Phấn đấu xây dựng Cam Lộ trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu

Thứ tư - 30/09/2020 22:11
Huyện Cam Lộ tập trung triển khai chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020 theo tinh thần và quan điểm: “Xây dựng NTM phải xem tái cơ cấu nông nghiệp là then chốt; tam nông là chiến lược; NTM là căn bản; nông dân là chủ thể. Xây dựng NTM phải sáng, xanh, sạch, đẹp gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương. Xây dựng NTM không chạy theo hình thức mà phải thực hiện được tinh thần “4 có”: Có công việc cụ thể, có địa chỉ cụ thể, có phân công cụ thể và có hiệu quả cụ thể. Lấy thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sự hài lòng của người dân là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi, là thước đo hiệu quả trong chỉ đạo xây dựng NTM”.
Mở rộng diện tích cây ăn quả ở Cam Lộ - Ảnh: H.N​
Mở rộng diện tích cây ăn quả ở Cam Lộ - Ảnh: H.N​
 
Với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, nắm bắt tình hình thực tế và tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, huyện Cam Lộ thực hiện hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai xây dựng NTM, phổ biến các chủ trương, chính sách của huyện đến với các tầng lớp nhân dân; quan tâm khơi dậy sức sáng tạo trong Nhân dân bằng những công trình, phần việc cụ thể, trong đó người dân là chủ thể, hiểu rõ về vai trò, ý nghĩa của xây dựng NTM. Từ đó, Nhân dân đã nhận thức đầy đủ, chuyển biến từ nhận thức đến hành động tham gia thực hiện các tiêu chí trong xây dựng NTM bằng việc chủ động từ nội lực, không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước. Nhân dân hăng hái hiến kế, tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất, đóng góp tiền, ngày công trong xây dựng NTM.
 
Theo thống kê trong 10 năm qua, tổng nguồn lực huy động xây dựng NTM đạt hơn 3.000 tỉ đồng, trong đó vốn Nhân dân đóng góp chiếm 16,3%. Người dân đã hiến hơn 39 ha đất để mở rộng đường trục xã, trục thôn, đường ngõ xóm; hiến hơn 19.000 cây các loại và đóng góp 52.000 ngày công để chỉnh trang nông thôn, xây dựng NTM; di dời trên 3.000 ngôi mộ ra ngoài vùng đất sản xuất; xóa trên 500 nhà dột nát cho hộ nghèo trị giá 3 tỉ đồng. Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người ước đến cuối năm 2020 đạt 48-50 triệu đồng; tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 3%; không còn hộ nghèo thuộc diện chính sách, không có nhà ở tạm bợ…
 
Trong xây dựng NTM, huyện Cam Lộ đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo và nổi bật. Tiêu biểu như thực hiện chỉnh trang nông thôn và xây dựng vườn mẫu NTM đã phát huy tối đa tính sáng tạo của từng cộng đồng dân cư, từng hộ gia đình, tạo nên nét riêng biệt của từng khu dân cư, từng thôn, xóm.
 
Bên cạnh đó, để động viên, khích lệ phong trào xây dựng NTM, huyện ban hành các cơ chế, chính sách như tặng thưởng công trình phúc lợi 200 triệu đồng cho xã về đích NTM; 100 triệu đồng cho xã về đích xã NTM kiểu mẫu; 50 triệu đồng cho thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu mức 1; 70 triệu đồng cho thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu mức 2 và 100 triệu đồng cho thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Năm 2015, Cam An (nay là Thanh An) trở thành xã đầu tiên đạt chuẩn NTM, đến cuối năm 2018, 100% xã về đích NTM; thị trấn Cam Lộ đạt đô thị văn minh. Năm 2019, xã Cam Chính được UBND tỉnh công nhận là 1 trong 3 xã trong tỉnh đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đặc biệt, ngày 16/4/2020, Cam Lộ được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM.
 
Từ thực hiện xây dựng NTM, hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Cam Lộ được đầu tư đồng bộ. 100% tuyến đường trục thôn, ngõ xóm, đường xã, liên xã, đường từ trung tâm xã đến huyện đã được cứng hóa, bê tông hóa, nhựa hóa; gần 90% đường trục chính ra đồng được cứng hóa. 100% xã, thị trấn có hệ thống điện đạt chuẩn. 24/24 trường học đạt chuẩn quốc gia. 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân. Hệ thống thủy lợi nội đồng được đảm bảo tưới và tiêu nước chủ động cho 100% diện tích đất trồng lúa và 50% diện tích cây trồng cạn.
 
Đến nay, huyện đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung chuyên canh với hơn 4.000 ha cao su, 422 ha hồ tiêu, 700 ha lạc, 1.700 ha lúa, trên 100 ha cây dược liệu, 17.000 ha rừng sản xuất...; hình thành các chuỗi giá trị sản xuất theo chương trình OCOP gắn với thương hiệu địa phương; nhiều sản phẩm đạt giải thưởng danh giá về chất lượng. Nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường; an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên được nâng lên.
 
Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ Ngô Quang Chiến cho biết, từ những kết quả đạt được đã tạo hành trang vững chắc với quyết tâm phấn đấu đến năm 2025, xây dựng Cam Lộ trở thành huyện NTM theo hướng nâng cao, đưa trình độ phát triển kinh tế đạt mức khá của tỉnh, tốc độ tăng trưởng cao về công nghiệp, dịch vụ, nhiều sản phẩm nông sản chế biến có thương hiệu và có giá trị gia tăng cao, chất lượng cuộc sống người dân, cảnh quan, môi trường nông thôn được cải thiện tốt. Đến năm 2025, xây dựng Cam Lộ trở thành huyện NTM kiểu mẫu theo hướng đô thị, phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ gắn với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến, tạo nên những miền quê xanh, sạch, đẹp, văn minh, hiện đại và nghĩa tình.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập97
  • Hôm nay19,575
  • Tháng hiện tại83,568
  • Tổng lượt truy cập8,283,865
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây