Hiệu quả bước đầu của mô hình chuyển đổi sinh kế vùng biển

Thứ năm - 10/05/2018 22:42
Để tạo sinh kế bền vững cho người dân sau sự cố môi trường biển cũng như khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, huyện Hải Lăng đã có nhiều chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện cho ngư dân phát triển kinh tế. Nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả đã xuất hiện, khẳng định tính thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu vùng cát, trong số đó mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt của anh Trần Quang Huấn, thôn Trung An, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng là một điển hình.
Ạnh Toàn chăm sóc đàn bò
Ạnh Toàn chăm sóc đàn bò

Sau sự cố môi trường biển, thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của địa phương, đầu năm 2017 gia đình anh Huấn viết đơn xin UBND xã cấp 5.000m2 đất cát bạc màu hoang hóa ven biển, sử dụng tiền đền bù và vay vốn qua các kênh ngân hàng để phát triển mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng. Với lợi thế có đất đai rộng lớn, anh Huấn đã phát triển trồng cỏ voi VA06 trên diện tích 3.800m2 và xây dựng một khu chuồng trại 200m2, đồng thời nuôi thử nghiệm 2 cặp bò nhốt. Sau một thời gian thấy thích hợp anh đầu tư phát triển đàn nuôi lên 10 con. Đến nay chưa đầy một năm, đàn bò gia đình anh Huấn đã cho 4 con bê nghé và 3 bò mẹ sắp sinh. Cỏ trồng ngoài cung cấp cho đàn bò, anh còn đem bán giống cho người dân trong vùng. Theo tính toán của gia đình, mô hình trồng cỏ nuôi bò mỗi năm cũng cho thu nhập trên 70 triệu đồng.

 

Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình của gia đình, anh Huấn chia sẻ: “Để mô hình nuôi bò nhốt hiệu quả thì trước tiên tôi phải chú ý cách làm chuồng trại. Chuồng trại mùa hè phải mát mẻ, mùa đông phải ấm áp và tránh được hướng gió đông bắc. Ngoài việc tận dụng nguồn thức ăn thô xanh, cần bổ sung thức ăn tinh cho bò. Thuận lợi của nuôi bò nhốt chuồng là dễ kiểm soát dịch bệnh hơn so với nuôi chăn thả, do chủ động được nguồn thức ăn nên bò lớn nhanh, giảm được chi phí chăm sóc”. Chăn nuôi theo phương thức nhốt chuồng cho thu nhập khá cao nhưng không tốn thời gian chăn dắt, lại tiết kiệm được nhân công, chỉ cần một người cắt cỏ cho bò ăn. Ngoài nguồn lợi về kinh tế đem lại, nuôi bò nhốt còn tận dụng được nguồn phân bón cho các loại cây trồng. Trong thời gian tới anh Huấn dự định lắp đặt hệ thống tưới nước tự động để phát triển vườn cỏ của mình.

 

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thanh Minh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Khê cho biết: “Thực hiện chủ trương phát triển sinh kế, đa cây, đa con, đa dạng các loại hình sản xuất cũng như việc đẩy mạnh phong trào chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại trên vùng đất cát, thời gian qua trên địa bàn xã đã có nhiều hộ mạnh dạn đầu tư thực hiện các mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho giá trị kinh tế cao. Hộ anh Huấn là một trong những điển hình xây dựng mô hình mới ở địa phương. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ có chính sách khuyến khích để gia tăng các mô hình kinh tế trên vùng đất cát nhằm tạo những mô hình sinh kế bền vững”.

 

Mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng của anh Trần Quang Huấn cho thấy đây là hướng đi đúng trong mục tiêu phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững, là nghề nuôi phù hợp với địa phương và là sự lựa chọn đúng đắn của người dân ở đây. Đó cũng là cơ sở để huyện Hải Lăng đưa ra chủ trương xây dựng đề án phát triển chăn nuôi, trong đó đưa nghề nuôi bò nhốt trở thành nghề sản xuất chính.

 

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập135
  • Hôm nay15,537
  • Tháng hiện tại89,516
  • Tổng lượt truy cập8,183,052
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây