Triệu Phong quyết tâm xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 29/05/2023 22:08
Dọc đường về các làng quê huyện Triệu Phong (Quảng Trị) vụ mùa vừa gặt xong, mùi hương thơm của rơm rạ vương vãi trên từng ngõ xóm càng làm cho khung cảnh làng quê thêm thanh bình, no ấm. Huyện Triệu Phong đang quyết tâm hoàn thành các tiêu chí trong năm 2023 để được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2024.
Thu hoạch lúa hữu cơ ở xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) để sản xuất gạo mang thương hiệu "Gạo sạch Triệu Phong".
Thu hoạch lúa hữu cơ ở xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) để sản xuất gạo mang thương hiệu "Gạo sạch Triệu Phong".
    

      Làng Long Quang và Lệ Xuyên của xã Triệu Trạch là vùng đất địa linh nhân kiệt, có cảnh quan môi trường vào loại đẹp nhất vùng đồng bằng huyện Triệu Phong. Đạt chuẩn xã nông thôn mới từ mấy năm trước, Triệu Trạch bắt tay ngay vào việc giữ vững và làm giàu bền vững các tiêu chí.

      Khi có chủ trương, Triệu Trạch đồng sức đồng lòng xây dựng xã nông thôn mới nâng cao. Hiện tại xã đã hoàn thành công tác tự đánh giá và được Ban Chỉ đạo nông thôn mới huyện đề nghị tỉnh thẩm định xét công nhận Triệu Trạch đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của năm 2022. Ngoài ra, còn có xã Triệu Đại cũng đang được xét công nhận đạt chuẩn nâng cao.

      Trong năm 2023, xã Triệu Phước tiếp tục đăng ký xây dựng nông thôn mới nâng cao. Không khí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao đang diễn ra khẩn trương trên từng làng quê của huyện Triệu Phong.

      Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Triệu Phong đã ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Triệu Phong chung sức xây dựng nông thôn mới".

      Theo đó, mục tiêu của kế hoạch nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị chăm lo xây dựng nông thôn mới, vận động nhân dân tham gia thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ với phương châm "phát huy nội lực là chính, nông dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới".

      Đảng bộ, chính quyền huyện Triệu Phong đã chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp cụ thể để đạt từng tiêu chí. Qua 10 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, huyện Triệu Phong không ngừng nâng cao vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền, vai trò chủ thể của người dân và sức mạnh từ cộng đồng, chung sức, đồng lòng, đạt được nhiều kết quả khả quan.

      Bí thư Huyện ủy Triệu Phong Trần Xuân Anh hằng tuần thường dành một ngày nghỉ cuối tuần về cơ sở động viên nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới. Đồng chí cho biết, toàn huyện có 17 xã triển khai xây dựng nông thôn mới. Đến ngày 31/3 đã có 14/17 xã được công nhận đạt chuẩn. Thêm ba xã ven biển Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng đã hoàn thành công tác tự đánh giá và được Ban chỉ đạo nông thôn mới huyện đề nghị tỉnh thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn của năm 2022. Ủy ban nhân dân huyện Triệu Phong đang tập trung chỉ đạo các xã xây dựng thôn kiểu mẫu, vườn mẫu; đã có 13 thôn đăng ký thực hiện thôn kiểu mẫu và vườn mẫu, trong đó có ba thôn hoàn thiện hồ sơ để thẩm định, công nhận.

      Theo đồng chí Trần Xuân Anh, huyện Triệu Phong phấn đấu trong năm 2023 hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện nông thôn mới vào năm 2024. Một trong những tiêu chí quan trọng của huyện nông thôn mới là phải có vùng nguyên liệu tập trung và các sản phẩm đặc trưng. Với tiêu chí này huyện Triệu Phong đang đi trước các địa phương khác trong tỉnh Quảng Trị. Cách đây 8 năm, huyện đã xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung với sản phẩm chủ lực là lúa hữu cơ để sản xuất gạo mang thương hiệu "Gạo sạch Triệu Phong" được người tiêu dùng trong nước đánh giá cao. Sản phẩm làm ra không đủ cung cấp cho thị trường. Mô hình này sản xuất lúa theo phương thức canh tác tự nhiên tại bốn xã Triệu Trung, Triệu Sơn, Triệu Tài và Triệu Trạch, được Hợp tác xã Nông sản sạch Triệu Phong liên kết bao tiêu sản phẩm, trong đó 11ha ruộng của hợp tác xã này đã được công nhận đạt chuẩn hữu cơ quốc gia. Ngoài ra, huyện còn phối hợp các doanh nghiệp sản xuất 122ha lúa theo hướng hữu cơ, VietGAP.

       Để khơi thêm nguồn lực, nâng cao chất lượng phong trào xây dựng nông thôn mới, nhiều năm qua các cấp ủy, chính quyền huyện Triệu Phong tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tạo ra nhiều hàng hóa, các ngành nghề dịch vụ, sản phẩm lợi thế.

      Cốt lõi của xây dựng nông thôn mới là nâng cao năng lực cộng đồng, tạo ra không gian cộng đồng rộng mở, hình thành mạng liên kết giữa các cộng đồng, hướng đến xây dựng cấu trúc kinh tế-xã hội bền vững, xây dựng nông thôn hài hòa, giàu bản sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân luôn được cải thiện đáng kể.

     Nhằm hiện thực hóa mục tiêu huyện nông thôn mới, Triệu Phong tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội.

     Theo Kế hoạch 130/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, tỉnh quyết tâm đầu tư nguồn lực, phấn đấu cuối năm 2023, Triệu Phong là một trong hai huyện hoàn thành tiêu chí đạt chuẩn huyện nông thôn mới.

     Để đạt được kế hoạch quan trọng này, tỉnh đầu tư cho huyện 50 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và địa phương để có thêm nguồn lực thực hiện thành công chủ trương lớn của Đảng bộ huyện.

 

Nguồn tin: BÀI VÀ ẢNH: LÂM QUANG HUY- Báo Nhân dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay18,509
  • Tháng hiện tại197,270
  • Tổng lượt truy cập8,397,567
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây