Quảng Trị qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 26 - Trung ương 7 “Về nông nghiệp, nông dân và nông thôn”.

Thứ ba - 10/09/2013 21:40
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 - Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là cơ hội và điều kiện thuận lợi làm cho khu vực nông thôn ngày càng phát triển, ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Ảnh: Họp BCĐ tỉnh sơ kết 2 năm (2011-2012) thực hiện Chương trình MTQG XD NTM và triển khai KH năm 2013
Ảnh: Họp BCĐ tỉnh sơ kết 2 năm (2011-2012) thực hiện Chương trình MTQG XD NTM và triển khai KH năm 2013
Thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình CNH-HĐH đất  nước theo định hướng XHCN đều khẳng định tầm vóc chiến lược của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chính vì vậy, Đảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế-xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.
Nghị quyết đã đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là: Tốc độ tăng trưởng nông lâm thuỷ sản đạt 3,5-4%/năm, duy trì diện tích đất trồng lúa đủ bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài; kết hợp nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn gấp 2,5 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% trong tổng lực lượng lao động, tỷ lệ nông động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%, số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%. Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; đẩy mạnh giảm nghèo; nâng cao trình độ giác ngộ và vị thế chính trị của giai cấp nông dân, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện sống an toàn cho nhân dân các vùng thường xuyên bị ngập lũ. Đồng thời, Nghị quyết đã xác định rõ 7 nhóm chủ trương, giải pháp cần tập trung chỉ đạo thực hiện, trong đó cần tăng cường sự lãnh đạo của  Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị-xã hội ở nông thôn, nhất là Hội nông dân...
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Nghị quyết 26 - Trung ương 7 “Về nông nghiệp, nông  dân và nông thôn”, tỉnh ta đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Đã tạo nên sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức cũng như trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hầu hết các huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020; phát triển và hình thành các vùng vùng sản xuất tập trung thâm canh, chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn được tăng cường đáng kể, ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ an ninh quốc phòng và sinh hoạt của người dân. Hệ thống điện, đường, trường, trạm được chú trọng đầu tư xây dựng đồng bộ. Đặc biệt trong xây dựng nông thôn mới, đến nay tỉnh ta cơ bản đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch và lập đề án cấp xã; các cấp ủy Đảng đều xây dựng chương trình hành động, Ban chỉ đạo các cấp đều được kiện toàn, cũng cố; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo lồng ghép các nguồn lực đầu tư cho Chương trình... Đến nay, đã có 13 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên (năm 2010 chưa có xã nào); có 73 xã đạt từ 5- 9 tiêu chí, tăng từ 38 xã; có 31 xã đạt dưới 5 tiêu chí giảm 78 xã; có 9 xã tăng thêm 5 tiêu chí, 23 xã tăng thêm 4 tiêu chí, 29 xã tăng thêm 3 tiêu chí, còn lại tăng thêm từ 1-2 tiêu chí. Phong trào thi đua “Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới” được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực, đã góp phần thực hiện được nhiều nội dung trong XD NTM như: dồn điền, đổi thửa, hiến đất, hiến cây xây dựng đường giao thông, trường học, kiên cố hóa kênh mương, chỉnh trang nông thôn...
Trong 5 năm qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2008, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 33,5%, công nghiệp-xây dựng chiếm 31,3%, dịch vụ chiếm 35,2%. Đến năm 2012, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch khá rõ nét: nông nghiệp giảm còn 26,3%, công nghiệp và xây dựng tăng lên 37,1%, dịch vụ tăng lên 36,6%. Nông nghiệp chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa với năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất đạt cao hơn trên một đơn vị diện tích. Nông dân đã có sự thay đổi cơ bản về tư duy, tập quán canh tác; tỉ lệ hộ  nghèo từ 16,8% (năm 2008) giảm xuống còn 13,52% (cuối năm 2012). GDP bình quân đầu người tăng đều qua các năm (bình quân tăng 14-15%/năm), đến cuối năm 2012 đạt 23,8 triệu đồng/người/năm. Bộ mặt nông thôn tiếp tục được cải thiện nhanh theo hướng văn minh hiện đại...
Bên cạnh kết quả đạt được, nông nghiệp, nông thôn Quảng Trị còn một số mặt hạn chế: Công tác tuyên truyền vẫn mang tính hình thức; tiềm năng, thế mạnh ở một số vùng chưa được khai thác triệt để; sản xuất hàng hóa còn nhỏ lẻ, phân tán, trình độ khoa học và công nghệ hạn chế; công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản, ngành nghề chưa được quan tâm đúng mức; kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa hoàn chỉnh và thiếu sự đồng bộ; việc phát triển ngành nghề nông thôn chưa đáp ứng được các yêu cầu đề ra; công tác đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều bất cập...
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị xác định mục tiêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là: Đưa tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt 3,5 - 4%/năm; cơ cấu kinh tế của tỉnh vào năm 2015: Công nghiệp-xây dựng chiếm 43-45%, Thương mại-du lịch chiếm 34-36%, Nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 20-22%; sản lượng cây có hạt ổn định từ 23-23,5 vạn tấn/năm; sản lượng thủy sản nuôi trồng, khai thác từ 32-33 ngàn tấn năm 2015 và đạt 38 ngàn tấn vào năm 2020; thu nhập và điều kiện sống của dân cư nông thôn đến năm 2015 tăng hai lần, năm 2020 tăng ba lần so với hiện nay; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn hàng năm giảm từ 2,5-3%; tạo việc làm mới hàng năm cho trên 9.500 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 40%; tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch ở thành thị đạt trên 95%, sử dụng nước hợp vệ sịnh ở nông thôn đạt 90%. Tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới để đến năm 2015 có 20% số xã và đến năm 2020 có 40-45% số xã đạt chuẩn nông thôn mới..., đồng thời cũng đã xác định 6 nhóm giải pháp trọng tâm cần thực hiện như: Về quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thực cho cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn; về cơ chế chính sách; về khoa học công nghệ; về nhân lực; về tăng cường hợp tác phát triển thị trường; về lãnh đạo, chỉ đạo. Đồng thời đề nghị Trung ương cần tăng mức hỗ trợ hàng năm cho các dự án xóa đói giảm nghèo và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tạo điều kiện đầu tư, nâng cấp các tuyến đê điều và công trình thủy lợi đã xuống cấp; có chính sách cho ngư dân vay vốn trung hạn, dài hạn với lãi suất ưu đãi; tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; sớm ban hành Thông tư về việc sáp nhập các trung tâm dạy nghề, giáo dục thường xuyên của các huyện, thị xã, thành phố và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề; tăng mức trồng rừng phòng hộ...
Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, trong đó xác định phát huy nội lực là chính, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, Ngành Trung ương, tỉnh ta sẽ đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Tác giả bài viết: Hoàng Đức Dưỡng - Chi cục Phát triển nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập94
  • Hôm nay10,534
  • Tháng hiện tại84,513
  • Tổng lượt truy cập8,178,049
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây