Nỗ lực giảm nghèo để xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 12/01/2016 01:43
Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí hộ nghèo là lực cản lớn đối với nhiều địa phương. Nhằm giúp các địa phương sớm hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã chủ động triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách, dự án, chương trình giảm nghèo bền vững.
Khám chữa bệnh cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số
Khám chữa bệnh cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số
Để thực hiện thành công chương trình giảm nghèo, những năm qua, hệ thống chính sách giảm nghèo ngày càng được tăng cường, hoàn thiện và hiệu quả hơn. Ngoài các chính sách đối với người nghèo, thời gian gần đây, Chính phủ đã ban hành một số chính sách đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, qua đó tạo điều kiện để các địa phương thực hiện tốt chương trình mục tiêu giảm nghèo. Bên cạnh đó, các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cũng đã xác định giảm nghèo là một nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Các ngành chức năng đã phát huy trách nhiệm, chủ động triển khai thực hiện các chính sách, dự án một cách kịp thời, đáp ứng nhu cầu cần hỗ trợ bức thiết của người nghèo. Chương trình mục tiêu giảm nghèo đã thu hút sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình của toàn xã hội. Phong trào “ Ngày vì người nghèo” của UBMTTQVN tỉnh và các phong trào của Hội LHPN, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh... đã thu hút đông đảo sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp và tổ chức xã hội, qua đó hỗ trợ hàng chục tỷ đồng cho người nghèo. 

Từ năm 2011 đến nay, chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách đã giải quyết cho 131.408 lượt người được vay vốn ưu đãi. Từ nguồn vốn này đã hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo bền vững. Thông qua chính sách hỗ trợ đất sản xuất, những hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng biên giới đã được cấp đất để sản xuất. Trong 5 năm (2011-2015), tỉnh đã hỗ trợ 1.599 ha đất sản xuất cho 4.072 hộ nghèo, bình quân hỗ trợ 0,4 ha/hộ, kinh phí thực hiện trên 9,8 tỷ đồng. 

Song song với việc hỗ trợ vốn, vấn đề giải quyết việc làm cho người nghèo luôn được tỉnh coi trọng. Công tác đào tạo nghề cho lao động nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực. Thông qua các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn cho 946 lao động nghèo, cận nghèo, trong đó có 813 lao động nghèo, cận nghèo đã có việc làm sau học nghề, tăng thu nhập. Tỉnh cũng đã hỗ trợ 150 lao động nghèo tham gia xuất khẩu lao động để tăng thu nhập cho gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững. Trong thời gian qua, chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo cũng được quan tâm thực hiện, đã có 6.313 hộ nghèo được hỗ trợ xây mới nhà ở và 1.161 hộ nghèo được hỗ trợ sửa chữa và nâng cấp nhà ở, tổng kinh phí thực hiện trên 106 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo đã tạo điều kiện cho nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh có nơi ở an toàn để yên tâm lao động, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. 

Thông qua chương trình mục tiêu quốc gia đưa văn hóa, thông tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ về văn hóa, thông tin cho hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Chẳng hạn như tổ chức 1.620 buổi chiếu phim phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số; trang bị thiết bị âm thanh ánh sáng cho 20 xã, 23 thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ mua thiết bị vui chơi trẻ em, sản phẩm văn hóa và chuyển đưa 11.927 bản sách về phục vụ bà con dân tộc thiểu số. Đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa cho vùng dân tộc thiểu số miền núi, đến nay đã có 90% làng, thôn, bản, vùng miền núi có nhà sinh hoạt cộng đồng. Chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo, người cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục triển khai hiệu quả. Đã có 523.733 lượt người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số được cấp thẻ BHYT, tổng kinh phí thực hiện trên 288 tỷ đồng. Bên cạnh đó, quỹ “ Khám chữa bệnh cho người nghèo” của tỉnh đã chi trên 6,6 tỷ đồng để hỗ trợ một phần tiền ăn, tiền đi lại và tiền viện phí cho 5.175 lượt người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và người bị mắc bệnh hiểm nghèo. Ngành y tế ở địa phương cũng đã quan tâm, đầu tư tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị y tế, cải thiện điều kiện làm việc tại các cơ sở y tế, từ đó mang lại nhiều lợi ích cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số có BHYT. Các dự án thuộc chương trình mục tiêu giảm nghèo tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả như dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng tại huyện Đakrông; dự án nhân rộng các mô hình giảm nghèo; dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi... 

Thông qua tác động, hiệu quả của việc thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm dần qua từng năm, giảm từ 19,7% (năm 2011) xuống còn 6,92% (cuối năm 2015), bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,56%. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo vùng nông thôn giảm từ 24,9% (năm 2011) xuống còn 11,52% (cuối năm 2015); tỷ lệ hộ nghèo vùng miền núi giảm từ 31,72% (năm 2011) xuống còn 15,25% (cuối năm 2015). Nhận thức, năng lực, trách nhiệm của các cấp, ngành và người dân về công tác giảm nghèo được nâng lên, bộ mặt các vùng nông thôn, miền núi đã có sự thay đổi đáng kể, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng. Đời sống của những người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ nét. Đặc biệt, người nghèo được tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, cộng đồng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, một số nhu cầu thiết yếu cơ bản được đáp ứng như nhà ở, nước sinh hoạt, khám chữa bệnh, học tập... 

Tỷ lệ hộ nghèo giảm, đời sống người dân được nâng lên đã góp phần quan trọng vào thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của các địa phương trong tỉnh. 

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập78
  • Hôm nay10,354
  • Tháng hiện tại76,074
  • Tổng lượt truy cập8,169,610
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây