Phát triển mô hình vườn cây ăn quả đặc sản ở vùng Lìa

Thứ ba - 16/07/2019 21:33
Ngoài đầu tư trồng một số loại cây chủ lực như sắn, chuối… những năm qua, bà Nguyễn Thị Thương ở thôn Thuận Hòa, xã Thuận, huyện Hướng Hóa còn xây dựng vườn cây ăn quả đặc sản. Nhiều khách đến tham quan, thu mua sản phẩm ở vườn trái cây này không khỏi ngỡ ngàng vì ở vùng đặc biệt khó khăn lại có một khu vườn rộng rãi, thoáng mát với rất nhiều loại cây ăn quả mà chỉ ở vùng đất Nam bộ mới có.
Bà Thương thu hoạch mít tố nữ​
Bà Thương thu hoạch mít tố nữ​

Năm 1996, gia đình bà Thương rời huyện Triệu Phong lên xã Thuận lập nghiệp. Những ngày đầu đặt chân đến đây, gia đình bà gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ, đùm bọc của chính quyền và người dân địa phương, bà Thương và các thành viên trong gia đình đã nỗ lực khai hoang đất đai để trồng sắn, chuối và làm thêm nghề thu mua nông sản, quyết tâm gắn bó lâu dài trên quê hương mới. Hơn 20 năm trước, trong một chuyến vào miền Nam thăm người thân, bà Thương có dịp tham quan miệt vườn trái cây, thưởng thức những loại quả đặc sản thơm ngon. Trở về quê, bà mơ ước tự tay xây dựng một vườn trái cây rộng rãi và phát triển kinh tế lâu dài từ vườn cây này. Qua tìm hiểu về khí hậu và thổ nhưỡng ở vùng Lìa khá phù hợp để trồng cây ăn quả, bà gửi mua các loại giống cây như mít tố nữ, chôm chôm, xoài từ Nam bộ và nhãn Hưng Yên về trồng. Trong khu vườn của gia đình rộng 4 ha, đất đai tươi tốt, bằng phẳng nằm dọc tuyến đường trung tâm của vùng Lìa được bà quy hoạch trồng cây ăn quả rất bài bản. Khi trồng, bà chia theo từng khu vực từng loại cây phù hợp để tiện chăm sóc, thu hoạch. Do đó, từng hàng mít tố nữ, chôm chôm, nhãn, xoài trong vườn thẳng tắp, trông rất thích mắt. Bà Thương chia sẻ: “Quá trình trồng, chăm sóc vườn cây ăn quả, gia đình tôi tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật. Nhờ vậy, chỉ ít năm sau, số cây ăn quả này phát triển tốt và cho quả bói, chất lượng quả thơm ngon. Thấy hiệu quả, năm nào tôi cũng mua thêm giống cây ăn quả về trồng bổ sung, phủ kín cả khu vườn”.

 

Đến nay, vườn cây ăn quả của gia đình bà Thương cho thu hoạch hơn 10 năm. Nhờ sản xuất theo hướng sạch nên bà không phải mất nhiều công sức tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm vì thương lái đến tận vườn để thu mua, có lúc cung không đủ cầu. Bình quân mỗi năm trừ chi phí, bà thu về hơn 250 triệu đồng từ việc xuất bán trái cây. Hiện nay sản phẩm vườn nhà bà Thương có mặt tại một số cửa hàng trái cây sạch trên địa bàn tỉnh. Nhờ làm ăn hiệu quả, bà có điều kiện nuôi 6 người con học hành thành đạt, trong đó có 4 người học đại học và 1 thạc sĩ. Vườn cây ăn quả của gia đình bà Thương đã góp phần làm phong phú mô hình kinh tế ở vùng Lìa nói riêng và huyện Hướng Hóa nói chung. Nhiều năm liền, bà Thương vinh dự được xã, huyện biểu dương là nông sản xuất kinh doanh giỏi.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập88
  • Hôm nay19,798
  • Tháng hiện tại85,303
  • Tổng lượt truy cập8,285,600
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây