Nông thôn mới Quảng Trị

https://nongthonmoi.quangtri.gov.vn


Quảng Trị, sức lan tỏa các sản phẩm OCOP

"Chương trình mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đang được tỉnh Quảng Trị triển khai thực hiện quyết liệt, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng NTM và tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Quảng Trị có trong chương trình OCOP

Ông Trần Hữu Đạt, GĐ HTX nông sản sạch canh tác tự nhiên Triệu Phong cho biết, sản phẩm có thương hiệu “gạo sạch Triệu Phong” thuộc chương trình OCOP của Quảng Trị được các thành viên của HTX canh tác tự nhiên, đạt chứng nhận sạch 100%. Năm 2018 này, HTX làm ra 90 tấn lúa sạch, sau khi trừ chi phí lãi 209 triệu đồng. Hiện “gạo sạch Triệu Phong” nổi tiếng, được người tiêu dùng yêu thích.

Ông Trần Văn Thu, Chi cục trưởng Chi cục PTNT, Phó Chánh Văn phòng BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh cho biết, chương trình OCOP nhằm phát triển kinh tế nông thôn theo hướng khai thác nội lực và gia tăng giá trị. Sau khi Bộ NN-PTNT ban hành Quyết định phê duyệt Đề cương chương trình OCOP giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2030 và bộ công cụ điều tra, khảo sát về việc xây dựng chương trình, Chi cục quyết liệt phối hợp với các đơn vị điều tra, khảo sát và xây dựng chương trình OCOP.

Chi cục tổ chức tập huấn, quán triệt cho cán bộ cốt cán các huyện, TP, TX về nội dung chương trình. Kết quả điều tra, toàn tỉnh có 35 sản phẩm thế mạnh, thuộc 6 nhóm. Trong đó, nhóm thực phẩm có 21; nhóm đồ uống 3; nhóm thảo dược 6; nhóm vải và may mặc 1; nhóm lưu niệm - nội thất - trang trí 3 ; nhóm dịch vụ du lịch nông thôn 1. Các sản phẩm chủ lực như nước mắm, bún, bánh, cá hấp, cao dược liệu...

Ngoài ra, có những sản phẩm thế mạnh khác như cà phê, hồ tiêu, ném, gạo, dưa hấu Vĩnh Tú, tinh dầu thiên nhiên, thủy sản chế biến… có lợi thế cạnh tranh, vì đã có sẵn thương hiệu và được người tiêu dùng tin tưởng. Trọng tâm của chương trình OCOP được tỉnh xác định là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, góp phần tái cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.

Ông Võ Văn Hưng, GĐ Sở NN-PTNT Quảng Trị cho biết, để triển chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 đạt hiệu quả, Sở đã tuyên truyền mạnh mẽ để nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu để thống nhất nhận thức và sau đó thống nhất hành động. Đây là vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách.

Để OCOP đi vào thực chất, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, cần phải xây dựng bộ máy quản lý, điều hành chương trình từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã. Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý chương trình và chủ thể tham gia. Áp dụng và triển khai đồng bộ các chính sách của Trung ương, địa phương. Trong đó xác định khâu quan trọng là đăng ký ý tưởng sản phẩm để thúc đẩy tính sáng tạo từ người dân, nhóm hộ SX, DN, HTX…

Thời gian qua, bằng nhiều hình thức tỉnh Quảng Trị đã thúc đẩy, khuyến khích phát triển các tổ chức kinh tế, tập trung tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và thành lập mới DN, HTX, thông qua việc phát huy nguồn lực địa phương. Khuyến khích các HTX, DN vừa và nhỏ mạnh dạn hoạt động theo chuỗi liên kết. Tiêu chuẩn hóa các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng như hồ tiêu, dược liệu, gạo hữu cơ… Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nhằm giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm OCOP của tỉnh.

09-25-31_tieu_bieu_2
Gạo hữu cơ, sản phẩm nổi tiếng của Quảng Trị

Để nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm OCOP, một trong những giải pháp then chốt là ứng dụng KHCN vào SX, chế biến, bảo quản, khuyến khích phát triển các mô hình SX nông nghiệp, chế biến nông sản ứng dụng công nghệ cao. Ngoài ra, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, ATVSTP, xây dựng thương hiệu để các sản phẩm của OCOP có sức lan tỏa trên thị trường.

Từ thực tiễn cho thấy ưu thế rõ rệt của chương trình OCOP mà Quảng Trị đang mạnh dạn, quyết liệt chỉ đạo thực hiện. Thứ nhất, OCOP là giải pháp cụ thể để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phù hợp với nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM. Sau đó, OCOP giúp khai thác tiềm năng, lợi thế nông nghiệp, nông thôn quy mô cấp xã, huyện nhằm đưa nông nghiệp trở thành một trong những trụ cột kinh tế của Quảng Trị.

Ông Võ văn Hưng, GĐ Sở NN-PTNT Quảng Trị cho biết, qua triển khai chương trình OCOP đã góp phần hoàn thành nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức SX trong xây dựng NTM. Nhờ đó nâng cao thu nhập, toàn tỉnh hiện có gần 22 ngàn hộ nông SXKD giỏi. Đặc biệt OCOP làm thay đổi tập quán SX lạc hậu, hướng người dân vào kinh tế thị trường, tạo hướng đi mới trong SXKD các sản phẩm truyền thống có lợi thế, thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế nông thôn.

Nguồn tin: Nông nghiệp Việt Nam

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây