CHÍNH SÁCH VỀ HỖ TRỢ LÃI SUẤT VỐN VAY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA TỈNH

Thứ bảy - 23/07/2016 21:10
                    CHÍNH SÁCH VỀ HỖ TRỢ LÃI  SUẤT VỐN VAY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA TỈNH
 
(Theo Quyết định 21/2015/QĐ- UBND ngày 14/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh, ban hành quy định thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất, vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2020)
 
1. Những quy định chung
1.1. Đối tượng áp dụng
       - Hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác nông nghiệp, chủ trang trại (sau đây gọi là khách hàng) vay vốn đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo đề án xây dựng nông thôn mới tại 117 xã và đề án phát triển sản xuất nông nghiệp tại các phường, thị trấn
       - Các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay gồm: Các chi nhánh ngân hàng thương mại tại tỉnh Quảng Trị, Phòng dao dịch Ngân hàng Hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân (sau đây gọi là ngân hàng cho vay)
     1.2. Nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ lãi suất
      a) Nguyên tắc
- Ưu tiên hỗ trợ lãi suất vốn vay phát triển sản xuất các loại cây trồng, con nuôi theo hình thức hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ, theo mô hình cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh
- Việc hỗ trợ lãi suất chỉ áp dụng cho các dự án cho vay mới ngắn hạn, trung hạn và dài hạn thỏa mãn điều kiều kiện cho vay theo quy định của ngân hàng Nhà nước và ngân hàng cho vay để đầu tư trực tiếp vào sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ theo cơ chế tín dụng thông thường;
- Việc xét chọn dự án cho vay có hỗ trợ lãi suất được thực hiện từ cơ sở, đúng đối tượng, đảm bảo tính công khai, dân chủ, minh bạch.
- Mức lãi suất của các ngân hàng cho vay làm cơ sở để thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất theo Quy định này là mức lãi suất cho vay áp dụng trong từng thời kỳ của ngân hàng cho các khoản vay phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
- Một khoản vay của khách hàng thuộc phạm vi thụ hưởng của nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay (Trung ương, tỉnh…) thì khách hàng chỉ được lựa chọn để hưởng một chính sách hỗ trợ lãi suất.
b) Điều kiện hỗ trợ lãi suất
- Khách hàng vay vốn có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp với đồ án quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới của xã, quy hoạch và phương án phát triển sản xuất của phường, thị trấn được cấp có thẩm quyền phê duyệt như sau;
+ UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã) phê duyệt dự án sản xuất kinh doanhcos mức vốn vay đến 1,0 tỷ đồng
+ UBND huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi là UBND cấp huyện) phê duyệt dự án, phương án sản xuất kinh doanh có mức vốn vay trên 1,0 tỷ đồng. Đối với các dự án có mức vay lớn và liên quan đến sự phát triển của vùng, UBND cấp huyện lấy ý kiến thẩm định của các sở, ngành chuyên môn liên quan trước khi phê duyệt.
- Phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng phải chứng minh được hiệu quả kinh tế mang lại cho chính người sản xuất, kinh doanh và khả năng hoàn trả vốn vay theo quy định của ngân hàng cho vay
- Sản phẩm cuối cùng làm ra phải là sản phẩm hàng hóa có chất lượng, phù hợp nhu cầu thị trường, gắn kết được giữa sản xuất với các cơ sở chế biến hiện tại và có khả năng kết nối với sản phẩm cùng loại trong cả tỉnh để hình thành vùng hàng hóa có sản lượng lớn, ổn định lâu dài. Khuyến khích phát triển sản phẩm mới, sản phẩm mang tính đặc trưng của các vùng miền trong tỉnh .
      2. Các quy định cụ thể
2.1. Lĩnh vực cho vay
a) Cho vay phát triển cây trồng, con nuôi hàng hóa của tỉnh và các sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền:
- Lĩnh vực trồng trọt: Ngoài các nội dung được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 điều 6 của Quyết định 6/2013/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ còn được hỗ trợ vốn vay để phát triển sản xuất theo quy định này, cụ thể:
+ Đối với lúa: Cho vay ngắn hạn hỗ trợ lãi suất 01 năm đối với hộ gia đình là thành viên của tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp có hợp đồng liên kết với doanh nghiệp để sản xuất và bao tiêu sản phẩm có quy mô 20 ha trở lên. Định mức cho vay được hỗ trợ lãi suất là 14 triệu đồng/ha/năm
+ Đối với ngô: Cho vay ngắn hạn hỗ trợ lãi suất 01 năm, có thực hiện hợp đồng liên kết với doanh nghiệp để sản xuất ngô tập trung có quy mô 01 ha trở lên. Định mức cho vay được hỗ trợ lãi suất là 14 triệu đồng/ha/năm
     + Đối với cà phê: Cho vay trung hạn hỗ trợ lãi suất cho vay 03 năm (01 năm trồng mới và 02 năm chăm sóc) đối với hộ nông dân trồng cà phê có quy mô từ 0,25 – 2 ha. Định mức cho vay được hỗ trợ trồng mới là 30 triệu đồng/ha/năm, chăm sóc 14 triệu đồng/ ha/năm
     + Đối với hồ tiêu: Cho vay trung hạn hỗ trợ lãi suất cho vay 03 năm (01 năm trồng mới và 02 năm chăm sóc) đối với hộ nông dân trồng cà phê có quy mô từ 0,05 – 1 ha. Định mức cho vay được hỗ trợ lãi suất trồng mới là 140 triệu đồng/ha/năm, chăm sóc 14 triệu đồng/ ha/năm
      + Đối với cao su: Cho vay trung hạn hỗ trợ lãi suất cho vay 06 năm (01 năm trồng mới và 05 năm chăm sóc) đối với hộ nông dân trồng cao su tiểu điền, có quy mô từ 0,5 – 3,0 ha. Định mức cho vay được hỗ trợ lãi suất trồng mới là 20 triệu đồng/ha/năm, chăm sóc 07 triệu đồng/ ha/năm
     - Lĩnh vực chăn nuôi: Ngoài các nội dung được hưởng ưu đãi, hỗ trợ tại Quyết định 50/2014/QĐ-TTg ngày 4/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ còn được hỗ trợ lãi suất để phát triển chăn nuôi đối với các loại vật nuôi lợn, bò theo hướng thâm can, đảm bảo an toàn sinh học, có hệ thống Biogas hoặc đệm lót sinh học trong chăn nuôi cụ thể như sau:
+ Đối với chăn nuôi lợn:
. Cho vay hỗ trợ lãi suất 02 năm đối với chăn nuôi lợn nông hộ: quy mô từ 2-5 con lợn nái, 10-50 con lợn thịt. Định mức cho vay được hỗ trợ lãi suất 20 triệu đồng – 100 triệu đồng / mô hình
. Cho vay hỗ trợ lãi suất 5 năm đối với trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp và bán công nghiệp: quy mô từ 10-20 con lợn nái và 100-300 con lợn thịt. Định mức cho vay được hỗ trợ lãi suất 200 triệu đồng – 1,0 tỷ đồng/mô hình
. Đối với chăn nuôi bò: Cho vay hỗ trợ lái suất 03 năm đối với chăn nuôi bò nhốt: quy mô từ 02 con – 10 con trở lên. Định mức cho vay được hỗ trợ lãi suất từ 30 triệu đồng – 150 triệu đồng/mô hình
- Lĩnh vực thủy sản:  Cho vay hỗ trợ lãi suất 03 năm đối với hộ gia đình nuôi cá nước ngọt  theo hình thức thâm canh, quy mô tập trung có diện tích mặt nước từ 1000m2 trở lên đối với vùng đồng bằng, từ 500m2 trở lên đối với vùng miền núi. Định mức cho vay hỗ trợ lãi suất từ 150 triệu đồng/ha
- Phát triển sản phẩm đặc sản của địa phương: Áp dụng cho vay đối với các hộ phát triển các sản phẩm đặc sản của địa phương có giá trị kinh tế cao ( chuối, thanh long, na, bơ, chanh trái vụ, cam, lợn bản, gà đồi..). Loại sản phẩm, quy mô sản xuất và định mức cho vay, thời gia hỗ trợ lãi suất vốn vay do UBND huyện, thành phố, thị xã quyết định
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất hàng hóa có liên kết theo mô hình cánh đồng lớn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nhân rộng sáng kiến các mô hình phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thời gian cho vay đối với lĩnh vực này không quá 2 năm và định mức cho vay hỗ trợ lãi suất từ 50- 500 triệu đồng/ mô hình
     b) Các hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất
Cho vay đối với hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác triển khai các hoạt động sản xuất có ứng dụng quy trình tiến bộ khoa học công nghệ và quy trình sản xuất tiên tiến, gồm:
  • Sản xuất nông nghiệp sạch
  • Ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước trong trồng trọt
  • Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô, vi sinh trong sản xuất
  • Ứng dụng hệ thống tự động hóa trong chăn nuôi
  • Máy móc chuyên dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp: máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt…
        Thời gian cho vay đối với lĩnh vực này không quá 03 năm và định mức cho vay hỗ trợ lãi suất từ 50 – 500 triệu đồng/mô hình
c) Cho vay phát triển kinh tế trang trại
- Áp dụng cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình có các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đạt tiêu chí kinh tế trang trại theo thông tư số 27/2011TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Ngoài đối tượng trên, chính sách mở rộng cho các cá nhân, hộ gia đình có các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản gần đạt tiêu chí xác định kinh tế trang trại nhưng diện tích không được thấp hơn 1,5ha hoặc thu nhập dưới 300 triệu đồng/năm
- Nội dung cho vay phát triển kinh tế trang trại gồm: Vay để mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất ( giống, phân bón…); mua máy móc, trang thiết bị; xây dựng cơ sở hạn tầng phục vụ sản xuất, thuê mướn công lao động
- Thời gian cho vay được hỗ trợ lãi suất phát triển kinh tế trang trại không quá 3 năm và định mức cho vay được hỗ trợ lãi suất không quá 500 triệu đồng.
2.2.  Mức hỗ trợ lãi suất, thời hạn cho vay
        a) Mức hỗ trợ lãi suất
        - Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% số tiền lãi cho khách hàng vay trong suốt thời hạn cho vay đối với khoản cho vay ngắn hạn.
         - Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất đối với 02 năm đầu, từ năm thứ 3 trở đi hỗ trợ 30% lãi suất cho các khách hàng vay vốn tại các ngân hàng cho vay đối với khoản vay trung hạn và dài hạn.
b) Các khoản vay không được hỗ trợ lãi suất theo quy định này:
- Các khoản vay không thuộc các đối tượng áp dụng tại Chương I mục 1  của quy định này
- Các khoản vay đảo nợ, sử dụng vốn sai mục đích
- Các khoản vay (gốc và lãi) quá hạn tính từ thời điểm quá hạn và các khoản vay được ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ tính từ thời điểm cơ cấu lại nợ cho khách hàng
      c) Thời gian vay vốn và thời gian hỗ trợ lãi suất
       - Thời gian vay vốn được hỗ trợ lãi suất là các khoản vay trong hạn bằng đồng Việt Nam theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày Quyết định có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2020
- Tùy vào chu kỳ kinh doanh của cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất sản phẩm để quyết định thời gian cho vay được hỗ trợ lãi suất. trong trường hợp thời hạn hợp đồng vay vốn quá thời điểm 31/12/2020 thì thời gian được hỗ trợ lãi suất chỉ tính theo thời gian thực tế đến ngày 31/12/2020
     2.3.  Hồ sơ, trình tự thực hiện hỗ trợ lãi suất 
a) Hồ sơ vay vốn
  • Dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng được cấp có thẩm quyền phê duyệt
  • Giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất có xác nhận của UBND cấp xã
  • Các loại giấy tờ thủ tục, vay vốn của ngân hàng cho vay theo quy định
b) Trình tự thực hiện hỗ trợ lãi suất
      Bước 1: Khách hàng vay vốn trả phần gốc và phần lãi suất phải trả tại khế ước vay vốn của ngân hàng cho vay
      Bước 2: Khi thu lãi tiền vay theo kỳ hạn phải trả của khách hàng. Ngân hàng cho vay lập hồ sơ xác nhận số tiền lãi phải hỗ trợ cho khách hàng chuyển cho UBND, Ban quản lý nông thôn mới xã, gồm
  • Ngày, tháng, dư nợ đầu và cuối của thời kỳ tính thu lãi của khách hàng
  • Tổng số tiền lãi đã thu của khách hàng trong thời kỳ tính lãi, tổng số tiền lãi được hỗ trợ theo chính sách hỗ trợ lãi suất của quy định này
      Bước 3: Ban quản lý nông thôn mới xã lập bộ chứng từ theo quy định gửi phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hoặc phòng Kinh tế thành phố, thị xã
      Bước 4: Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế thành phố, thị xã lập hồ sơ chuyển phòng Tài chính- Kế hoạch cấp huyện, Kho bạc nhà nước cấp huyện đề nghị chi trả cho ngân hàng cho vay.
      2.4 Yêu cầu về thời gian thẩm định và chế độ báo cáo
       a) Thời gia thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh
- UBND các cấp thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức biết
b) Chế độ báo cáo: Định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm, Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới các huyện, thành phố, thị xã; Ngân hàng nhà nước báo cáo kết quả thực hiện về UBND và BCĐ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh (qua Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh) 
       2.5. Xử lý vi phạm và rủi ro
- Trường hợp khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích thì ngân hàng cho vay tiến hành thông báo bằng văn bản cho các đơn vị liên quan về việc không hỗ trợ lãi suất đối với khoản vay vi phạm và xử lý khoản vay theo quy chế hiện hành
- Trường hợp khách hàng gặp rủi ro do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh dẫn đến chưa trả được nợ theo kỳ hạn, khách hàng có đơn xin được hỗ trợ lãi suất cho thời gian gia hạn nợ gửi ngân hàng cho vay, UBND cấp huyện để được xử lý theo quy định. Thời gian hỗ trợ lãi suất cho khoản nợ đã được gia hạn không quá 06 tháng.
3. Tổ chức thực hiện
        a) Khách hàng vay vốn
- Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu để chứng minh mục đích vay vốn được hỗ trợ lãi suất và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất đã ghi trong hợp đồng tính dụng. Nếu sử dụng vốn vay không đúng mục đích theo đối tượng hỗ trợ lãi suất thì không được hỗ trợ lãi suất và phải hoàn trả cho BQL cấp xã số tiền lãi đã được hỗ trợ trước đó theo quy định của pháp luật
- Chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
b) UBND, Ban chỉ đạo và ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã
- Phê duyệt phương án sản xuất kinh doanh của các đối tượng vay vốn theo quy định tại mục 2.2. Điều kiện hỗ trợ lãi suất
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã xác nhận vào giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất của khách hàng vay theo quy định tại mục 3.1. Hồ sơ vay vốn
- Phối hợp với các tổ chức tín dụng trong việc kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng khi có yêu cầu
- Kịp thời phát hiện việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích của khách hàng báo cáo Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cấp trên xử lý
c) Phòng nông nghiệp và PTNT huyện (Phòng kinh tế thành phố, thị xã)
- Tổng hợp kết quả hỗ trợ lãi suất của các địa phương, báo cáo Ban chỉ đạo cấp huyện theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm
- Thực hiện quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, nguồn ngân sách để hỗ trợ lãi suất theo quy định.
d) UBND và ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cấp huyện (sau đây gọi là Ban chỉ đạo cấp huyện)
- Ban chỉ đạo cấp huyện:
+ Chỉ đạo cơ quan liên quan cấp huyện và Ban chỉ đọa xây dựng nông thôn mới cấp xã tổ chức thực hiện có hiệu quả quy định này
+ Chỉ đạo đưa chủ trương và các quy định về hỗ trợ lãi suất vào nội dung tập huấn, tuyên truyền của các cấp, các ngành; thông tin, truyền thông trên các phương tiện thông tin để giúp nhân dân biết và thực hiện
- UBND cấp huyện
+ Phê duyệt phương án sản suất kinh doanh của các đối tượng vay vốn theo quy định
+ Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện, kịp thời phát hiện và đề xuất giải pháp xử lý các tình huống nảy sinh trong thực tiễn trình UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập90
  • Hôm nay19,798
  • Tháng hiện tại93,128
  • Tổng lượt truy cập8,293,425
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây