Nông dân liên kết phát triển kinh tế

Thứ ba - 01/05/2018 21:46
Với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, thời gian qua, nông dân ở nhiều nơi trong tỉnh Quảng Trị đã cùng nhau liên kết, thành lập HTX và Tổ hợp tác để phát triển kinh tế. Việc làm này đã từng bước khắc phục tình trạng làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, hướng đến sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm.

Từ năm 2015, huyện Triệu Phong đã chỉ đạo và hỗ trợ cho người dân tổ chức sản xuất 22 ha lúa theo hướng tôn trọng tự nhiên. Thông quá các lớp tập huấn, người dân tự sản xuất ra các chế phẩm vi sinh để cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa thay vì sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả cho thấy, nếu trồng cùng một giống lúa, với phương pháp này năng suất có thấp hơn canh tác thông thường 6 đến 8 tạ/ha nhưng sản phẩm sạch, giá bán lại cao gấp đôi, chi phí sản xuất giảm nên lợi nhuận mang lại 1 ha cao hơn 18 đến 20 triệu đồng, đặc biệt bảo vệ sức khỏe cho người gieo trồng và cả người tiêu dùng. Mới đây, tại Hội nghị quốc tế về công nghệ phù hợp thân thiện với môi trường năm 2017 diễn ra tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, quy trình sản xuất gạo sạch Triệu Phong đạt giải nhất. Thấy rõ hiệu quả của mô hình này, người dân trên địa bàn đã có thêm nhiều hộ tự nguyện tham gia và cuối năm 2017, HTX Nông sản sạch canh tác tự nhiên Triệu Phong được thành lập với 88 thành viên và trong vụ Đông Xuân năm nay đã mở rộng diện tích lên 30 ha. Ông Trần Hữu Đạt, Giám đốc HTX nói: HTX quy tụ những thành viên có cùng chung chí hướng làm ăn, cùng góp vốn, chia sẻ kinh nghiệm, quá trình sản xuất đều thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Trong đó Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc làm tốt công tác quản lý, điều hành và khâu nối với các doanh nghiệp, lo đầu ra cho sản phẩm. Mặt khác tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành để trong thời gian tới mở rộng quy mô canh tác tự nhiên cũng như kết nạp thêm nhiều thành viên.

 

Còn ở huyện Cam Lộ, từ năm 2014, 7 hộ gia đình ở 2 xã Cam Nghĩa và Cam Chính đã cùng nhau liên kết, góp vốn, thành lập HTX sản xuất kinh doanh Đoàn Kết, tổ chức sản xuất, chăn nuôi. Được huyện hỗ trợ về đất đai, HTX đã đầu tư gần 6 tỷ đồng xây dựng chuồng trại, liên kết với Viện chăn nuôi, Bộ NN&PTNT chọn giống có chất lượng và thức ăn, nuôi 120 lợn nái và 1 ngàn lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGap. Ngoài ra, còn nuôi gà thả vườn, sản xuất nhân giống chè lá vằng, trồng thanh long, trồng cây dược liệu. Qua hơn 3 năm hoạt động, tuy còn gặp 1 số khó khăn, nhất là giá lợn xuống thấp nhưng đã có lãi, lợi nhuận trong năm 2017 vừa qua gần 1,5 tỷ đồng. Ông Nguyễn Ngọc Xuân, Giám đốc HTX sản xuất kinh doanh Đoàn Kết, huyện Cam Lộ, cho biết: Thực tế cho thấy, trong giai đoạn hiện nay nếu làm ăn nhỏ lẻ, chỉ bó hẹp trong kinh tế hộ thì không đủ sức xây dựng mô hình có quy mô và sản phầm làm ra không có khả năng cạnh tranh với thị trường. Do đó chúng tôi đã tập hợp lại với nhau, liên kết, hợp tác cùng có trách nhiệm chung trong việc tổ chức sản xuất, chăn nuôi. HTX đóng vai trò làm cầu nối với chính quyền, các ngành chức năng, đảm trách từ việc tạo quỹ đất, vay vốn cho đến ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật cũng như làm việc, hợp đồng với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm.

 

Mấy năm trở lại đây, ở nhiều nơi trên địa bàn Quảng Trị, nông dân có cùng sở thích, chí hướng làm ăn, đã tập hợp lại với nhau, thành lập Tổ hợp tác và HTX mới hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Các thành viên đã hỗ trợ, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, tổ chức sản xuất, chăn nuôi có quy mô lớn, sản xuất mang tính hàng hóa, tạo ra nông sản sạch. Hiện tại, Ban điều hành các Tổ hợp tác, HTX không chỉ xây dựng các phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp mà còn làm cầu nối với các ngành chức năng, các doanh nghiệp trong việc đăng ký mẫu mã, xây dựng thương hiệu và tìm kiếm thị trường, liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Chính nhờ vậy đã từng bước khắc phục hình thức sản xuất quy mô nhỏ lẻ, phân tán, tạo ra được sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và việc tiêu thụ dễ dàng hơn, thu nhập của các thành viên ngày càng cao hơn.

 

Ông Cáp Kim Thánh, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Trị, nhấn mạnh: Hiện nay tỉnh Quảng Trị đang tích cực thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó thay đổi hình thức sản xuất là 1 trong những khâu rất quan trọng. Do đó, chúng tôi đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thành lập các Tổ hợp tác, HTX để cùng nhau liên kết, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để xây dựng các mô hình sản xuất, chăn nuôi có quy mô lớn, tạo ra nông sản sạch, có chất lượng. Tuy nhiên để kinh tế hợp tác phát triển, các ngành chức năng cần tạo điều kiện về hành lang pháp lý, có các chính sách hỗ trợ về đất đai, vay vốn ưu đãi, tập huấn, đào tạo kỹ thuật và hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu.

 

 

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập76
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm74
  • Hôm nay3,199
  • Tháng hiện tại66,824
  • Tổng lượt truy cập8,160,360
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây