Nông thôn mới Quảng Trị

https://nongthonmoi.quangtri.gov.vn


Bài học kinh nghiệm về bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển nông thôn mới ở Vĩnh Tú, Quảng Trị

Dự án “Bảo tồn và phát triển Thảm thực vật tự nhiên (Rú cát) trên vùng cát cố định ven biển tại xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”, do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF-SGP) của UNDP tài trợ, và được điều hành bởi Câu lạc bộ Lâm nghiệp Quảng Trị, từ tháng 11/2010 đến tháng 12/2013.
Ảnh 1: Đánh giá nghiệm thu trồng cây bản địa để bảo tồn Rú cát (bảo tồn đa dạng sinh học) ở xã Vĩnh Tú, sau 1 tháng trồng rừng.
Các hoạt động chính là thực hiện điều tra rừng, điều tra thảm thực vật tự nhiên, tiến tới giao rừng cho cộng đồng quản lý, thực hiện các hoạt động gieo ươm và bảo tồn loài cây bản địa hiện có, lồng ghép các hoạt động tăng thu nhập, làm cơ sở khuyến khích người dân tham gia vào bảo tồn rừng và thảm thực vật tự nhiên của địa phương.
Ngoài ra, tạo ra vốn vay quay vòng từ các hoạt động sản xuất tăng thu nhập, như: (i) trồng và thâm canh cây lạc, kể cả có thể đổi giống mới cho năng suất lạc cao hơn, (ii) trồng rừng kinh tế hỗn giao nhằm hạn chế sâu bệnh phá hoại, (iii) thả cá trong các hộ có điều kiện ao nuôi và chăm sóc, đánh giá bước đầu về khả năng quản lý vốn và tạo vốn quay vòng lâu dài trong các thôn tham gia dự án ở vùng vên biển xã Vĩnh Tú.
(i)  Kết quả các hoạt động thực hiện dự án
-   Điều tra trữ lượng gỗ chính trong các khoảnh rừng, tài nguyên thảm thực vật Rú cát.
-   Giao được 45,6 ha rừng tự nhiên cho hai thôn (Đông Trường, Tứ Chính) quản lý, bảo vệ trong hạn 50 năm; xây dựng hương ước và thành lập tổ quản lý, bảo vệ rú cát.
   
                         Biểu 1:  Diện tích giao rừng và bảo tồn rừng 3 thôn dự án
 
 
TT
 
Thôn tham gia dự án
Diện tích giao và bảo tồn rừng (ha)  
Ghi chú
Giao rừng Bảo tồn rừng
1 Tứ Chính 17 ha 5 ha QĐ giao rừng năm 2011
2 Đông Trường 28,6 ha 10 ha QĐ giao rừng năm 2011
3 Thuỷ Tú Phường - 5 ha Xây dựng quy ước quản lý rừng
  Tổng cộng 45,6 ha 20 ha  
-   Đã làm ba (03) vườn ươm cây bản địa, có trên 20 loài được thử nghiệm gieo ươm, trong đó 10 loài được theo dõi về tình hình sinh trưởng trong giai đoạn vườn ươm, gồm các loài cây: Trâm bầu, Dẻ gai, Sim rú, Côm,...; gieo tạo đượci 60.000 cây bản địa các loại cho hai mùa trồng rừng (năm 2012, và 2013), để trồng được 20 ha rừng cây bản địa.
 
                 Biểu 2:   Kết quả chọn hộ gieo ươm cây bản địa tại 3 thôn dự án
              
 
TT
 
Thôn tham gia dự án
Kết quả gieo ươm  
Ghi chú
Năm 2012 Năm 2013
Cây gỗ Cây pt Cây gỗ Cây pt
1 Tứ Chính 5.000 2.600 - 7.400 Cây đạt tiêu chuẩn
2 Đông Trường 10.000 20.000 - - Cây đạt tiêu chuẩn
3 Thủy Tú Phường 5.000 10.000 - - Cây đạt tiêu chuẩn
  Tổng cộng 20.000 32.600 - 7.400 Cây đạt tiêu chuẩn
(Ghi chú: các chủ vườn ươm, đều gieo thêm 10% các cây dự phòng)
 
-      Việc trồng cây bản địa (theo mô hình bảo tồn và mở rộng Rú cát) cho thấy, tỷ lệ sống là 97-98% sau 1 tháng trồng, chứng tỏ cây được gieo tạo tốt, không bị vỡ bầu trước khi trồng, điều kiện trồng thuận lợi, gặp mưa, nên cây sinh trưởng ban đầu tốt.
   
                      Biểu 3:    Loài cây chính gieo tạo để bảo tồn thảm thực vật
 
TT Loài gieo tạo chính Cây gỗ Cây bụi Ghi chú
(giá trị, công dụng,....)
1 Dẻ lòn X - Cây cho hạt, gỗ xây dựng
2 Trâm X - Cây cho gỗ xây dựng
3 Mà ca X - Cây cho gỗ
4 Côm X - Cây cho gỗ
5 Ô dước - X Cây cho dầu làm thuốc
6 Cụng kện X - Cây cố định đạm
7 Mốc - X Cây cho quả
8 Chua mót - X Cây làm phân xanh
9 Re – Sim rú X - Cây cho gỗ
10 Bời lời - X Cây cho dầu làm thuốc, vỏ làm nhang
  Tổng cộng 06 loài 04 loài Gieo trồng 60.000 cây đạt tiêu chuẩn
 
-   Dự án đã hỗ trợ trồng 10 ha hỗn giao hai loài cây Keo tai tượng, Keo lai, cho 13 hộ.   Các cây Keo trong mô hình có tỷ lệ sống cao, đạt 98-100%, sau 1,5 năm trồng, nhiều cây đạt chiều cao giữa 3,5-4,0 m, đường kính thân cây tại D (1,3 m) đạt 4-6 cm, đạt trên 10-20% lượng tăng trưởng hàng năm so với các mô hình khác trong xã.
-   Có 68 hộ gia đình, tại ba (03) thôn tham gia trồng và thâm canh trên diện tích 20 ha trồng lạc, trong ba vụ, chủ yếu là vụ Đông Xuân năm 2011/2012, năm 2012/2013. Các mô hình thâm canh này được tổng hợp trong Biểu 3.
 
        Biểu 3:  Kết quả các hộ trong thôn tham gia trồng và thâm canh cây Lạc
 
 
TT
 
Thôn dự án
Giai đoạn  
Ghi chú
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
1 Tứ chính 09 hộ 17 hộ 17 hộ Năng suất tăng 10-15% trong các mô hình dự án
2 Đông Trường 09 hộ 34 hộ 34 hộ
3 Thuỷ tú phường - 17 hộ 17 hộ
    18 hộ 68 hộ 68 hộ 207 triệu đồng
 
-   Năng suất và sản lượng lạc tăng lên 10 - 15% của các hộ tham gia dự án so với năng suất chung toàn xã.  Các giống lạc được triển khai là L.14, Lỳ Tây Nguyên, KT.10; trong đó giống Lạc L.14 và Lỳ Tây nguyên, là thích hợp trong điều kiện địa phương, giống lạc L.14 có thể chịu được độ ẩm nhẹ, giống Lạc Lỳ Tây nguyên chịu đất khô hơn.
 
-    Có 25 hộ tham gia thả cá, những hộ có diện tích ao nuôi lớn hơn 200 m2, nên đáp ứng được diện tích nuôi của số cá thả thêm. Các hộ cũng định kỳ thả cỏ, lá sắn, lá chuối (cho cá Trắm cỏ) và cám gạo (cho các loại cá khác). Vì vậy,  các chủ ao nuôi làm tốt việc chăm sóc cá, có thể cho thu hoạch trong 6-10 tháng sau khi thả.
-      Tổ chức được 08 lớp tập huấn kỹ thuật cho các hộ gia đình tham gia dự án, và 06 hội nghị đầu bờ để đánh giá và chia sẻ kinh nghiệm; kinh nghiệm tập trung vào chia sẻ là những hoạt động đã làm được, những điều cần phải khắc phục nhằm đạt được hiệu quả dự án trong tất cả các thôn
(ii)  Bài học kinh nghiệm
-   Có các bài học kinh nghiệm được đúc rút khi tổ chức bảo tồn rừng và xây dựng nông thôn mới thông qua dự án, chủ yếu là: (ii-a) thiết kế dự án phù hợp yêu cầu của địa phương và cộng đồng quản lý, (ii-b) huy động cộng đồng tham gia trong tất cả các hoạt động bảo tồn và phát triển nông thôn mới, (ii-c) tổ chức quản lý và phối hợp hài hoà giữa các ban ngành của tỉnh, của huyện, và nhóm chuyên gia cho từng hoạt động, (ii-d) huy động sự quản lý chỉ đạo của địa phương từ UBND xã đến các thôn tham gia dự án, và (ii-e) phát huy dân chủ và lắng nghe ý kiến của các hộ và nhóm hộ tham gia dự án.
-   Kết thúc dự án (giai đoạn từ tháng 11/2010 đến 12/2013), Ban quản lý vốn của xã Vĩnh Tú đã nhận bàn giao 210.000.000,00 đồng (hai trăm mười triệu đồng) từ các hoạt động tăng thu nhập cho hộ và cộng đồng tham gia bảo tồn rừng, như: trồng và thâm canh cây lạc, trồng rừng kinh tế hỗn giao hai loài cây Keo, thả cá tại các hộ, để có thể tiếp tục triển khai các hoạt động của dự án – giai đoạn cộng đồng thôn tự quản lý, theo cơ chế vay vốn quay vòng đã được thống nhất trong 3 thôn, với mức lại suất vay áp dụng mới là: 6,5%/năm, làm cơ sở duy trì và mở rộng mô hình tăng thu nhập và bảo tồn thảm thực vật Rú cát về lâu dài.
        Kết quả thực hiện dự án trên của Câu Lạc bộ Lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị (mà trực tiếp là Chi cục Lâm nghiệp Quảng Trị) đã góp phần thêm những bài học kinh nghiệm về “bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển nông thôn mới” ở vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị

Tác giả bài viết: Hoàng Quảng Hà- Chi cục Lâm nghiệp Quảng Trị

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây