Thực hiện có hiệu quả chương trình bố trí dân cư góp phần xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 24/04/2019 21:59
Qua hơn 6 năm thực hiện (giai đoạn 2013-2019), Chương trình bố trí dân cư đã có tác động không nhỏ đến việc ổn định cuộc sống, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, cũng cố anh ninh quốc phòng góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.
Một khu di dân xen ghép ở thôn 5, xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng
Một khu di dân xen ghép ở thôn 5, xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng
         Quảng Trị một tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu, nhiều hộ gia đình bị mất nhà, đất ở, đất sản xuất do sạt lỡ đất, lũ quét, lốc xoáy; một số hộ gia đình sống ở vùng khó khăn do thiếu đất, nước để sản xuất, sinh hoạt, thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu; một số hộ gia đình tự nguyện đến ở tại các vùng biên giới, khu kinh tế quốc phòng, hải đảo cần phải được bố trí, ổn định nhà ở lâu dài. Thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, theo quy hoạch giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh có tới 1.500 hộ tại có nhu cầu di dời ổn định nhà ở. Giai đoạn 2013-2019 đã triển khai di dời ổn định cho 514 hộ, trong đó bố trí tập trung là 291 hộ, bố trí xen ghép là 223 hộ; phân theo vùng cụ thể, vùng biên giới là 108 hộ, vùng thiên tai là 366 hộ, làng thanh niên lập nghiệp Hướng Hiệp là 30 hộ và di dân ra Đảo Cồn cỏ là 10 hộ. Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình là 119.646 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương là 118.946 triệu đồng, ngân sách địa phương là 118 triệu đồng và vốn khác là 400 triệu đồng.
        Đối với di dân tập trung, từ năm 2013 đến nay đã thực hiện 6 dự án di dân, trong đó có 2 dự án đã hoàn thành gồm: Dự án di dời dân khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét xã Húc Nghì và các xã lân cận huyện Đakrông; dự án di dời dân khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét chiến khu Ba Lòng, huyện Đakrông với 169 hộ dân đã được bố trí vào khu tập trung. Có 4 dự án chưa hoàn thành và mới được phê duyệt gồm: Dự án bố trí sắp xếp và ổn định dân cư vùng biên giới Việt – Lào xã Ba Tầng, huyện Hướng Hoá; Dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư, di dân khẩn cấp ổn định định canh định cư ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét và sạt lở xã Tà Rụt huyện Đakrông; Dự án khẩn cấp tránh lũ và chống sạt lở khu vực bờ sông Sa Lung, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh và dự án Di dân khẩn cấp ra khỏi vùng ngập lụt và sạt lở bờ sông Thạch Hãn, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị. Các dự án sau khi thực hiện sẽ có số hộ di dời lên các khu tập trung là 490 hộ.
        Đối với di dân xen ghép, hiện đã di dời cho 291 hộ, trong đó huyện Hải Lăng là 75 hộ, Huyện Vĩnh Linh là 32 hộ, Huyện Hướng Hóa là 90 hộ, Huyện Triệu Phong là 37 hộ, Huyện Cam Lộ 37 hộ và Huyện Gio Linh là 20 hộ. Đối với các hộ dân được bố trí xen ghép, khi về nơi ở mới, mỗi hộ dân được chính quyền địa phương bố trí bình quân đất ở và đất vườn từ 500m2/hộ đến 1.500m2/hộ và hỗ trợ kinh phí để di chuyển nhà ở là 20 triệu đồng/hộ đối với các xã vùng đồng bằng và 30 triệu đồng/hộ đối với các xã khu vực biên giới. Cùng với việc giao đất, hỗ trợ nhà ở, việc đâu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo sinh hoạt cho người dân được thực hiện hiệu quả và khẩn trương. Trong 6 năm đã xây dựng mới và nâng cấp 18,73 km đường giao thông, 05 công trình nước sinh hoạt, 03 công trình điện sinh với 8,3 km đường dây hạ thế, xây dựng mới 02 nhà sinh hoạt cộng đồng kết hợp lớp học mẫu giáo với diện tích 300 m2 và một số công trình khác.
       Ông Lê Ngọc Trình, Chủ tịch UBND xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng một trong các xã được hưởng lợi từ dự án của Chương trình bố trí dân cư cho biết” Trong 2 năm 2017 và 2018 trên địa bàn xã đã bố trí xen ghép cho 17 hộ thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và không có đất ở, đất sản xuất. Để tạo điều kiện cho các hộ có nơi ở mới, xã đã cấp đất ở và đất vườn với diện tích 500m2/ hộ. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ để di chuyển nhà ở; và ngân sách đầu tư xây dựng các công trình cộng đồng ổn định đời sống nhân dân cho các hộ thực hiện di dân xen ghép như đường giao thông, kênh tiêu thoát nước với kinh phí 486,806 triệu đồng. Xã đã tiến hành họp và chọn hộ thụ hưởng công khai, minh bạch theo đề xuất từ người dân. Cách làm này đã được người dân đồng tình, chấp thuận. Hiện nay các hộ đã hoàn thành xong nhà ở, chăm lo phát triển sản xuất, dần ổn định được cuộc sống. Việc di dời ổn định cuộc sống cho người dân đã góp phần thực hiện các tiêu chí trong xây dựng NTM như tiêu chí về thu nhập, nhà ở, lao động có việc làm, môi trường và an ninh trật tự xã hội.
         Ông Trần Văn Thu – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho biết “ trong các năm qua, Chi cục phát triển nông thôn đã tổ chức nhiều lớp tập huấn. để hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác di dân. Tuy nhiên, hiện nay, số hộ được di dân ổn định chưa đạt 50% theo nhu cầu. Nguyên nhân do nguồn vốn phân bổ cho di dân tập trung còn hạn chế, dàn trải qua nhiều năm nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng các khu dân cư bố trí tập trung kéo dài thời gian hoàn thiện. Hiện nay, công tác di dân xen ghép được thực hiện thuận lợi và phù hợp hơn với nguyện vọng của người dân. Bên cạnh hỗ trợ về nhà ở, các vùng di dân xen ghép được hỗ trợ công trình cộng đồng với mức hỗ trợ tính trên một hộ dân là 30 triệu đồng đối với vùng đồng bằng và 50 triệu đồng đối vùng miền núi, biên giới, hải đảo. Tất cả các công trình cộng đồng được hỗ trợ đều phải được đầu tư xây dựng theo đúng quy chuẩn trong xây dựng NTM”.
           Có thể nói chương trình bố trí dân cư trong các năm qua đã làm giảm áp lực về nhu cầu nhà ở, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của một bộ phân dân cư nằm trong vùng sạt lở ven sông và vùng lũ quét ở các địa bàn trọng yếu thường bị thiên tai đe doạ, biến đổi khí hậu phức tạp.Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống như: Giao thông, thuỷ lợi, trường học, trạm xá, điện sinh hoạt...cho các vùng dân cư mới, tạo điều kiện thuận lợi để từng bước ổn định và phát triển sản xuất ngày càng có hiệu quả. Bố trí, sắp xếp lại lực lượng lao động, dân cư hợp lý giữa các vùng, tăng mật độ dân cư đáng kể ở những vùng xung yếu của tỉnh như vùng biên giới Việt –Lào, hải đảo, vùng ven biển., góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội, củng cố an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Theo quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tỉnh Quảng Trị cần di dời ổn định cho 1.350 hộ trong, trong đó di dân tập trung là 340 hộ, di dân xen ghép là 890 hộ, ổn định tại chỗ là 120 hộ. Để làm tốt được điều này, các địa phương cần phải tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền vận động nâng cao ý thức cho người dân về tầm quan trọng của việc việc bố trí, sắp xếp ổn định dân cư, đồng thời cần huy động lồng ghép nguồn vốn của các chương trình dự án và nguồn vốn của địa phương để hỗ trợ kịp thời các hộ gia đình về nhà ở, đất đai, xây dựng kết cấu hạ tầng tái định cư. Ngoài ra cần chú trọng công tác khuyến nông và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để giúp các hộ dân phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Có như vậy việc đầu tư, sắp xếp dân cư mới ổn định, bền vững góp phần sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM.

Tác giả bài viết: Lê Oanh - Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập48
  • Hôm nay7,447
  • Tháng hiện tại126,771
  • Tổng lượt truy cập8,327,068
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây