Tích cực phòng trừ dịch bệnh ở cây hồ tiêu

Thứ tư - 04/10/2017 03:55
Từng bước khai thác tiềm năng đất đỏ ba zan, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cho đến nay xã Trung Sơn, huyện Gio Linh đã trồng được hơn 200 ha hồ tiêu. Thực tế cho thấy đây là 1 loại cây công nghiệp dài ngày phù hợp với đất đai, khí hậu ở đây, đã mang lại thu nhập không nhỏ cho người dân. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, trong thời gian qua đã có 12 ha bị chết
Hướng dẫn kỹ thuật phục hồi cây hồ tiêu
Hướng dẫn kỹ thuật phục hồi cây hồ tiêu
Cũng như nhiều hộ gia đình trong xã, ông Lê Hữu Vinh hết sức băn khoăn, lo lắng khi thấy trên vườn tiêu rộng 2 sào vừa qua nhiều cây gốc bị thối đen, lá chuyển sang màu vàng trước khi rụng, dây thân tiêu thâm đen và sau đó chết. Ông Vinh cho biết: Sau khi phát hiện hồ tiêu bị bệnh, gia đình đã triển khai các biện pháp phun thuốc để hạn chế sự lây lan của bệnh, tuy nhiên vẫn không khắc phục được, bệnh chết nhanh tiếp tục lan rộng.
Không chỉ ở Trung Sơn, ở nhiều vùng gò đồi, miền núi tỉnh Quảng Trị, những năm qua phong trào trồng hồ tiêu phát triển mạnh và cho đến thời điểm này, toàn tỉnh có 3700 ha. Hồ tiêu thực sự là loại cây trồng giúp cho nhiều hộ gia đình thoát nghèo và không ít hộ đã vươn lên khá giả. Song do ảnh hưởng của thời tiết, biến đổi khí hậu và 1 số nguyên nhân khác, nhất là người dân thiếu hiểu biết về kỹ thuật trong trồng và chăm sóc nên hiện cả tỉnh có đến 300 ha bị nhiễm các loại dịch bệnh, nhất là bệnh chết nhanh và đã có 22 ha bị chết. Trước thực trạng đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo cho các đơn vị chức năng, phối hợp với các địa phương khảo sát thực tế, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục. Bà Nguyễn Thị Hồng Phương, Chi cục trưởng Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật cho hay: Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu phát sinh và lây lan mạnh là do các hộ gia đình thiết kế không có hệ thống thoát nước, hoặc có nhưng thoát nước kém để vườn bị ẩm ướt. Mặt khác, chưa chú trọng khâu làm cỏ, bón phân không cân đối. Do vậy từ đầu năm 2017 đến nay, Chi cục đã mở 16 lớp tập huấn cho nhiều xã trên địa bàn, hỗ trợ 20 tấn vôi, 400 kg chế phẩm và cử cán bộ về tận những vườn tiêu bị thiệt hại nặng tư vấn, hướng dẫn cho người dân tham khảo, biết cách chăm sóc, xử lý, diệt trừ mầm bệnh. Đồng thời triển khai xây dựng 1 số mô hình vườn tiêu an toàn dịch bệnh với các biện pháp như hướng dẫn cho các hộ gia đình tập trung cải tạo vườn theo mô hình hồ tiêu sạch, bền vững nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng. Cùng với đó, khuyến cáo các địa phương quy hoạch, xây dựng những vùng sản xuất tập trung, thiết kế vườn có hệ thống thoát nước tốt, chọn giống có chất lượng, trồng mới và chăm sóc, bón phân đúng quy trình kỹ thuật. Đặc biệt thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt và tăng cường lượng phân xanh, phân chuồng ủ hoai, phân hữu cơ vi sinh để bón cho cây hồ tiêu.  
Thực tế cho thấy, dù cây hồ tiêu đã chết nhưng nấm bệnh vẫn tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, lây lan qua đường nước, qua không khí nên các loại dịch bệnh, đặc biệt bệnh chết nhanh có nguy cơ lây lan trên diện rộng. Thiết nghĩ, các ngành chức năng cần tiếp tục tìm các hình thức, biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ cho người dân về kỹ thuật. mặt khác người trồng tiêu cũng cần tham khảo, học tập và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật xử lý tiêu chết, diệt trừ mầm bệnh.

Tác giả bài viết: Bá Thuần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập94
  • Hôm nay10,577
  • Tháng hiện tại67,054
  • Tổng lượt truy cập8,267,351
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây