Hải lăng hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao

Thứ sáu - 31/12/2021 02:42
Hải Lăng được xem là một trong những huyện đi đầu trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Trị. Thời gian tới, huyện Hải Lăng đang tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, công nghệ cao. Đây được xem là hướng đi đúng và phù hợp với định hướng của Trung ương, tỉnh và thực tiễn sản xuất hiện nay.
Mô hình cam hữu cơ K4 ở xã Hải Phú
Mô hình cam hữu cơ K4 ở xã Hải Phú

Với mục tiêu nhằm từng bước chuyển đổi phương thức canh tác nông nghiệp truyền thống sang sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao; trong đó chú trọng các cây, con chủ lực của huyện. Xây dựng, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu chụ nông sản hữu cơ, nông sản sạch; tăng cường ứng dụng công nghệ cao, tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành sản phẩm nông nghiệp, nâng cao lợi thế cạnh tranh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Huyện Hải Lăng đang đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 phát triển diện tíchlúa theo tiêu chuẩn VietGAP 2.000 ha, trong đó, lúa hữu cơ đạt 1.000 ha; có 01-02 mô hình canh tác tự nhiên với diện tích 30 ha; trên 20% diện tích sản xuất lúa ứng dụng thiết bị bay không người lái (DRONE) trong phun thuốc BVTV, phân bón qua lá; trên 20% diện tích sản xuất lúa sử dụng chế phẩm phân hủy gốc rạ…; 10 ha trồng cây dược liệu áp dụng quản lý sản xuất sạch theo hướng tạo nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn VietGAP; có trên 130 ha rau, củ, quả đạt tiêu chuẩn VietGAP, trong đó 55 ha đạt tiêu chuẩn hữu cơ; Có 20 ha cây ăn quả có múi sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, trong đó 10 ha đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

 Tiếp tục thử nghiệm trồng rừng bằng giống nuôi cấy mô và nhân rộng lên 50 ha; xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn và phát triển lên 1.000 ha; Sản phẩm chăn nuôi trang trại, công nghệ cao chiếm 25-30%, sản phẩm chăn nuôi hữu cơ, an toàn (VietGAP) khoảng 1-2%. Ưu tiên phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao; xây dựng các mô hình chăn nuôi, mô hình trồng trọt kết hợp với chăn nuôi theo hướng hữu cơ.Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 0,5-1,5% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, một số đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế như tôm thẻ chân trắng 30 ha; cá mè trắng, cá trắm cỏ với diện tích 40 ha; trên 15 ha áp dụng quy trình nuôi tôm 2- 3 giai đoạn.

Để thực hiện đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, huyện Hải Lăng đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao cho cán bộ, đảng viên, người dân. Ban hành đồng bộ hệ thống các chủ trương, cơ chế chính sách. Trong năm 2021, HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết về hỗ trợ kinh phí phát triển một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025; Chương trình phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Hải Lăng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án sản xuất lúa hữu cơ, VietGAP nhằm nâng cao giá trị gia tăng lúa, gạo huyện Hải Lăng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, các chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch tập trung, ứng dụng công nghệ cao đối với các sản phẩm chủ lực của huyện, sản phẩm đạt chuẩn OCOP của từng địa phương. Xây dựng và nhân rộng mô hình điểm; phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao.Khảo sát, nghiên cứu ứng dụng các phương tiện, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại; đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ, công nghệ cao; liên doanh, liên kết trong sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản. Tăng cường chế biến, chế biến sâu; tiêu thụ sản phẩm hữu cơ, sản phẩm sạch. Phát triển, khuyến khích đầu tư phát triển các vật tư đầu vào phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch.

Đồng thời, tập trung huy động hiệu quả các nguồn lực, kêu gọi thu hút các nhà máy đầu tư vào chế biến sâu nông sản chủ lực, có liên kết  bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân; cùng với đó là quan tâm công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phù hợp với phương thức sản xuất mới và nhu cầu của doanh nghiệp.

Những định hướng của huyện Hải Lăng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao sẽ góp phần thực hiện thành công những mục tiêu đã đề ra tại Kết luận số 168-KL/TU ngày 4/11/2021 của Tỉnh ủy về về tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

 

Nguồn tin: Lê Oanh, Sở Nông nghiệp và PTNT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập63
  • Hôm nay1,337
  • Tháng hiện tại64,962
  • Tổng lượt truy cập8,158,498
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây