Phát huy vai trò của các tổ dân vận ở cơ sở

Thứ năm - 21/11/2013 01:50
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Điều này đã trở thành một truyền thống cực kỳ quý báu, tốt đẹp của Đảng ta. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của công tác dân vận hiện nay là hướng về cơ sở, bám sát địa bàn, phát huy vai trò công tác vận động nhân dân tham gia xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương, trong đó việc thành lập và đi vào hoạt động của các tổ dân vận cơ sở có vai trò rất quan trọng giúp cấp ủy địa phương hoàn thành tốt công tác dân vận.

Cách đây hơn một năm, ngày 28/2/2012, Ban Dân vận Trung ương ban hành Hướng dẫn 80-HD/BDVTW về việc thành lập và hoạt động của tổ dân vận thôn, bản, khóm, ấp, tổ dân phố, khu dân cư (sau đây gọi tắt là tổ dân vận thôn), nhưng trước đó từ năm 2010, một số cấp ủy đảng
Để công tác dân vận ngày càng đem lại hiệu quả thiết thực, cần đổi mới công tác dân vận với mục tiêu và quan điểm đã được xác định trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới, trong đó cần coi trọng vai trò tích cực của các tổ dân vận ở cơ sở trong việc tham mưu cho cấp ủy địa phương phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; giữ vững ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
 
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo điểm việc thành lập và hoạt động của mô hình này. Huyện Hướng Hóa là địa phương đầu tiên của tỉnh chỉ đạo điểm thành lập và hoạt động 25 tổ dân vận thôn trên địa bàn huyện; sau đó các huyện Triệu Phong, Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng... tổ chức chỉ đạo điểm việc thành lập và hoạt động của 31 tổ dân vận thôn, nâng tổng số tổ dân vận thôn trên địa bàn tỉnh lên 56 đơn vị.

Sau khi có Hướng dẫn 80-HD/BDVTW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức quán triệt, hướng dẫn Ban Dân vận các cấp phối hợp tham mưu, triển khai thực hiện việc thành lập và hoạt động của các tổ dân vận trên địa bàn. Qua một năm thực hiện Hướng dẫn 80-HD/BDVTW, tính đến cuối tháng 4/2013, toàn tỉnh đã thành lập và đi vào hoạt động 1.119 tổ dân vận thôn ở 141 xã phường, thị trấn, đạt 100% kế hoạch. Đó chính là kết quả sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, Ban Dân vận các cấp, từ ban hành quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của tổ dân vận thôn đến tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ cơ sở.

Việc thành lập và hoạt động tổ dân vận thôn đảm bảo thực hiện đúng quy trình về cơ cấu tổ chức, thành phần tham gia, nội dung sinh hoạt phù hợp với từng địa bàn thôn, bản, khu phố. Các tổ dân vận đều có quyết định thành lập của Đảng ủy xã, phường, thị trấn; xây dựng được quy chế hoạt động, chương trình công tác và đi vào hoạt động, bước đầu phát huy hiệu quả trong công tác vận động quần chúng ở địa bàn dân cư, có nhiều đóng góp tích cực vào quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, quy ước, hương ước ở thôn, xây dựng nếp sống mới, bảo vệ môi trường...

Các tổ dân vận thường xuyên vận động các tầng lớp nhân dân phát triển kinh tế hộ gia đình, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đơn thư khiếu kiện, tố cáo và những tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân để kịp thời báo cáo, đề xuất cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết.

Mô hình dân vận thôn đã phát huy được vai trò lãnh đạo của chi bộ, sự điều hành và phối hợp giữa các tổ chức trong công tác; tăng cường trách nhiệm chung của các đoàn thể trong việc tham gia thực hiện các phong trào, các cuộc vận động trên địa bàn cơ sở. Kết quả hoạt động của tổ dân vận thôn đã từng bước đáp ứng yêu cầu tăng cường và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới, gắn kết hơn mối quan hệ giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, qua thực tế hoạt động vẫn còn bộc lộ những hạn chế, vướng mắc trong hoạt động của tổ dân vận cơ sở. Điều này đã được đặt ra qua hội nghị sơ kết một năm thành lập và hoạt động tổ dân vận ở cơ sở của Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị. Đó là một số nơi mô hình hoạt động tổ dân vận còn chồng chéo cả về nội dung và đối tượng; sự phối hợp giữa hoạt động của tổ dân vận, ban công tác mặt trận và các đoàn thể nhân dân thiếu sự gắn kết chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.

Một số bí thư chi bộ phải kiêm nhiệm nhiều việc nên chưa phát huy được vai trò nhiệm vụ của tổ trưởng tổ dân vận. Điều cũng cần phải nhận thức rõ, tổ dân vận thôn là một tổ chức phối hợp hoạt động của các lực lượng trực tiếp làm công tác dân vận dưới sự lãnh đạo của chi bộ, có chức năng tham mưu cho chi bộ và trực tiếp vận động các tầng lớp nhân dân, tổ chức các phong trào quần chúng thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn thôn. Như vậy tổ dân vận thôn không thể làm thay công việc của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể về công tác dân vận.

Nhằm phát huy vai trò, chức năng của tổ dân vận thôn, đề nghị các cơ quan có liên quan nghiên cứu kỹ về cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ một cách hợp lý để phát huy hiệu quả. Về nhân sự tổ trưởng tổ dân vận thôn, tùy vào điều kiện cụ thể mà có thể bố trí các đồng chí trong cấp ủy phụ trách. Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần tăng cường bồi dưỡng kỹ năng vận động quần chúng cho các thành viên tổ dân vận; xác định rõ quan điểm công tác dân vận là trách nhiệm của cấp ủy và cả hệ thống chính trị, việc thành lập tổ dân vận là để giúp chi bộ chỉ đạo công tác dân vận hiệu quả hơn.

Để công tác dân vận ngày càng đem lại hiệu quả thiết thực, cần đổi mới công tác dân vận với mục tiêu và quan điểm đã được xác định trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới, trong đó cần coi trọng vai trò tích cực của các tổ dân vận ở cơ sở trong việc tham mưu cho cấp ủy địa phương phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; giữ vững ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập103
  • Hôm nay19,798
  • Tháng hiện tại88,181
  • Tổng lượt truy cập8,288,478
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây