Đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thứ tư - 24/08/2016 04:30
Trong những năm qua, cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã đẩy mạnh “Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” và đã đem lại hiệu quả thiết thực.
Mở rộng mô hình chăn nuôi theo hướng gia trại ở Vĩnh Tân
Mở rộng mô hình chăn nuôi theo hướng gia trại ở Vĩnh Tân
Toàn xã Vĩnh Tân hiện có 860 hộ gia đình, 2.860 nhân khẩu, có gần 20% số hộ thuộc diện cán bộ, công nhân viên chức, hưu trí. Dân số đông nhưng diện tích đất tự nhiên chưa đầy 540 ha. Trong đó, đất trồng lúa chỉcó 65 ha, diện tích còn lại chủ yếu phát triển các loại cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, lạc… Để vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu thương mại, dịch vụ và chăn nuôi, trong những năm gần đây, Hội Nông dân xã Vĩnh Tân đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong việc chỉ đạo đầu tư sản xuất, kinh doanh, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương với nhiều loại hình phát triển kinh tế. Đặc biệt, từ khi chợ Do được đầu tư xây dựng, có trên 300 hội viên nông dân của xã đã đấu thầu các lô quầy tại chợ để buôn bán. Nhiều hội viên đăng ký kinh doanh các mặt hàng tạp hóa đem lại lợi nhuận cao. Việc phát triển kinh tế ở đây mang tính đa dạng, phù hợp theo tiềm năng của từng vùng.
 
Cùng với việc đầu tư mở rộng các ngành nghề kinh doanh-dịch vụ, xã Vĩnh Tân đã quy hoạch vùng Rú Cát, bên cạnh Đồng Chăm làm vùng chuyên canh chăn nuôi lợn, khuyến khích các hộ gia đình phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại bán công nghiệp. Một trong số mô hình chăn nuôi lợn đem lại hiệu quả cao ở khu vực này đó là trang trại của gia đình anh Phùng Xuân Hoạt và chị Cao Thị Nhị, ở thôn An Du Nam 3. Được giao gần 0,5 ha đất, anh chị đầu tư gần 700 triệu đồng để xây dựng chuồng trại quy mô khép kín. Chị Nhị cho biết, mỗi lứa anh chị thả nuôi 300 con lợn thịt, mỗi năm thả 3 lứa. Bình quân mỗi con khi xuất chuồng khoảng 70kg, cho lãi 600.000 đồng. Bên cạnh đó, gia đình anh chị còn nuôi lợn nái để lấy giống nuôi lợn thịt. Thực hiện mô hình này, gia đình anh chị hạn chế được chi phí nhập giống từ nơi khác đến, tránh được các mầm bệnh. Chị Nhị cho biết, hiện tại chuồng lợn nhà chị đã có 20 nái sinh sản, sắp tới sẽ nhập thêm 40 lợn nái chất lượng cao để mở rộng thêm quy mô phát triển đàn lợn. Với cách thức chăn nuôi hiện tại, gia đình chị thu lãi khoảng 500 triệu đồng mỗi năm. 

Đến thăm cơ sở của ông Phùng Minh Sâm, chúng tôi chứng kiến được nghị lực và quyết tâm làm giàu chính đáng của gia đình ông. Cùng với 1 ha cao su, ông dành quỹ đất sát choi khe để xây dựng chuồng trại chănnu ôi lợn, gà và chuyển đổi một số mô hình cây trồng thay cho diện tích cây cao su bị gãy đổ do bão. Cách đầu tư chăn nuôi của ông Sâm cũng theo hướng tự cung cấp về nguồn giống. Mỗi lứa lợn ông thả nuôi khoảng từ 25 đến 30 con và được thả nuôi liên tục theo từng tháng. Riêng nuôi lợn ông cũng thu lãi được khoảng 200 triệu đồng mỗi năm. Bên cạnh đó, gia đình ông còn phát triển mô hình trồng thanh long ruột tím, dùng thân cây cao su làm choái để trồng hồ tiêuvà nuôi gà đồi. 

Hàng chục mô hình sản xuất-kinh doanh giỏi của xã Vĩnh Tân đang phát triển theo hướng bền vững. Các mô hình này đã được liên kết thành lập tổ hợp tác nhằm hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế, đồng thời là đơn vị kinh tế độc lập để thực hiện các chính sách như vay vốn, phòng trừ dịch bệnh, tìm nơi tiêu thụ cho sản phẩm… 

Ông Nguyễn Thế Sinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Năm 1996 toàn xã chỉ có 10 hộ làm kinh tế giỏi nay đã tăng lên 124 hộ, trong đó có 2 hộ đạt danh hiệu sản xuất-kinh doanh giỏi cấp quốc gia, còn lại cấp huyện và tỉnh. Nhiều hộ như Lê Thị Huỳnh, Lê Cảnh Tuyến đầu tư hàng tỷ đồng để phát triển các cơ sở kinh doanh nước mắm, buôn bán các mặt hàng tiêu dùng…tạo việc làm cho hàng chục lao động trong xã. Các mô hình như trồng nấm, trồng cao su, hồ tiêu phát triển trên diện rộng. Vĩnh Tân đã có 120 ha đất canh tác cho thu nhập 100 triệu đồng/ha mỗi năm. 

Để giúp hội viên có vốn để sản xuất-kinh doanh, Hội Nông dân xã đã đứng ra tín chấp với ngân hàng, thành lập các tổ vay vốn cho nông dân. Tổng dư nợ hiện tại của nông dân Vĩnh Tân qua kênh Ngân hàng Nông nghiệp-PTNT và Ngân hàng Chính sách xã hội lên đến gần 5 tỷ đồng, cho 165 hộ vay. Hàng năm, tổ chức hội đã phát động và cho hội viên đăng ký thi đua phấn đấu đạt danh hiệu nông dân sản xuất-kinh doanh giỏi các cấp, có sự bình xét theo các tiêu chí đưa ra. Nhờ vậy, phong trào thi đua làm giàu trong nông dân ngày càng phát triển. 

Vào cuộc một cách tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân Vĩnh Tân lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, phát động hội viên tích cực thực hiện phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau xoá đói, giảm nghèo. Trong đó, hội quan tâm đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phát huy truyền thống của quê hương anh hùng, nông dân Vĩnh Tân đang chung lòng, chung sức cùng với Đảng bộ và nhân dân xây dựng Vĩnh Tân ngày càng phát triển, sớm về đích trong xây dựng nông thôn mới. 

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập89
  • Hôm nay19,798
  • Tháng hiện tại93,063
  • Tổng lượt truy cập8,293,360
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây