Quảng Trị ra Nghị quyết về huy động các nguồn lực và quy định mức hỗ trợ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến năm 2020

Thứ năm - 19/06/2014 21:33
Ngày 25 tháng 4 năm 2014, tại kỳ họp lần thứ 11-Khóa VI đã ra Nghị quyết số 02/2014/NQ-HĐND “Về huy động các nguồn lực và quy định mức hỗ trợ xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Trị đến năm 2020” với các mục tiêu: Xây dựng nông thôn mới Quảng Trị có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ấm no, hạnh phúc, dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh có 50% số xã (59 xã) đạt chuẩn nông thôn mới, 58 xã còn lại đạt từ 15 tiêu chí trở lên. Số lượng tiêu chí tăng thêm bình quân của mỗi xã là 1 - 2 tiêu chí/năm.
UBND tỉnh họp phiên họp toàn thể lấy ý kiến và thông qua Đề án trước khi trình HĐND tỉnh tại kỳ họp lần thứ 11-Khóa VI
UBND tỉnh họp phiên họp toàn thể lấy ý kiến và thông qua Đề án trước khi trình HĐND tỉnh tại kỳ họp lần thứ 11-Khóa VI
Về phương thức huy động:
        Tổng dự toán nguồn lực huy động xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 khoảng 7.500 tỷ đồng, trong đó: Huy động vốn từ ngân sách các cấp (vốn trực tiếp cho Chương trình và lồng ghép các chương trình, dự án) từ 50 - 55%; nguồn vốn tín dụng từ 20 - 25%; vốn doanh nghiệp, hợp tác xã từ 10 - 15%; vốn dân đóng góp 10 -15% trên tổng nguồn lực.
        1. Ngân sách Trung ương: Tập trung bố trí đủ nguồn vốn ngân sách Trung ương phân bổ đầu tư trực tiếp chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh theo cơ cấu bố trí vốn của Trung ương, trong đó: Ưu tiên hỗ trợ lãi suất vốn vay cho phát triển sản xuất bình quân 05 tỷ đồng/năm, còn lại đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu và các nội dung khác. Thực hiện phân cấp cụ thể cho các Sở, ngành, địa phương tham mưu thực hiện lồng ghép, phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình Trung ương hỗ trợ có mục tiêu và kết hợp lồng ghép các chương trình đầu tư theo các chính sách của tỉnh để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
        2. Ngân sách tỉnh: Hàng năm ngân sách tỉnh bố trí tối thiểu 20 tỷ đồng từ nguồn thu nội địa đầu tư trực tiếp cho xây dựng nông thôn mới, trong đó: Ưu tiên cấp bù lãi suất hỗ trợ phát triển sản xuất 3,7 tỷ đồng/năm (tương ứng tỷ lệ khoảng từ 18 - 20%/năm); phần còn lại đầu tư cho cơ sở hạ tầng thiết yếu, ngoài ra huy động thêm các nguồn vượt thu, nguồn thu từ xổ số kiến thiết theo quy định của pháp luật và các nguồn thu khác bổ sung cho đầu tư trực tiếp xây dựng nông thôn mới. Nguồn ngân sách tỉnh ưu tiên đầu tư cho các xã có khả năng đạt chuẩn 19 tiêu chí nông thôn mới theo lộ trình từng năm; đối với tiêu chí hạ tầng thiết yếu, tập trung ưu tiên đầu tư cho các tiêu chí về giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, chợ nông thôn và các công trình khác để đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới.
         3. Ngân sách huyện: Ngân sách huyện bố trí tối thiểu 30% nguồn thu từ quỹ đất sau khi trừ các khoản thực hiện theo các chính sách hiện hành và nguồn vượt thu để đầu tư trực tiếp xây dựng hạ tầng nông thôn mới. Hàng năm dành ít nhất 30% kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản tập trung được UBND tỉnh giao cho các huyện, thị xã tự cân đối để bố trí cho các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới theo lộ trình.
         4. Ngân sách xã: Ngân sách xã bố trí tối thiểu 70% nguồn thu từ quỹ đất trên địa bàn (phần đã phân cấp cho xã) sau khi trừ các khoản thực hiện theo các chính sách hiện hành và trích tối thiểu 30% nguồn vượt thu để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn theo quy hoạch.
         5. Huy động đóng góp của nhân dân: Huy động vốn đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng, nâng cấp công trình kết cấu hạ tầng nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nội dung, hình thức huy động đóng góp tự nguyện của cộng đồng dân cư thực hiện theo Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở. Các khoản đóng góp của cộng đồng, cá nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như: xây dựng, nâng cấp nhà ở, xây dựng đủ các công trình vệ sinh, cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh theo chuẩn nông thôn mới; cải tạo lại vườn, ao, sửa sang cổng ngõ, tường rào, chỉnh trang nơi sinh hoạt cộng đồng; Đầu tư cho sản xuất ở đồng ruộng hoặc cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để tăng thu nhập; Đóng góp, xây dựng các công trình công cộng của xã, thôn (bản) như giao thông thôn, xóm, kiên cố hóa kênh mương, vệ sinh công cộng. Việc đóng góp xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn theo phương thức tự nguyện thông qua các hình thức như: công lao động, tiền, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, quyền sử dụng đất... Việc huy động rộng rãi trong nhân dân do nhân dân trong xã tự bàn bạc, quyết định và đề nghị HĐND xã thông qua.
         6. Các nguồn lực khác: Khuyến khích, kêu gọi doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, liên kết cùng với nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đóng góp tích cực xây dựng nông thôn mới. Huy động có hiệu quả các dòng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; nhất là cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn.
       Nghị quyết quy định mức hỗ trợ chung cho từng hạng mục trong xây dựng nông thôn mới, cụ thể:
     a) Quy hoạch: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% đối với công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch.
     b)  Xây dựng trụ sở xã: Thực hiện huy động, lồng ghép từ nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu và ngân sách địa phương hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư xây mới và cải tạo, nâng cấp trụ sở xã theo thiết kế mẫu phù hợp với khả năng cân đối ngân sách hàng năm theo lộ trình được duyệt.
      c) Giao thông nông thôn: Đường trục xã (liên thôn), liên xã: ngân sách nhà nước đầu tư 90% theo thiết kế mẫu, 10% còn lại huy động các nguồn lực khác; Đường trục thôn, xóm, ngõ xóm: hỗ trợ xi măng và vật liệu cần thiết để thực hiện theo thiết kế mẫu, nhưng không vượt quá 50% giá trị xây lắp công trình đối với vùng đồng bằng và không quá 80% đối với khu vực miền núi.
      d) Thủy lợi (kiên cố hóa kênh mương nội đồng): Hỗ trợ xi măng và vật liệu cần thiết để thực hiện theo thiết kế mẫu, nhưng không vượt quá 50% giá trị xây lắp công trình đối với vùng đồng bằng và không quá 80% đối với khu vực miền núi.
      e) Cơ sở vật chất văn hóa: Nhà văn hóa xã: ngân sách nhà nước hỗ trợ 80% kinh phí xây dựng đối với khu vực miền núi; 50% đối với khu vực nông thôn và thực hiện theo thiết kế mẫu; Khu thể thao xã: hỗ trợ xi măng và vật liệu cần thiết thực hiện theo thiết kế mẫu nhưng không vượt quá 50% giá trị xây lắp công trình đối với khu vực miền núi và 30% đối với khu vực đồng bằng; Khu thể thao thôn/bản: hỗ trợ xi măng và vật liệu cần thiết thực hiện theo thiết kế mẫu nhưng không vượt quá 50% giá trị xây lắp công trình đối với khu vực miền núi và 30% đối với khu vực đồng bằng (riêng hạng mục san ủi mặt bằng do nhân dân tự làm).
     f) Xây dựng nghĩa trang nhân dân của các xã, thôn/bản: Thực hiện theo Nghị quyết số 04/2014/NQ-HĐND ngày 25 tháng 4 năm 2014 của HĐND tỉnh về quy hoạch hệ thống nghĩa trang nhân dân tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
      g) Chợ nông thôn theo quy hoạch: Ngân sách nhà nước hỗ trợ không quá 02 tỷ đồng/chợ, còn lại là huy động nguồn lực xã hội hóa.
h) Phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập: Tập trung nguồn vốn cho việc hỗ trợ lãi suất đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo đề án xây dựng nông thôn mới tại 117 xã và đề án phát triển sản xuất nông nghiệp tại các phường, thị trấn. Ưu tiên hỗ trợ cho vay đối với các hoạt động phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh, ngành nghề chế biến, dịch vụ nông thôn theo hướng  phát triển hàng hóa tập trung, gắn sản xuất với với chế biến và tiêu thụ trên địa bàn tỉnh. HĐND tỉnh giao UBND tỉnh xây dựng mức hỗ trợ và chu kỳ thời gian cấp bù lãi suất vay đối với các hộ gia đình, cá nhân, chủ trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác vay vốn ngân hàng được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo từng đối tượng cây, con cụ thể thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh để triển khai thực hiện hàng năm.
       i) Các nội dung hỗ trợ khác: Ngoài các nội dung đã được quy định ở trên, các nội dung hỗ trợ nhằm thực hiện hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới khác thực hiện theo các chính sách của tỉnh và Trung ương hiện hành.
         Về Chính sách đặc thù:
         Đối với các xã thuộc huyện nghèo thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ: thực hiện theo Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
        Nghị quyết cũng đã đề ra 5 nhóm giải pháp cơ bản để tổ chức triển khai thực hiện, khi Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 gồm:
      1. Thực hiện các chính sách huy động nguồn vốn và hỗ trợ cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới như: Đẩy mạnh phong trào thi đua “Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới” trên phạm vi toàn tỉnh bằng những việc làm thiết thực, cụ thể; Phân công, phân cấp cho các ngành, địa phương chủ động lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới; Xây dựng thiết kế mẫu điển hình cho các công trình hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn để làm căn cứ cho các địa phương áp dụng thực hiện trên diện rộng nhằm tiết kiệm chi phí tư vấn thiết kế, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật; Phân bổ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước cho các huyện, xã ngay từ đầu năm và theo kế hoạch trung hạn để chủ động trong việc huy động các nguồn lực đối ứng thực hiện các nội dung, hạng mục, công trình xây dựng nông thôn mới; Đẩy mạnh việc thực hiện Đề án tái cơ cấu lại sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; tiếp tục thực hiện việc dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng lớn, thực hiện liên kết trong sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản. Tăng cường việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm; đẩy mạnh phát triển ngành nghề dịch vụ nông thôn; Nghiên cứu tổng kết, bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các chính sách có liên quan đến nông thôn, nông nghiệp, nông dân đã được HĐND tỉnh thông qua hoặc trong chương trình ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của HĐND tỉnh nhằm bổ sung nguồn lực cho chương trình xây dựng nông thôn mới; Mở rộng các hình thức tín dụng ưu đãi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
        2. Phát huy vai trò của chủ thể cộng đồng dân cư trong thực hiện Chương trình nông thôn mới: Phát huy chủ thể cộng đồng dân cư địa phương thực hiện xây dựng nông thôn mới là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn về cơ chế chính sách hỗ trợ; Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân đóng góp, dân thụ hưởng trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại các địa phương; Tiếp tục cụ thể hóa các cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích thu hút đầu tư thực hiện Chương trình; khuyến khích giao cho thôn, bản và cộng đồng dân cư thực hiện những công trình, dự án để nâng cao tính chủ động, trách nhiệm và vai trò của người dân trong triển khai quản lý, sử dụng, bảo quản thực hiện chương trình.
        3. Hoàn thiện môi trường đầu tư và tăng cường thu hút đầu tư: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thông qua tiếp xúc, gặp gỡ, qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí nhằm tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và nhân dân; Ưu tiên bố trí vốn đầu tư hạ tầng hỗ trợ thu hút đầu tư; tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; sử dụng hình thức hợp tác Nhà nước và tư nhân trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng; Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi liên quan đến các quy định về thủ tục đầu tư; Phát triển nguồn nhân lực cần chú ý các vấn đề sau đào tạo nghề gắn với đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tư. Phát triển hệ thống dạy nghề, nghiên cứu dự báo nhu cầu lao động cả về số lượng, cơ cấu nghề để có kế hoạch đào tạo phù hợp; Nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư.
        4. Nâng cao chất lượng công tác quản lý để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư: Các địa phương chọn lĩnh vực tập trung, công trình trọng điểm nông thôn mới cho từng năm, tránh tình trạng quá nhiều nội dung đầu tư dẫn đến phân tán nguồn lực và vượt quá khả năng cân đối. Ưu tiên đầu tư cho các xã có cam kết hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới cho từng năm theo lộ trình; Việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phải gắn với kế hoạch xây dựng nông thôn mới, đảm bảo gắn liền với phát triển sản xuất ở nông thôn; phát triển văn hóa, xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn.
        5. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các ngành, các cấp trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra giám sát của Ban Chỉ đạo của tỉnh, huyện, xã và Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới của xã, Ban Phát triển thôn/bản; Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Cấp ủy, HĐND các cấp đối với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo quy định; Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận, các đoàn thể chính trị xã hội trong tổ chức vận động và thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới; Thực hiện giám sát cộng đồng, kiểm tra đôn đốc tất cả các khâu trong quy trình quản lý đầu tư và xây dựng từ chủ trương đầu tư, lập và thẩm định dự án đầu tư, công tác đấu thầu, thực hiện dự án và thanh quyết toán công trình đưa vào sử dụng; Biểu dương, khen thưởng các địa phương, các tổ chức, cá nhân, các hộ gia đình có những đóng góp có giá trị, có sáng kiến hay, việc làm tốt cho xây dựng nông thôn mới.
        Nghị quyết giao UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, Ban ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể hóa hệ thống các nội dung, giải pháp để tổ chức thực hiện Nghị quyết. Thường trực HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác giám sát và động viên nhân dân th

Nguồn tin: Hoàng Đức Dưỡng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập83
  • Hôm nay10,354
  • Tháng hiện tại76,980
  • Tổng lượt truy cập8,170,516
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây