Tiếp tục hoàn thiện bản đề xuất quỹ xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 21/11/2016 20:40
Thực tế cho thấy, Quỹ xây dựng nông thôn mới (NTM) là mô hình cần thiết và hiệu quả nhằm nâng cao vai trò tự chủ của người dân cũng như chính quyền trong xây dựng NTM
Hội thảo tổng kết Dự án Vận dụng quản lý cộng đồng trong xây dựng NTM tổ chức tại Vĩnh Phúc
Hội thảo tổng kết Dự án Vận dụng quản lý cộng đồng trong xây dựng NTM tổ chức tại Vĩnh Phúc
Đây cũng là cách để huy động sức dân, đồng thời giúp nâng cao hiệu quả ngân sách, khắc phục bất cập của cơ chế chính sách hiện hành trong xây dựng NTM. Hội thảo tổng kết Dự án Vận dụng quản lý cộng đồng trong xây dựng NTM tổ chức tại Vĩnh Phúc  
Theo ông Nguyễn Minh Tiến - Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương thời gian tới đây, Bản đề xuất Quỹ xây dựng NTM sẽ tiếp tục được khẩn trương hoàn thiện và nhân rộng thí điểm trên nhiều tỉnh, TP hơn nữa.  
Hiệu quả rõ rệt từ mô hình mới
Ông Lê Chinh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng không giấu được niềm vui khi cho biết, việc thí điểm áp dụng Quỹ xây dựng NTM tại địa phương này đã khiến mảnh đất Tây Nguyên đổi thay từng ngày. Bắt đầu từ tháng 3/2016, 2 xã Próh (huyện Đơn Dương) và xã Đạ Đờn (huyện Lâm Hà) đã được chọn để thực hiện thí điểm cách thức làm mới với sự chung tay của các cấp chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương.
“Vào thời điểm đó, Trung ương đã hỗ trợ 400 triệu đồng cho 4 thôn của 2 xã; 2 huyện Đơn Dương và Lâm Hà tiếp tục hỗ trợ 400 triệu đồng. Còn lại, người dân tại đây cũng tự nguyện đóng góp được hơn 350 triệu đồng”, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lâm Đồng tự hào.
Trải qua 7 tháng triển khai, dự án đã hoàn thành với các thành quả rất đáng ghi nhận: 7.000m hệ thống điện chiếu sáng tại khu dân cư được lắp đặt, 510m đường giao thông, mương thoát nước “ra đời”. Hệ thống loa phát thanh, hội trường nhà sinh hoạt cộng đồng, cổng văn hóa thôn cũng được dựng khang trang.
Đặc biệt hơn, đây cũng là lần đầu tiên người dân ở các thôn của vùng cao nguyên Lâm Đồng được trực tiếp tham gia quản lý, giám sát quỹ cộng đồng trong quá trình triển khai các tiểu dự án theo đúng tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát và dân thụ hưởng”. Toàn bộ các khâu từ lựa chọn công trình, quyết định số tiền thực hiện đều được công khai với cộng đồng.
Ông Chinh cho biết thêm, chính nhờ việc giao trách nhiệm gắn chặt với quyền lợi cho người dân nên cộng đồng đã tích cực tự nguyện tham gia, đóng góp thêm vốn đối ứng để xây dựng NTM theo ý nguyện tại địa phương mình. Các hộ có điều kiện sẽ đóng góp bằng tiền mặt, các hộ khó khăn hơn thì đổi bằng ngày công và các vật liệu cần dùng cho công trình.
“Ngay như các thôn Krăngọ (huyện Đơn Dương), thôn Đam Pao (huyện Lâm Hà), mặc dù có tới hơn 50% là đồng bào dân tộc ít người, kinh tế khó khăn nhưng người dân cũng đã tích cực đóng góp tiền đối ứng lên tới hơn 170 triệu đồng” ông Chinh nhấn mạnh. Ông Nguyễn Minh Thu, Trưởng ban Phát triển thôn Đam Pao cho hay, Quỹ xây dựng NTM sau khi được áp dụng đã thực sự đưa người dân trở thành chủ thể của quá trình xây dựng NTM. Tất cả các tiểu dự án đều người dân đưa ra bàn bạc, cùng chung tay xây dựng, giám sát nên đảm bảo được chất lượng, giảm thiểu chi phí.
 

                              Ông Nguyễn Minh Thu, Trưởng ban Phát triển thôn Đam Pao

“Mừng nhất là nhờ cách thức làm mới này mà cả cộng đồng trở nên gắn kết hơn”, ông Thu chia sẻ. Vị Trưởng ban Phát triển nông thôn Đam Pao cho rằng, cần phải nhân rộng chương trình đến với nhiều địa phương khác để người dân có điều kiện trực tiếp quản lý quỹ cộng đồng và xây dựng NTM theo đúng ý nguyện của mình.  
Tiếp tục hoàn thiện đề án
Quỹ xây dựng NTM được thí điểm với mục đích đưa người dân và cộng đồng địa phương trở thành chủ thể trong việc quản lý tài chính, thực hiện các tiểu dự án tại nơi mình sinh sống trên tinh thần: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ bao gồm ngân sách nhà nước; nguồn đóng góp của cộng đồng, nguồn vốn tài trợ; từ các nguồn thu của địa phương cũng như từ chương trình, dự án. Toàn bộ số tiền quỹ sẽ được chuyển về cho Ban phát triển địa phương quản lý và sử dụng.
Theo đánh giá chung từ Văn phòng Điều phối NTM TƯ, việc thành lập các Quỹ xây dựng NTM tại địa phương được coi là cách tiếp cận mới trong quá trình lập kế hoạch và triển khai các dự án cụ thể. Khác với cách thức làm truyền thống trước đây, nguồn ngân sách Nhà nước sẽ được chuyển trực tiếp cho cộng đồng các thôn quản lý và sử dụng.
Bên cạnh đó, đối với các công trình quy mô nhỏ, đơn giản, cộng đồng địa phương sẽ đóng vài trò then chốt khi được bàn bạc, thống nhất lựa chọn, lập kế hoạch và tự tổ chức triển khai thực hiện.
Văn phòng Điều phối NTM TƯ cũng đã phối hợp để tư vấn, tổ chức tập huấn cho cán bộ xã, ban phát triển thôn tham gia thí điểm quản lý cộng đồng để đội ngũ này có những kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng quản lý cộng đồng, kỹ năng lập kế hoạch, thiết kế dự án; kỹ năng quản lý quỹ tài chính các tiểu dự án cộng đồng.
Về nguyên tắc vận hành, ông Nguyễn Minh Tiến cho biết: Cộng đồng mỗi thôn sẽ tự họp bàn, thống nhất lựa chọn ra các tiểu dự án ưu tiên, dự toán và các khoản đóng góp của người dân để thực hiện. Các thôn cũng bầu ra nhóm cộng đồng của từng tiểu dự án, thủ quỹ, kế toán và ban giám sát. Đây là cơ sở để việc thực hiện xây dựng đảm bảo công khai, minh bạch và dân chủ.
Khi thực hiện, hầu hết các hạng mục của các tiểu công trình đều do người dân đảm trách trừ hạng mục san lấp tạo mặt bằng thi công đường giao thông nông thôn. Sau khi nghiệm thu, thanh quyết toán, Ban phát triển các thôn cũng tổ chức công khai tài chính để toàn bộ người dân được biết. Số tiền còn thừa được sử dụng cho công tác duy tu, bảo trì các công trình về sau.
“Sau thành công bước đầu tại Lâm Đồng, Văn phòng Điều phối NTM TƯ sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và đề xuất nhân rộng thí điểm mô hình triển khai Quỹ xây dựng NTM trong Chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới tại một số khu vực và địa phương khác”, ông Tiến cho hay.
Đáng mừng nhất, tới thời điểm hiện tại, sau các hội thảo kỹ thuật tham vấn ý kiến đóng góp của các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia và tổ chức quốc tế cũng như đại diện đến từ 15 tỉnh, TP; Bản đề xuất quỹ xây dựng NTM cũng đã được hoàn thiện.
Văn phòng Điều phối NTM TƯ đã tiến hành nghiệm thu và tiếp tục xây dựng Tờ trình và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trước khi tham mưu Bộ NN-PTNT để chính thức gửi tới Bộ Tài chính thẩm định.
Ông Nguyễn Minh Tiến nhận định: "Những kinh nghiệm trong quá trình triển khai mô hình thí điểm Quỹ xây dựng NTM cho thấy các cộng đồng nông thôn có thể giảm chi phí xây dựng khoảng 35 - 40% trong khi vẫn đạt được hoặc thậm chí nâng cao chất lượng công trình xây dựng. Bằng cách đóng góp ý kiến, công lao động của mình, người dân nông thôn đã rất nhiệt tình tham gia và ý thức được quyền sở hữu, làm chủ thực sự những công trình cơ sở hạ tầng, từ đó đem đến hiệu quả sử dụng tốt hơn cùng với việc các công trình sẽ được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên"

Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập63
  • Hôm nay11,646
  • Tháng hiện tại134,682
  • Tổng lượt truy cập8,334,979
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây