Quảng Trị phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững.

Thứ tư - 28/11/2018 22:17
Thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Trị đã tập trung thu hút các nguồn lực, kêu gọi đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy mô lớn, liên kết theo chuổi giá trị.
Gian hàng trưng bày nông sản Quảng Trị tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 về tam nông
Gian hàng trưng bày nông sản Quảng Trị tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 về tam nông
Tăng cường thu hút đầu tư, liên kết tiêu thụ sản phẩm

      Đến nay, tỉnh Quảng Trị đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Khởi đầu trong hợp tác, liên kết phải kể đến đó là liên kết trong sản xuất gạo hữu cơ với Công ty TNHH sản xuất thương mại Đại Nam, diện tích trên 300 ha, với sự ra đời của thương hiệu gạo hữu cơ Quảng Trị, hiện nay đang được chỉ đạo duy trì mối liên kết và mở rộng diện tích ra nhiều địa phương trong toàn tỉnh. Tiếp tục chỉ đạo duy trì cũng cố liên kết trồng mới 40 ha dứa tại các huyện Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh trong hợp đồng ký kết bao tiêu sản phẩm với công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, nâng tổng diện tích liên kết đạt 150 ha.; liên kết với Công ty Sumitomo của Nhật Bản và Công ty TNHH Seibu Nousan Việt Nam trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao tại xã Trung Giang với quy mô 500m2.

      Bằng việc không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi trong đầu tư kinh doanh, tích cực, kịp thời đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bên cạnh việc duy trì bền vững các liên kết đã thực hiện, tỉnh Quảng Trị đã tiếp tục chỉ đạo liên kết hợp tác với nhiều đối tác như: như Tập đoàn FLC (đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Cam Lộ và Triệu Phong), Liên kết với công ty Nasfood Tây Bắc triển khai trồng 12 ha chanh leo tại huyện Hướng Hóa,  Công ty ISE-FOOD của Nhật Bản để trồng ngô nguyên liệu gắn với nuôi gà đẻ trứng, Tập đoàn Nedspice  - Hà Lan hỗ trợ sản xuất và thu mua gia vị (tiêu – nghệ); Tổ chức y tế Hà Lan về dự án trồng thanh long xuất khẩu.

    Nhằm hỗ trợ thúc đẩy kết nối cung cầu, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Sở Công thương tổ chức Hội chợ kết nối cung cầu các sản phẩm nông nghiệp, thông qua hoạt động này đã ký hơn 150 hợp đồng giữa nhà sản xuất với các kênh phân phối và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời hỗ trợ các HTX nông nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm để giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa; thiết lập kênh tiêu thụ lúa gạo cho 21 HTX trong tỉnh liên kết với Nhà máy bia Hà Nội, kết nối liên kết cho 2 HTX liên kết tiêu thụ sản phẩm chuối và đậu xanh với Công ty Hòn Đất; pối hợp tổ chức đối thoại, khảo sát vùng nguyên liệu để giới thiệu đưa sản phẩm của 4 HTX vào hệ thống siêu thị BigC và Coopmark.

Phát triển nền nông nghiệp sạch, an toàn, công nghệ cao

     Hướng đến mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững, ngành Nông nghiệp và PTNT cùng với các địa phương đã tập trung chỉ đạo, xây dựng và định hướng phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh vào sản xuất. Năm 2018, toàn tỉnh có trên 7.000 ha sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, trong đó có trên 860 ha lúa, 113 ha cây màu sản xuất theo mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu; trên 500 ha sản xuất theo chuổi giá trị có liên kết với doanh nghiệp. Trong lĩnh vực chăn nuôi, toàn tỉnh có 28 mô hình liên kết theo chuổi, gồm 5 HTX chăn nuôi, 23 trang trại chăn nuôi có liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và sản xuất theo quy trình VietGap.

    Nhiều HTX chuyên  ngành được ưu tiên tập trung phát triển để tạo ra các sản phẩm có lợi thế, sạch an toàn cho người tiêu dùng như hồ tiêu, cà phê, sản xuất rau củ quả công nghệ cao, cao dược liệu, chăn nuôi lợn gà, canh tác lúa theo hướng tự nhiên, điển hình có HTX Chân Mây Bắc Hướng Hóa với sản phẩm cà phê hữu cơ, HTX Hồ tiêu Vĩnh Linh xây dựng thương hiệu sản phẩm với quy mô toàn huyện, HTX nông sản sạch Triệu Phong với sản phẩm gạo sạch, HTX chăn nuôi gà Triệu Thượng, HTX chăn nuôi gà Tứ Hải với sản phẩm gà sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; HTX nguyên Khang Garden với sản phẩm rau thủy canh, dưa lưới, HTX Đoàn kết, HTX Thành công ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi lợn.

    Với định hướng tập trung vào phát triển nông nghiệp bền vững sẽ tạo sự đột phá trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xây dựng nông thôn mới thành công.

Tác giả bài viết: Lê Oanh - Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập140
  • Hôm nay24,542
  • Tháng hiện tại98,521
  • Tổng lượt truy cập8,192,057
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây