Thực hiện nếp sống văn minh ở Cam Chính

Thứ tư - 27/02/2019 22:33
Xã Cam Chính (Cam Lộ) có 14 thôn, dân số trên 5.000 người. Những năm qua, thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW, ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, xã Cam Chính đã có những cách làm hay, tạo sự đoàn kết và đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, xây dựng xã điển hình về văn hóa nông thôn mới.
Làng quê Cam Chính đổi mới
Làng quê Cam Chính đổi mới

Nét nổi bật trong việc thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị trên địa bàn xã Cam Chính là đã đưa nội dung quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội vào các nghị quyết, kế hoạch, chương trình công tác hằng năm của từng ngành, đơn vị và từng khu dân cư để tổ chức thực hiện hiệu quả. Nhờ đó, việc cưới thực hiện đúng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, tổ chức cưới thường chỉ một ngày, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. UBND xã đã đưa vào quy chế quy định nội dung không tổ chức vui chơi nhạc sống, không dọn thuốc lá, rượu bia vào buổi tối hôm trước đám cưới, từ đó giảm được nhiều chi phí tốn kém gây lãng phí và giảm tình trạng say rượu, xâu ẩu, gây mất trật tự. Các nghi lễ theo phong tục trước và sau khi cưới hầu hết được tổ chức trang trọng, vui vẻ, lành mạnh, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với tập quán của địa phương và hoàn cảnh của từng gia đình. Đối với việc tang đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về hộ tịch, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc tổ chức tang lễ chu đáo, trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm đã hạn chế được tình trạng để quá thời gian quy định, chấm dứt việc rải vàng mã, giấy tiền trên đường đưa tang, không còn tình trạng bỏ đèn thủy tinh trên quan tài, trên mộ làm ảnh hưởng đến môi trường… Nét mới hiện nay đã đưa băng đĩa nhạc tang lễ sử dụng trong đám tang, không dùng nhạc sống, không tổ chức ăn uống cho người đến phục vụ trong đám tang nhằm giảm bớt chi phí cho gia đình, điển hình có thôn Mai Lộc 3 đã thực hiện rất tốt và hiệu quả.

 

Về hoạt động lễ hội được tổ chức đảm bảo theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và quy chế của địa phương ban hành, đúng nghi lễ, thiết thực, phù hợp với phong tục tập quán của địa phương, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, bảo tồn những giá trị văn hóa của địa phương. Đặc biệt, trong khi các địa phương còn loay hoay tìm giải pháp quản lí hoạt động karaoke di động không theo thời gian quy định, mở âm thanh lớn, thậm chí có những hành vi phản văn hóa trong khi hát, xảy ra đánh nhau gây thương tích, làm mất an ninh trật tự xã hội, ảnh hưởng đến công tác, học tập, sinh hoạt, gây phiền hà trong nhân dân…, thì xã Cam Chính đã có quy định quản lí hoạt động karaoke di động rất chặt chẽ từ khi loại hình này mới bắt đầu rộ lên cách đây 3 năm. Theo đó, các địa phương đã đưa vào hương ước, quy ước của thôn về hoạt động karaoke di động phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan để có hình thức xử lí, như: Khi tổ chức hát không được để âm thanh phát ra vượt quá mức ồn làm ảnh hưởng đến công tác, học tập, sinh hoạt của người dân xung quanh và nơi làm việc của các trường học, trạm xá, cơ quan nhà nước. Về thời gian, đối với các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 và chủ nhật hằng tuần không cho phép hoạt động từ 12 giờ đến 14 giờ và từ 19 giờ 30 ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau; ngày thứ 7 hằng tuần cho phép hoạt động nhưng nghiêm cấm từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Riêng các ngày lễ hội tại thôn, nếu được sự đồng ý của ban điều hành thôn và người dân thì được phép sử dụng trong thời gian đã được thống nhất. Thực hiện các quy định của quy chế nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội là cơ sở để xem xét công nhận danh hiệu gia đình, đơn vị văn hóa hằng năm.

 

Chủ tịch UBND xã Cam Chính Nguyễn Thanh Lâm cho biết: “Sau hơn 10 năm ban hành quy chế của địa phương về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa được nâng lên rõ rệt. Đến nay toàn xã đã có 14/14 thôn và 3 đơn vị được công nhận làng văn hóa, đơn vị văn hóa; trong đó có 5 thôn được công nhận văn hóa cấp tỉnh. Xã Cam Chính được công nhận xã điển hình văn hóa cấp huyện, được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2016. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Việc cưới, việc tang được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, văn minh, loại bỏ các hủ tục lạc hậu gây phiền hà, tốn kém. Các hoạt động của lễ hội đã chú trọng tuyên truyền, giới thiệu ý nghĩa lịch sử của lễ hội, giáo dục truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc; tổ chức các trò chơi dân gian, trò chơi mới và các hoạt động văn hóa, thể thao có nội dung bổ ích, lành mạnh, phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của lễ hội. Thông qua phong trào xây dựng đời sống văn hóa tạo được sự đoàn kết và đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đây là tiền đề quan trọng để xã Cam Chính tiếp tục phấn đấu xây dựng thành công xã nông thôn mới kiểu mẫu, hướng tới sự hài lòng và thụ hưởng văn hóa ngày càng cao của người dân”.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập58
  • Hôm nay9,083
  • Tháng hiện tại62,499
  • Tổng lượt truy cập8,262,796
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây