Lan tỏa việc hiến đất

Thứ sáu - 06/03/2015 01:43
Dù là một tỉnh nghèo song ở Quảng Trị, chuyện nông dân hiến đất xây dựng nông thôn mới (NTM) được xem là chuyện “thường ngày ở huyện”, việc đó như một cuộc cách mạng lan tỏa rộng khắp đến mỗi người dân.
Nhiều tấm gương sáng
Đến bất cứ địa phương nào ở Quảng Trị, chúng tôi cũng bắt gặp những tấm gương tự nguyện hiến đất mở đường, xây trường… làm cho quê hương ngày càng khởi sắc. Người dân tộc Pa Kô, xã A Xing, huyện Hướng Hóa vẫn luôn nhắc đến tấm gương sáng của lão nông Kôn Khơi, trú tại bản A Máy, đã 3 lần tự nguyện hiến đất xây trường học với tổng cộng hơn 1.500m2 đất.

Năm 2005, khi xã mở cuộc họp thông báo Trường Tiểu học A Xing cần có nhà công vụ cho giáo viên, ông Kôn Khơi là người đầu tiên giơ tay ký vào đơn xin hiến 600m2 đất mà không một phút suy tính thiệt hơn. Năm 2006, Kôn Khơi tiếp tục hiến thêm 400m2 đất vườn cây ăn quả xây Trung tâm Học tập cộng đồng thôn A Máy để người dân có nơi sinh hoạt. Vài năm sau, ông lại hiến thêm 500m2 đất nữa để mở rộng Trường Mầm non trung tâm xã A Xing. “Đảng, Nhà nước quan tâm bỏ tiền xây trường cho con em đi học, mình ưng cái bụng lắm nhưng nhà mình nghèo, không giúp được gì nhiều, chỉ có thể giúp đất để xây thôi” – ông Kôn Khơi khiêm tốn.

Cũng giống Kôn Khơi, lão nông Hồ Xuân Lợi (Hướng Lộc, Hướng Hóa) cũng tự nguyện hiến 4.600m2 đất ở, đất canh tác của gia đình xây dựng trường học, nhà công vụ cho giáo viên. “Biết là đất đai quý thật nhưng mà cái chữ của con em quý hơn. Mình hiến có một ít đất mà nuôi dưỡng được cả một thế hệ, đáng lắm, đáng lắm” - ông Lợi gật gù chỉ tay về phía Trường Tiểu học Hướng Lộc khang trang.

“Hiến” cả tiền mặt

Ở vùng miền núi của Quảng Trị phong trào hiến đất của người dân mạnh chừng nào, thì ở miền xuôi cũng không kém phần khí thế. Đơn cử như anh nông dân Nguyễn Văn Nam, trú thôn Tiên An (Vĩnh Sơn, Vĩnh Linh) đã tự nguyện hiến 500m2 đất của gia đình và còn bỏ tiền túi hơn 700 triệu đồng để xây chợ cho thôn mà không hề thu một đồng lệ phí tiền chợ. Việc làm ý nghĩa đó được anh giải thích ngắn gọn: “Tôi thấy bà con đi chợ xa quá nên muốn xây chợ ngay ở thôn giúp bà con đỡ vất vả. Hiến đất, hiến của xây dựng NTM, chuyện thường ngày nên làm ấy mà”.

Nông dân Lê Thanh Thi (xã Cam Thủy, Cam Lộ) cũng không tiếc hiến 500m2 đất vườn để xã xây dựng bia chiến tích ghi công các anh hùng liệt sĩ. Hay ông Ngô Xuân Thiển (Hải Lệ, Hải Lăng) cũng hiến hơn 200m2 đất mở rộng con đường liên thôn.

Ông Thiển cho biết: “Gia đình tôi có một mảnh đất, trước đây một số người hỏi mua với giá hơn 60 triệu đồng nhưng tôi không bán. Nay địa phương xây dựng NTM, mảnh đất nằm ở khu vực phải giải tỏa để mở rộng đường nên tôi tự nguyện hiến đất. So với họ mình hiến ít, có đáng là bao”.

Ông Nguyễn Văn Bài - Giám đốc Sở NNPTNT, Phó Trưởng ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Quảng Trị cho biết, trong những năm qua, các cấp, hội đã tích cực trong công tác vận động nhân dân hiến đất xây dựng NTM. Đặc biệt ghi nhận sự giúp đỡ đắc lực từ Hội ND các cấp trên địa bàn. Các cấp hội đã gần gũi, vận động, tuyên truyền để người dân hiến đất, hiến công...

  Riêng năm 2014, người dân Quảng Trị đã hiến hơn 50.000m2 đất, thì Hội ND tỉnh đã vận động hiến gần 12.000m2. Nhiều hộ gia đình đập phá hàng chục mét tường rào kiên cố để mở rộng đường; hiến hàng trăm thậm chí hàng ngàn m2 đất sản xuất cho xây dựng các công trình cộng đồng...

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay16,524
  • Tháng hiện tại190,611
  • Tổng lượt truy cập8,390,908
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây