đạt từ 18% trở lên; hoàn thành chỉ tiêu phát triển đảng viên mới trong dân quân theo quy định.
- Thôn đội trưởng, tiểu đội trưởng dân quân thường trực, trung đội trưởng dân quân cơ động là đảng viên.
   
2 Xây dựng lực lượng dân quân “Vững mạnh, rộng khắp” Hoàn thành các nội dung:
-  Tổ chức xây dựng lực lượng, biên chế, trang bị:           
+ Tổ chức biên chế đơn vị dân quân tự vệ theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 33/2016/TT-BQP ngày 29/3/2016 hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ.
+ Hằng năm, Ban chỉ huy Quân sự tham mưu cho UBND xã tổ chức lễ kết nạp dân quân mới và trao quyết định công nhận dân quân nòng cốt đã hoàn thành nhiệm vụ.
+ Trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ theo Thông tư số 65/TT-BQP ngày 16/5/2016 của Bộ Quốc phòng quy định và hướng dẫn về trang bị, quản lý sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của dân quân tự vệ.
- Huấn luyện: Hàng năm các đối tượng dân quân được giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự theo nội dung, thời gian, chương trình quy định tại Thông tư số 02/2016/TT-BQP ngày 08/01/2016 của Bộ Quốc phòng.
- Hoạt động: Thực hiện theo Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ ban hành quy định việc phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng.
   
3 Hoàn thành các chỉ tiêu về quốc phòng Hoàn thành các nội dung:
- Có đầy đủ các kế hoạch theo quy định tại Thông tư số 108/2016/TT-BQP ngày 16/7/2016 của Bộ Quốc phòng.
- Tuyên truyền vận động và triển khai thực hiện tốt công tác tuyển sinh quân sự, hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ hằng năm theo chỉ tiêu Chủ tịch UBND cấp huyện giao, đảm bảo chất lượng.
- 100% quân nhân hoàn thành nhiệm vụ ở đơn vị thường trực về địa phương được đăng ký quân dự bị và được quản lý chặt chẽ.
- 100% quân nhân dự bị động viên và phương tiện kỹ thuật được đăng ký, quản lý chặt chẽ theo chỉ tiêu cấp trên giao, sẵn sàng động viên khi có lệnh.
- Hằng năm tổ chức tốt trình tự, thủ tục công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, công dân nam trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, đăng ký nghĩa vụ quân sự và lập danh sách báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của pháp luật.
- Lập danh sách lực lượng dân quân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác được giao.
- Chủ trì phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác quốc phòng, quân sự theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cùng cấp và chỉ thị, mệnh lệnh, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên.
- Phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục quốc phòng, an ninh cho lực lượng vũ trang và nhân dân, công tác vận động quần chúng, công tác chính sách hậu phương quân đội; tổ chức cho dân quân tự vệ, dự bị động viên tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.
   
 
Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):....................chỉ tiêu 19.1 của tiêu chí Quốc phòng và An ninh.
 
Đơn vị đánh giá hoặc
 thẩm tra
 
Trưởng Ban CHQS xã         TM.UBND XÃ..............
                                 (Ký tên và đóng dấu)
 

Mẫu 19.2. Đánh giá tiêu chí số 19 (Quốc phòng và An ninh)
Mẫu 2
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
(Chỉ tiêu 19.2)
Hôm nay, ngày ……. tháng……  năm ……...tại ………., gồm có:
1. Đại diện (đơn vị đánh giá/ thẩm tra)…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
2. Đại diện UBND xã………
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
3. Đại diện Công an xã…….
- Ông (bà)............................................., chức vụ:…………………………..
Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiêu chí Quốc phòng và An ninh, kết quả như sau:
TT Chỉ tiêu đánh giá Kết quả đánh giá Kết luận (đạt/ không đạt)
1 Hằng năm, Đảng ủy có nghị quyết, UBND xã có kế hoạch về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; tổ chức xây dựng có hiệu quả các mô hình bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.    
2 Không có khiếu kiện đông người kéo dài; khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật    
3 Không để xảy ra trọng án trên địa bàn    
4 Các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác được kiềm chế, giảm so với năm trước    
5 Xã được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự quy định tại Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự; không thuộc xã trọng điểm phức tạp về an ninh, trật tự (trừ các xã đảo, xã có đường biên giới quốc gia).    
6 Lực lượng Công an xã được xây dựng, củng cố trong sạch, vững mạnh theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an    
Đánh giá chung:…………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………....
Kết luận (đạt/không đạt):.................chỉ tiêu 19.2 của tiêu chí Quốc phòng và An ninh.
Đơn vị đánh giá hoặc
 thẩm tra
 
Trưởng Công an xã             TM.UBND XÃ..............
                 (Ký tên và đóng dấu)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay16,366
  • Tháng hiện tại116,690
  • Tổng lượt truy cập8,526,332
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây