Trồng cây Kháo thơm (hay cây “Bời lời đỏ”) trong các mô hình nông thôn miền núi ở tỉnh Quảng Trị

Thứ hai - 06/04/2015 21:34
Trong nhiều năm qua, đặc biệt kể từ năm 1975 đến nay, Quảng Trị là một trong nhiều tỉnh tích cực tổ chức cho người dân, cộng đồng và các tổ chức tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng, phát triển kinh tế trang trại, đưa nghề rừng dần dần trở thành một nghề hay định hướng phát triển sinh kế quan trọng, xây dựng cuộc sống của nhiều hộ và nhóm hộ, các cán bộ công nhân trong ngành, thuộc các đối tượng tổ chức sản xuất lâm nghiệp có cuộc sống ngày càng ổn định và khấm khá lên.
Anh Lê Đình Hoan hướng dẫn người dân ở bản Cù Bai kỹ thuật cạo vỏ Kháo thơm – “Bời lời đỏ”
Anh Lê Đình Hoan hướng dẫn người dân ở bản Cù Bai kỹ thuật cạo vỏ Kháo thơm – “Bời lời đỏ”
 
             Tham gia nhiều chương trình của quốc gia và các tổ chức quốc tế về trồng rừng và bảo vệ rừng (như: các dự án PAM, chương trình 327, 773, hay 661, chương trình trồng rừng Việt-Đức, dự án JICA,...), đến nay Quảng Trị đã trồng được trên 97.000 ha rừng và thực hiện bảo vệ tốt 134.967 ha rừng tự nhiên hiện có, phát triển được khoảng 2.000 gia trại, trang trại rừng tổng hợp theo hướng VAC (vườn, ao, chuồng) và R.VAC (rừng, vườn, ao, chuồng), cấp chứng chỉ (FSC) được gần 16.000 ha rừng, trong đó có 925 ha của 341 nhóm thành viên chứng chỉ rừng. Từ một tỉnh có độ che phủ là 19% (1989), đã đưa tốc độ trồng rừng hàng năm lên 1% và đạt độ che phủ 29,7 % (1999) và đến nay đạt 48,2 % (2013).
            Trong đó nổi bật là hoạt động trồng rừng ở vùng đồng bào các dân tộc của các huyện miền núi, đặc biệt trong phát triển kinh tế trang trại, chung tay cùng cộng đồng nơi sinh sống tạo sinh kế cho nhóm hộ và cộng đồng theo hướng xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Trị.
             Chủ trương khai phá vùng gò đồi hoang hoá, góp phần cải tạo môi trường và sinh kế từ trồng rừng, trồng cây lâm đặc sản,..., của Nhà nước ta đã tác tộng đến cựu chiến binh, anh Lê Đình Hoan (quê ở huyện Hải Lăng, Quảng Trị), xuất thân từ bộ đội biên phòng, đã lên vùng núi Hướng Hóa lập nghiệp. Trong 15 năm qua (1999-2014), anh Hoan đã cùng bà con dân tộc Vân Kiều của hai xã Hướng Hiệp và Hướng Lập (huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị), huy động gần 1 tỷ đồng từ bà con dòng tộc, trồng được trên 200 ha rừng các loại cho nhiều hộ đồng bào tham gia, các loài cây trồng chính là: cây Bời lời đỏ (hay cây Kháo thơm), Trầm hương, Huỷnh, Sưa, Đào lộn hột, một thiên hướng trồng cây bản địa giá trị gỗ và lâm sản -  trên vùng đất xám bạc màu, sỏi đá của địa phương. Tổ chức phân công tuần tra bảo vệ rừng, không để rừng trồng bị cháy trong mùa khô ở tỉnh Quảng Trị. Riêng gia đình, trồng được 20 ha đã có thu nhập hàng năm là 200 triệu đồng, anh dùng 100 triệu để mở rộng sản xuất, 100 triệu chi tiêu cho gia đình, đặc biệt từ rừng đã góp phần nuôi 4 con học xong đại học.  Anh Hoan cho biết, từ tuổi thứ 7, mỗi cây Bời lời anh chỉ cạo lấy 1 kg vỏ khô/1 năm, bán giá 18.000,0 – 20.000,0 đồng/1 kg vỏ khô (cứ 1,8 kg vỏ tươi cho 1 kg vỏ khô), thì mỗi ha rừng trồng Bời lời ở mật độ 2.000-2.200 cây/1 ha, có thể cho thu nhập – khi ở tuổi khai thác được hàng năm trong khoảng, trên 40 triệu đồng. Nhiều người biết rằng, vỏ Bời lời là một chất trộn an toàn cho quy trình sản xuất hương (nhang), và có thể làm vật liệu xây dựng ở những vùng nông thôn nghèo – khi trộn với rơm băm để trát vách nhà ở (như đồng bào Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuận, giai đoạn 1975-1990).
           Ngoài công việc trồng rừng, trồng cây lâm đặc sản, từ năm 2006 đến nay, anh Hoan đã góp phần tìm kiếm trên 20 hài cốt liệt sĩ, là những đồng đội để quy tập về nghĩa trang liệt sĩ huyện Hướng Hoá. Trong phong trào tham gia nuôi trẻ mồ côi của Đoàn 337, cựu chiến binh Lê Đình Hoan còn nhận hỗ trợ cho một cháu mồ côi hàng tháng là 15 kg gạo. Là một người hoạt động sôi nổi trong nhiều lãnh vực, trong các tiệc đám cưới của đồng đội là chiến sĩ biên phòng, cái tên MC Lê Đình Hoan được thường được cất lên trong nhiều đám cưới, hay khi lên rẫy cái tên “Hoan bời lời”, trong sinh hoạt của bản làng, Hoan lại được gọi là Pả Hoan (bố Hoan), còn khi bước lên sân khấu, mọi người lại còn gọi là “Pitơ Hoan...”, như những biệt danh thân mật gần gũi, mà đồng đội, đồng bào chòm xóm bản làng - thường gọi tên anh.
           Là một tỉnh có nhiều tiểu vùng sinh thái – kinh tế khác nhau do các yếu tổ tiểu khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán canh tác, vì vậy, trong phong trào phát triển kinh tế gia trại, trang trại theo hướng tổng hợp VAC (vườn, ao, chuồng), hay R.VAC (rừng, vườn, ao, chuồng),  mỗi nhóm hộ gia trại, trang trại có thể đại diện cho cách thức tổ chức về lao động, huy động vốn sản xuất, giải quyết sản phẩm đầu ra, hay những mô hình đặc trưng cho tiểu vùng sinh thái,..., của tỉnh Quảng Trị, tạo thu nhập ổn định và cải tạo môi trường trên vùng đất cằn cối, gió Lào khô nóng của miền Trung.
        Cây Kháo thơm (Machilus odoratissima) là một loài cây trong rừng bán thường xanh ở trung du và cao nguyên của nước ta, loài cây thích hợp trên các vùng có độ cao trên 100 m (so với mực nước biển), vì vậy có thể phát triển trong các trang trại, gia trại của huyện Hướng Hoá, Đakrông, và những vùng tương tự.
         Có thể trồng trong các mô hình nông lâm kết hợp, với các mật độ thích hợp để có giá trị kinh tế - môi trường cao nhất, đề xuẩt các mô hình: (i) trồng 400-600 cây Kháo thơm/1 ha, kết hợp với các cây trồng khác như sắn và dứa, (ii) trồng 1000 cây Kháo thơm/1 ha, trồng hai hàng cây này theo hướng tạo băng trồng các cây nông nghiệp, kiểu “alley cropping”, sử dụng đất trồng cây nông nghiệp luân canh nhìều năm, kết hợp kinh doanh thu hoạch vỏ cây này, (iii) trồng từ 1.650 cây – 2.200 cây/1 ha, kết hợp với cây nông nghiệp trong 1-2 năm đầu, và kinh doanh cây Kháo thơm trong các năm tiếp theo.
       Cần liên kết người trồng cây Kháo thơm (hay các cây lâm đặc sản khác) với các cơ sở chế biến (nguyên liệu hương, vật liệu xây dựng nông thôn miền núi,...) tạo ra chuỗi cung ứng sản phẩm ổn định, hình thành hệ thống trang trại sản xuất sản phẩm hàng hoá liên kết trong từng huyện, từng vùng miền nhằm phát triển nông thôn miền núi bền vững./.
 
 
 

Tác giả bài viết: Hoàng Quảng Hà, Chi cục Lâm nghiệp Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập72
  • Hôm nay8,381
  • Tháng hiện tại72,374
  • Tổng lượt truy cập8,272,671
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây