Nâng cao vai trò hợp tác xã nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp

Thứ hai - 21/09/2020 03:18
Kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Quảng Trị điều đó càng thể hiện rất rõ, bởi lẽ kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác mà nồng cốt là các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp hầu hết gắn liền với ngành sản xuất vật chất chủ yếu và đóng góp kim ngạch xuất khẩu quan trọng cho tỉnh, với gần 72% dân cư sống ở nông thôn và 60% lao động làm nông nghiệp, nông dân là thành viên nòng cốt của các HTX, có vị trí hết sức quan trọng về phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, an ninh- quốc phòng và tham gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.
Mô hình cây chanh leo của Hợp tác xã Chân Mây Bắc Hướng Hóa
Mô hình cây chanh leo của Hợp tác xã Chân Mây Bắc Hướng Hóa
Trong những năm qua cùng với tiến trình đi lên của cả tỉnh, sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác phát triển mà trọng tâm là xây dựng HTX kiểu mới theo hướng liên kết chuỗi, tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp (Sau khi Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 20/4/2017 về  đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017- 2020, định hướng đến năm 2025; UBND tỉnh  đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành, trọng tâm là Quyết định số 2299/QĐ- UBND ngày 23/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành tiêu chí phân loại, đánh giá Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới giai đoạn 2017- 2020) đã đạt được những kết quả quan trọng cụ thể.

Đến nay, toàn tỉnh có 295 hợp tác xã nông nghiệp và 01 liên hiệp HTXNN, với 73.000 thành viên, doanh thu bình quân 1.000 triệu đồng/HTX, lợi nhuận bình quân 120 triệu đồng/HTX; 90% HTX là dịch vụ tổng hợp và 10% hợp tác chuyên ngành (lợn, thủy sản, cà phê, cao dược liệu..). Có 88% HTX quy mô thôn hoặc liên thôn; 4% HTX được thành lập với các nhóm cá nhân; 8% HTX có quy mô cấp xã, hoặc liên xã. Có 8% cán bộ có trình độ Đại học, cao đẳng; 47,3% cán bộ trình độ trung cấp, sơ cấp, còn lại chủ yếu bồi dưỡng ngắn hạn. Có 16% xếp loại tốt, 33,8% xếp loại khá, 45,6% loại trung bình và 4,6% loại yếu. Là tỉnh đầu tiên ban hành bộ tiêu chí về HTX kiểu mới (đến nay toàn tỉnh có 30 HTX được UBND tỉnh công nhận HTX kiểu mới và song hành với việc thí điểm 05 cán bộ có trình độ Cao đẵng, Đại học về làm việc tại 5 HTX của 4 huyện giai đoạn 2018- 2021). Có thể khẳng định đây là 30 hợp tác xã đầu tiên của tỉnh đã có những thành tích nổi bật, những bước đi mới, cách làm hay đáp ứng sự kỳ vọng và lợi ích chính đáng của thành viên, người lao động; các HTX đã nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường, tạo sự liên kết, hợp tác với nhau và với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho thành viên.

Với mục tiêu đến năm 2025, số HTX được thành lập mới từ 20-25 HTX, 1- 2 liên hiệp HTX; phấn đấu có 70- 80% HTX xếp loại khá, 100% HTX hoạt động có hiệu quả (tốt, khá); có trên 20 HTX ứng dụng công nghệ cao và 15-20% HTX có nội dung hoạt động theo liên kết chuỗi với doanh nghiệp.

Phát triển kinh tế hợp tác đã góp phần tích cực trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là xây dựng tiêu chí 13 về tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập cho thành viên và làm tốt các hoạt động xã hội. Các HTX đã mạnh dạn đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng đến đáp ứng yêu cầu của thị trường. Phát huy được vai trò tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho bà con nông dân, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhiều HTX đã mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều ngành nghề, phát triển kinh doanh tổng hợp, đầu tư trang thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa, sắp xếp, bố trí sản xuất; đồng thời tham gia các hoạt động xã hội trên địa bàn dân cư, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, giải quyết nhu cầu, lợi ích chính đáng của thành viên và người lao động. Bên cạnh đó, có không ít HTX nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường, tạo sự liên kết, hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cho thành viên, điển hình như HTX Phú Hưng, Kinh Môn, Quang Hạ, Cam An…Nhiều HTX chuyên ngành được ưu tiên tập trung phát triển để tạo ra sản phẩm như: hồ tiêu, cà phê, sản xuất rau củ quả công nghệ cao, cao dược liệu, chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà, canh tác lúa theo hướng tự nhiên...Các hợp tác xã này tìm được hướng đi phù hợp, phát triển sản xuất kinh doanh gắn với sản phẩm có lợi thế, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chú trọng thị trường đầu ra và định hướng phát triển theo chuỗi giá trị sản phẩm. Đây thực sự là hướng đi có hiệu quả trong xây dựng hợp tác xã kiểu mới, điển hình có HTX Chân Mây Bắc Hướng Hóa với sản phẩm cà phê hữu cơ, sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết với Doanh nghiệp vừa là thành viên vừa là đối tác tiêu thụ đầu ra cho Hợp tác xã. Một số Hợp tác xã lại chú trọng phát triển sản phẩm theo hướng hữu cơ, canh tác tự nhiên như HTX Nông sản sạch Triệu Phong với sản phẩm Gạo sạch, HTX chăn nuôi Gà Tứ Hải với sản phẩm gà sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều Hợp tác xã mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, mang lại hiệu quả cao và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm như HTX Đông Triều; HTX Thành Công với công nghệ làm mát tự động trong chăn nuôi lợn, trồng rau thủy canh;  HTX Trường Sơn với sản phẩm dưa lưới, dưa hấu; HTX Đoàn Kết ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi lợn…

Thực tiễn xây dựng nông thôn mới thời gian qua cho thấy, kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX, nếu phát triển đúng hướng, sẽ là một yếu tố và động lực cơ bản góp phần tạo nền tảng để thúc đẩy quá trình xây dựng NTM. Ðặc biệt, trong những năm gần đây, với yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế HTX đã có bước phát triển mới về số lượng, hiệu quả hoạt động được nâng cao, với đủ các loại hình dịch vụ thúc đẩy sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn phát triển. Các HTX nông nghiệp đã phát huy được vai trò tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho bà con nông dân, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất và nhất là đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết, bảo đảm đầu ra ổn định cho nông sản. Trên một số lĩnh vực, HTX đã mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều ngành nghề, phát triển kinh doanh tổng hợp, đầu tư trang thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước; đồng thời tham gia các hoạt động xã hội trên địa bàn dân cư, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, giải quyết nhu cầu, lợi ích chính đáng của xã viên và người lao động, như đóng bảo hiểm xã hội, thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động - phòng, chống cháy nổ theo quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, có không ít HTX nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường, tạo sự liên kết, hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cho xã viên, góp phần làm thay đổi căn bản đời sống của người dân và bộ mặt nông thôn trong xây dựng NTM.

Từ thực tiễn đó, có thể rút ra một số kinh nghiệm trong việc nâng cao vai trò hợp tác xã nông nghiệp tham gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đó là:

Cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể (trọng tâm là Luật HTX 2012, các mô hình HTX kiểu mới làm ăn có hiệu quả để mọi người dân hiểu đúng, hiểu đủ về bản chất và những giá trị tốt đẹp của kinh tế tập thể), các chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM cho cán bộ, xã viên nâng cao nhận thức về HTX kiểu mới, thấy rõ được vai trò, nhiệm vụ trong thực hiện chương trình xây dựng NTM ở địa phương. Tuyên truyền, giới thiệu các mô hình HTX thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng NTM để nhân rộng; vận động, hỗ trợ, khuyến khích thành lập các HTX, liên hiệp HTX theo Luật; khuyến khích HTX mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ kinh doanh, nhất là các dịch vụ đầu ra.

Thường xuyên quan tâm, chú trọng việc quy hoạch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng với yêu cầu đổi mới và xây dựng HTX theo mô hình kiểu mới. Khuyến khích cán bộ trẻ, cán bộ là con em cán bộ HTX có tâm huyết gắn bó với quê hương về công tác tại khu vực kinh tế tập thể. Cán bộ là cái gốc của mọi công việc.

Các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở cần nhận thức một cách đúng đắn về vị trí và vai trò của HTX. Từ đó, dành sự quan tâm, đầu tư về mọi mặt để phát triển kinh tế HTX, làm cơ sở vững chắc để đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM. Phát huy vai trò và giao nhiệm vụ cho các HTX, liên hiệp HTX đầu mối tiếp nhận các nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước liên quan tổ chức sản xuất ở nông thôn để nâng cao vai trò dẵn dắt người nông dân đến với thị trường. Giao cho các HTX có năng lực, đủ điều kiện tham gia thực hiện các dự án, đề án tổ chức sản xuất trong chương trình xây dựng NTM.

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX, tập trung tháo gỡ khó khăn cho HTX, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tạo môi trường thuận lợi cho HTX phát triển bền vững. Tiếp tục chỉ đạo rà soát đánh giá lại chất lượng của HTX trên cơ sở tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí phân loại HTX. Xử lý triệt để các HTX yếu kém ngừng hoạt động. Đối với các HTX trung bình trở lên cần củng cố lại cả về tổ chức và nội dung hoạt động, từng bước mở rộng và làm dịch vụ đầu ra tiêu thụ nông sản cho thành viên; phát triển các cơ sở chế biến và dịch vụ tạo mắt xích trong liên kết chuỗi.

HTX đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới , thiện ở việc thực hiện tốt các hoạt động dịch vụ đã tạo điều kiện cho các thành viên, hộ nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Vì vậy, cần hỗ trợ xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã kiểu mới; hỗ trợ ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến và công nghệ cao vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 (xây dựng website quảng bá và giới thiệu sản phẩm, dữ liệu của đơn vị…). Hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng liên doanh- liên kết đôi bên cùng có lợi.

Nguồn tin: Hoa Lệ, Chi cục Phát triển nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập107
  • Hôm nay3,731
  • Tháng hiện tại67,356
  • Tổng lượt truy cập8,160,892
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây